Bệnh viện quận thủ đức có bao nhiêu giường

Sau 17 tháng thi công, công trình được đưa vào hoạt động khối nhà chính gồm 7 tầng (1 hầm, 1 trệt, 6 tầng) với 43 phòng lưu bệnh và các phòng khám bệnh, phòng chức năng khác nhằm phục vụ nhu cầu điều trị nội trú 180 giường. Công trình góp phần nâng diện tích hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện lên gần 12.000m2. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình là 75 tỷ 658 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung của Thành phố.

Phát biểu tại buổi lễ, BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc bệnh viện Quận Thủ Đức mong rằng: “Công trình nâng cấp và mở rộng bệnh viện (giai đoạn 2) sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh hàng ngày bình quân khoảng 3.500 lượt người dân tại địa phương nói riêng, các tỉnh lân cận nói chung. Với công trình này, bệnh viện sẽ triển khai thêm nhiều kỹ thuật chuyên môn cao, tận dụng tốt thời gian vàng trong điều trị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện để người dân địa phương được chăm sóc sức khỏe trong điều kiện tốt nhất mà không phải đi xa, vượt tuyến”.

Bệnh viện Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở tách từ Trung tâm Y tế Quận (vào tháng 7/2007) với 99 cán bộ-công nhân viên, trong đó có 17 bác sĩ và 10 giường bệnh nội trú, khám chữa bệnh cho 300 lượt người/ngày. Đến nay, bệnh viện Quận Thủ Đức đã không ngừng phát triển, với tổng số cán bộ nhân viên là 1.085 người, trong đó có 95 giáo sư, phó giáo sư, thạc sĩ, chuyên khoa cấp 1, cấp 2 và 252 bác sĩ phục vụ quy mô 500 giường với 37 khoa phòng. Hàng ngày, bệnh viện tiếp nhận khám chữa bệnh cho trên 3.500 lượt người, trong đó người tỉnh lân cận chiếm 45% lượt khám và điều trị nội trú.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Quyết định đổi tên 3 bệnh viện thuộc đề án tổ chức lại các trạm y tế phường, trung tâm y tế và bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế, vừa được UBND TP HCM phê duyệt. Đề án nhằm phù hợp thực tế sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP Thủ Đức.

Bệnh viện quận Thủ Đức được tổ chức lại thành Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. Đây là bệnh viện đa khoa hạng một, quy mô 800 giường bệnh, 40 khoa và 5 phòng khám đa khoa với 1.903 nhân viên.

Bệnh viện quận thủ đức có bao nhiêu giường

Bệnh viện Quận Thủ Đức sẽ đổi tên thành Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bệnh viện quận 2 thành Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Đây là bệnh viện đa khoa hạng một, với 500 giường bệnh, 30 khoa và một phòng khám đa khoa, 749 nhân viên.

Bệnh viện quận 9 đổi thành Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt. Đây là bệnh viện hạng hai, quy mô 100 giường bệnh, 15 khoa, 212 nhân viên.

Ngoài ba bệnh viện trên, TP Thủ Đức có thêm hai bệnh viện công lập tuyến thành phố gồm Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, quy mô 1.000 giường bệnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, 700 giường. Một bệnh viện đa khoa do Quân khu 7 quản lý là Bệnh viện Quân dân miền Đông.

UBND TP HCM cũng quyết định thành lập Trung tâm Y tế TP Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập ba trung tâm y tế quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Trụ sở trung tâm đặt tại số 48A Tăng Nhơn Phú; cơ sở hai tại số 6 Trịnh Khắc Lập, cơ sở ba tại số 2 Nguyễn Văn Lịch.

Cơ sở vật chất của ba trung tâm cũ, sau khi sáp nhập vẫn giữ nguyên trạng để đảm bảo triển khai đầy đủ các hoạt động khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Các cơ sở đang có dự án đầu tư hoặc đã được UBND quận quy hoạch dự án dành cho y tế vẫn thực hiện đến khi hoàn tất.

TP HCM cũng thành lập thêm hai trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế quận 2. Trong đó, trạm y tế phường An Khánh được thành lập trên cơ sở sáp nhập trạm y tế phường Bình An và trạm y tế phường Bình Khánh. Trạm y tế phường Thủ Thiêm do trạm y tế phường An Khánh (cũ) và trạm y tế phường Thủ Thiêm sáp nhập. Như vậy, hiện TP Thủ Đức có 34 trạm y tế phường.

TP Thủ Đức (nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức), diện tích rộng hơn 211 km2, khoảng một triệu người, thuộc TP HCM, được thành lập theo Nghị quyết 1111 của Quốc hội hôm 31/12/2020. Đây là lần đầu tiên thành lập "thành phố trong thành phố" trực thuộc Trung ương.

