Cá hồi ăn có tốt không

Trong mỗi 100 gram thịt cá hồi sẽ chứa khoảng 25 gram protein, 12 gram chất béo và cung cấp cho cơ thể tới 206 calorie. Cá hồi không chứa chất xơ và carbohydrate. Loại cá này đặc biệt giàu selen, một chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến quá trình tổng hợp DNA, chuyển hóa hormone tuyến giáp và hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt tốt cho tim mạch, giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe não bộ. Hơn nữa cá hồi rất giàu vitamin B12, cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu và điều chỉnh sức khỏe của hệ thần kinh trung ương.

Gía trị dinh dưỡng của cá hồi khác nhau tùy theo chủng loại hoặc tình trạng đánh bắt, nuôi dưỡng. Cá tự nhiên chứa hàm lượng protein cao hơn, trong khi cá nuôi công nghiệp chứa nhiều chất béo tốt và giàu calorie.

Cá hồi ăn có tốt không

Cá hồi là nguồn cung cấp protein và các chất béo tốt dồi dào cho cơ thể. Ảnh: picjumbo

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi người nên ăn các loại cá béo, trong đó có cá hồi 2 lần mỗi tuần vì omega-3 tốt cho tim.

Một nghiên cứu mới đây về mối liên hệ giữa axit béo omega-3 và các bệnh về tim mạch cho thấy, việc tiêu thụ các loại axit béo sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của tim, giúp giảm nhịp tim và giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim và suy tim.

Trong các quan sát độc lập, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, người Nhật và người Inuit (một nhóm người bản địa sống ở vùng Bắc Cực của Canada, Đan Mạch, Nga...) có tỷ lệ tử vong do bệnh tim thấp hơn so với các quốc gia khác. Nguyên nhân là nhờ chế độ ăn có nhiều loại cá béo trong đó có cá hồi.

Bảo vệ sức khỏe não bộ

Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện chức năng não. Các loại cá béo và dầu cá đã được chứng minh là giúp bảo vệ não bộ thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, theo một số thống kê khoa học, những người tiêu thụ cá hồi hoặc các loại cá béo 2 lần mỗi tuần có thể giảm 10% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, và giảm 30 % nguy cơ mắc Alzheimer.

Đối với người trưởng thành, tiêu thụ cá hồi có thể giúp cải thiện hiệu suất trí nhớ, thúc đẩy chức năng não bộ và bảo vệ cấu trúc não.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Hàm lượng axit béo omega-3 trong cá hồi có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Theo các nghiên cứu khoa học, ăn một khẩu phần cá mỗi tuần, hoặc nạp 500 mg axit béo omega-3 mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ. Ngoài ra, loại axit béo này cũng làm giảm các triệu chứng lo lắng và cải thiện thiện tâm trạng.

Duy trì thị lực khỏe mạnh

Cá hồi chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho mắt. Trong đó có astaxanthin được chứng minh có thể ngăn ngừa một số bệnh như: thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, mỏi mắt, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể. Ngoài ra, nguồn vitamin A trong cá hồi đóng vai trò quan trọng với thị lực, tác động đến cơ quan cảm nhận ánh sáng trong mắt. Omega-3 cũng có lợi trong việc điều trị bệnh khô mắt.

Hỗ trợ sức khỏe xương

100 gram cá hồi có thể cung cấp tới 60% nhu cầu vitamin D một ngày của cơ thể. Đây là loại vitamin đóng vai trò tăng cường khả năng hấp thu canxi, rất quan trọng cho sức khỏe xương. Cá hồi cũng chứa photpho, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với xương. Ngoài ra, một số thống kê khác cho thấy, ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Giống như thịt cá hồi, da cá hồi cũng chứa axit béo omega-3. Một nghiên cứu đăng trên chuyên san BMC Cancer phát hiện axit béo omega-3 có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

Cá hồi ăn có tốt không

Cũng như phần thịt, da cá hồi có nhiều lượng axit béo omega-3

SHUTTERSTOCK

Trong da cá hồi có những dưỡng chất mà thịt cá không có hoặc ít, chẳng hạn như phốt pho, kali, vitamin B và D. Vitamin D có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ canxi, nhờ đó giúp xương chắc khỏe hơn, theo tạp chí y khoa Medical News Today (Anh).

Không chỉ có khoáng chất và omega-3, da cá hồi còn có protein. Da cá hồi có hương vị khá ngon, có thể chế biến bằng cách ướp rồi nướng hay chiên.

Nhìn chung, chúng ta hoàn toàn có thể ăn da cá hồi. Tuy nhiên, một số yếu tố như bệnh lý hoặc vùng nước đánh bắt có thể ảnh hưởng đến việc có an toàn khi ăn da cá hay không.

Chẳng hạn, một số vùng đánh bắt cá hồi ở Đại Tây Dương đã chịu tác động từ ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm này có thể được hấp thụ qua da cá. Với những khu vực biển bị ô nhiễm mức độ thấp thì ăn một ít da cá hồi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong khi đó, cá hồi đánh bắt tự nhiên từ Thái Bình Dương sẽ an toàn hơn khi ăn da cá. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn da cá hồi.

Tại sao không nên ăn cá hồi?

Nếu bạn ăn cá hồi sống thường xuyên sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn. Cá hồi không đảm bảo có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulniculus, và Vibrio parahaemolyticus, đây là những loại vi khuẩn sẽ gây cho bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.

Tại sao nên ăn cá hồi?

Cá hồi rất giàu protein chất lượng cao. Hàm lượng protein trong cá hồi tương tự với acid béo omega-3, cũng là chất dinh dưỡng thiết yếu mà bạn phải nhận được từ chế độ ăn uống của mình.

Khi nào không nên ăn cá hồi?

Các dư lượng chất độc có trong cá hồi được xác định là còn cao hơn dư lượng chất độc có trong môi trường nước mà chúng đang sinh sống. Các bà bầu hoặc bà mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh nên hạn chế ăn thịt cá hồi vì có thể làm bé chậm đi và chậm phát triển. Thậm chí trẻ sẽ có trí nhớ kém và khả năng tập trung không cao.

Lườn cá hồi có tác dụng gì?

Cùng ĐẢO khám phá trong bài viết nhé..
Lườn cá hồi rất tốt cho sức khỏe tim mạch, não bộ, tóc và làn da..
Ăn lườn cá hồi giúp cải thiện cho mắt và hỗ trợ phát triển não bộ của bé.
Bạn không nên ăn lườn cá hồi thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe..