Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào

Trước khi gói bánh a quát , đàn ông, trai tráng trong bản cầm rựa lên rừng chặt về những tấm lá đót tươi. Lá đót không được già, vì lá quá già thì dễ rách mà lá non quá thì không tạo khuôn được. Khi gói, lá đót được quấn tạo hình chóp nón. Sau đó, lật ngược hình chóp nón đó và bốc nếp bỏ vào cho đầy vun. Hai chiếc bánh a quát được bó thành một cặp, bánh lớn hơn tượng trưng cho người con trai và chiếc bánh nhỏ tượng trưng cho người con gái. Sau khi được buộc thành từng cặp, người ta đem ngâm bánh trong nước lã từ 3 - 5 giờ liền, rồi mới đem luộc từ 2 - 3 giờ, bánh sẽ mềm, dẻo, mau chín.

Đối với người Tà Ôi, bao đời nay, bánh a quát là một loại đặc sản ẩm thực truyền thống được chế biến từ nếp, tương tự như loại bánh chưng, bánh tét ở miền xuôi. Điểm khác biệt là bánh a quát nhỏ bé, khi xếp bên cạnh bánh tét hay bánh chưng, nhỏ hơn cả chiếc bánh ú. Bánh a quát cũng không có nhân đậu xanh, thịt mỡ, chỉ hoàn toàn nguyên chất là nếp. Bánh thơm ngon là do sử dụng loại nếp đặc biệt nhất - “nếp than”. Với người dân tộc Tà Ôi, nếp than tên gọi là cu char, là loại nếp quý nhất chỉ dùng trong các lễ hội quan trọng. Nó là nguyên liệu duy nhất tạo nên thứ bánh a quát đặc trưng này.

Hạt nếp cu char khi xay giã ra có màu đen, độ dẻo rất dính, hương thơm dịu ngọt. Người già bảo ban con cháu phải trân quý nếp cu char, vì nó là hạt ngọc của Jàng. Trong quá trình giã nếp, những người phụ nữ cố gắng giã thật đều và nhẹ tay để hạt nếp không bị vỡ vụn, sau đó họ còn sàng sảy tỉ mỉ để chọn lại.

Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào
Bánh a quát được sử dụng nguyên liệu chính là loại nếp than hảo hạng (Ảnh TL)

Khi bày mâm cỗ, những chiếc bánh a quát được sắp xếp ở vị trí trung tâm. Trong các dịp bản làng hay gia đình tổ chức nghi lễ quan trọng như lễ mừng lúa mới, cúng giỗ tổ tiên, quy tập mồ mả, tạ ơn trời đất hoặc lễ cưới xin. Những chiếc bánh a quát đẹp mắt, thơm ngon được cô dâu đem theo khi về nhà chồng để thể hiện tài nội trợ đảm đang. Người mẹ khi tới thăm gia đình con gái đã đi lấy chồng, cũng không quên đem cho những chiếc bánh này.

Ngày nay, bánh a quát đã trở thành một sản phẩm ẩm thực du lịch đặc trưng để gia chủ các Homestay đãi khách khi đến tham huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên- Huế).

Nghe đến cái tên bánh sừng trâu, có lẽ không ít người sẽ hình dung ra ngay trong đầu hình ảnh của một loại bánh Pháp được làm từ bột mì rồi nướng lên. Thế nhưng nếu bạn đã một lần đặt chân tới xứ sở sương mù vào dịp tết đến xuân về thì chắc chắn sẽ còn biết đến bánh sừng trâu Sapa. Nó hoàn toàn khác so với tất cả những gì chúng ta thường tưởng tượng đấy!

Đôi nét về bánh sừng trâu Sapa

Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào

Bánh sừng trâu hay còn gọi là bánh cuốt là một đặc sản của người dân tộc Cơ Tu. Họ có truyền thống làm bánh sừng trâu vào những ngày lễ quan trọng và đặc biệt là Tết nguyên đán. Vậy nên có thể nói rằng đây chính là món ăn gắn liền, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của bà con Cơ Tu.

Nguồn gốc của cái tên bánh sừng trâu là xuất phát từ hình dạng của chiếc bánh. Nó thuôn dài và hơi cong giống như một chiếc sừng trâu – một con vật gần gũi với đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Bánh sừng trâu Sapa có gì đặc biệt?

Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào

Đã là người Cơ Tu thì ai ai cũng phải biết cách làm món bánh sừng trâu. Cứ như thế mà món đặc sản này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại cho tới tận ngày nay. Nét độc đáo của món bánh này chính là trong công đoạn làm thì người ta không ngâm nếp trước khi gói cũng như không cho nhân. Tuy cách nấu đơn giản và nguyên liệu bánh chỉ có nếp thơm, nếp than nhưng món ăn này vẫn trở thành thức ngon không thể cưỡng lại!

Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào

Người phụ nữ Cơ Tu thường được các trưởng bối dạy cách làm bánh sừng trâu từ rất sớm. Lá gói bánh có thể là lá chuối, lá dong thế nhưng phổ biến nhất để cho ra hương vị ngon đúng điệu thì phải dùng lá đót. Vậy nên cũng có nơi gọi là bánh đót.

Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào

Công đoạn gói bánh cần đến sự tỉ mẩn, khéo léo. Quan trọng nhất là phải làm sao gói ra được chiếc bánh có chiều dài khoảng 12 – 15cm, ở giữa hơi phình ra còn hai đầu thì hơi nhọn để tổng thể nhìn nó cong cong như chiếc sừng trâu. Hai chiếc sẽ được buộc lại với nhau thành một cặp bánh. Gói xong người Cơ Tu sẽ đem bánh đi ngâm nước rồi sau đó mới luộc.

Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món bánh sừng trâu

Bánh sừng trâu làm món bánh của đân tọc nào

Bánh sau khi nấu xong tỏa ra một mùi dân dã, quyến rũ của núi rừng Tây Bắc hòa quyện trong hương nếp thơm. Dường như khi gặp nếp, lá đót sẽ tiết ra một chất men nhựa khiến cho chiếc bánh sừng trâu dù chỉ được làm từ nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang một hương vị thơm ngon đặc biệt không thể trộn lẫn! Hương vị này chỉ nếm thử mới có thể cảm nhận!

Bánh sừng trâu có thể giữ được trong vài ngày mà không bị hỏng. Nếu khi bánh nguội và cứng lại thì có thể nướng sơ qua trên bếp lửa để nó trở nên dẻo ngon hơn!

Phần kết lại

Theo truyền thống của người Cơ Tu thì bánh sừng trâu chỉ được làm vào các ngày lễ quan trọng hay ngày tết như một lễ vật mang tính tâm linh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của du lịch thì loại bánh này đã trở thành một đặc sản phổ biến rộng rãi để du khách có thể mua về làm quà cũng như thưởng thức.