Bài tập về sinh lớp 9 tinh hidro năm 2024

Đây chủ yếu là các bài tập đơn giản về cách tính chiều dài, khối lượng, số chu kì xoắn, % các loại nuclêôtit và số lượng các liên lết hiđrô của ADN.

  1. Công thức

Trong một phân tử ADN: N = A + T + G + X = 100%

è A + G = T + X = 50%

– Chiều dài của ADN: L = ½ N x 3,4 (Å)

– Chu kì xoắn: C = N/20

– Khối lượng phân tử: M = N x 300 (đvC)

– Liên kết hiđrô: H = 2A + 3G

II. Bài tập

Bài 1: Xác định tổng số nuclêôtit của gen. Cho biết

  1. Gen 1 dài 4080Å (2400nu)
  1. Gen 2 dài 0,255μm (1500nu)
  1. Gen 3 dài 0,00051mm (3000nu)
  1. Gen 4 có 90 chu kì xoắn (1800nu)
  1. Gen 5 có 9.105 đvC (3000nu)

Bài 2: Hãy xác định chiều dài của gen theo đơn vị Ăngstrong Å

  1. Gen 1 có 2160nu (3672 Å)
  1. Gen 2 có 126 chu kì xoắn (4284 Å)
  1. Gen 3 có khối lượng phân tử là 405.103 đvC (2295 Å)
  1. Gen 4 có 2340 nuclêôtit (3978 Å)

Bài 3: Tính khối lượng phân tử của gen trong các trường hợp sau đây:

  1. Gen 1 dài 0,306μm (540000 đvC)
  1. Gen 2 có 60 chu kì xoắn (360000 đvC)
  1. Gen 3 có 2400nu (720000 đvC)

Bài 4: Hãy xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN. Cho biết:

  1. ADN có X = 18,75% (A = T = 31,25%; G = X = 18,75%)
  1. ADN có A = 1/3G (A = T = 12,5%; G = X = 37,5%)
  1. ADN có (A + T)/(G + X) = 1/7 (A = T = 6,25%; G = X = 43,75%)
  1. ADN có tổng hai loại nu bằng 28% số nu của toàn phân tử

(Gợi ý: chia 2 trường hợp: A + T = 28% hoặc G + X = 28%)

Bài 5: Hãy xác định số liên kết hiđrô của từng gen trong các trường hợp sau đây:

  1. Gen 1 có chiều dài 5100Å và G = 1/4A (3300H)
  1. Gen 2 có 120 chu kì xoắn và có A + T = 960nu (3120H)
  1. Gen 3 có 54.104 đvC và có G + X = 30% (2070H)

Bài 6: Hãy tìm chiều dài của gen theo đơn vị angstrong Å

  1. Gen có 3120 lk hiđrô và A/G = 2/3 ( 4080 Å)
  1. Gen có 3900 liên kết hiđrô và G – A = 300 (5100 Å)
  1. Gen có 4050 liên kết hiđrô và G – A = 20% (5100 Å)
  1. Gen có 3600 liên kết hiđrô và (A + T)/(G + X) = 3/2 (5100 Å)

Bài 7: Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong các trường hợp sau đây

  1. Gen có hiệu số giữa X với một loại nuclêôtit khác bằng 30% (A = T = 10%; G = X = 40%)
  1. Gen có tỉ lệ giữa hai loại nuclêôtit khác bằng 7/3 (biết T>G) (A = T = 35%; G = X = 15%)

Bài 8: Tổng khối lượng phân tử của gen I và gen II là 144.104 đvC, số nuclêôtit của gen I nhiều hơn gen II là 1200. Gen I có X = 2T, gen II có A = T = G = X

  1. Xác định chiều dài của mỗi gen (Gen I: 5100 Å; gen II: 3060 Å)
  1. Xác định số nuclêôtit từng loại của mỗi gen (gen I: A = 500, G = 1000; gen II: A = G = 450)
  1. Số liên kết hiđrô của mỗi gen (Gen I: 4000H; gen II: 2250H)

Bài 9: Một gen có chiều dài 5100 Å và có số liên kết hiđrô là 4050

  1. Tìm số nuclêôtit từng loại của gen (A = T = 450; G = X = 1050)
  1. Số chu kì xoắn của gen (150 vòng)

Bài 10: Một gen có số liên kết hiđrô gấp 27 lần số chu kì xoắn của gen, G – A = 600

  1. Tìm chiều dài của gen (5100 Å)
  1. Tìm khối lượng phân tử, chu kì xoắn của gen (9.104 đvC; 150 vòng)