Bé bị nổi mụn nước phải làm sao

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nổi mụn nước trong miệng ở trẻ em thường xuất hiện ở lưỡi, vùng nướu, mặt trong môi, mặt trong má, niêm mạc miệng với những biểu hiện là các nốt chấm màu trắng, có mụn nước.

Những mụn nước này rất dễ vỡ, gây ra các vết loét nhỏ, tạo cảm giác khó chịu cho bé trong quá trình ăn uống đến khi lành lặn hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc tốt và ăn uống khoa học thì các vết loét này sẽ lâu lành và loét nhiều hơn.

Vì sao bé bị mọc mụn nước trong miệng?

Tuy thường được gọi một cách nôm na là “nhiệt miệng” nhưng không phải trường hợp nổi mụn nước nào cũng giống nhau.

Khi bị mọc mụn nước trong miệng kết hợp vời những vấn đề như sức đề kháng kém, ăn uống không đủ dinh dưỡng và nhiễm khuẩn, rất dễ xảy ra tình trạng vết loét lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc miệng sau khi mụn nước vỡ ra. Vì bị đau, bé hay quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân, ốm yếu. Nếu tình hình tệ hơn thì có thể gây sốt và nổi hạch.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọt

Một số nguyên nhân chính gây nổi mụn nước trong miệng bao gồm:

  • Cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt hoặc do cơ thể có tính hàn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm virus Herpes hoặc Zona.
  • Có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, mụn sẽ mọc ở nhiều vị trí hơn, không chỉ ở vòm miệng.
  • Áp tơ miệng hay viêm miệng áp tơ
  • Biểu hiện của bệnh sởi, thủy đậu…
  • Bé cắn phải mặt trong của môi.
Bé bị nổi mụn nước phải làm sao
Nổi mụn nước trong miệng khiến bé bị đau và quấy khóc nhiều

Cách điều trị bệnh nổi mụn nước trong miệng ở trẻ em một cách nhanh chóng

Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng nếu chỉ do cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường thì sẽ không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi gặp phải căn bệnh này, trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

1. Thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước ở miệng tại nhà

  • Khi phát hiện các tổn thương ở trong khoang miệng của trẻ, việc đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, cha mẹ nên rơ lưỡi cho con đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Giặt sạch sẽ quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và những vật dụng trẻ tiếp xúc thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
  • Cho trẻ bị nổi mụn nước trong miệng những loại thực phẩm ở dạng lỏng, có tính mát để không làm trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá mặn hoặc quá nóng vì sẽ làm con bị đau rát và các vết loét sẽ viêm nhiễm nhiều hơn, rất khó lành.

2. Đưa con tới bệnh viện để được thăm khám cẩn thận

Khi trẻ em bị nổi mụn nước trắng trong miệng, việc thực hiện những cách chăm sóc khoa học tại nhà là điều vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn. Bởi lẽ khi đưa con tới các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của con và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

Bé bị nổi mụn nước khắp người là bệnh lý rất phổ biến, gây đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Nếu tình trạng trẻ bị nổi mụn nước kéo dài quá lâu cha mẹ nên tìm ra đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp.

I – Nguyên nhân gây ra mụn nước ở trẻ em

Trẻ bị nổi mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chủ yếu là do:

– Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm da cho trẻ.

– Do virus: trẻ nổi mụn nước có thể là do một số virus như Herpes simplex virus, virus gây các bệnh thủy đậu, zona, herpes zoster,..

– Do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: Lông động vật, côn trùng, nhựa cây, thuốc, mỹ phẩm,…cũng có thể khiến trẻ bị mụn nước.

– Do bỏng từ nhiệt, hóa chất, cháy nắng,… làm trẻ bị mọc mụn nước.

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao
Hình ảnh mụn nước ở trẻ sơ sinh

( >> Xem thêm: Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ )

II – Triệu chứng khi trẻ bị nổi mụn nước

Biểu hiện chung của mụn nước là những nốt mụn mọc trên da chứa đầy dịch bên trong, có thể tiết dịch, rát đau, gây ngứa hoặc không tùy vào nguyên nhân gây mụn nước

Khi bé bị mụn nước là trên da bé xuất hiện những bọc mụn nhỏ, mọc riêng rẽ hoặc thành từng cụm. Bên trong nốt mụn là chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt, đôi khi có mủ và máu.

Vùng da xung quanh mụn nước thường thâm hoặc rộp đỏ lên. Mụn nước trên da trẻ rất dễ vỡ, khi vỡ ra sẽ khô dần, đóng vảy và bung ra.

Thông thường, mụn nước ở trẻ em thường biến mất sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn nếu có. Trẻ bị mụn nước thường có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc nóng rát xung quanh nốt mụn, gây đau cho trẻ.

Khi trẻ bị nổi mụn nước, đặc biệt ở trẻ sơ sinh thường quấy khóc, dễ nổi cáu và chán ăn. Mụn nước ở trẻ thường dễ lây lan và tái phát trở lại nếu cha mẹ không có cách phòng ngừa hiệu quả cho bé.

