Bảng so sánh báo giá mua hàng năm 2024

Những thông tin cần có trong báo giá gửi đến khách hàng là gì? Làm thế nào để báo giá đến khách hàng chuyên nghiệp nhất? Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ chia sẻ với bạn 3 cách báo giá cho khách hàng phổ biến nhất hiện nay bao gồm: báo giá qua inbox, báo giá trực tiếp, báo giá qua email. Tìm hiểu ngay!

Mục lục

1. Những mẹo báo giá giúp chốt sale ngay lập tức

Không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin về giá của sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng, khi báo giá cho khách hàng, người báo giá cần phải khéo léo vừa truyền tải những thông tin về giá cùng những thông tin khác để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Bảng so sánh báo giá mua hàng năm 2024
Những mẹo báo giá giúp chốt sale ngay lập tức

Bạn đọc áp dụng ngay những mẹo báo giá giúp chốt sales nhanh chóng sau:

  • Tạo ưu đãi giới hạn: Bạn có thể đặt giới hạn về thời gian nhận ưu đãi hoặc giới hạn về số lượng khách hàng được nhận ưu đãi. Khách hàng sẽ nhận được nhiều giá trị hơn khi mua hàng tại thời điểm bạn báo giá. Từ đó thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng hơn. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể đưa ra các mức giá ưu đãi với hạn mức thời gian như chương trình chỉ áp dụng từ ngày… đến ngày…
  • Cung cấp giá trị gia tăng: Bên cạnh cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về giá của sản phẩm/ dịch vụ, người báo giá cần cho khách hàng thấy được những giá trị/ lợi ích từ sản phẩm. Hãy thể hiện những điểm khác biệt, điểm nổi bật trong sản phẩm của bạn mà đối thủ cạnh tranh không có.
  • Tạo sự khan hiếm: Trong thông tin báo giá nên đề cập đến số lượng sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp bạn có thể cung cấp đến khách hàng. Số lượng sản phẩm/ dịch vụ này nên đặt trong một giới hạn nhất định để tạo sự khan hiếm. Khách hàng sẽ có cảm giác phải mua sản phẩm/ dịch vụ đó ngay nếu không sẽ hết hàng.Ví dụ: Số lượng có hạn, chỉ còn XX sản phẩm.
  • Tạo các gói giá trị: Đối với một số sản phẩm/ dịch vụ có thể báo giá theo các gói giá trị với các mức giá khác nhau. Mức giá cho khách hàng nên đặt theo theo 3 mức độ là cao, trung bình và thấp. Khách hàng có thể so sánh và lựa chọn các gói sản phẩm theo nhu cầu và ngân sách của mình.
  • Tạo tính cạnh tranh: Hiểu rõ đối thủ và thị trường để đưa ra mức giá cạnh tranh và hấp dẫn với khách hàng.
  • Tăng tính thú vị: Trong quá trình báo giá, người báo giá phải truyền tải cảm xúc đến khách hàng. Các yếu tố bất ngờ, tạo sự thú vị và độc đáo sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với khách hàng nhanh chóng.
  • Tạo lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng: Trong mọi báo giá phải có lời kêu gọi hành động (CTA) để khích lệ hành động của khách hàng ngay lập tức. Ví dụ như: “Mua ngay,” “Đặt hàng ngay,” hoặc “Liên hệ ngay.”
  • Tăng tính cá nhân hóa: Căn cứ vào từng đặc điểm và nhu cầu của khách hàng, bạn cần có những cách báo giá phù hợp. Tuyệt đối không thực hiện “copy paste” báo giá cho khách hàng nếu không bạn sẽ nhanh chóng bị “mất điểm” trong mắt khách hàng.

\>> Xem thêm: 8+ chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất – X2 tỷ lệ chuyển đổi

Tùy vào cách tiếp cận khách hàng sẽ có các cách báo giá khác nhau. Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ chia sẻ với bạn 3 cách báo giá cho khách hàng thông dụng nhất kèm mẫu chi tiết. Theo dõi ngay!

Bảng so sánh báo giá mua hàng năm 2024
3 Cách báo giá cho khách hàng chuyên nghiệp

2.1. Cách báo giá cho khách hàng qua inbox, tin nhắn

Trong những năm gần đây, xu hướng mua sắm online của người tiêu dùng tăng cao mạnh mẽ, việc báo giá qua inbox và tin nhắn đã trở thành hình thức báo giá quen thuộc với tất cả các doanh nghiệp. Thông qua hệ thống nhắn tin trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại, sms,… người bán và người mua có thể trao đổi với nhau nhanh chóng.

