Available with any bank by negotiation nghĩa là gì

Thanh toán bằng L/C là một trong những phương thức thanh toán quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay, tuy nhiên việc sử dụng phương thức thanh toán này khá phức tạp. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về các nội dung và các khoản mục cần thiết của L/C. Ở bài viết này, tôi sẽ phân tích cụ thể về cách thức đọc hiểu một L/C để bạn tìm hiểu.

I. Ví dụ về L/C

Available with any bank by negotiation nghĩa là gì

II. Nội dung chính của L/C

Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng nội dung cụ thể của L/C và kèm với phân tích hình ảnh mẫu L/C ở trên cho bạn đọc dễ hiểu

1. Số hiệu L/C (Credit number): Tất cả L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc ghi vào chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.

  Ở ví dụ trên: số hiệu L/C là 000LC01112090003

2. Địa điểm phát hành L/C: là nơi NHPH cam kết phát hành thanh toán cho người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan đến tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C

3. Ngày phát hành L/C (Date of issuance)

  - Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C

- Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng

- Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà NK trong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C

- Là mốc để nhà XK xem nhà NK có mở L/C đúng hạn như trong hợp đồng ngoại thương hay không.

Ở ví dụ trên là : 29/07/2011

4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

  • Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng
  • Các ngân hàng: NHPH, NHXN, NHTB, NHđCĐ
  • Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương mại, Phòng thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan,…

5. Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá (Credit currency and amount )

Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số ,vừa được nghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.

Ví dụ: 48800,00 USD

6. Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C

  • Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C.Thời hạn hiệu lựuc L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
  •  Địa điểm xuất trình L/C là địa điểm của NH mà tại đó L/C có giá trị là địa điểm xuất trình chứng từ và được xem là địa điểm xuất trình bổ sung với NHPH.

Ví dụ: Thời hạn liệu lực của L/C: từ ngày 29/07/2011 đến ngày 01/09/2011

           Địa điểm xuất trình L/C: một ngân hàng nào đó tại Nhật Bản

7. Thời hạn trả tiền của L/C

  • Thời hạn ttrả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau.

Điều này hoàn toàn phụ thuộc quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C.

  • Ngân hàng nào sẽ trả tiền cho người bán và sẽ trả bằng cách nào. Mục này phụ thuộc vào lợi ích của người bán, phụ thuộc vào loại L/C hai bên muốn sử dụng. Sau đây là một vài cách thực hiện:

+ Thực hiện bằng cách trả ngay:

  • Nếu trả ngay tại ngân hàng Mở, mục này ghi: “Available with [tên ngân hàng Mở] by payment at sight”
  • Nếu trả nay tại ngân hàng Trả tiền (trong trường hợp dùng L/C có xác nhận), mục này ghi “Available with [tên ngân hàng Xác nhận/ngân hàng Trả tiền] by payment at sight.”

+ Thực hiện bằng cách được chiết khấu bộ chứng từ:

  • Nếu ngân hàng chiết khấu là ngân hàng Thông báo, thì mục này ghi: “Available with [tên ngân hàng Thông báo] by Negotiation”;
  • Nếu ngân hàng chiết khẩu là bất kỳ ngân hàng nào, thì mục này ghi: “Available with any bank by Negotiation”.

+ Thực hiện bằng cách ký chấp nhận Hối phiếu trả chậm

  • Nếu bên ký chấp nhận là ngân hàng Mở thì mục này ghi: “Available with [tên ngân hàng Mở] by Acceptance”;
  • Nếu bên ký chấp nhận là ngân hàng Trả tiền/ngân hàng Xác nhận thì mục này ghi: “Available with [tên ngân hàng Trả tiền/ngân hàng Xác nhận] by Acceptance”.

+ Thực hiện bằng cách ngân hàng Mở sẽ trả tiền chậm bằng cách phát hành một Cam kết trả tiền.

  • Nếu bên phát hành Cam kết trả tiền là ngân hàng Mở, thì mục này ghi: “Available with [tên ngân hàng Mở] by a payment commitment”;
  • Nếu bên phát hành Cam kết trả tiền là ngân hàng Trả tiền/ngân hàng Xác nhận, thì mục này ghi: “Available with [tên ngân hàng Trar tiền/ngân hàng Xác nhận] by a payment commitment”.

Ví dụ: Available with any bank in Taiwan by negotiation tức là Thực hiện bằng cách được chiết khấu bộ chứng từ, ngân hàng chiết khấu là bất cứ ngân hàng nào ở Taiwan

Available with any bank by negotiation nghĩa là gì

8. Thời hạn của hối phiếu L/C: Draft at…

Ví dụ: draft 60 days after sight Bill of Exchange and documents 100% invoice value

Có nghĩa là người nhập khẩu hàng hóa sẽ thanh toán tiền hàng 100% giá trị hóa đơn cho người xuất khẩu trong 60 ngày kể từ sau ngày NHTB nhìn thấy Hối phiếu (Bill of exchange)

9. Thời hạn giao hàng (Shipment period)

Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C

Ví dụ: hạn ngày cuối cùng giao hàng là: 11/08/2011

10.  Những nội dung về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu...cũng được ghi trong L/C.

11. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR...), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng.

Ví dụ: theo ví dụ trên người NK qui định về giao hàng là không cho phép giao hàng từng phần, không cho phép chuyển tải.

Available with advising bank by negotiation là gì?

-“Available with bank by negotiation”: Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào cũng được chiết khấu. -“Available with advising bank by negotiation”: Nhà xuất khẩu chỉ có thể xuất trình chứng từ tại ngân hàng thông báo để được chiết khấu.

Bank Negotiation là gì?

Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): ngân hàng đứng ra thương lượng cho bộ chứng từ thường cũng ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp LC quy định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể ngân hàng thương lượng.

Advise Through bank là gì?

– Trường 57a – Advise Through Bank: thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng thông báo L/C. Kiểm tra Số tiền trên L/C: – Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B – Currency Code, Amount (Loại tiền tệ, số tiền).

Negotiation là gì trong xuất nhập khẩu?

Hay hiểu nôm na, đây hành động chuyển giao “quyền đòi tiền” từ người XK sang ngân hàng Thông báo. Nếu chiết khấu truy đòi, thì khi ký hậu, người XK sẽ ghi dòng chữ “negotiation with recourse” trên hối phiếu.