III – Trẻ nổi mụn nước ở đâu trên cơ thể?

Mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều  vị trí trên cơ thể như:

1. Trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Các chuyên gia y tế cho biết:

“Hiện tượng trẻ em bị nổi mụn nước ở chân có thể là dấu hiệu của Ngoài ra, mụn nước ở chân trẻ em xuất hiện chỉ đơn giản là do trẻ không đi dép và dẫm phải các loại côn trùng có nọc độc.”

2. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt 

Theo thống kê, có khoảng 20% ​​trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước sau khi sinh, sau đó nổi nhiều hơn vào các tuần tiếp theo. Trẻ bị nổi mụn nước ở mặt có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc có thể lâu hơn là vài tháng. 

Một số ít trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt lâu hơn, khoảng 6 tuần sau sinh và có thể kéo dài sau 2 tuổi. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị nhiều mụn trứng cá khi đến tuổi dậy thì.

3. Bé bị nổi mụn nước ở tay, chân 

Trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân có thể là triệu chứng của bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng, bệnh zona hoặc một số bệnh lý về da khác.

4. Bé bị nổi mụn nước ở lưỡi 

Khi bị mọc mụn nước ở lưỡi kèm theo các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, sức đề kháng kém thì rất dễ dẫn tới tình trạng vết loét lan rộng và ăn sâu tới niêm mạc miệng sau khi mụn nước bị vỡ ra. 

Hậu quả là do bị đau nên bé sẽ quấy khóc nhiều, bỏ ăn dẫn đến ốm yếu và sụt cân, nặng hơn có thể gây sốt và nổi hạch.

5. Bé bị nổi mụn nước ở lưng

Bé bị nổi mụn nước ở lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chàm – dị ứng; thủy đậu, rôm sảy…

6. Bé bị nổi mụn nước ở đầu

Đầu cũng là vị trí dễ bị nổi mụn nước cùng với lòng bàn chân, tay chân, mặt, miệng… Nguyên nhân có thể là do trẻ bị nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn; do dị ứng với thời tiết, bụi nhà, ánh sáng, phấn hoa, lông súc vật, thức ăn; bị các bệnh lý thủy đậu, tay chân miệng…

7. Bé bị nổi mụn nước ở đầu gối

Trường hợp trẻ bị nổi mụn nước ở đầu gối, các mẹ cần thật cẩn thận vì rất có thể bé đã bị viêm da dị ứng hoặc tay chân miệng. 

8. Trẻ bị nổi mụn nước ở mông 

Một số nguyên nhân có thể khiến bé bị nổi mụn nước ở mông như hăm tã, viêm da có mủ, mụn nhọt, tay chân miệng…

9. Trẻ bị nổi mụn nước ở miệng

Hiện tượng trẻ nổi mụn nước quanh miệng và trong miệng có thể xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nước dãi, nấm miệng, bệnh tay chân miệng, chốc lở, lở miệng, thủy đậu…

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao
Trẻ bị nổi mụn nước ở lưỡi

IV – Trẻ sơ sinh bị mụn nước có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước là triệu chứng rất hay gặp, khi những nốt mụn này không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Bé sơ sinh bị nổi mụn nước còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm vì vậy ba mẹ không nên chủ quan và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

V – Trẻ em bị nổi mụn nước là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều bệnh khiến trẻ em nổi mụn nước, tùy vào vị trí, tính chất mụn nước và các biểu hiện kèm theo:

1. Bệnh rôm sảy

Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy khiến da bé bị nổi mụn nước.

Rôm sảy thường xuất hiện ở vùng đầu, ngực, vai, cổ, lưng cũng như các nếp gấp, ngấn.

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao
Rôm sảy khiến bé nổi mụn nước

Biểu hiện là trên da trẻ xuất hiện các nốt sần nhỏ màu hồng, có mụn nước, đôi khi có mụn mủ trắng mọc xen kẽ. Các nốt rôm sảy mọc lấm tấm hoặc mọc thành từng đám dày đặc trên cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu.

( Xem chi tiết bệnh rôm sảy TẠI ĐÂY)

2. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra.

Biểu hiện là trẻ bị phát ban, trẻ bị nổi mụn nước trong miệng, ở một số bộ phận khác của cơ thể  lòng bàn tay hoặc chân bàn chân.

Đầu tiên là trẻ sơ sinh nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Trẻ sơ sinh bị mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. 

Tiếp theo, trẻ nổi mụn nước ở chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị.

3. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do Varicella – Zoster –  Virus (VZV) gây ra, là bệnh lành tính, chủ yếu gặp ở trẻ em và hiếm khi tái phát. Nguyên nhân gây chốc là tụ cầu vàng và/hoặc liên cầu.