Khi báo giá với khách hàng qua inbox, tin nhắn thì bạn cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Lời chào
  • Lời cảm ơn
  • Thông tin về sản phẩm
  • Tên sản phẩm + Giá sản phẩm
  • Chương trình ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt
  • Lời kêu gọi và hỗ trợ

Mẫu báo giá cho khách hàng quan inbox, tin nhắn:

Chào [Tên khách hàng],

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi. Dưới đây là thông tin báo giá cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn quan tâm:

[Tên sản phẩm/dịch vụ]: [Giá tiền]

[Liệt kê các tính năng/chương trình khuyến mãi đặc biệt (nếu có)]

Hãy để chúng tôi biết nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

2.2. Cách báo giá trực tiếp cho khách hàng

Cách bán hàng, báo giá trực tiếp cho khách hàng thường được thực hiện dưới 2 dạng là báo giá qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Khi đó, khách hàng và người bán có thể tương tác và trao đổi thông tin nhanh chóng. Người bán có thể truyền tải thông tin và cảm xúc khi báo giá dễ dàng thông qua giọng nói, thái độ và lời nói. Cụ thể như sau:

Lời nói:

  • Lời nói rõ ràng, chính xác và không gây hiểu lầm. Người bán nên nói một cách rõ ràng, không ấp úng, và biết câu trả lời các câu hỏi một cách dứt khoát.
  • Truyền đạt thông tin báo giá một cách dễ hiểu và chi tiết.
  • Lời nói tự tin và chuyên nghiệp tạo dựng lòng tin cho khách hàng.
  • Tốc độ nói vừa phải để khách hàng có thể theo dõi được thông tin.

Giọng nói:

  • Giọng nói lịch sự và dễ nghe tạo cảm giác thoải mái và chuyên nghiệp.
  • Giọng nói truyền cảm và hấp dẫn.

Thái độ:

  • Người bán nên thể hiện thái độ nhiệt tình và thân thiện, tạo cảm giác chào đón và thoải mái cho khách hàng.
  • Thái độ tôn trọng và lắng nghe khách hàng.
  • Thái độ tích cực và lạc quan giúp truyền tải tinh thần tích cực và sự tự tin trong sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang báo giá.

Mẫu báo giá trực tiếp cho khách hàng:

Giá của sản phẩm X có giá là [giá gốc] đồng ạ. Tuy nhiên, nếu anh chị mua sản phẩm X trong ngày hôm nay sẽ được [chương trình khuyến mãi – giảm giá]. Cùng với đó là phần quà trị giá [tổng số tiền phần quà] đồng bao gồm: [ các phần quà] + [trị giá của từng phần quà].

Với ưu đãi lớn trong ngày hôm nay, anh chị chỉ cần mua sản phẩm X với giá chỉ còn [giá sản phẩm khi đã trừ đi các khoản giảm giá và ưu đãi].

Dòng máy này hiện đang là sản phẩm bán chạy nhất của cửa hàng. Với tính năng…, sản phẩm có thể….

Em thấy sản phẩm này khá phù hợp với [tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng].

– Nếu khách đồng ý thì tiến hành chuyển qua giai đoạn thanh toán. Ví dụ: Ngoài ra, sản phẩm X cửa hàng còn đang có chương trình thanh toán [nêu các hình thức thanh toán như trả góp, trả toàn bộ,…]. Không biết anh chị muốn thanh toán bằng hình thức nào ạ? Em làm các thủ tục sớm cho mình ạ.

– Nếu khách hàng không đồng ý thì tiếp tục tư vấn thêm về lợi ích, giá trị khách hàng nhận được khi mua sản phẩm X hoặc tư vấn sản phẩm phù hợp khác. Ví dụ: Anh chị còn quan tâm về sản phẩm nào khác không ạ? Em hỗ trợ anh chị thêm ạ! Hiện nay, các dòng máy…

\>> Xem thêm: Các hình thức chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả

2.3. Cách báo giá cho khách hàng doanh nghiệp qua email

Báo giá cho khách hàng qua email đòi hỏi cao tính chuyên nghiệp. Thông thường, báo giá qua email thường áp dụng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoặc sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao. Trong email báo giá, bạn cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thư tín thương mại. Những nội dung cần có trong email báo giá cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm:

Hạng mục Nội dung chi tiết Tiêu đề email Tên báo giá + Sản phẩm + Tên công ty Lời giới thiệu Kính gửi Ông/Bà [Tên khách hàng], Tôi là [Tên của bạn] đại diện cho Công ty [Tên công ty] Nhu cầu của khách hàng Tóm tắt nhu cầu của khách hàng và mục tiêu của email Thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ Mô tả các tính năng, lợi ích và giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng Thông tin về giá thành sản phẩm Nêu chính xác giá thành của sản phẩm Chương trình ưu đãi – giảm giá Thông tin về chương trình ưu đãi – giảm giá (nếu có) Chính sách bảo hành và hỗ trợ sau bán Các chính sách bảo hành và hỗ trợ sau bán Hiệu lực của báo giá Thời gian có hiệu lực của các thông tin về giá, chương trình ưu đãi nêu trên. Lời cảm ơn + Lời kêu gọi hành động CTA Cảm ơn khách hàng đã quan tâm và kêu gọi họ hành động như liên lạc, mua hàng,… Chữ ký và thông tin liên hệ Chữ ký, chức vụ, và thông tin liên hệ như số điện thoại, địa chỉ email, và địa chỉ văn phòng.

