Báo cáo đánh giá rủi rp năm 2024

Rủi ro là một phần không thể tránh khỏi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, với những công cụ đúng, bạn có thể quản lý và giảm thiểu những rủi ro này một cách hiệu quả. Mẫu Đánh giá rủi ro của chúng tôi cung cấp cái nhìn toàn diện về các rủi ro tiềm năng, khả năng xảy ra, tác động, mức độ nghiêm trọng, các biện pháp kiểm soát hiện tại, các biện pháp giảm thiểu thêm, các bên chịu trách nhiệm và ngày giải quyết mục tiêu. Mẫu này cho phép bạn xác định, đánh giá và ưu tiên rủi ro, giúp bạn phát triển các chiến lược để quản lý chúng.

Mẫu Đánh giá rủi ro dành cho ai?

Mẫu này là một yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ tổ chức nào, bất kể kích thước hay ngành công nghiệp. Nó đặc biệt có lợi cho:

- Chủ Kinh doanh: Họ có thể sử dụng mẫu này để xác định các rủi ro tiềm năng và phát triển các chiến lược để giảm thiểu chúng, đảm bảo hoạt động ổn định của doanh nghiệp của họ.

- Quản lý Rủi ro: Mẫu này có thể giúp họ xác định, đánh giá và ưu tiên rủi ro một cách hệ thống, làm cho công việc của họ dễ dàng và hiệu quả hơn.

- Quản lý Dự án: Họ có thể sử dụng mẫu này để dự đoán các rủi ro tiềm năng trong dự án của họ và phát triển các gói dịch vụ dự phòng.

- Các sĩ quan Tuân thủ: Mẫu này có thể hỗ trợ họ trong việc đảm bảo rằng tổ chức đang tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn quy định.

- Các sĩ quan Sức khỏe và An toàn: Họ có thể sử dụng mẫu này để xác định các rủi ro sức khỏe và an toàn tiềm năng và phát triển các biện pháp để ngăn ngừa tai nạn và thương tích.

Vì sao cần sử dụng mẫu Đánh giá rủi ro?

Sử dụng Mẫu Đánh giá rủi ro của chúng tôi có thể mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức của bạn:

- Tổng quan Rủi ro Toàn diện: Mẫu này cung cấp cái nhìn chi tiết về mỗi rủi ro, bao gồm mô tả, danh mục, khả năng xảy ra, tác động, mức độ nghiêm trọng, các biện pháp kiểm soát hiện tại, các biện pháp giảm thiểu thêm, bên chịu trách nhiệm và ngày giải quyết mục tiêu.

- Cải thiện Quyết định: Bằng cách cung cấp cái nhìn toàn diện về rủi ro, mẫu này có thể giúp bạn đưa ra quyết định thông thái về quản lý rủi ro.

- Tăng cường Quản lý Rủi ro: Mẫu này có thể hỗ trợ bạn trong việc phát triển các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, giúp bạn giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn các vấn đề tiềm năng.

- Tăng hiệu suất: Bằng cách tổ chức tất cả thông tin liên quan đến rủi ro trong một nơi, mẫu này có thể tiết kiệm thời gian và công sức của bạn trong việc quản lý rủi ro.

- Tuân thủ Quy định: Mẫu này có thể giúp bạn tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn quy định liên quan đến quản lý rủi ro.

Bắt đầu với mẫu Đánh giá rủi ro.

Theo các bước sau đây để bắt đầu với các mẫu Lark:

1. Nhấp vào 'Sử dụng mẫu này' ở góc trên bên phải để đăng ký Lark

2. Sau khi đăng ký Lark, bạn sẽ được chuyển hướng đến Đánh giá rủi ro trên Lark Base. Nhấp vào 'Sử dụng Mẫu này' ở góc trên bên phải của Lark Base để sao chép một phiên bản của Đánh giá rủi ro vào Không gian Wiki của bạn.

Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được xác định theo những phương pháp luận nào? Có bao nhiêu biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro xảy ra trong hoạt động dầu khí? - Câu hỏi của anh Huy (Hà Nội)

Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được xác định theo những phương pháp luận nào?

Báo cáo đánh giá rủi rp năm 2024

Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được xác định theo những phương pháp luận nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 13 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định như sau:

Phương pháp luận đánh giá rủi ro
1. Đánh giá rủi ro định tính
2. Đánh giá rủi ro định lượng

Theo đó, có 02 phương pháp luận đánh giá rủi ro và được xác đinh cụ thể như sau:

(1) Đánh giá rủi ro định tính

- Xây dựng ma trận rủi ro để phân tích, đánh giá mức rủi ro cho các mối nguy được nhận diện. Căn cứ vào chính sách, mục tiêu an toàn và đặc thù hoạt động dầu khí, hai chiều của ma trận có nhiều mức, không nhỏ hơn 3.

