Bài thơ cuối cùng trong tập nhật kí trong tù năm 2024

Nguyên tác Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký, 1942= 1943) hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng. Lâu nay trong một số bài viết, có người cho rằng Nhật ký trong tù có 133 bài, có người viết 134. Vậy 133 hay 134?

Bài thơ cuối cùng trong tập nhật kí trong tù năm 2024
Phóng toBản Nhật ký trong tù của NXB Chính trị - quốc gia

Nguyên tác Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký, 1942= 1943) hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng. Lâu nay trong một số bài viết, có người cho rằng Nhật ký trong tù có 133 bài, có người viết 134. Vậy 133 hay 134?

Theo bà Nguyễn thị Minh Hương, Ban biên tập thông tin tư liệu Bảo tàng Hồ chí Minh, cuốn Nhật ký trong tù do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2003 là cuốn chính xác nhất, lần đầu tiên giới thiệu toàn bộ tác phẩm, giúp độc giả có cơ sở để đối chiếu so sánh với nguyên tác.

Theo cuốn sách này, trong bản gốc bút tích Ngục trung nhật ký, Bác không đách số thứ tự và không đặt tên bài cho bốn câu "đề từ" (Thân thể ở trong lao /Tinh thần ở ngoài lao /Muốn nên sự nghiệp lớn /Tinh thần càng phải cao - Nam Trân dịch) ghi ngoài bìa cùng hai cánh tay bị xiềng xích giơ lên. Bác đánh số thứ tự bắt đầu từ bài số 1 là bài Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký) cho đến bài cuối cùng số 133 là bài Kết luận (nằm tại trang 53 của tập thơ), dưới bài đó Người ghi:Hết /29 /8 /1942 - 10 /9/ 1943.

Như vậy, nếu tính theo cách đánh số của tác giả, thì Nhật ký trong tù chỉ có 133 bài vì bài Đề từ ở ngoài bìa không đánh số, nên không tính.

Ngay cả khi liệt kê theo nội dung, trong đó bài Đề từ, cũng được tính là một bài, thì Nhật ký trong tù cũng chỉ có 133 bài, vì bài thứ 100 có tên là Liễu Châu ngục (Nhà ngục Liễu Châu) chỉ có đầu đề, để trống, chứ không có thơ!

Tuy nhiên một số cuốn sách có tác dụng tra cứu quan trọng thì lại có sơ xuất như cuốn: "Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù" NXB Giáo dục; Tuyển tập văn học, tập 3, NXB Văn học 1995; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia năm 2000… đều đánh số thứ tự các bài thơ không như tác giả, mà đánh số thứ tự tính từ ngoài bìa, vì vậy bài Khai quyển trở thành bài số 2. Các bài khác do vậy cứ đẩy lên một số, dẫn đến có cuốn có 134 bài.

Có cuốn thậm chí có 135 bài, vì đưa cả bài Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù tập leo núi) vào. Thực tế bài này viết sau khi tác giả mới ra tù, nên không thể có trong Nhật ký trong tù.

Cuốn sách Nhật ký trong tù của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in năm 2003 đã tôn trọng nguyên tác, trả lại đúng thứ tự các bài của tập thơ. Hơn nữa sách còn giúp bạn đọc có căn cứ vì được tiếp xúc trực tiếp với bút tích của Người mà từ trước đến nay chưa công bố.

Chúng tôi hy vọng tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với bạn đọc lần này, đặc biệt là bản gốc bút tích tác phẩm của Người không chỉ là nguồn tài liệu quý để bạn đọc nghiên cứu và học tập, mà còn góp phần động viên, cổ vũ chúng ta trong quá trình nghiên cứu, học tập, quán triệt tư tưởng của Người, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hoàn thành mong ước của Người trước lúc đi xa.

Nhật ký trong tù (nguyên văn chữ Hán: 獄中日記; Hán-Việt: Ngục trung nhật ký) là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Ngoài ra, phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi chép tóm tắt những thông tin quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương thời.

Nhật ký trong tù không chỉ ghi những cảnh sinh hoạt trong tù, mà còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Để tránh rắc rối với chính quyền Tưởng Giới Thạch, ở bìa đầu cuốn sổ, Hồ Chí Minh đã cẩn thận viết chệch thời gian sáng tác đi 10 năm: "29/8/1932 – 10/9/1933"; nhưng đến cuối tập thơ, trang 53, trên chữ "hoàn" (hết), Hồ Chí Minh đã dùng cùng một thứ chữ để ghi lại thời gian sáng tác chính xác: "29/8/1942 – 10/9/1943".

Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp chữ Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật Bản... Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký".

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa tháng 8 năm 1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội và Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội, Nguyễn Ái Quốc từ Pác Bó sang Trùng Khánh, Trung Quốc để kêu gọi sự ủng hộ của các nước Khối Đồng Minh đối với Mặt trận Việt Minh trong công cuộc đánh đuổi Pháp và Nhật. Khi đi, Nguyễn Ái Quốc mang theo tấm danh thiếp, ở giữa in tên Hồ Chí Minh, một bên in "Tân Văn ký giả", một bên in "Việt Nam – Hoa kiều". Tên gọi Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ đây.

Ngày 27 tháng 8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã (nay là Điền Đông) để bắt xe đi Trùng Khánh, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương bắt ở thị trấn Túc Vinh, huyện Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình gian nan "Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/Mười tám nhà lao đã ở qua". Chính trong bối cảnh này, tập thơ Nhật ký trong tù đã ra đời.

Người dẫn đường cho Hồ Chí Minh trong chuyến đi này là Dương Đào, nhân vật trong bài thơ số 116 "Dương Đào ốm nặng", một thanh niên người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, Quảng Tây cũng bị bắt và giải đi nhiều nơi. Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do ít lâu, Dương Đào cũng được ra tù nhưng chưa kịp về quê nhà thì chết tại Liễu Châu do bị lao lực vì tù đày. Dịp Quốc khánh Việt Nam năm 1963, Hồ Chí Minh đã mời những người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam ở hai huyện Tĩnh Tây và Nà Phạ sang thăm Việt Nam, trong đó có em ruột Dương Đào là Dương Thắng Cường. Khi đoàn về nước, Hồ Chí Minh đã gửi lụa biếu bà Dương Đào.

Hình thức[sửa | sửa mã nguồn]

"Nhật ký trong tù" là một cuốn sổ tay nhỏ, kích thước 12,5 cm x 9,5 cm, gồm 64 tờ viết trên một mặt bằng mực Tàu, chủ yếu theo hàng dọc từ trên xuống, từ phải sang trái và 18 tờ để trắng.

Bìa trước ghi bốn chữ Hán "Ngục trung nhật ký" tức "Nhật ký trong tù" kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm là 29/8/1932 và 10/9/1933; bốn câu đề từ "Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao" và một hình vẽ hai tay bị xiềng, bàn tay đang nắm chặt.

Từ tờ thứ nhất đến tờ 46 chép 131 bài thơ, đánh số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trong đó bài số 100 "Liễu Châu ngục" chỉ có tên bài mà không có nội dung thơ. Từ tờ 47 đến tờ 52 là mục đọc sách (độc thư lan). Tờ 53 chép 2 bài thơ cuối kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm 29/8/1942 và 10/9/1943 cùng với chữ "Hoàn", nghĩa là "Hết". Từ tờ 62 đến 71 là mục đọc báo (khán báo lan).

Số bài[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bản gốc bút tích Ngục trung nhật ký, tác giả không đánh số thứ tự và không đặt tên bài cho bốn câu "đề từ" (Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao - Nam Trân dịch). Hồ Chí Minh chỉ đánh số thứ tự bắt đầu từ bài số 1 là bài Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký) cho đến bài cuối cùng số 133 là bài Kết luận (nằm tại trang 53 của tập thơ). Tổng cộng 133 bài.

Một số cuốn sách có tác dụng tra cứu quan trọng thì lại có sơ suất như cuốn: "Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù" Nhà xuất bản Giáo dục; Tuyển tập văn học, tập 3, Nhà xuất bản Văn học 1995; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000… đều đánh số thứ tự các bài thơ không như tác giả, mà đánh số thứ tự tính từ ngoài bìa, vì vậy bài Khai quyển trở thành bài số 2. Các bài khác do vậy cứ đẩy lên một số, dẫn đến có cuốn có 134 bài.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Tập thơ "Nhật ký trong tù" đã được một số nhà phê bình đánh giá. Theo BBC, không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.

Xuân Diệu có viết: "Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó... Người xưa nói: "Đối diện đàm tâm" nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau... Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lênin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường..."