960ml bằng bao nhiêu gam

Cung cấp nước, chất điện giải, acid amin và calo cho bệnh nhân bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch cho các bệnh nhân không thể dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa hoặc dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa không phù hợp.

3. Liều lượng và cách dùng của MG-TAN Inj.

Liều lượng và tốc độ truyền nên được xác định cho phù hợp đối với từng bệnh nhân cụ thể dựa trên khả năng chuyển hóa chất béo, chuyển hóa glucose, cân nặng, tình trạng lâm sàng và yêu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân. Nên lựa chọn dạng bao gói có dung tích phù hợp với mức liều sử dụng cho mỗi bệnh nhân.
MG-TAN Inj.có thể được sử dụng để tiêm truyền tĩnh mạch trung tâm hoặc ngoại vi.
Mức liều MG-TAN Inj. được khuyến nghị sử dụng đối với người lớn như sau:
- Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng bình thường, nhu cầu năng lượng không cao: tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giot với mức liều 0,7-1,0 g acid amin toàn phần/kg cân
nặng/ngày (tương đương với 0,10-0,15 g nitrogen/kg cân nặng/ngày.
- Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng cần nhiều năng lượng: tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt với mức liều 1,0-2,0 g acid amin toàn phần /kg cân nặng/ngày (tương đương với
0,15-0,30 g nitrogen/kg cân nặng/ngày.
Thông thường, mức liều 0,7-1,0 g acid amin toàn phần/kg cân nặng/ngày hay 0,10-0,15g nitrogen/kg cân nặng/ngày tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt trung tâm hoặc ngoại vi tương ứng với mức liều 27 40 mL MG-TAN Inj. /kg cân nặng/ngày.
Tốc độ tiêm truyền không được quá 3,7 mL/kg/giờ (tuơng đuơng với 0,25g glucose;
0,09g các acid amin và 0,13g lipid/kg/giờ), nên tiêm trong vòng 12 đến 24 giờ.

4. Chống chỉ định khi dùng MG-TAN Inj.

Mẫn cảm với trứng, protein dầu đậu nành hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc;
Tăng lipid máu;
Suy chức năng gan nặng;
Rối loạn đông máu nặng;
Rối loạn chuyển hóa acid amin bẩm sinh;
Suy chức nặng thận nặng;
Sốc nặng;
Bệnh nhân tăng đường huyết đang sử dụng insulin trong vòng 6 giờ.
Rối loạn điện giải;
Các bệnh nhân đang có chống chỉ định sử dụng liệu pháp tiêm truyền như: phù phổi cấp; tăng thể tích dịch nội bào, ứ nước, nhược trương; suy tim mất bù.
Hội chứng hủy tế bào máu;
Các tình trạng không ổn định: đau sau chấn thương nặng; tiểu đường tiến triển; cơn nhồi máu cơ tim cấp; nhiễm toan chuyển hóa; nhiễm khuẩn huyết nặng; hôn mê.
Bệnh nhân dưới 2 tuổi hoặc nhũ nhi;
Bệnh nhân giảm Kali huyết;
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim.

5. Thận trọng khi dùng MG-TAN Inj.

Cảnh báo:
Phải sử dụng MG-TAN Inj. theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Khi có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của phản ứng sốc phản vệ (sốt, rét run, mần
ngứa, mày đay, khó thở, ...) cần lập tức ngừng ngay quá trình truyền thuốc.
Thận trọng:
Thận trọng khi sử dụng thuốc ở các bệnh nhân:
Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid; suy chức năng thận; viêm tụy; suy chức năng gan; thiểu năng giáp có tăng triglycerid máu; nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh nhân nhiễm toan lactic; cung cấp oxy cho tế bào không đầy đủ; mất nước.
Bệnh nhân có triệu chứng phù, giữ chất điện.
Các lưu ý chung khi dùng thuốc:
Cần phải theo dõi lâm sàng chặt chẽ khi bắt đầu tiêm truyền thuốc cho bệnh nhân. Khi có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào xuất hiện, cần ngừng ngay quá trình tiêm truyền.
Trước khi tiêm truyền thuốc, nên làm xét nghiệm điện giải đồ cho bệnh nhân để có thể chỉ định liều dùng một cách phù hợp nhất.
Để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn khi tiêm truyền các dụng cụ phải đảm bảo vô trùng, các thao tác, thủ thuật phải đúng quy trình.
Nồng độ triglycerid máu không vượt quá 3 mmol/l trong vòng 5 – 6 giờ sau khi tiêm truyền thuốc.
Do thành phần của thuốc có chứa các acid amin nên có thể làm tăng thải trừ các vi chất
như đồng hoặc kẽm qua đường tiết niệu do vậy cần cân nhắc bổ sung thêm vi chất cho các bệnh
nhân phải tiêm truyền thuốc dài ngày.
Để hạn chế nguy cơ xảy ra các tương kỵ cũng như nguy cơ gây ra phản ứng đông máu, không trộn thêm các thuốc khác vào dịch tiêm truyền và không nên tiêm các thuốc khác trong
khi đang tiêm truyền MG-TAN Inj.
Trong khi dùng thuốc, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose huyết, điện giải đồ, áp suất thẩm thấu của máu; cân bằng acid-base, cân bằng điện giải và chức năng gan (phosphatase kiểm, ALT, AST) của cơ thể.
Khi dùng thuốc trong một thời gian dài cần theo dõi công thức máu và thời gian máu chảy - máu đông của cơ thể.
Khi tiêm truyền thuốc cho bệnh nhân suy chức năng thận, cần theo dõi chặt chẽ mưc độ
phosphat và kali được bổ sung cho bệnh nhân để đề phòng nguy cơ bị nhiễm kiềm hoặch nhiễm
toan chuyển hóa.
Cần thường xuyên cho bệnh nhân làm xét nghiệm điện giải đồ để điều chỉnh liều dùng
cho phù hợp.
MG-TAN Inj không ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc và lái xe.
Lưu ý khi sử dụng:
Không sử dụng khi bao của túi dịch truyền đã bị hỏng.
Không sử dụng khi niêm phong giữa các phần của túi dịch truyền bị rách.
Không sử dụng khi dung dịch glucose (dung dịch A); dung dịch acid amin và điện giải (dung dịch B) không trong suốt hoặc nhũ dịch chất béo (dịch C) không đồng nhất.
Trộn đều các dịch tiêm truyền (A, B, C) trước khi sử dụng.
Loại bỏ phần thuốc còn dư sau khi tiêm truyền.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai: Chỉ nên dùng thuốc nếu thật sự cần thiết, trên cơ sở cân nhắc các lợi ích của việc điều trị và các nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú: Thận trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ đang nuôi con bú.

7. Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng MG-TAN Inj.có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như tăng thân nhiệt (ở khoảng 3% bệnh nhân dùng thuốc) hoặc các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt (ở khoảng dưới 1% số bệnh nhân dùng thuốc). Ngoài ra còn có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như tăng cảm ứng men gan; viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm truyền thuốc ở tĩnh mạch ngoại vi. Một số tác dụng không mong muốn rất hiêm gặp phải khi sử dụng thuốc bao gồm: các triệu chứng của sốc phản vệ (mày đay, mẩn ngứa, ớn lạnh, rét run, hạ huyết áp, tím tái, khó thở) hoặc hội chứng thừa chất béo với các triệu chứng như tăng lipid máu, sốt, đau gan, to gan, to lách, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, hôn mê...

8. Tương tác với các thuốc khác

Cho đến nay vẫn chưa ghi nhận được các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, tuy vậy cũng đã có một số các báo cáo về các hiện tượng như sau:
Khi dùng cùng với insulin có thể gây ảnh hưởng đến hệ enzym lipase.
Trên lâm sàng, liều dùng heparin có thể tăng lên nhất thời do lượng lipoprotein lipase trong tuần hoàn tăng lên. Sự tăng lên nhất thời của lipolysis huyết tương ở giai đoạn ban đầu khi
dùng thuốc là do sự giảm tốc độ thanh thải triglycerid.
Do dầu đậu nành có chứa vitamin Ki nên có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc chống đông máu dẫn xuất của coumarin, vì vậy cần theo dõi các bệnh nhân phải sử dụng
các thuốc này trong khi đang điều trị với MG-TAN Inj.
Các xét nghiệm bilirubin, lactat dehydrogenase, oxy bão hòa, hemoglobin,... ở các mẫu máu được lấy xét nghiệm trong thời gian tiêm truyền MG-TAN Inj. có thể cho kết quả không
chính xác do bị ảnh hưởng bởi thành phần lipid. Ở hầu hết các bệnh nhân, các mẫu máu được lấy sau khi tiêm truyền tĩnh mạch từ 5-6 giờ đều không gây ảnh hưởng đến kết quả các xét nghiệm
này.

9. Dược lý

- Glucose
Tác dụng dưoc lý của glucose tiêm truyền là cần thiết giống như glucose đưoc cung cấp bởi các thực phẩm thông thường.
- Acid amin và chất điện giải
Tác dụng dược lý của acid amin và chất dien giải là cần thiết giống như acid amin và chất điện giải được cung cấp bởi các thực phẩm thông thưong. Tuy nhiên, đối với acid amin thông qua con đưong ăn uống thì đầu tiên sẽ di qua mạch máu và
sau đó đi vào hệ tuần hoàn, trong khi acid amin thông qua con đường tiêm truyền thì đi trực tiếp vào hệ tuần hoàn
- Lipid
Dịch nhũ tương Lipid là có tính chất sinh học tương tự như các chất dịch noi sinh. Không giống như các dịch thông thưong, Lipid không có chứa cholesterol esters hoặc apolipoproteins trong khi đó hàm lượng phospholipid ở mức cao hơn. Dịch nhũ tương Lipid chuyển hóa trong vòng tuần hoàn giống như các chất dịch nội sinh thông thường trong quá trình trao đổi chất.
Các hạt lipid nội sinh chủ yếu được thủy phân trong quá trình tuần hoàn và được được đua lên bởi các thụ thể LDL ngoại biên và ở gan. Khả năng chuyển hóa đưoc xác định bởi các thành
phần của các hạt lipid, tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật và tốc độ truyền.
Ở người tình nguyện khỏe mạnh, tỉ lệ chuyển hóa lipid nhũ tương sau khi truyền là 3.8 + 1.5g triglycerid trên mỗi kg trọng lượng cơ thể trong vòng 24 giờ.
Khả năng chuyển hóa và tốc độ oxy hóa phụ thuộc vào điều kiện lâm sàng của từng bệnh nhân, chuyển hóa nhanh hơn và hấp thụ tăng lên đối với bệnh nhân sau phẫu thuật và chấn thương,
trong khi bệnh nhân suy thận và tăng triglycerid huyết thì khả năng hấp thụ lipid nội sinh chậm hơn

10. Quá liều và xử trí quá liều

Sử dụng quá liều có thể gây ra các bất thường về chuyển hóa lipid gây ra tình trạng cơ thể bị nhiễm mỡ hoặc gây ra các bất thường ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể dẫn đến tăng lipid máu, tăng thân nhiệt, tăng hủy mỡ, rối loạn điện giải, kéo dài thời gian đông máu, giảm tiểu cầu, hoặc thậm chí gây hôn mê. Khi xuất hiện những triệu chứng này cần ngừng ngay quá trình truyền thuốc xem xét cho thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc.