Bội nhiễm thủy đậu là gì

Bệnh thủy đậu do virut Varicella Zoster gây ra. Ban ngứa, sốt nhẹ, mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn vào các mùa trong năm, đặc biệt bùng phát mạnh trong mùa đông - xuân, ở những trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch bệnh thường nặng, 90% người mắc bệnh đều do chưa tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Khi bệnh khởi phát có sốt nhẹ (có khi sốt cao 39-40oC kèm viêm long đường hô hấp trên). Thời kỳ toàn phát, với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có đường kính từ l-3mm, chứa dịch trong; tuy nhiên, những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi bội nhiễm vi khuẩn thì mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Ngoài mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; trẻ lớn hơn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn. Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn thì mụn nước có thể để lại sẹo. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ vài mụn thủy đậu cho đến vài trăm mụn trên thân thể.

Bội nhiễm thủy đậu là gì
Virut gây bệnh thủy đậu tấn công các cơ quan trong cơ thể.

Biến chứng của thủy đậu

Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng không chăm sóc và điều trị đúng, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng viêm da do bội nhiễm vi khuẩn: Khi các nốt mụn vỡ, hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, có mủ... gọi là bội nhiễm da thứ phát. Sau khi khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da, rất khó hồi phục.

Biến chứng viêm tai (viêm tai ngoài, viêm tai giữa) viêm thanh quản, viêm phổi... Các mụn rộp của thủy đậu có thể mọc trong tai, gây viêm nhiễm ống tai, mọc trong họng gây đau loét họng. Một số trường hợp nặng có thể viêm cầu thận cấp. Biến chứng nặng nhất là viêm não ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.

Điều trị bệnh thủy đậu

Khi trẻ sốt cao, cần cho uống thuốc hạ nhiệt: paracetamol...; uống thuốc an thần chống co giật; chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin. Khi có bội nhiễm, dùng kháng sinh thích hợp. Đặc biệt chú ý tới công tác chăm sóc: xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm. Vệ sinh da - giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi. Các nốt loét chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím milian, mặc quần áo vải mềm, sạch sẽ; vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý; vệ sinh tai mũi họng; ăn uống đủ dinh dưỡng, giàu các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh thủy đậu gia tăng nhanh trong mùa đông - xuân.            Ảnh: Trần Minh

Phòng bệnh thế nào?

Người lớn có thể lây bệnh từ trẻ nếu chưa mắc hoặc chưa tiêm phòng, hoặc là trở thành trung gian truyền bệnh. Do đó, khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hoặc sấy khô diệt khuẩn. Theo GS. Nguyễn Trần Hiển, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh ở người lớn thường diễn biến nặng hơn ở trẻ. Tỷ lệ tử vong ở người lớn khoảng 1/100.000 người, cao hơn ở trẻ 5-9 tuổi gấp 30-40 lần. Nên nhớ, bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Do đó cần cách ly người bệnh để đề phòng lây lan cho người xung quanh.

Làm gì khi con bị thủy đậu?

Thấy con bị thủy đậu, nhiều gia đình cho rằng chấm ngay thuốc xanh-methylen vào các mụn nổi nốt. Việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc. Chỉ khi nốt phỏng vỡ thì chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ để sát khuẩn và làm se khô nốt giúp ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cho rằng, khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Thay vào đó, cha mẹ cần tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Cũng không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ do da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu:

Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Nếu đã được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì đại đa số (80-90%) có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Vắc-xin thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virut thủy đậu, Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường không bị biến chứng.

Thủy đậu bội nhiễm là gì? là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này. Tất cả sẽ có trong những thông tin dưới đây

Thủy đậu bội nhiễm là gì?

Thủy đậu bội nhiễm là một chứng bệnh da liễu do virus Varicella zoster gây ra, thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày sau đó sẽ tự khỏi. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và trở thành dịch bệnh, vào những ngày cuối đông đầu xuân là thời điểm bệnh bùng phát nhiều nhất.

Đây là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không có phương án điều trị hợp lý cũng như kiêng khem thích hợp hoặc sức đề kháng quá kém thì rất dễ để bệnh biến chứng thành viêm da bội nhiễm do vi khuẩn phát triển gây ra.

Bội nhiễm thủy đậu là gì
Thủy đậu bội nhiễm là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng vết thương bị nhiễm trùng được lý giải như sau:

  • Chăm sóc, vệ sinh da thường ngày không đúng cách, sử dụng các dung dịch vệ sinh có độ kiềm cao khiến da bị nhiễm trùng nặng hơn.
  • Gặp phải các tác nhân bên ngoài gây kích ứng da như khói bụi, hóa chất, lông thú,…trong không khí, môi trường sống bám vào các mụn nước gây bội nhiễm.
  • Bị nhiễm trùng tại vùng da đang bị viêm nhiễm.
  • Sức đề kháng yếu, cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy giảm không đủ sức chống lại các yếu tố xâm nhập từ môi trường bên ngoài (thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi).

Nhận biết bệnh thủy đậu bội nhiễm

Theo các chuyên gia, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm thì cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Tổn thương trên da tiết dịch màu vàng, kèm theo mủ: Cơ thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ sưng mủ. Thời gian mắc bệnh càng dài, triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Vùng da bị bội nhiễm trở lên ửng đỏ, đau rát, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Xuất hiện tình trạng lở loét, hoại tử nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Nhiều trường hợp người bệnh chủ quan có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm tai, viêm não. Thậm chí ở nhiều bệnh nhân còn xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn huyết, gây tổn thương tới cơ quan lục phủ ngũ tạo và đe dọa tới tính mạng người bệnh.
  • Da nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước li ti do vết thương trước đó bị vỡ ra: Người bị bệnh thủy đậu bội nhiễm thường xuất hiện những nốt mụn nước trên bề mặt da, màu đục di, bên trong có chứa dịch nhầy.
  • Khi bệnh phát triển nên giai đoạn nặng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn thân. Lúc này, nếu không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn tới tử vong.
  • Khi điều trị khỏi bệnh, chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo trên vùng da bị tổn thương. Hậu quả này gây ám ảnh với tất cả mọi người, nhất là chị em phụ nữ.
  • Ở một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu phù nề trên da.
  • Người bệnh da trở nên xanh xao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ hoặc lạnh run.

Thủy đậu bội nhiễm bao lâu thì khỏi?

Thủy đậu bội nhiễm bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi tính nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Theo các chuyên gia, căn cứ vào từng cơ địa và thể trạng của người bệnh mà thời gian hồi phục ở mỗi người là khác nhau.

Thông thường, người bệnh sẽ mất 7-10 ngày để bình phục sức khỏe và lành da hoàn toàn. Với những đối tượng có hệ miễn dịch kém, không chăm sóc da và điều trị hợp lý thì thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài hơn.

Đặc biệt với những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai mắc phải căn bệnh này thì cần vô cùng cảnh giác. Bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Cách xử lý khi bị thủy đậu bội nhiễm

Để điều trị bệnh thủy đậu bội nhiễm dứt điểm và nhanh chóng, mọi người cần nhận biết chính xác những biểu hiện của bệnh xuất hiện trên da có phải là bội nhiễm hay không để sử dụng thuốc điều trị thích hợp.

Thông thường khi bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định mọi người sử dụng thuốc sát khuẩn tại chỗ để vệ sinh vết thương sạch sẽ. Dưới đây là một số loại thuốc sát khuẩn được sử dụng phổ biến nhất:

Xem thêm: Bị thủy đậu có được gội đầu không? Có cần kiêng gió, kiêng nước không?

Bội nhiễm thủy đậu là gì
Sử dụng thuốc trị thủy đậu bội nhiễm nhằm sát khuẩn, chống viêm nhiễm

Sử dụng cồn 70 độ

Cồn 70 độ cũng là dung dịch có tác dụng sát khuẩn, khử trùng rất tốt được sử dụng phổ biến để xử lý các vết thương bị nhiễm trùng.

Để sử dụng, người bệnh có thể bôi trực tiếp lên da hoặc pha loãng với nước. Tuy nhiên, với những trường hợp người bệnh có xuất hiện những vết thương hở thì tuyệt đối không nên sử dụng cồn 70 độ.

Thuốc trị thủy đậu bội nhiễm Clorhexidin

Đây là loại thuốc có tác dụng sát khuẩn, khử trùng rất tốt được chiết tách dưới nhiều dạng như dung dịch rửa, kem bôi ngoài da, gel.

Ngoài tác dụng sát khuẩn vết thương bị bội nhiễm do bệnh gây nên, Clorhexidin còn có khả năng bảo vệ răng miệng khỏi tình trạng viêm, với hoạt tính kháng khuẩn duy trì lên tới 8 giờ.

Sau đây là một vài lưu ý khi sử dụng thuốc trị thủy đậu bội nhiễm mà mọi người cần lưu ý:

  • Mọi người có thể sử dụng oxy già, Cồn iod (dung dịch iod 5%), Povidon iod, xanh methylen… để sát khuẩn vết thương thay cho cồn 70 độ.
  • Đối với những vết thương có xuất hiện nốt mủ do tụ cầu, người bệnh có thể sử dụng oxacillin hoặc vancomycin để điều trị.
  • Trong trường hợp bị cơ thể xuất hiện biến chứng viêm phổi có thể sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon (Levofloxacin) hoặc cephalosprorin thế hệ 3 (Ceftazidim). Lưu ý, loại thuốc này cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Thuốc kháng sinh chống ngứa histamin cũng là loại thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân mắc căn bệnh này.
  • Nếu bệnh nhân có triệu chứng sốt nhẹ thì có thể sử dụng kháng sinh liều cao. Tuy nhiên, liều lượng như thế nào, điều trị trong bao lâu thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về sử dụng.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh thủy đậu bội nhiễm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như thuốc điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bác sĩ Trần Hùng 24/02/2020