Mẫu báo giá cho khách hàng doanh nghiệp qua email

BÁO GIÁ DỊCH VỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – CÔNG TY XYZ

Kính gửi Ông/Bà [Tên khách hàng],

Tôi là Nguyễn Thanh Trang, đại diện cho Công ty XYZ. Xin cảm ơn Ông/Bà đã quan tâm đến dịch vụ phân tích tài chính của chúng tôi.

Chúng tôi rất vui được giới thiệu đến Ông/Bà dịch vụ phân tích tài chính chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhằm hỗ trợ công ty Ông/Bà đưa ra các quyết định tài chính chiến lược và hiệu quả.

Dưới đây là thông tin chi tiết về dịch vụ phân tích tài chính của chúng tôi:

  1. Dịch vụ phân tích tài chính:
  2. Tổng quan về phân tích tài chính
  3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất sinh lời đầu tư
  4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tài chính
  5. Phân tích biến động vốn
  6. Dự báo và đánh giá rủi ro tài chính
  7. Bảng giá dịch vụ:

Dưới đây là bảng giá các gói dịch vụ phân tích tài chính của chúng tôi:

Gói dịch vụ Chi phíGói Cơ bản $1,500 Gói Nâng cao $2,500 Gói Tiêu chuẩn $3,800 Gói Tùy chỉnh Theo yêu cầu

Hiện tại, chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho các khách hàng mới. Nếu Ông/Bà đăng ký sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong vòng 30 ngày tới, chúng tôi sẽ giảm 10% chi phí cho gói dịch vụ đầu tiên.

Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ phân tích tài chính chất lượng cao và chuyên nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ sau bán hàng, chúng tôi sẽ luôn sẵn lòng hỗ trợ Ông/Bà.

Bảng giá dịch vụ trên có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi email này. Nếu Ông/Bà muốn biết thêm thông tin hoặc muốn bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (0123-456-789) hoặc địa chỉ email ([email protected]).

Rất mong nhận được sự hồi đáp từ phía Ông/Bà và hy vọng có cơ hội được hợp tác.

Trân trọng,

Nguyễn Thanh Trang

Công ty XYZ

Địa chỉ: Số 25 Lê Đức Hợi – Thanh Xuân – Hà Nội

Số điện thoại: 0123-456-789

Email: [email protected]

3. 4 Lưu ý khi báo giá cho khách hàng NVKD cần nắm rõ

Khi báo giá cho khách hàng, nhân viên kinh doanh (NVKD) cần nắm rõ các lưu ý và chú ý đến những yếu tố quan trọng sau:

Bảng so sánh báo giá mua hàng năm 2024
4 Lưu ý khi báo giá cho khách hàng NVKD cần nắm rõ Yếu tố Chi tiếtNội dung báo giá – Báo giá cần cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về giá cả, sản phẩm/dịch vụ và các điều kiện kèm theo.

– Báo giá chứa đựng thông tin hữu ích về lợi ích và giá trị mà sản phẩm/dịch vụ.

– Trình bày báo cáo chuyên nghiệp, dễ hiểu và hấp dẫn.

Hình thức thức báo giá – Không sử dụng một mẫu báo giá với tất cả khách hàng.

– Cần báo giá theo đặc điểm và nhu cầu của khách hàng.

– Sử dụng nhiều hình thức báo giá (email, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại, trực tiếp) để tăng tiếp cận.

Thời gian gửi báo giá – Gửi báo giá nhanh chóng nhất có thể, tránh làm “nguội” nhu cầu của khách hàng.

– Nếu việc làm báo giá phức tạp và mất nhiều thời gian cần phải thông báo về thời gian báo giá đến khách hàng.

Các yếu tố liên quan khác – Đưa ra mức báo giá hợp lý và cạnh tranh trên thị trường.

– Ghi rõ các điều kiện và chính sách bảo hành, hậu mãi, đổi trả sản phẩm (nếu có) để khách hàng hiểu rõ về các quy định và cam kết của bạn.

– Báo giá có thể đi kèm với các ưu đãi, khuyến mãi hoặc dịch vụ bổ sung để tăng giá trị cho khách hàng và thúc đẩy quyết định mua hàng.

– Báo giá phản ánh đúng khả năng và khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Đừng hứa hẹn những gì không thể thực hiện.

Trên đây là 3 cách báo giá cho khách hàng chuyên nghiệp nhất giúp nhân viên kinh doanh chốt Sales nhanh chóng. Bạn hãy áp dụng ngay vào hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng nhé! Chúc bạn thành công!