Bao nhiêu nước có phong tục ăn thịt chó

Có thể thông tin này sẽ khiến nhiều người bất ngờ nhưng ở Thụy Sĩ, một quốc gia châu Âu phát triển, thì người dân ở một số địa phương cũng ăn thịt chó. Tại những vùng nông thôn ở bang Appenzell và St. Gallen của Thụy Sĩ, thịt chó là món ăn truyền thống và phổ biến của nông dân, Fox News đưa tin.

[VIDEO] Cấm ăn thịt chó - Bạn nghĩ sao?

Tuy nhiên, Thụy Sĩ cũng cấp tuyệt đối việc mua bán thịt chó. Thịt chó thương mại là phạm pháp.

Trong khi đó, thịt chó là món ăn đã có từ rất lâu ở Trung Quốc. Thịt chó hiện vẫn được bán phổ biến ở nhiều ngôi chợ nước này.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), thịt chó thường được ăn vào những tháng mùa đông, nhất là thịt chó mực. Người dân nơi đây cho rằng chúng có thể giúp giữ ấm cơ thể.

Ở Nigeria, thịt chó là món ăn phổ biến. Người dân tại quốc gia Tây Phi này có một niềm tin rằng ăn thịt chó có thể giúp tăng cường sức khỏe tình dục, cải thiện hệ miễn dịch, thậm chí làm điều thần kỳ là giúp cơ thể chống lại bệnh Ebola. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vì nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, theo BBC News.

Trong khi đó, ở Bắc cực và Nam cực, chó thường được cư dân bản địa sử dụng để kéo xe. Nhưng khi thời tiết khắc nghiệt và nguồn cung cấp thịt thiếu thốn, họ sẽ dùng thịt chó làm thực phẩm.

Tại Đông Nam Á, người dân Indonesia cũng có thói quen ăn thịt chó. Người dân dùng thịt chó trong các sự kiện quan trong như đám cưới hay dịp nghỉ lễ. Một trong những món thịt chó phổ biến nhất là saksang. Đây là một món thịt hầm truyền thống của Indonesia, theo Daily Mail.

Một nước khác cũng rất nổi tiếng về các món thịt chó là Hàn Quốc. Mỗi năm người dân nước này tiêu thụ khoảng 2-2,5 triệu con chó. Trước đây, thịt chó là món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ nước này không còn xem thịt chó là món khoái khẩu như các thế hệ trước nữa, thậm chí còn coi đó là món cấm kỵ. Họ thích nuôi chó làm thú cưng hơn là ăn thịt, Fox News cho hay.

Ngoài ra, người dân ở Ấn Độ, Triều Tiên, Philippines, Đông Timor, Ghana và Burkina Faso cũng ăn thịt chó. Tại Uzbekistan, người dân không thường ăn thịt chó. Họ tin rằng thịt chó có thể chữa bệnh và chỉ dùng khi cần thiết, theo Newsweek.

Lợi và hại của thịt chó

Thịt chó có nhiều protein. Trong 100 g thịt chó thì có khoảng 19 g protein. Ngoài ra, trong thịt chó còn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như chất béo, vitamin A, B1, B2, B3, C cùng can xi, sắt, kali, natri và một số dưỡng chất khác, theo Daily Mail.

Một trong những mối nguy cơ lớn nhất liên quan đến việc giết và tiêu thụ thịt chó là lây lan bệnh dại cho người và động vật, trang One Green Planet trích dẫn cảnh báo của các chuyên gia sức khỏe.

Ăn thịt chó cũng có thể gây bệnh đường ruột, làm người ăn mắc vi khuẩn E.Coli hay Salmonella. Các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, sốt Địa Trung Hải, bệnh than và truyền nhiễm cấp tính Leptospirosis cũng có thể lây lan sang con người do ăn thịt chó mắc bệnh.

Thêm nữa, quá trình vận chuyển và giết mổ chó cũng khiến bệnh tả dễ lay lan, các chuyên gia cảnh báo.

Một nguy cơ khác nữa là nhiễm ký sinh trùng. Giun tròn Trichinella gây ra bệnh giun xoắn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khi ăn phải thịt chó bị nhiễm bệnh. Người mắc có thể bị viêm các mạch máu, làm xuất huyết ở gốc móng tay, móng chân, mắt và gây suy yếu cơ nghiêm trọng. Nếu không chữa trị, mắc giun tròn Trichinella có thể gây tử vong, theo One Green Planet.

Làn sóng phản đối

Bao nhiêu nước có phong tục ăn thịt chó

Các nhà hoạt động ở thành phố Seongnam, Hàn Quốc tự nhốt mình trong lồng để phản đối việc bắt nhốt và giết mổ chó lấy thịt ở nước này Ảnh: AFP

Làn sóng phản đối thịt chó đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Hàn Quốc, áp lực ngày càng gia tăng từ các nhà hoạt động. Họ kiên quyết phản đối việc giết và tiêu thụ thịt chó.

Các nhà chức trách Hàn Quốc cũng sử dụng điều khoản trong những quy định an toàn thực phẩm và luật bảo vệ động vật để kiểm soát hoạt động của các trang trại nuôi chó và nhà hàng bán thịt chó. Thậm chí, một số nhà lập pháp còn đệ trình điều luật mà nếu được thông qua sẽ cấm giết chó lấy thịt ở Hàn Quốc, Daily Mail đưa tin.

Tại Trung Quốc, với lễ hội thịt chó nổi tiếng diễn ra vào tháng 6 hằng năm ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ quốc tế. Tại lễ hội này, rất nhiều con chó bị giết để làm thịt.

