Bài tập tình huống môn pháp luật cộng đồng ASEAN

Tuyển tập đề thi Pháp luật thương mại ASEAN trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013 – 2020.

Bài tập tình huống môn pháp luật cộng đồng ASEAN

TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Pháp luật thương mại Asean

1. Đề thi Pháp luật thương mại ASEAN lớp Chất lượng cao 37C

Cập nhật ngày 12/06/2013.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp CLC37C
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Nhận định đúng, sai. Nêu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận (4 điểm)

1 – Nguyên tắc MFN trong AFTA chỉ áp dụng đối với các biện pháp thuế quan.

2 – Để đảm bảo thực hiện Chương trình CEPT, các quốc gia thành viên phải tiến hành cắt giảm thuế suất của các hàng hóa trong danh sách đăng ký ngay lập tức xuống còn 0 – 5% ngay khi tham gia vào AFTA.

3 – Thuế suất PTA được tính căn cứ vào mức thuế suất MFN mà 6 nước thành viên ban đầu của AFTA áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ ngoại hối.

4 – ATIGA quy định việc xác định xuất xứ hàng hóa không thuần túy tại ASEAN sẽ phải căn cứ vào quy tắc hàm lượng khu vực (RVC) 40%.

Bài tập

Hãy nêu và phân tích vai trò, ý nghĩa của các trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh những thay đổi của thương mại quốc tế hiện đại. (6 điểm)./.

Xem thêm đề thi

2. Đề thi Pháp luật thương mại ASEAN lớp Chất lượng cao 38B

Cập nhật ngày 25/12/2014.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp CLC38B
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL/ ĐƯQG

Nhận định

Nhận định đúng, sai. Nêu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận (4 điểm)

1 – Nếu không đáp ứng được hàm lượng giá trị khu vực ASEAN, hàng hóa được sản xuất bởi các doanh nghiệp của quốc gia thành viên không thể được hưởng ưu đãi thương mại theo ATIGA.

2 – Trong mọi trường hợp, hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu tới quốc gia thành viên nhập khẩu.

Tự luận

Bình luận nhận định sau

Bằng việc xây dựng bản Hiến chương ASEAN, các quốc gia ASEAN đang muốn xây dựng một “siêu quốc gia ASEAN” theo hình mẫu của tổ chức Liên minh châu Âu – EU. (3 điểm)

Bài tập

Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp của TQT, một nước không phải thành viên của ASEAN, dự định xuất khẩu xe đạp vào T, nước thành viên của AFTA. Mức thuế đối với mặt hàng xe đạp ở T là tương đối cao. Các doanh nghiệp TQT định xuất khẩu xe đạp sang T, họ sẽ xuất khẩu hàng hóa vào V, một nước thành viên của AFTA, rồi lắp thêm một số bộ phận vào xe và đăng ký được sản xuất tại V và xuất khẩu sang T. Họ tính rằng nếu làm như vậy vì nghĩa là sẽ được hưởng mức thuế 0% đang được áp dụng trong khuôn khổ AFTA. (3 điểm)

Anh chị hãy phân tích:

1 – Mặt hàng xe đạp nêu trên có được cơ quan quản lý thương mại/hải quan coi là hàng hóa của V khi nhập khẩu vào T?

2 – Theo pháp luật thương mại ASEAN, làm sao để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa từ một nước thành viên của AEC?./.

3. Đề thi Pháp luật thương mại ASEAN lớp Chất lượng cao 38A

Cập nhật ngày 14/01/2015.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp CLC38A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL/ ĐƯQG

Nhận định

Nhận định đúng, sai. Nêu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận (4 điểm)

1 – Mức thuế suất cơ sở để bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế quan theo Chương trình ATIGA là mức thuế suất MFN hiện hành.

2 – Theo Chương trình CEPT, mặt hàng trong Danh mục Loại trừ Hoàn toàn (GEL) của 1 quốc gia thành viên ASEAN là mặt hàng cấm nhập khẩu vào quốc gia đó.

Tự luận

Có nhận định như sau: “Dù doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, công ty quốc doanh hay ngoài quốc doanh, công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài, nếu nhập hàng hóa từ các nước ASEAN hoặc xuất hàng hóa sang các nước ASEAN với đủ các điều kiện kèm theo thì đều được hưởng thuế suất ưu đãi theo ATIGA”. (3 điểm)

Bằng kiến thức đã học về pháp luật AEC. Anh chị hãy cho biết những “điều kiện kèm theo” là những điều kiện nào?

Bài tập

Công ty V của Việt Nam sản xuất sản phẩm xe máy theo công nghệ 100% Nhật Bản với linh kiện xuất xứ nội địa 5% giá FOB thành phẩm, nhập khẩu linh kiện và bộ phận của Thái lan 10% giá trị thành phẩm, nhập khẩu linh kiện và bộ phận của Malaysia 5% giá trị thành phẩm, nhập khẩu linh kiện và bộ phận của Trung Quốc 40% giá trị thành phẩm. Sản phẩm này được xuất khẩu chủ yếu sang Lào và Campuchia.

Công ty V muốn được cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN (form D) để hưởng ưu đãi thuế quan. (3 điểm)

Hỏi:

Sản phẩm trên có được cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN hay không? Biết rằng linh kiện nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đạt RVC ASEAN 15%./.

4. Đề thi Pháp luật thương mại ASEAN lớp Chất lượng cao 39B

Cập nhật ngày 15/12/2017.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp CLC38A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL/ ĐƯQG
  • GV ra đề: ThS Lê Minh Ngọc

Nhận định

Nhận định đúng, sai. Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý? (4 điểm)

1 – Tuyên bố Bali 2007 chứa đựng các mục tiêu, nguyên tắc pháp lý và thể chế cho quá trình vận hành của Cộng đồng kinh tế ASEAN, theo đó các giá trị châu Á (Asean values) và ‘ASEAN Way’ được ưu tiên so với các nguyên tắc thương mại đa biên và pháp quyền.

