Bài tập cuối khóa Module 5 CBQL Tiểu học violet

Tài liệu học Module 5 CBQL

Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 5 Cán bộ quản lý gồm 235 trang, nhằm hướng dẫn cán bộ quản lý  là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường Tiểu học thực hiện quản trị chất lượng giáo dục cho trường mình.

Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 5 của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm tài liệu bồi dưỡng Mô đun 5 Tiểu học, kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp Mô đun 5. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Nội dung Module 5 Cán bộ quản lý

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN

I. TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN

Mô đun “Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học” là mô đun bồi dưỡng tiếp nối sau các mô đun về “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học”, “Quản trị nhân sự trong trường tiểu học”, “Quản trị tài chính trong trường tiểu học” và “Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học” nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong các mô đun Quản trị trường tiểu học, mô đun Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học có một vị trí quan trọng. Chất lượng giáo dục làm nên uy tín, thương hiệu của một nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của trường tiểu học lại bao gồm chất lượng của hoạt động dạy học, giáo dục; chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; chất lượng của các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh… Vì thế, phải xem quản trị các yếu tố này là những nội dung của quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học; từ đó thấy rõ sự tiếp nối, mối liên hệ giữa mô đun Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học với các mô đun trước và sự cần thiết phải khai thác kiến thức từ các mô đun trước phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu mô đun Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Khóa bồi dưỡng mô đun “Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học” tập trung vào những vấn đề cơ bản, chủ yếu của quản trị chất lượng giáo dục trong trường tiểu học nói chung và quản trị chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng. Các nội dung của mô đun được xây dựng dựa trên tiếp cận về quản trị chất lượng giáo dục và tiếp cận về hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý. Các cách tiếp cận này không chỉ mang tính hiện đại mà còn phù hợp với bối cảnh thực tiễn của quản lý giáo dục và quản trị nhà trường ở nước ta hiện nay.

Mục tiêu chung của mô đun nhằm hướng dẫn cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trường tiểu học thực hiện quản trị chất lượng giáo dục.

Mô đun được thiết kế theo phương pháp kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến và bồi dưỡng trực tiếp, trong đó có 07 ngày tự học online qua hệ thống LMS trước khi tập huấn trực tiếp; 02 ngày tập huấn theo phương thức trực tiếp nhằm tăng cường sự tương tác giữa báo cáo viên với học viên và giữa học viên với học viên, chú trọng hoạt động trải nghiệm và thực hành nhằm tạo ra các sản phẩm cụ thể theo kết quả cần đạt của khoá bồi dưỡng, sau đó học viên có 07 ngày để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập cuối khoá và nộp bài tập này trên hệ thống học tập trực tuyến.

Tài liệu của mô đun được biên soạn dành cho hai đối tượng là người hướng dẫn và người tham gia. Các nguồn học liệu phục vụ cho tập huấn được xây dựng giúp báo cáo viên và học viên sử dụng một cách thuận lợi, hiện quả trong quá trình tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ học tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập…

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN

Sau khi hoàn thành mô đun, học viên:

1) Hiểu được các vấn đề cơ bản của quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học; phân tích được các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường tiểu học và vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học;

2) Mô tả được quy trình đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học;

3) Đánh giá được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học; lập được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

4) Tổ chức thực hiện các hoạt động tự đánh giá, phối hợp đánh giá ngoài và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học để phát triển bền vững nhà trường;

5) Xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN

Mô đun gồm 5 nội dung

- Nội dung 1: Những vấn chung về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học;

- Nội dung 2: Quy trình đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và xây dựng, vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường tiểu học;

- Nội dung 3: Lập kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

- Nội dung 4: Tổ chức tự đánh giá, phối hợp đánh giá ngoài và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

- Nội dung 5: Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị chất lượng giáo dục trong trường tiểu học.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học

Mục tiêu của nội dung 1:

Sau khi hoàn thành nội dung 1, học viên có thể:

- Khái quát được các vấn đề cơ bản của quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học;

- Phân tích được các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường tiểu học;

- Xác định được vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Hướng dẫn hoạt động học tập

Hoạt động

Thời gian

(phút)

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

90 phút

a) Kết quả cần đạt: Hệ thống câu hỏi và trả lời về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; Vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

b) Nhiệm vụ của học viên trong hoạt động 1:

- Nhiệm vụ 1.1. Thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Đặt 3 câu hỏi dành cho nhóm kế tiếp theo nội dung được phân công của báo cáo viên.

