Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Trong quá trình tiến hoá nhỏ, các cơ chế cách li có vai trò

Trong quá trình tiến hoá nhỏ, các cơ chế cách li có vai trò

A. tạo điều kiện cho các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy vốn gen của các loài đa dạng làm.

B. tạo điều kiện cho các loài trao đổi vốn gen cho nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.

C. ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.

D. ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì ngày càng được đổi mới.

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Các cơ chế cách li, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Nội dung bài viết Các cơ chế cách li: Sự trao đổi gen giữa các quần thể trong loài hoặc giữa các nhóm cá thể phân li từ quần thể gốc bị hạn chế hoặc bị cản trở hoàn toàn do các cơ chế cách li. Sự cách li ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá vốn gen trong quần thể bị chia cắt. Dưới đây là các dạng cách li cụ thể. 1. Cách li địa líCác quần thể trong loài bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí (cách li không gian) như núi, sông, biển. Động vật ở cạn hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền (cách li địa lí). Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li này.Các quần thể trong loài còn có thể ngăn cách nhau bởi khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăn và giao phối của các cá thể trong loài (cách li khoảng cách). Mỗi loài có một tầm hoạt động cá thể đặc trưng cho loài đó. 2. Cách li sinh sản Theo Mayo (1970) có thể phân biệt các mức độ cách li : cách li trước hợp tử (cách li trước giao phối) và cách li sau hợp tử (cách li sau giao phối). a) Cách i trước hợp tử Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng (cách li sinh thái), do khác nhau về tập tính sinh dục (cách li tập tính) hoặc do không tương hợp về cơ quan giao cấu (cách li cơ học). b) Cách li sau hợp tử – Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển như trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng có thì hợp tử không phát triển ; cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh nhung hợp tử bị chết ngay.Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản. Ví dụ, lừa giao phối với ngựa đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Trong các trường hợp nêu trên, nguyên nhân cơ bản là do sự không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc, vì vậy cách li sinh sản được gọi là cách li di truyền.

3. Mối liên quan giữa các cơ chế cách li với sự hình thành loài Cách li địa lí là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần các kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều. Cách li địa lí kéo dài sẽ dẫn tới cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới. Các mức độ cách li tác động tới quá trình hình thành loài được phản ánh ở hình 40.2. Quần thể gốc Phân li Quần thể A 111 Quần thể B Dòng gen dễ diễn ra Cách lí địa lí Cách li địa lí.Nòi A IT Nòi B Cách li trước hợp tử Dòng gen ít diễn ra Cách li trước hợp tử Loài phụ A Loài phụ B Dòng gen rất hiếm diễn ra Cách li sau hợp tử Cách li sau hợp tử V Loài A. Loài ALoài B Dòng gen không diễn ra.

Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.

Các dạng cách li:

- Cách li địa lí (cách li không gian)

+ Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển...

+ Khoảng cách địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

+ Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể.

+ Phân hóa vốn gen của quần thể.

- Cách li sinh sản

Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ớ, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.

Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

- Cách li trước hợp tử

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

  •  Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
  •  Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.
  •  Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
  •  Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

- Cách li sau hợp tử 

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.

+ Thụ tinh được nhưng hợp từ không phát triển.

+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

2. Sự phân li các nhóm phân loại và chiều hướng tiến hoá của sinh giới

a. Sự phân li các nhóm phân loại

Sinh giới tiến hóa theo hai hướng:

-     Tiến hóa đồng quy tính trạng.

-     Tiến hóa theo hướng phân li tính trạng.

Tiến hóa đồng quy tính trạngTiến hóa phân li tính trạng
-   Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng 1 nhóm đối tượng. Qua sự tích lũy biến dị có lợi theo những hướng thích nghi nhất và sự đào thải những dạng trung gian kém thích nghi, con cháu xuất phát từ 1 gốc chung ngày càng khác xa tổ tiên ban đầu và ngày càng khác xa nhau. Căn cứ vào quan hệ họ hàng gần xa người ta xếp các loài con cháu của cùng 1 tổ tiên vào các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

-   Từ sự phân li tính trạng, suy rộng ra toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có 1 nguồn gốc chung.

  1. Một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng có những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan, gọi đó là sự đồng quy tính trạng.
  2. Do cùng sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng 1 hướng, cùng tích lũy những đột biến tương tự như nhau.

Bài tập: Cá mập, ngư long, cá voi là 3 loài khác nhau nhưng cùng sống trong nước nên hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau.

b. Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới

-     Ngày càng đa dạng, phong phú: Chọn lọc tự nhiên đã tiến hành theo con đường phân li tính trạng nên sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng.

-     Tổ chức ngày càng cao: Chọn lọc tự nhiên chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản. Do đó sinh vật đã tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao.

-     Thích nghi ngày càng hoàn thiện: dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện.

Chú ý: Trong 3 chiều hướng trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duv trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống) hoặc đơn giản hóa tổ chức (các nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại và phát triển. Điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao.

STUDY TIP

Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau và với những nhịp độ không giống nhau.

Sinh Học Lớp 12 – Loài

  • Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.
  • Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.
  • Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau
  • Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định. Hai nòi địa lý khác nhau có khu phân bố không trùng lên nhau.
  • Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.
  • Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hóa thường gặp ở các loài động, thực vật kí sinh.

  • Tiêu chuẩn hình thái : Dựa trên sự khác nhau về hình thái để phân biệt. Các cá thể của cùng một loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.
  • Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái : Dựa vào khu phân bố của sinh vật để phân biệt.

               – Hai loài có khu phân bố riêng biệt

               – Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.

  • Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá : Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất của ADN và prôtêin để phân biệt. Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.
  • Tiêu chuẩn cách li sinh sản : Giữa hai loài có sự cách li sinh sản (các cá thể không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng sinh ra con không có khả năng sinh sản hữu tính – bất thụ).

Mỗi tiêu chuẩn trên chỉ mang tính hợp lí tương đối. Vì vậy, tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà vận dụng tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được các loài sinh vật một cách chính xác.

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

  • Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh) : do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Cách li tập tính : do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.

  • Ví dụ: các loài ruồi giấm khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau

Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái) : do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.

  • Ví dụ: chồn hôi có đốm ở miền Tây có mùa giao phối vào cuối mùa hè còn chồn hôi có đốm ở miền Đông có mùa giao phối vào cuối mùa đông

Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Cách li cơ học :  do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

  • Ví dụ: Hai loài rắn có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau

Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.

  • Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
  • Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

  • Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
  • Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. 

Câu 1: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là

A. Phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen

B. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc

C. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ

D. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen

Câu 2: Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn

A. Địa lý – sinh thái

B. Hình thái

C. Sinh lí- sinh hóa

D. Di truyền

Câu 3: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế 

A. Cách li sinh cảnh

B. Cách li cơ học   

C. Cách li tập tính

D. Cách li trước hợp tử

Câu 4: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh

B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau

D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau

Câu 5: Cho các dạng cách li:  1: cách li không gian   2: cách li cơ học    3: cách li tập tính 4: cách li khoảng cách     

5: cách li sinh thái                 6: cách li thời gian.

Cách li trước hợp tử gồm:

A. 1,2,3,6

B. 2,3,4,6

C. 2,3,5,6

D. 1,2,4,6

Đáp án:

1. D

2. B

3. D

4. B

5. C

https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=5060955567924809685

https://hochay.com/sinh-hoc-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-sinh-hoc-lop-12-hochay-850.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)