Bác sĩ hoàng công lương sinh năm bao nhiêu

Ngày 26.4, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 23, đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo trong vụ án liên quan đến sự cố y khoa chạy thận tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Hoàng Công Lương (sinh năm 1986, nguyên bác sĩ đơn nguyên thận nhân tạo BVĐK tỉnh Hòa Bình), đã được TAND thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) xử phạt 42 tháng tù về tội "Vô ý làm chết người" theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999.

Bác sĩ hoàng công lương sinh năm bao nhiêu
Bác sĩ Hoàng Công Lương.

Bị cáo Trần Văn Thắng (sinh năm 1965, nguyên Trưởng phòng Vật tư BVĐK tỉnh Hòa Bình); Hoàng Đình Khiếu (sinh năm 1962, nguyên Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình); Trương Quý Dương (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình); Đỗ Anh Tuấn (sinh năm 1976, nguyên Giám đốc CTCP Dược phẩm Thiên Sơn).

Các bị cáo Trần Văn Thắng, Trương Quý Dương, Hoàng Đình Khiếu, Đỗ Anh Tuấn đều bị TAND TP. Hòa Bình xử phạt về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.

Những người tham gia tố tụng phiên tòa này gồm chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Văn Vận. Các thẩm phán còn lại là bà Trần Thị Oanh và ông Nguyễn Quang Tuấn.

Đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình là ông Phạm Văn Minh và ông Đinh Mạnh Tưởng. Kiểm sát viên dự khuyết là ông Nguyễn Xuân Khôi và Trần Mỹ Sơn.

Tham gia bào chữa có bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa phúc thẩm là luật sư Hoàng Văn Hướng của Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, thuộc đoàn Luật sư TP. Hà Nội. Trước đó tại phiên sơ thẩm, bác sĩ Hoàng Công Lương có 10 luật sư bào chữa.

Cũng theo Quyết định của TAND tỉnh Hòa Bình, người bào chữa cho bị cáo Trương Quý Dương là luật sư Huỳnh Phương Nam - Văn phòng luật sư Huỳnh Nam, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Người bào chữa cho bị cáo Hoàng Đình Khiếu là luật sư Bùi Việt An (Văn phòng luật sư Quốc tế Bình An, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn là luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - Công ty Luật TNHH Hà Ninh, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội. Bà Hương cũng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự CTCP Dược phẩm Thiên Sơn.

Bị cáo Trần Văn Thắng không thuê luật sư trong phiên tòa này. Có hai bị cáo không kháng cáo là Bùi Mạnh Quốc - Giám đốc công ty Trâm Anh và Trần Văn Sơn - cán bộ phòng Vật tư BVĐK tỉnh Hòa Bình.

"Tôi rất sốc với bản án"

Trả lời Báo Lao Động, bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết rất sốc với bản án tuyên phạt anh 42 tháng tù vì tội Vô ý làm chết người. Nam bác sĩ không nghĩ HĐXX phạt mức cao nhất mà VKS đề nghị. Trước đó, VKS đề nghị 36-42 tháng tù đối với Hoàng Công Lương.

"Tôi cho rằng, HĐXX ra bản án chỉ dựa vào cáo trạng và luận tội của đại diện VKSND TP. Hòa Bình mà không xem xét đến những chứng cứ gỡ tội các luật sư đưa ra cũng như những tình tiết giảm nhẹ khác", bị cáo Lương cho hay.

Cũng theo nam bác sĩ, ở phiên xử lần một, bản thân bị cáo chỉ bị VKS đề nghị án treo, nhưng lần này, HĐXX lại tuyên mức án 42 tháng tù.

Trước đó, chiều 30.1, TAND TP. Hòa Bình đã tuyên án đối với 7 bị cáo trong vụ án tai biến chạy thận khiến 9 người tử vong tại BVĐK tỉnh Hòa Bình ngày 29.5.2017.