+ Trả lời 3 câu hỏi của nhóm khác dành cho nhóm mình.

Gợi ý đặt câu hỏi:

Nhóm 1: Đặt câu hỏi về chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Nhóm 2: Đặt câu hỏi về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Nhóm 3: Đặt câu hỏi về quy định tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Nhóm 4: Đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của nhà trường trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

- Nhiệm vụ 1.2. Các nhóm đánh giá lẫn nhau về nội dung câu hỏi và trả lời.

c) Tài liệu, học liệu:

- Tài liệu đọc: Nội dung 1. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng “Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học”, Trường Đại học Vinh;

- Video: Quy định về quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học; Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

d) Đánh giá hoạt động:

- Xem xét mức độ hoạt động tích cực và khả năng hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động nhóm.

- Đánh giá nội dung sản phẩm thảo luận của nhóm.

.....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 5 Cán bộ quản lý

Cập nhật: 17/11/2021

Sản phẩm cuối khóa mô đun 9 CBQL

Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh. Khi tập huấn mô đun 9, giáo viên sẽ phải nộp Bài tập cuối khóa module 9 cán bộ quản lí Tiểu học để giảng viên chấm bài, cho điểm. Dưới đây là Bài tập cuối khóa module 9 cán bộ quản lí Tiểu học mà Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, mời các bạn tham khảo nhằm hoàn thành mô đun 9 Tiểu học đạt kết quả cao nhất.

Đáp án bài tập cuối khóa module 9

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ

VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

NĂM HỌC: 2021 – 2022

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch:

1. Căn cứ pháp lý:

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học;

Căn cứ công văn số 5807/BGD ĐT-CNTT ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định về quản lí, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Thông tư 3/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo b a n hành quy định về tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư 6/2019/TT-BGDĐT ngày 04/10/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Căn cứ Công văn số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ vào Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021-2022 của Trường Tiểu học .........,

2. Căn cứ thực tiễn:

Năm học 2021 – 2022, Trường Tiểu học ......... là trường loại III, có 16 lớp với tổng số học sinh là 412 em. Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị nhà trường được đẩy mạnh và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Về thiết bị phục vụ cho việc quản trị hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của trường: cơ bản có đầy đủ trang thiết bị phục vụ theo yêu cầu hiện tại. Toàn trường có 54 máy tính đảm bảo phục vụ cho học sinh học tập, hệ thống máy tính được kết nối Internet để truy cập thông tin phục vụ dạy học. Trường có 04 máy chiếu; 16 ti vi màn hình 65 inch; 02 bảng tương tác đa năng, 01 máy chiếu đa vật thể… Cán bộ quản lý, các bộ phận văn phòng đều được cung cấp đủ: máy tính, …đáp ứng yêu cầu thực hiện các hoạt động quản trị trong nhà trường.

Hiện nay, các hình thức truyền thông sử dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ quản trị các hoạt động tại đơn vị: tổ chức các cuộc họp thường xuyên, đột xuất qua Zoom, google meet. Thực hiện công tác truyền thông qua hệ thống loa phát thanh của trường, địa phương, qua mạng xã hội Zalo, facebook của nhà trường, qua thư điện tử,....Trong nhà trường sử dụng các phần mềm như: cơ sở dữ liệu ngành, smas, missa, phần mềm soạn thảo giáo án elearning,

Đội ngũ CBQL, GV, NV đều nhận thức rõ về vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản trị chất lượng giáo dục. Nhà trường đã ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch phát triển chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 một cách cụ thể, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế.

II. Nhận diện thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị nhà trường

1. Nhận diện chung về UDCNTT và TT trong quản trị nhà trường

- Điểm mạnh:

Các cá nhân, bộ phận trong nhà trường đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chuẩn bị hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của nhà trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài.

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và theo dõi thực hiện, giám sát, đánh giá kế hoạch cải tiến chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông... khá hiệu quả.

- Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc công khai chất lượng giáo dục trên các trang thông tin điện tử của trường, Sở/ Phòng GDĐT;...

- Điểm yếu:

Một số thành viên trong nhà trường vẫn còn lúng túng trong việc ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc, chưa khai thác tối đa nguồn lực CNTT.

Một vài thành viên về ý thức sử dụng, bảo quản các thiết bị, đồ dùng phục vụ công nghệ thông tin trong nhà trường còn thấp.