Trong 2008, chính phủ Trung Quốc cũng từng có lệnh cấm bán thịt chó trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh, sự kiện thể thao mà nước này đón rất nhiều khách quốc tế mà phần lớn là phản cảm với thịt chó, theo Fox News.

TP - Thói quen ăn thịt chó và hành vi giết chó lấy thịt đang bị phản đối mạnh mẽ ngay cả ở các quốc gia có truyền thống ăn thịt loài động vật gần gũi với con người này.

Tháng 6 vừa qua, một tòa án ở Hàn Quốc đã phán quyết rằng giết chó ăn thịt là vi phạm pháp luật, một quyết định được xem là bước ngoặt mà theo các nhà bảo vệ động vật, có thể mở đường cho việc cấm ăn thịt chó tại nước này.

Thịt chó từ lâu là món ăn phổ biến ở Hàn Quốc, với khoảng 1 triệu con chó bị giết thịt mỗi năm. Nhưng mức độ tiêu thụ thịt chó tại quốc gia này đã giảm và chuyện ăn thịt chó là một thứ cấm kỵ đối với các thế hệ trẻ, trong khi các nhà bảo vệ động vật liên tục gây sức ép đối với những người còn lại.

Một tòa án ở thành phố Bucheon, trước đơn kiện của nhóm bảo vệ động vật Care chống lại một chủ một trại nuôi chó thịt, phán quyết rằng nhu cầu thịt chó không phải là lý do hợp pháp để giết chó.

Nhóm Care tố cáo người chủ trại (bị kết án và phải nột phạt 3 triệu won, tương đương 62 triệu đồng) tội giết động vật mà không có lý do chính đáng, vi phạm các quy định về xây dựng và vệ sinh thực phẩm. “Đây là phán quyết đầu tiên của tòa án rằng giết chó lấy thịt là bất hợp pháp và điều này có ý nghĩa rất đáng kể”, Kim Kyung-eun, luật sư của Care nói.

Tiền lệ này mở ra khả năng cấm hoàn toàn việc ăn thịt chó, bà Kim nói với Guardian.

Một nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ cầm quyền ở Hàn Quốc hồi tháng 6 vừa qua đã đề xuất một bộ luật cho phép cấm giết chó lấy thịt. Hiện có 17.000 trang trại chó ở Hàn Quốc và các chủ trại đã kêu gọi chính phủ hợp pháp hóa việc ăn thịt chó và cấp giấy phép giết mổ chó cho họ. Một cuộc khảo sát thực hiện năm 2017 cho biết 70% người Hàn Quốc không ăn thịt chó, nhưng chỉ 40% cho rằng nên cấm ăn thịt chó.

Tổ chức Care nói họ sẽ tìm tới các trại chó và lò mổ khắp đất nước để thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ để tố cáo chủ của chúng với chính quyền. “Ngành “công nghiệp thịt chó” sẽ phải đối mặt với sức nóng lớn hơn nữa sau phán quyền của tòa Bucheon”, lãnh đạo Care là Park So-youn nói.

Trong lúc đó, cho dù có rất nhiều ý kiến phản đối, lễ hội thịt chó đầy tai tiếng ở Ngọc Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc) vẫn diễn ra. SCMP nói trong 10 ngày diễn ra lễ hội, 11.000-15.000 con chó, đôi khi có cả mèo, bị giết thịt.

Trong mắt các nhà bảo vệ động vật, Trung Quốc là một điểm đến tai tiếng với lễ hội thịt chó Ngọc Lâm. Ở nước này, chỉ tính riêng Đại lục, khoảng 10 triệu con chó và 4 triệu con mèo bị giết thịt mỗi năm.

Mặc dù vậy, ngày càng nhiều người Trung Quốc, nhất là giới trẻ, thay đổi thái độ đối với truyền thống ăn thịt chó. Người trẻ Trung Quốc nay nói nhiều về chuyện chăm sóc chó hơn là giết chúng.

Theo một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, số liệu năm 2014 cho thấy 7% gia đình ở Đại lục (30 triệu người) nuôi chó.

Kể từ năm 2017, đã có dấu hiệu cho thấy chính quyền địa phương ở Quảng Tây muốn chấm dứt lễ hội Ngọc Lâm. Đầu tháng 5/2017, các lái buôn chó ở đây được cán bộ “khuyên” ngừng bán thịt chó trong thời gian diễn ra lễ hội (từ xa xưa, người đi hội Ngọc Lâm đã hình thành “truyền thống” ăn thịt chó và quả vải, với niềm tin rằng hai thứ đó giúp xua đi cái nóng của mùa hè, theo kiểu “dĩ độc trị độc”). Và năm đó, các chủ cửa hàng buộc phải đóng cửa, chỉ những người bán thịt chó rong còn “cưỡng lệnh”. Chính quyền Quảng Tây nói lễ hội Ngọc Lâm là một truyền thống của dân địa phương, chính quyền không khuyến khích tập tục này.

Và đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối lễ hội Ngọc Lâm ở Trung Quốc. Những người biểu tình đa số là giới trẻ ở thành phố, được học hành đầy đủ.

Bao nhiêu nước có phong tục ăn thịt chó

14/09/2018

Việc ăn thịt chó được coi là một khoảng mờ trong luật pháp Hàn Quốc. Mặc dù chưa có luật cấm cụ thể, giới chức trong vài năm trở lại đây đã viện dẫn những quy định về vệ sinh hay bảo vệ động vật để cấm các phương pháp giết mổ “tàn bạo”, hạn chế hoạt động của các trang trại nuôi chó thịt và các nhà hàng thịt chó trước các sự kiện quốc tế, ví dụ như Olympic Pyeongchang vừa rồi.