Bác sỹ đa khoa hành nghề như thế nào

Em là bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp. Xin cho em hỏi, những cơ sở khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn như thế nào thì mới đủ điều kiện xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề ạ? Bên cạnh đó nguyên tắc thực hành đối với bác sĩ đa khoa được quy định như thế nào? Mong anh chị tư vấn giúp em, em xin cảm ơn anh chị ạ.

Theo quy định tại như sau:

"1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

  1. 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
  1. 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
  1. 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
  1. 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên."

Theo quy định trên thì bạn phải thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viên) trong thời gian 18 tháng đối với bác sĩ.

Tại Điều 15 Nghị định 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành thì:

Nguyên tắc đăng ký thực hành:

- Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.

- Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục.

- Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.

Dự thảo nêu rõ, đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh lần đầu với phạm vi là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc một trong các chuyên khoa: nội, ngoại, sản nhi, cần đáp ứng các điều kiện sau:

1- Bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ y khoa (bác sĩ y khoa);

2- Có giấy xác nhận thời gian thực hành đa khoa, chuyên khoa tương ứng là nội hoặc ngoại hoặc sản hoặc nhi đủ 18 tháng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh lần đầu với phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa khác với các chuyên khoa quy định trên thì được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1- Có bằng tốt nghiệp bác sĩ y khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học dự phòng và có thêm văn bằng chuyên khoa thì được cấp chuyên khoa phù hợp với văn bằng đã được cấp nếu thời gian cấp văn bằng chuyên khoa không quá 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp quá 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì phải bổ sung thêm giấy xác nhận thực hành 18 tháng theo chuyên khoa đề nghị cấp.

2- Có bằng tốt nghiệp bác sĩ y khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học dự phòng và có thêm chứng chỉ định hướng chuyên khoa, chứng chỉ chuyên khoa định hướng, chứng chỉ chuyên khoa sơ bộ, chứng chỉ sơ bộ chuyên khoa (sau đây viết tắt là chứng chỉ định hướng chuyên khoa), chứng chỉ đào tạo liên tục định hướng chuyên khoa được tuyển sinh và đào tạo trước ngày 9/7/2019 với thời gian từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa và giấy xác nhận thời gian thực hành đủ 18 tháng theo chuyên khoa định hướng đó (Thời gian học định hướng chuyên khoa không được tính là thời gian thực hành).

3- Đối với các chức danh khác không phải là bác sĩ, người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 18 và 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Cấp lại chứng chỉ hành nghề

Theo dự thảo, việc cấp lại chứng chỉ hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây: 1- Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh; 2- Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc hư hỏng; 3- Thay đổi thông tin cá nhân trên chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề

Dự thảo nêu rõ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.