- Thuận lợi:

Sở GDĐT, Phòng GDĐT, cấp ủy, UBND địa phương rất quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện cho việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản trị chất lượng giáo dục.

- Các chủ trương tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện cụ thể trong các văn bản và các hoạt động tập huấn được tổ chức xuyên suốt, cụ thể.

- Khó khăn

Về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của nhà trường vẫn còn thiếu một số danh mục trong khi kinh phí để chi xây dựng, mua sắm, bổ sung, nâng cấp còn ít, chưa đủ đáp ứng theo yêu cầu.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính… còn bất cập nên gây khó khăn trong việc mua sắm thiết bị, hạ tầng kĩ thuật CNTT để thay thế cho các thiết bị đã xuống câp, hư hỏng.

Dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra rất phức tạp làm cho các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh làm ăn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên công tác huy động nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động mua sắm, bổ sung các thiết bị công nghệ thông tin của nhà trường cũng gặp khó khăn, thách thức.

2. Nhận diện chung về UDCNTT và TT trong quản trị cơ sở vật chất - thiết bị và công nghệ

- Điểm mạnh:

Việc sử dụng phần mềm để kiểm kê, đánh giá thực trạng về CSVC, TB&CN được thực hiện hiệu quả qua các phần mềm missa của kế toán, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở dữ liệu ngành,….

Việc thực hiện các hoạt động công khai, minh bạch công tác quản lí, sử dụng CSVC-TB&CN được thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo yêu cầu.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển CSVC-TB&CN (Mua sắm, sửa chữa, bổ

sung, tiếp nhận và sử dụng,…) còn hạn chế.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực CSVC-TB&CN thực hiện chưa hiệu quả.

Việc giám sát, kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản trị cơ sở vật chất còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa được xem trọng đúng mức.

- Thuận lợi:

Cấp trên thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho các cá nhân, bộ phận như kế toán, cán bộ quản lý, giáo viên,…

Khó khăn

- Một số thiết bị ứng dụng CNTT xuống cấp và hư hỏng.

-Một số thành viên trong nhà trường có kỹ năng thực tế sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế.

III. Mục tiêu kế hoạch:

Kế hoạch được xây dựng nhằm mục tiêu thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển CSVC-TB&CN (Mua sắm, sửa chữa, bổ sung, …).

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực CSVC-TB&CN để đáp ứng theo yêu cầu.

Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản trị cơ sở vật chất, thiết bj và công nghệ một cách thường xuyên và có hiệu quả.

IV. Nội dung kế hoạch và tổ chức thực hiện

Hoạt động/Lĩnh vực (lựa chọn)

Nội dung công việc thực hiện (Quản trị)

Kết quả cần đạt

Người chỉ đạo

Người thực hiện

Thời gian

(từ … đến …)

Nguồn lực

(nếu có)

UDCNTT và TT trong quản trị cơ sở vật chất

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường để nâng cao chất lượng công tác.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo vào hoạt động quản trị.

Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV tin học, nhân viên thư viện thiết bị

Từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2021

Bồi dưỡng tập huấn từ nguồn chi ngân sách, dự kiến 3 triệu đồng.

Tiến hành sửa chữa, bảo trì, nâng cấp máy tính phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị.

Hợp đồng với các cá nhân, tổ chức, cơ sở để tiến hành sửa chữa, bảo trì các máy tính

Nâng cấp được truyền mạng internet.

Kiểm tra giám sát việc sửa chữa, bảo trì, nâng cấp.

- Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, Nhân viên văn phòng, Kế toán

Từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021

15 triệu từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của nhà trường

- Huy động các nguồn lực ngân sách và ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị CNTT theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo đạt chuẩn quốc gia.

Mua thêm 2 máy tính để thay thế cho máy tính của bộ phận văn phòng đã xuống cấp, hư hỏng

- Hiệu trưởng

Ban Đại diện CMHS, Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, Kế toán

Tháng 9/2021

20 triệu huy động của phụ huynh học sinh để nâng cấp trường truyền mạng internet, phục vụ cho việc dạy học,.

Kiểm tra, giám sát việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường.

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường thực hiện có hiệu quả

Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

Tổ giám sát

Thường xuyên trong năm học

Phó Hiệu trưởng, Ban TTND, Tổ trưởng CM, Nhân viên thư viện, thiết bị

V. Tổ chức thực hiện

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Đối với Hiệu trưởng

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động ứng dụng CNTT của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường.