Theo đó, bị cáo Hoàng Công Lương bị tuyên phạt 42 tháng tù vì tội vô ý làm chết người. Cùng tội danh vô ý làm chết người, bị cáo Bùi Mạnh Quốc bị tuyên phạt 54 tháng tù.

Các bị cáo Trương Quý Dương và Đỗ Anh Tuấn cùng bị tuyên phạt 30 tháng tù, Hoàng Đình Khiếu và Trần Văn Thắng cùng bị tuyên 36 tháng tù và Trần Văn Sơn (nhân viên Phòng vật tư thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình) lĩnh án 42 tháng tù, cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

TTO - Ngày 19-6, TAND tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt bác sĩ Hoàng Công Lương 30 tháng tù về tội vô ý làm chết người. Bản án không có hình phạt bổ sung về việc tước thẻ hành nghề hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ đối với bác sĩ Lương.

Bác sĩ hoàng công lương sinh năm bao nhiêu

Hoàng Công Lương đến tòa sáng 19-6 để nghe tuyên án - Ảnh: DANH TRỌNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho bác sĩ Lương ở phiên phúc thẩm) cho cho rằng bản án 30 tháng tù đối với bác sĩ Lương là quá nghiêm khắc, bởi bác sĩ Lương có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1, điều 46 Bộ luật hình sự 1999.

"Trong vụ án này, bác sĩ Lương có lỗi vô ý. Lỗi mang tính chủ quan của Lương rất thấp mà gần như hoàn toàn là khách quan. Việc không có quy trình quản lý thiết bị bảo dưỡng sửa chữa đối với hệ thống lọc nước chạy thận là trách nhiệm của cơ quan chủ quản.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý y tế cũng không phát hiện và buông lỏng. Từ đó hình thành ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh những thói quen và quy trình bất thành văn đã được lặp đi lặp lại nhiều" - luật sư Hướng chia sẻ.

Ngoài mức án 30 tháng tù vừa được tuyên, HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề đối với bác sĩ Lương.

Tuy nhiên, sau khi bác sĩ Lương bị truy tố, Sở Y tế đã tạm thu hồi thẻ hành nghề khám chữa bệnh của bác sĩ Lương. Sau đó, bác sĩ Lương được chuyển làm công việc hành chính ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Nếu không có hình phạt bổ sung thì sau khi chấp hành án tù, bác sĩ Hoàng Công Lương có được tiếp tục hành nghề bác sĩ không?

Trả lời câu hỏi này, luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết mặc dù tòa án không áp dụng hình phạt bổ sung nhưng Luật khám chữa bệnh và các hướng dẫn liên quan có quy định nếu bị truy tố hoặc bị kết án thì trước hoặc trong thời gian chấp hành hình phạt tù, bác sĩ sẽ bị thu hồi thẻ hành nghề khám chữa bệnh. Khi nào chấp hành xong án phạt tù, bác sĩ Lương phải chứng minh đủ các điều kiện để xin cấp lại.

"Là luật sư bào chữa, tôi đang khuyên Lương không nên khiếu nại bản án lên cấp giám đốc thẩm nữa mà sẽ chấp hành hình phạt sớm để có thể được tha tù trước thời hạn. Bởi cấp giám đốc thẩm có thể chỉ đánh giá lại tính chất, mức độ, vai trò và lỗi của Lương chứ không thay đổi về mặt tố tụng và định lại tội danh.

Mà sự giằng co và chờ đợi với Lương giờ đây là kiệt sức, Lương bị trầm cảm và đang phải điều trị. Mong muốn của Lương lúc này là sớm được hành nghề trở lại và tôi mong ngày đó sẽ đến sớm với Lương" - luật sư Hướng cho biết.

Về hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, Luật khám chữa bệnh đã có quy định rất rõ. Hồ sơ này bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn, văn bản xác nhận quá trình thực hành, giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề, phiếu lý lịch tư pháp...

Trước đó, giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng cho biết sau khi thi hành án xong, nếu chứng minh đủ các điều kiện theo quy định thì bác sĩ Lương sẽ được cấp lại chứng chỉ và tiếp tục được hành nghề.