Chi tiết tham khảo theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BCT.

- Kết quả đánh giá rủi ro định tính được trình bày dạng bảng phân loại mức rủi ro, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, mức rủi ro ban đầu, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và mức rủi ro còn lại sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Mức rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.

- Mẫu bảng phân loại mức rủi ro theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BCT.

(2) Đánh giá rủi ro định lượng

- Yêu cầu của đánh giá rủi ro định lượng

+ Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11: 2012/BCT.

+ Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.

+ Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT.

- Rà soát, lựa chọn các mối nguy để đánh giá rủi ro định lượng

- Phân tích tần suất

+ Xác định dữ liệu tần suất gốc từng mối nguy: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;

+ Kết quả tính toán tần suất cho từng mối nguy đã lựa chọn.

- Mô hình hậu quả

+ Các dạng thức mô hình hậu quả được phân tích và các thông tin đầu vào liên quan.

+ Kết quả mô hình hóa hậu quả được trình bày dạng bảng và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ của từng mối nguy.

- Tính toán mức rủi ro

- Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm:

+ Rủi ro cá nhân: Thể hiện qua mức rủi ro cá nhân hàng năm (IRPA).

+ Rủi ro theo nhóm: Thể hiện qua đại lượng khả năng tổn thất sinh mạng.

+ Tính toán mức rủi ro cá nhân cao nhất và mức rủi ro cá nhân trung bình.

+ So sánh mức rủi ro tính toán được với mức rủi ro được chấp nhận theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT.

Mức rủi ro được chấp nhận trong hoạt động dầu khí là gì?

Theo Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định như sau:

Mức rủi ro được chấp nhận
1. Mức rủi ro được chấp nhận xác định trước khi tiến hành phân tích rủi ro, là cơ sở cho quá trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro.
2. Mức rủi ro được chấp nhận cho đánh giá định lượng rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện QCVN 11:2012/BCT
3. Mức rủi ro được chấp nhận (riêng) của tổ chức, cá nhân có thể được phép áp dụng với điều kiện mức rủi ro không được lớn hơn mức rủi ro được quy định tại QCVN 11:2012/BCT.

Theo đó, mức rủi ro được chấp nhận trong hoạt động dầu khí được xác định trước khi tiến hành phân tích rủi ro, là cơ sở cho quá trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro.

- Mức rủi ro được chấp nhận cho đánh giá định lượng rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11 : 2012/BCT về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện ban hành kèm theo Thông tư 50/2012/TT-BCT quy định như sau:

Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu, khí
Các hoạt động dầu khí phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
1. Hoạt động thăm dò, khai thác, tồn chứa, xử lý dầu, khí ngoài khơi;
2. Hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí ngoài khơi bằng đường ống;
3. Hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý dầu, khí trên đất liền
a) Hoạt động lọc hóa dầu, xử lý và chế biến dầu, khí;
b) Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa, chiết nạp, pha chế dầu, khí và sản phẩm dầu, khí tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa;
c) Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, thu dọn các công trình dầu khí;
d) Hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí trên đất liền bằng đường ống.
4. Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí và sản phẩm dầu, khí tại các kho, cảng xuất nhập
a) Kho chứa khí dầu mỏ và các sản phẩm khí dầu mỏ hoá lỏng: Kho định áp và kho lạnh;
b) Cảng xuất, nhập cấp 1: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc nhỏ hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay, condensate) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT;
c) Cảng xuất, nhập cấp 2: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay, condensate) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 50.000 DWT;
d) Cảng xuất, nhập cấp 3: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 37,80C (dầu hoả, diesel, madut, dầu nhờn) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT.
5. Hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều này.

- Mức rủi ro được chấp nhận (riêng) của tổ chức, cá nhân có thể được phép áp dụng với điều kiện mức rủi ro không được lớn hơn mức rủi ro được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11: 2012/BCT.

Tại sao cần phải đánh giá rủi ro?

Đánh giá rủi ro là kiểm tra cẩn thận những điều gì có thể gây hại cho người lao động tại nơi làm việc. Nó giúp chúng ta xem xét liệu đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa hay chưa. Liệu chúng ta cần bổ sung các biện pháp phòng ngừa để tránh tổn hại đến người dân.

Rủi ro có sai sót trọng yêu là gì?

- Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính là những rủi ro có ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính và có ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫn liệu.

Rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả gì?

Rủi ro thuần túy là loại rủi ro không có chủ đích, nhưng gây ra hậu quả thiệt hại với chúng ta, đồng thời không có mục đích sinh lời. Rủi ro thuần túy bao gồm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cháy nhà hoặc mất trộm tài sản. Khác với rủi ro thuần túy là rủi ro đầu cơ.

Các thử nghiệm cơ bản là gì?

Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm (i) thủ tục phân tích cơ bản; (ii) kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch và sự kiện, số dư và thông tin thuyết minh).