Xây dựng tiêu chí thi đua trong nhà trường gắn với nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường.

1.2. Đối với Phó Hiệu trưởng

Quản lý chỉ đạo các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường. Quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục vả ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường phục vụ dạy học,giáo dục;

Chi đạo các cá nhân, tổ chúc thực hiện các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường theo đúng quy định;

Chi đạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT.

Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường

1.3. Đối với tổ chuyên môn

Thực hiện các nhiệm vụ CNTT theo chỉ đạo của cấp trên.

1.4. Đối với giáo viên

Thực hiện nghiêm túc mọi qưy chế ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường

Tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường phục vụ dạy học, giáo đục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học.giáo dục do các cấp tổ chức.

Có ý kiến đề xuất những nội dung cẩn thiết, liên quan đến mua sắm, sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận, bảo quản và sử dụng CSVC,TB&CN phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị.

1.5. Đối với nhân viên văn thư, nhân viên thư viện, thiết bị

Tích cực tự trau dồi chuyên môn,nghiệp vụ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo quản máy móc, thiết bị CNTT.

2. Công tác kiểm tra. giám sát

Kiểm tra, giám sát về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường thường xuyên, định kì và đột xuất. Thực hiện xuyên suốt trong cả năm học: đánh giá, tổng hợp, báo cáo vào cuối học kì 1 và cuối năm học.

3. Chế độ báo cáo

Hàng tháng, sơ kết công tác tháng và lập kế hoạch cho tháng tới về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường.

Sơ kết tửng học kỳ, báo cáo tổng kết cuối năm học.

Báo cáo theo yêu cầu của ngành.

VI. Giải pháp và điều kiện thực hiện:

1. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện

  • Tăng cường phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp lí của Bộ GD&ĐT, Phòng GD & ĐT về ứng dụng CNTT&TT trong nhà trường. Rà soát và hoàn thiện quy chế quản lí, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT của Trường.
  • Xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể trong việc ứng dụng CNTT của Trường.
  • Thường xuyên rà soát, đánh giá việc sử dụng CNTT, định hướng đánh giá thi đua ứng dụng CNTT theo học kỳ, năm học, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT.

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường.

  • Bổ sung vào quy chế chế độ khen thưởng, động viên đối với các cá nhân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc ứng dụng CNTT.

2. Giải pháp về nhân lực, đội ngũ

Phân công cụ thể trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng nhằm cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò và kết quả ứng dụng CNTT trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ của nhà trường

Rà soát, liên tục bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lí. Nội dung bồi dưỡng gắn liền thực tiễn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ trong nhà trường

3. Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng CNTT & thiết bị công nghệ

  • Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất phối hợp với tổ trưởng chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, nhân viên thư viện, kế toán, … của Trường lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị CNTT đầu năm học.

Nghiên cứu, đánh giá các thiết bị, công cụ phần mềm đáp ứng mục tiêu ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ; Căn cứ vào tình hình thực tiễn để đề xuất danh mục mua sắm, duy tu, bảo dưỡng.

4. Giải pháp tài chính

  • Kinh phí thực hiện kế hoạch được sử dụng từ các nguồn: Chi thường xuyên của trường.
  • Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT.

5. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin

  • Hướng dẫn, định hướng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khai thác thông tin trên trang mạng chính thống, đảm bảo tính tin cậy. Sử dụng mạng xã hội hợp lí, lành mạnh, đúng pháp luật, tuân thủ các gợi ý về Quy tắc ứng xử trên Mạng xã hội.
  • Triển khai các phần mềm chống virus cho hệ thống máy tính; tăng cường các lớp bảo mật cho hệ thống mạng internet (tường lửa, vpn…).

VI. Đề xuất và kiến nghị

  • Đối với Phòng GD và ĐT .........: tăng cường đầu tư kinh phí để mua sắm các thiết bị CNTT để bổ sung thay thế các thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp nhằm tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ CNTT đáp ứng theo yêu cầu.

Trên đây là kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị cơ sở vật chất – thiết bị và công nghệ Trường Tiểu học ........., năm học 2021- 2022, đề nghị tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt kế hoạch đề ra nhằm sử dụng tài sản nhà trường đạt hiệu quả cao nhất./.

Ngày ....tháng ....năm ....

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Cập nhật: 12/04/2022