Bài 2 trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 2 năm 2024

Với soạn bài Nói với con Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài Nói với con

* Nội dung chính Nói với con:

Văn bản thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và dân tộc. Đồng thời gợi nhăc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên cuộc sống.

Bài 2 trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 2 năm 2024

* Trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Trả lời:

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới người đọc, như lời trò chuyện với người đọc rộng rãi- những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tình về những vấn đề được nói tới.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Trả lời:

- Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con:

+ Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình.

+ Yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.

+ Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”

+ Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương…

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui và hạnh phúc. Trên từng bước trưởng thành của con đều có sự bảo ban, ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ.

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con. Đặc biệt, khi nói đến quê hương là nói đến những người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con để noi theo và trưởng thành.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Trả lời:

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:

+ Những con người đáng yêu vì nét tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú (Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài đan hoa/ Vách nhà ken câu hát).

+ Những con người có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt (Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn).

+ Những con người chân chất, giản dị nhưng có cốt cách cao quý (Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con).

+ Những con người chịu thương chịu khó, sống gắn bó và hết lòng xây đắp quê hương.

→ Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con phải thấu hiểu,yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là con người, quê hương xứ sở.

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

Trả lời:

- Một số yếu tố nghệ thuật nổi bật trong bài thơ:

+ Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau => Tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện.

+ Cách nói cụ thể, trừu tượng →Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan.

Trình bày những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Trả lời:

Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

- Đọc lần lượt các phần

- Xác định bố cục của văn bản

- Tóm tắt nội dung của mỗi phần

- Xác định cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản tường trình có những đặc điểm gì về cấu trúc và nội dung?

Trả lời:

- Về cấu trúc, văn bản cần đảm bảo các phần sau:

+ Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, đặc điểm, thời gian viết, tên văn bản, tóm tắt sự việc tường trình, người nhận tường trình

+ Phần nội dung tường trình: kể lại sự việc

+ Phần kết thúc: lời cam đoan và kí tên.

- Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết.

+ Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.

Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt?

Trả lời:

Khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt vì:

- Không có ý kiến nào là đúng tuyệt đối và không có ý kiến nào là sai tuyệt đối cả.

- Nhiều ý kiến khác biệt sẽ tạo nên một bài thảo luận đa dạng giúp ta hiểu sâu thêm về vấn đề tranh luận.

- Thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt giúp phần thảo luận diễn ra thành công, tránh xảy ra xung đột giữa các thành viên.

Câu 6 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Làm thế nào để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

Việc lưu giữ nét đẹp văn hóa mà cha ông để lại là nhiệm vụ của toàn dân tộc. Không cần phải là những hành động lớn lao mà nó có thể xuất phát từ những hành động nhỏ của chúng ta. Đơn giản như việc chúng ta trân trọng, nâng niu những món ăn truyền thống bình dị của dân tộc. Hay những hành động thể hiện lòng biết ơn như thắp hương trên ban thờ, lễ chùa… Đồng thời hãy lan tỏa hành động đó đến mọi người xung quanh quanh.