2 – Việt Nam có nghĩa vụ cắt giảm thuế hàng năm trên cơ sở mức thuế suất tại thời điểm ATIGA có hiệu lực, đưa sản phẩm nông nghiệp vào Chương trình cắt giảm thuế quan và giảm thuế xuống mức 0% cho tất cả các dòng thuế vào năm 2018.

3 – Để cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hài hòa các quy định hợp chuẩn hàng hóa, các quốc gia thành viên sẽ dùng chung mô hình dữ liệu điện tử ASEAN (ADM) và liên kết Cơ chế một cửa quốc gia (NSWs) của mình với nhau và với Cơ chế Hải quan một cửa ASEAN (ASW).

4 – Trong Biểu cam kết dịch vụ của mình, mỗi thành viên ASEAN đưa ra các cam kết chung và cam kết cụ thể và về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia cho từng phân ngành dịch vụ theo mã CPC thuộc tất cả 4 phương thức dịch vụ cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và có di chuyển thể nhân.

Lý thuyết

Bình luận vai trò của Cộng đồng kinh tế ASEAN và các bước tiếp theo của Việt Nam đối với hội nhập khu vực (AFTA) sâu hơn. (3 điểm)

Bài tập

A là Công ty chuyên sản xuất xe đạp nhãn hiệu Trinx tại Philipnes xuất khẩu sang Châu Âu và vào các nước ASEAN. Do các đối thủ cạnh tranh ở Đài Loan, Trung Quốc, Nga mở rộng thị phần, Giám đốc của A muốn xây dựng một nhà máy mới ở Việt Nam hoặc Đức; lập kế hoạch sản xuất các thiết bị chính ở Philipines, sau đó vận chuyển sang nhà máy mới ở Việt Nam hoặc Đức để lắp ráp (Phương pháp Screw Driver). (4 điểm)

1 – Liệu xe đạp Trinx của A có thể được mua bán, vận chuyển một cách tự do tới các nước ASEAN hay các nước châu Âu khác hay không khi nhà máy mới được thành lập tại 2 thị trường này? Nếu dùng phương pháp “Screwdriver”, thì A nên mở nhà máy tại Việt Nam hay Đức?

2 – B là doanh nghiệp của Việt Nam mua và nhập khẩu xe máy Trinx của A. Theo anh chị thì B dựa vào Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN 2012) hay Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện phân loại xe đạp nhập khẩu vào Việt Nam?

3 – Để tiện cho việc vận chuyển lô hàng, B hướng dẫn tháo rời các bộ phận riêng lẻ của xe đạp Trinx và nhập khẩu chung cùng trong lô hàng. Theo anh chị thì việc phân loại và áp thuế suất thuế nhập khẩu cho lô hàng xe đạp Trinx hoàn chỉnh là đúng hay sai, tại sao?./.

5. Đề thi Pháp luật thương mại ASEAN lớp Chất lượng cao 41A

Cập nhật ngày 15/12/2016.

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp CLC41A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL/ ĐƯQG
  • GV ra đề: ThS Lê Minh Ngọc

Nhận định

Nhận định đúng, sai. Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý? (4 điểm)

1 – Việt Nam phải ban hành Danh mục cắt giảm thuế quan từng năm và thực hiện Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN 2012) để thực hiện nghĩa vụ tự do về thương mại hàng hóa trong AEC giai đoạn 2018-2020.

2 – AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những liên kết hiện có của ASEAN có bổ sung những nội dung mới về tự do di chuyển ngoại tệ và lao động.

3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các máy liên hợp gồm 02 hay nhiều máy lắp ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ thì khi nhập khẩu sẽ phân loại theo từng máy móc thiết bị.

4 – Các Quốc gia thành viên dùng chung mô hình dữ liệu điện tử ASEAN (ADM) để liên kết Cơ chế một cửa quốc gia (NSWs) và với Cơ chế Hải quan một cửa ASEAN (ASW) để cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và hài hòa các qui định hợp chuẩn hàng hóa.

Lý thuyết

Trình bày cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia của Việt Nam trong ASEAN về thương mại dịch vụ theo Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS). Các cam kết về di chuyển thể nhân được tìm thấy ở đâu và bao phủ các trường hợp nào?

Bài tập

A là Công ty chuyên sản xuất xe đạp nhãn hiệu Trinx tại Philipnes xuất khẩu sang Châu Âu và vào các nước ASEAN. Do các đối thủ cạnh tranh ở Đài Loan, Trung Quốc, Nga mở rộng thị phần, Giám đốc của A muốn xây dựng một nhà máy mới ở Việt Nam hoặc Đức; lập kế hoạch sản xuất các thiết bị chính ở Philipines, sau đó vận chuyển sang nhà máy mới ở Việt Nam hoặc Đức để lắp ráp (Phương pháp Screw Driver). (4 điểm)

Liệu xe đạp Trinx của A có thể được mua bán, vận chuyển một cách tự do tới các nước ASEAN hay các nước châu Âu khác hay không khi nhà máy mới được thành lập tại 2 thị trường này? Nếu dùng phương pháp “Screwdriver”, thì A nên mở nhà máy tại Việt Nam hay Đức?./.

Nếu bạn có đề thi mới hãy gửi cho chúng tôi qua email để cùng chia sẻ cho các bạn khóa sau nhé! Trân trọng!