Bệnh ung thư là một ví dụ gì

  1. Trang chủ
  2. Tìm hiểu về cơ sở vật chất và dịch vụ
  3. Centre of Excellence
  4. Chăm sóc và điều trị ung thư
  5. Ung thư: Lầm tưởng & Sự thật

  • Hé lộ những lầm tưởng về ung thư

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    Khi nói đến ung thư, có nhiều câu chuyện và lầm tưởng chưa được chứng minh về căn bệnh này đến mức có thể rất khó để phân biệt đâu là sự thật và đâu là hư cấu. Hãy xem xét một số sai lầm phổ biến về ung thư và sự thật đằng sau những lầm tưởng này.

    1. LẦM TƯỞNG: Các loại siêu thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Một số loại thực phẩm như việt quất, củ cải đường, bông cải xanh, tỏi và trà xanh được biết đến như những siêu thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Dĩ nhiên đây đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và được biết đến là có tác dụng tích cực trong quá trình chống lại ung thư, ví dụ như chứa các chất chống ôxy hóa hoặc giúp bỏ các yếu tố độc hại trong cơ thể. Tuy nhiên, sẽ thật ngây thơ nếu xem bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào như một biện pháp bảo vệ chống lại ung thư. Mỗi người có đặc điểm cơ thể khác nhau và ung thư phản ứng khác nhau ở mỗi người. Không một thực phẩm đơn lẻ hoặc nhóm thực phẩm nào có thể đủ khả năng bảo vệ chống lại ung thư.

    Nguồn: 10 Persistent Cancer Myths Debunked, Cancer Research UK (Hé lộ 10 lầm tưởng bấy lâu về bệnh ung thư, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh)

    2. LẦM TƯỞNG: Điều trị ung thư gây đau nhiều hơn là chữa khỏi

    SỰ THẬT: Lầm tưởng này có thể xuất phát từ những tác dụng phụ cực nặng mà mọi người thấy được ở các bệnh nhân ung thư trải qua hóa trị và xạ trị, tuy nhiên, có quan niệm cho rằng các phương pháp điều trị ung thư thông thường rất có hại cho cơ thể và đôi khi có thể gây ra nhiều tổn thương hơn bản thân bệnh ung thư. Cũng có người tin rằng những phương pháp điều trị này không có tác dụng gì trong việc chữa khỏi bệnh ung thư mà chỉ gây ra sự khó chịu nặng nề trước khi bệnh nhân tử vong vì ung thư.

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lầm tưởng này là vì nhiều trường hợp ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn và thường đòi hỏi phải thực hiện liệu trình điều trị tấn công để có cơ hội hồi phục. Khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, bệnh sẽ lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể và thường khiến cho tỷ lệ sống sót giảm còn rất thấp. Thực tế này, cùng những tác dụng phụ nặng nề đi kèm với liệu pháp hóa trị và xạ trị tấn công, khiến nhiều người nghi ngờ về tính hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư thông thường. Trên thực tế, nếu ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, tỷ lệ thành công khi điều trị bằng phương pháp thông thường có xu hướng cao hơn. Những người lo ngại về các tác dụng phụ cần cân bằng giữa tầm quan trọng của việc kéo dài tuổi thọ với chất lượng cuộc sống khi đưa ra quyết định về phương pháp điều trị.

    Nguồn: 10 Persistent Cancer Myths Debunked, Cancer Research UK (Hé lộ 10 lầm tưởng bấy lâu về bệnh ung thư, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh)

    3. LẦM TƯỞNG: Điện thoại di động, máy vi tính và lò vi sóng phát ra bức xạ gây ung thư

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Có thể dễ thấy được lầm tưởng này bắt nguồn từ đâu. Khi phát hiện ra rằng mây bụi phóng xạ từ bom nguyên tử trong Thế chiến thứ 2 và thảm họa nóng chảy hạt nhân Chernobyl đã dẫn đến nhiều ca ung thư do phóng xạ, con người bắt đầu cho rằng phóng xạ có mối liên hệ với ung thư. Sự thật là điện thoại di động, máy vi tính và lò vi sóng chỉ sử dụng sóng vô tuyến tần số thấp, do đó không làm tổn thương gen và không gây ung thư. Nhiều người không biết rằng thực ra có rất nhiều bức xạ nền trong môi trường xung quanh chúng ta và chúng chưa được chứng minh là có khả năng gây ung thư. Con người cần thận trọng khi ở trong một số khu vực có lượng phóng xạ cao, ví dụ như trong phòng chụp X-quang hoặc ở một số khu công nghiệp. Những khu vực này thường có yêu cầu hạn chế tiếp cận và được đánh dấu bằng biển báo “mối nguy phóng xạ”.