Đó là đánh giá của Sở Y tế đối với bệnh viện Quận Thủ Đức nhân kỷ niệm 10 năm thành lập bệnh viện. 10 năm một chặng đường không phải là dài nếu so với các bệnh viện khác trên địa bàn TP.HCM, nhưng từ một bệnh viện quy mô nhỏ chưa xếp hạng, ngày nay bệnh viện Quận Thủ Đức đã trở thành bệnh viện hạng 1, quy mô 800 giường, mỗi ngày tiếp nhận trên 5.000 lượt bệnh nhân đến khám.

Bệnh viện quận thủ đức có bao nhiêu giường

Bệnh nhân bị ngưng tim do nhồi máu cơ tim được cứu sống tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Ngày 28/6/2007 Bệnh viện Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức, thành 2 đơn vị Trung tâm y tế dự phòng Quận và bệnh viện Quận theo quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007 của UBND Thành phố về việc thành lập bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc UBND quận Thủ Đức. Ban đầu, Bệnh viện chưa được xếp hạng, với quy mô 50 giường có 3 phòng chức năng (Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài vụ và phòng tổ chức hành chánh quản trị) và 4 khoa (khoa cấp cứu, khoa khám bệnh, khoa nội và khoa sản), nhân sự lúc đầu chỉ vỏn vẹn 99 người trong đó 17 bác sỹ, 82 nhân viên. Năng lực điều trị chuyên môn chủ yếu là sơ cấp cứu, khám và điều trị một số bệnh lý thông thường, khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị còn nhiều hạn chế, hầu hết các bệnh nặng đều chuyển lên tuyến trên.

Đến ngày 05/6/ 2009, Bệnh viện được Ủy ban nhân dân thành phố xếp loại Bệnh viện Hạng II theo quyết định số 2855/QĐ-UBND, đây là Bệnh viện Hạng II duy nhất thuộc khối Quận, huyện. Sau 8 năm hoạt động, Bệnh viện Quận Thủ Đức được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế theo quyết định số 5563/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014 của UBND Thành phố về xếp hạng bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc UBND quận Thủ Đức. Bệnh viện Quận Thủ Đức là Bệnh viện tuyến Quận huyện đầu tiên xếp hạng I trong cả nước.

Để góp phần giảm quá tải, ngành y tế TP đang định hướng phát triển các bệnh viện quận, huyện theo 3 nhóm: Nhóm thứ nhất, phát triển bệnh viện hoàn chỉnh cả nội trú và ngoại trú (quy mô 300 giường), tập trung ở các vùng ngoại thành, vùng ven nội thành; Nhóm thứ hai, phát triển các bệnh viện trong nội thành (quy mô 100 giường), tập trung vào phát triển khám chữa bệnh trong ngày, lượng bệnh nhân chiếm 2/3 là ngoại trú, 1/3 là nội trú; và Nhóm thứ ba là phát triển bệnh viện đa chuyên khoa, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, góp phần giảm tải cho các bệnh viện chuyên khoa của thành phố.

Có thể nói, bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên của thành phố và trong cả nước đã và đang phát triển theo mô hình của nhóm thứ ba, thực tiễn đã cho thấy bệnh viện Quận Thủ Đức chuyển mình theo hướng bệnh viện đa chuyên khoa, nhiều kỹ thuật chuyên sâu về ngoại tổng quát, ngoại thần kinh, chấn thương chỉnh hình,.. và gần đây nhất là chuyên sâu về tim mạch từ thông tim can thiệp đến phẫu thuật tim hở đang sẵn sàng triển khai trong thời gian không xa.

Một điểm khác biệt của bệnh viện Quận Thủ Đức nếu so sánh với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành của thành phố, đó là bệnh viện Quận Thủ Đức “chuyên khoa hoá” nhưng thật sự “gần dân”, đó là hoạt động của Trạm Cấp cứu 115 vệ tinh, đó là hoạt động của mô hình “phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện đặt tại Trạm Y tế”, đó là hoạt động “báo động đỏ” cứu sống nhiều trường hợp người bệnh nguy kịch. Một điểm khác biệt nữa của bệnh viện Quận Thủ Đức, đó là bệnh viện đầu tiên của thành phố triển khai thành công bệnh án điện tử, một xu hướng phát triển tất yếu mà các bệnh viện phải triển khai thực hiện trong thời gian tới.

“Phải chi các bệnh viện quận, huyện khác cũng giống như bệnh viện Quận Thủ Đức”, đó là một lời bình luận chân phương của một người dân khi đọc tin một bệnh nhân nhồi máu cơ tim và ngưng tim ngay sau khi nhập viện đã được bệnh viện cấp cứu và thông tim, đặt stent kịp thời cứu sống.