Bu long ứng dụng trong nhà máy như thế nào

Như thế nào gọi là bu lông cường độ cao? Giữa bu lông thường và bu lông cường độ cao có điểm gì khác biệt hay không? Những ứng dụng của nó trong đời sống thực tế là gì? Tất tần tật những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Như thế nào gọi là bu lông cường độ cao? Giữa bu lông thường và bu lông cường độ cao có điểm gì khác biệt hay không? Những ứng dụng của nó trong đời sống thực tế là gì? Tất tần tật những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Xem thêm: Cách chọn máy bơm nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Bu lông cường độ cao là gì?

Bu long ứng dụng trong nhà máy như thế nào

Bu lông cường độ cao được sản xuất từ hỗn hợp nguyên liệu thép và carbon. Nó thường được sử dụng để liên kết các kết cấu tại các công trình xây dựng thi công hay máy móc thiết bị.

Trong lĩnh vực tháp giải nhiệt, những chiếc bu lông này có tác dụng gắn chặt các kết cấu như cánh quạt ... Chúng được sử dụng rất nhiều trong kết cấu vỏ thùng.

Đặc điểm nổi bật của bu lông cường độ cao

Bu lông cường độ cao có những đặc điểm nổi bật như sau:

  - Thành phần hỗn hợp nguyên liệu tạo nên bu lông cường độ cao chính là thép cacbon hoặc thép hợp kim.

  - Bu lông cường độ cao có độ cứng và độ bền rất tốt. Càng nhiều cacbon thì bu lông này càng bền và độ dẻo cũng phù hợp. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu lực nén, lực đè và xiết cao hơn những loại bu lông thường khác.

Sự khác nhau giữa bu lông thường và bu lông cường độ cao

Mỗi loại bu lông khác nhau sẽ có những điểm giống nhau và khác nhau trong thành phần cấu tạo cũng như những ứng dụng trong đời sống. Vậy bu lông thường và bu lông cường độ cao có sự khác biệt như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

  - Bu lông thường sẽ chỉ chịu được những vật có tải trọng nhỏ và vừa. Còn bu lông cường độ cao sẽ chịu được tải trọng lớn hơn nhiều lần bu lông thường.

  - Bu lông cường độ cao được làm từ các nguyên vật liệu hợp kim thép chất lượng cao trong khi các bulông thường chỉ làm từ các hợp kim bình thường. Và đương nhiên, giá của bulông cường độ cao sẽ cao hơn nhiều so với bu lông thường.

Ứng dụng của bu lông cường độ cao trong cuộc sống

Bu lông cường độ cao được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng thi công, máy móc công nghiệp,… nên có yêu cầu cực kì khắt khe, nghiêm khắc về chất lượng và độ chịu lực. Cụ thể bu lông cường được ứng dụng trong:

  - Lắp đặt nhà thép tiền chế và nhà xưởng.

  - Ứng dụng để lắp ráp các chi tiết máy móc có công suất hoạt động lớn, cố định chân đế các máy có sức chịu tải lực lớn.

  - Sử dụng bu lông cường độ cao trong ngành công nghiệp cầu đường: đường ray tàu sắt, cố định các chân đế rào cầu đi bộ trên cao,…

  - Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong việc xây dựng và lắp đặt tại các khu công nghiệp.

Trong các dự án công trình lắp đặt tháp giải nhiệt việc sử dụng các loại vật tư như bu lông ốc vít là không thể thiếu. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu được chính xác về công dụng của loại vật tư này.

1. Bulong là gì?

Bulong là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, liên kết các chi tiết đơn lẻ để tạo thành 1 khối thống nhất, bulong có dạng hình thanh trụ tròn, một đầu có mũ hình tròn, hình vuông hoặc hình lục giác... một đầu được tiện ren để vặn vừa với đai ốc.

Bu long ứng dụng trong nhà máy như thế nào

Khái niệm Bulong - Bảo An Automation

2. Phân loại Bulong

Bulong có nhiều loại, kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cường độ hay môi trường làm việc mà bulong được sản xuất bằng vật liệu khác nhau: Đồng (Copper) (bulong đồng); thép cacbon thường (bulong thường-bulong cường độ thấp); thép cabon chất lượng cao, thép hợp kim (C35, C45, 38CrA, 30CrMnCA, 40CrNiMnA,…) (bulong cường độ cao, bulong chịu lực); thép không gỉ (bulong INOX )…

Có nhiều cách để phân loại bulong, trong đó, các cách phân loại dưới đây được cho là phổ biến, thông dụng và quen thuộc:

2.1 Phân loại bulong theo vật liệu chế tạo

- Bulong inox: Thường được làm từ inox 201, inox 304 và inox 316 với các ưu điểm như chịu lực tốt và chống gỉ sét.
- Bulong hợp kim: Thường được làm từ thép hợp kim với các ưu điểm giá thành rẻ, ứng dụng linh hoạt cho các ngành cơ khí, xây dựng. Tuy nhiên, so với bulong inox thì bulong hợp kim không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ lẫn khả năng chống ăn mòn.
- Bulong kim loại: Thường được làm từ đồng, hợp kim đồng và nhôm, hợp kim nhôm với giá thành đắt. Do đó, chúng chỉ được ứng dụng cho các ngành công nghiệp đặc thù như điện, nước, chế tạo máy bay,…


 

Bu long ứng dụng trong nhà máy như thế nào

 Phân loại bulong theo vật liệu chế tạo

2.2 Phân loại bulong theo độ chính xác khi gia công

- Bulong ren thô.
- Bulong ren tinh.
- Bulong ren nửa tinh.

Bu long ứng dụng trong nhà máy như thế nào

Phân loại bulong theo độ chính xác khi gia công

2.3 Phân loại bulong theo chức năng

- Bulong liên kết: Nhiệm vụ chính là liên kết các chi tiết lại với nhau, chủ yếu được ứng dụng trong những kết cấu tĩnh, cố định, ít chịu tải trọng động.
- Bulong kết cấu: Nhiệm vụ chính là liên kết các chi tiết, bộ phận lại với nhau, thường được ứng dụng cho những kết cấu thường xuyên chịu tải trọng động như khung, dầm,…

2.4 Phân loại bulong theo khả năng chống ăn mòn

Bulong được sản xuất từ nhiều loại vật liệu và ứng dụng trong nhiều môi trường, điều kiện sử dụng khác nhau nên trước khi lựa chọn và sử dụng, cần đặc biệt lưu ý đến khả năng chống ăn mòn. Dựa vào khả năng này, bu lông được phân thành:

- Bulong inox: Là loại bu lông chống ăn mòn, chống gỉ sét tốt nhất hiện nay.
- Bulong đen: Có màu đen và bên ngoài được phủ lớp dầu mỡ chống gỉ.
- Bulong mạ kẽm: Bên ngoài được phủ lớp mạ kẽm và mạ kẽm chống nóng có tác dụng chống gỉ.
- Bulong thường: Khả năng chống ăn mòn kém, vì thế, chỉ được sử dụng trong điều kiện bình thường, khô ráo.

Bu long ứng dụng trong nhà máy như thế nào

Phân loại bulong theo khả năng chống ăn mòn

2.5 Phân loại bulong theo cấp độ bền

Hay còn gọi là phân loại bulong theo khả năng chịu tải. Thông qua các thông số này, có thể chọn được bulong phù hợp nhất với yêu cầu công việc. Bulong có các cấp độ bền thông dụng sau: 4.6, 5.8, 6.5, 8.8, 10.9. Từ cấp bền 8.8 trở đi, bulong được đánh giá rất cao ở khả năng chịu tải và độ bền bỉ.