    Nguồn: Common Cancer Myths and Misconceptions, National Cancer Institute (Những lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến về ung thư, Viện Ung thư Quốc gia)

    4. LẦM TƯỞNG: Nhuộm tóc có thể gây ung thư

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Đây là một lầm tưởng kỳ lạ nhưng có một phần nguồn gốc là sự thật. Một phần của lầm tưởng này bắt nguồn từ các nghiên cứu được tiến hành từ nhiều thập kỷ trước, khi thông tin về nguyên nhân ung thư ít phổ biến hơn, trong đó một số loại hóa chất sử dụng trong thuốc nhuộm tóc được phát hiện là có khả năng gây ung thư khi thử nghiệm trên động vật. Kể từ những năm 1970, hầu hết các loại hóa chất này đã được loại bỏ khỏi thuốc nhuộm tóc và các nghiên cứu hiện đại phát hiện ra rằng những người nhuộm tóc không hề bị tăng nguy cơ mắc ung thư.

    Nguồn: Hair Dyes and Cancer Risk, National Cancer Institute (Thuốc nhuộm tóc và nguy cơ mắc ung thư, Viện Ung thư Quốc gia)

    5. LẦM TƯỞNG: Tất cả các loại ung thư đều giống nhau và có thể được điều trị theo cùng một cách

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Ung thư là tên gọi một nhóm các bệnh có chung đặc điểm là tế bào phân chia không kiểm soát và lan rộng ra các mô xung quanh. Ung thư không chỉ bao gồm hơn 100 loại mà mỗi loại ung thư còn phản ứng khác nhau ở những người khác nhau. Ngay cả đối với những người mắc cùng một loại u ở cùng một bộ phận cơ thể, những thay đổi về gen khác nhau có thể ảnh hưởng đến ung thư và cần được điều trị bằng những phương pháp khác nhau.

    Đây là lý do vì sao gần như không thể có “phương pháp chữa khỏi siêu việt” đối với bệnh ung thư, và cũng giúp giải thích tại sao ngay cả phác đồ điều trị kết hợp tối ưu nhất cho từng bệnh nhân có thể mang lại những kết quả rất khác nhau. Một phác đồ điều trị ung thư thành công thường đòi hỏi phải có một đội ngũ y tế tận tâm và giàu kinh nghiệm có khả năng tìm hiểu các lựa chọn và vạch ra lộ trình hồi phục tối ưu nhất.

    Nguồn: Top 10 Misconceptions about Cancer, Listverse (10 quan niệm sai lầm phổ biến nhất về ung thư, Listverse)

    6. LẦM TƯỞNG: Ung thư gây ra nhiều đau đớn

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Thực ra, ung thư rất hiếm khi gây đau. Một trong những vấn đề lớn nhất là nhiều loại ung thư có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng, và việc chẩn đoán chỉ được thực hiện khi ung thư đã ở giai đoạn tiến triển muộn hơn. Hầu hết những cơn đau mà mọi người cho là do ung thư thực ra là cảm giác khó chịu gây ra bởi tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị. Có thể giảm nhẹ triệu chứng đau này bằng cách dùng thuốc và các kỹ thuật kiểm soát đau khác.

    Đôi khi, con người chỉ chú ý đến những trường hợp tệ nhất mà họ thấy. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư có thể tiến hành điều trị ngoại trú và đồng thời tiếp tục thực hiện các hoạt động thường ngày. Những người khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau với các liệu trình điều trị khác nhau, và bác sĩ chuyên khoa ung thư có thể xác định được phương pháp điều trị cụ thể ít gây khó chịu nhất cho bệnh nhân.

    Nguồn: 9 Common Cancer Myths, American Society of Clinical Oncology (9 lầm tưởng thường gặp về ung thư, Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ)

    7. LẦM TƯỞNG: Chỉ những người hút thuốc mới mắc ung thư phổi

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao, tuy nhiên, họ không phải là những đối tượng duy nhất có nguy cơ. Cấu tạo gen hoặc tiền sử gia đình có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư phổi. Phơi nhiễm với các chất như amiăng, radon, urani, asen và khói thuốc thụ động cũng có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi. Cũng có những trường hợp mắc ung thư phổi do sẹo trong mô phổi gây ra bởi các bệnh lý và/hoặc tình trạng nhiễm trùng trước đó.