Thủy đậu thường bắt đầu với sốt, đau đầu, mệt mỏi và trẻ em bị nổi mụn nước ở chân, tay, lưng, mặt… đến khắp người trẻ.

4. Bệnh Zona thần kinh

Sau khi trẻ bị thủy đậu, virus Varicella Zoster vẫn ẩn trong các tế bào thần kinh ở trạng thái ngủ yên.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh Zona thần kinh là các phát ban đỏ trên da gây đau và rát, sau đó biến chuyển thành một dải mụn nước ở một bên của cơ thể, thường ở trên mặt, cổ hoặc thân, trẻ nổi mụn nước khắp người.

5. Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là 1 dạng nhiễm trùng da rất dễ lây, thường xuất hiện trên mặt, đầu. Nguyên nhân gây chốc là tụ cầu vàng và/hoặc liên cầu.

Chốc bọng nước khởi phát với biểu hiện trẻ con lên mụn nước nhỏ, lớn dần thành bọng nước. Bọng nước nông, dễ vỡ, kích thước nhỏ hoặc lớn, chứa dịch vàng, trong, sau chuyển sang vàng đậm, vỡ trong 1 đến 3 ngày, để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo. Xung quanh bọng nước có thể có quầng đỏ hoặc không.

Thương tổn hay gặp ở mặt, thân mình, các chi, mông, sau đó lan ra các đầu xa do tự lây nhiễm. Khác với chốc không bọng nước, chốc bọng nước có thể có thương tổn ở niêm mạc má, ít lây hơn, hạch vùng không to.

6. Các loại viêm da

Một số loại viêm da khiến trẻ bị nổi mụn nước ở khắp người như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, bệnh chàm (Eczema).

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao

– Do bỏng lạnh khiến bé bị nốt phỏng nước

Trẻ bị bỏng lạnh khi tiếp tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc nhiệt độ lạnh trong 1 thời gian dài, có nhiều cấp độ bỏng từ nhẹ đến nặng.

7. Côn trùng cắn

Mỗi loại côn trùng cắn đều gây biểu hiện khác nhau trên da trẻ. Vết côn trùng cắn trên da trẻ thường gây đỏ, sưng tấy khiến trẻ có cảm giác ngứa dữ dội hoặc đau. Trong 1 số trường hợp bé bị nổi mụn nước ở tay chân, bóng nước hoặc các nốt dạng hạch.

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao
Côn trùng cắn khiến trẻ bị nổi mụn nước khắp người

Ngoài ra mụn nước ở trẻ em còn có nguyên nhân do: Bệnh lý bóng nước do di truyền, Bệnh lý bóng nước miễn dịch, Bệnh lý bóng nước do cơ học,…

( >> Xem thêm: Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ là gì? )

VI – Cách điều trị mụn nước ở trẻ em

Khi trẻ sơ sinh hay bé 5 tuổi bị nổi mụn nước, cha mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Nếu trẻ em bị nổi mụn nước khắp người có kích thước lớn, gây khó chịu cho bé cần có thời gian dài để chữa lành.

Cần xác định rõ nguyên nhân trẻ bị nổi mụn nước trên người do đâu, và vị trí trẻ nổi mụn nước ở chân tay, bé bị nổi mụn nước trong miệng, bé bị nổi mụn nước trên đầu hay bé bị nổi mụn nước toàn thân,.. để có cách điều trị cụ thể. Có thể cần được thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa và dùng thuốc phù hợp với tùy từng bệnh lý.

Đối với những trường hợp nổi mụn nước do rôm sảy, mẩn ngứa, bỏng, viêm da, côn trùng cắn nên tắm rửa vệ sinh cho bé hàng ngày, đảm bảo da bé luôn sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, cho bé ăn uống các thực phẩm thanh nhiệt.

Nếu bé bị nổi mụn nước mà nguyên nhân không phải do côn trùng cắn hay bị bỏng và trẻ có kèm theo các dấu hiệu như: sốt cao, mụn nước nổi ở diện rộng và có dấu hiệu ngày càng gia tăng thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.

Đồng thời có thể sử dụng một số sản phẩm kem bôi da khi bé bị mụn nước để làm sự phát triển của mụn nước gây khó chịu, ngứa ngáy, đau rát ở trẻ.

Kem bôi da Yoosun rau má là lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình trong trường hợp này. 

>> CLICK VIDEO để xem cách dùng <<

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da bé, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo giúp da bé luôn mát mềm.

Đặc biệt, kem Yoosun rau má được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính, dùng được cho mọi làn da từ trẻ sơ sinh. Sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành.

Do đó bé bị nổi mụn nước do rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, muỗi đốt, côn trùng cắn, bỏng da, cháy nắng,… Mẹ có thể bôi kem yoosun rau má cho bé 2-3 lần mỗi ngày để dịu da, nhanh lành vết thương.

Liên hệ tổng đài miễn cước:  1800 1125 để được dược sỹ tư vấn.

Bé bị nổi mụn nước phải làm sao