    Nguồn: 10 Myths about Cancer Busted, The Health Site (Xóa tan 10 lầm tưởng về ung thư, The Health Site)

    8. LẦM TƯỞNG: Đường khiến ung thư trở nên trầm trọng hơn

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Lầm tưởng này có khả năng dựa trên một nghiên cứu cho thấy tế bào ung thư tiêu thụ nhiều glucô (đường) hơn tế bào bình thường. Do đó, một số người kết luận rằng đường là chất “nuôi dưỡng” hiệu quả cho ung thư, từ đó dẫn đến quan niệm cho rằng giảm lượng đường nạp vào có thể khiến các tế bào ung thư “chết đói”.

    Tất cả các tế bào của chúng ta đều tiêu thụ glucô để sản sinh năng lượng, bất kể chúng có phải tế bào ung thư hay không. Tế bào ung thư có xu hướng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn do chúng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tế bào bình thường, vì vậy lượng đường tiêu thụ cũng cao hơn. Hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh việc tiêu thụ đường sẽ “nuôi dưỡng” các tế bào ung thư cụ thể, hay việc giảm lượng đường nạp vào sẽ làm chậm sự phát triển của ung thư.

    Nguồn: 10 Persistent Cancer Myths Debunked, Cancer Research UK (Hé lộ 10 lầm tưởng bấy lâu về bệnh ung thư, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh)

    9. LẦM TƯỞNG: Nếu gia đình không có tiền sử ung thư, bạn sẽ không bị mắc bệnh

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    SỰ THẬT: Do ung thư chủ yếu gây ra bởi các khiếm khuyết di truyền trong ADN nên nhiều người tin rằng nếu gia đình không có tiền sử ung thư thì đồng nghĩa với việc họ gần như không có nguy cơ phát triển bệnh. Trên thực tế, chỉ có khoảng 5 - 10% số trường hợp ung thư xảy ra do đột biến gen di truyền. 90 - 95% số trường hợp còn lại xảy ra do thói quen sinh hoạt cá nhân và môi trường, ví dụ như thói quen hút thuốc hoặc phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư. Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vẫn nên thực hiện tầm soát định kỳ và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh vì họ có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn.

    Nguồn: 9 Common Cancer Myths, American Society of Clinical Oncology (9 lầm tưởng thường gặp về ung thư, Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ)

    10. LẦM TƯỞNG: Ung thư là bệnh của thời hiện đại

    SỰ THẬT: Ung thư mới chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến từ khoảng thế kỷ trước, và nhiều người đã hình thành ý niệm rằng ung thư là bệnh xảy ra do quá trình hiện đại hóa và công nghệ. Một số người đổ lỗi cho sóng vô tuyến và bức xạ từ các thiết bị hiện đại như đài, tivi, máy vi tính, điện thoại di động và lò vi sóng, trong khi những người khác khẳng định rằng các thử nghiệm năng lượng và vũ khí hạt nhân đã khiến cho bệnh ung thư lan rộng.

    Bệnh ung thư là một ví dụ gì

    Thực tế là ung thư đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước và được các thầy thuốc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại ghi chép lại. Một trong những lý do lớn nhất giải thích cho việc ung thư trở nên phổ biến hơn rất nhiều trong thời đại ngày nay chủ yếu là do sự kết hợp giữa tuổi thọ cao hơn và có sẵn nhiều thông tin hơn.

    Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây bệnh ung thư, và nhờ có những tiến bộ về công nghệ, tuổi thọ dự kiến của con người cũng tăng lên. Khi chúng ta già đi, nguy cơ các tế bào trên cơ thể phát triển thành ung thư cũng gia tăng do ADN bị tổn thương theo thời gian. Ngoài ra, với việc có sẵn nhiều thông tin hơn về ung thư cũng như nhiều kỹ thuật hơn cho phép phát hiện bệnh sớm, ngày càng có nhiều người nhận biết được về tình trạng của mình. Trong những thế kỷ trước, việc con người qua đời do “tuổi già” hoặc “bệnh tật” là rất đỗi bình thường, và nguyên nhân gây tử vong thực sự không bao giờ được biết đến. Những trường hợp như vậy có thể là kết quả của bệnh ung thư không được chẩn đoán.

    Mặc dù đúng là một số khía cạnh của cuộc sống hiện đại (ví dụ như hút thuốc lá, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và thói quen sinh hoạt ít vận động) có thể góp phần làm phát triển một số loại ung thư, nhưng việc khẳng định ung thư là bệnh “nhân tạo” vẫn là không chính xác.

    Nguồn: 10 Persistent Cancer Myths Debunked, Cancer Research UK (Hé lộ 10 lầm tưởng bấy lâu về bệnh ung thư, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh)

    Đặt lịch khám/ Tư vấn Các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi

  • Find
    a Doctor
  • Make an
    Appointment
  • Search
    Conditions
  • Locations
  • Contact