690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Tính đến đầu tháng 1-1968, Quân lực Mỹ tại Việt Nam gồm có 9 sư đoàn, 1 trung đoàn thiết kỵ và 2 lữ đoàn độc lập, với tổng cộng 331.098 binh sĩ lục quân và 78.013 binh sĩ thủy quân lục chiến, tập trung trong khoảng 100 tiểu đoàn bộ binh và cơ giới. Ngoài Mỹ, lực lượng Thế giới Tự do còn có: hai sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn TQLC của Hàn Quốc, Chiến đoàn 1 Úc – Tân Tây Lan, một trung đoàn Thái Lan.

Trong tháng 1-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Tiểu đoàn 1/3 TQLC (3-1, đóng ở Đông Hà); Phi đoàn 262 trực thăng TQLC (10-1, đóng ở Ngũ Hành Sơn); Phi đoàn 8 ném bom (17-1, đóng ở Phan Rang); Đại đội 355 không yễm (18-1, đóng ở Camp Holloway, Pleiku). Trại biệt kích (CIDG) Biệt đội A-416 tại Mỹ Điền đi vào hoạt động (20-1-1968).

Các đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: Tiểu đoàn 2/4 TQLC (3-1, chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ); Phi đoàn 165 trực thăng TQLC (9-1, chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ); Phi đoàn 13 ném bom (15-1). Ngày 31-1-1968, Tiểu đoàn 3 chống tăng bị giải thể, để sáp nhập thành phần cơ hữu vào Tiểu đoàn 3 xe tăng.

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân gồm: Tiểu đoàn 2/503 bộ binh chuyển tới Ban Mê Thuột (đầu tháng 1); Sở chỉ huy Trung đoàn 5 TQLC chuyển tới Phú Bài (11-1); Sở chỉ huy Sư đoàn 3 TQLC chuyển tới Đông Hà (15-1); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Sông Bé (15-1); các tiểu đoàn không vận 1/327, 2/327, 2/502 chuyển tới Sông Bé (15-1); Tiểu đoàn 2/5 TQLC chuyển tới Phú Bài (15-1); Tiểu đoàn 2/26 TQLC chuyển tới Khe Sanh (16-1); các tiểu đoàn kỵ binh 1/5, 1/8 và 1/12 chuyển tới Phú Bài (17-1); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Phú Bài (17-1) rồi tới Quảng Trị (25-1); Sở chỉ huy Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Gia Lễ (20-1); các tiểu đoàn bộ binh 1/501, 2/501, 1/502 chuyển tới Gia Lễ gần Phú Bài (20-1); Sở chỉ huy Trung đoàn 3 TQLC chuyển tới Quảng Trị (20-1); Sở chỉ huy Trung đoàn 1 TQLC chuyển tới Camp Evans, Huế (20-1); Sở chỉ huy Trung đoàn 4 TQLC chuyển tới Camp Carroll, Cam Lộ (20-1); Tiểu đoàn 2/7 kỵ binh chuyển tới Bồng Sơn (20-1); Tiểu đoàn 2/11 thiết kỵ chuyển tới Bố Đức (20-1); Tiểu đoàn 1/9 TQLC chuyển tới Khe Sanh (22-1); Sở chỉ huy Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Camp Evans (25-1); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Camp Evans (25-1); các tiểu đoàn kỵ binh 1/7, 5/7 và 2/12 chuyển tới Camp Evans (25-1); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới bãi Baldy (26-1); các tiểu đoàn bộ binh 1/14, 1/35, 2/35 chuyển tới bãi Baldy (26-1); Tiểu đoàn 4/39 bộ binh chuyển tới Bearcat; Tiểu đoàn 2/11 pháo binh chuyển tới Biên Hòa; Tiểu đoàn 6/27 pháo binh chuyển tới Quản Lợi; Tiểu đoàn 6/32 pháo binh chuyển tới Phú Hiệp; Tiểu đoàn 6/56 pháo binh chuyển tới Chu Lai; Tiểu đoàn 6/77 pháo binh chuyển tới Quảng Trị; Tiểu đoàn 70 công binh chiến đấu chuyển tới Dak To; Tiểu đoàn 299 công binh chiến đấu và Tiểu đoàn 504 quân cảnh chuyển tới Phú Bài.

2- Chiến dịch Rolling Thunder tiếp tục năm 1968 (1-1 đến 1-11-1968)

Từ ngày 2-3-1965 đến 1-11-1968, các lực lượng Mỹ gồm Bộ tư lệnh Không lực châu Á – Thái Bình Dương tại Thái Lan, Bộ tư lệnh Hạm đội 7, Không lực 7, Lực lượng đổ bộ 3/MACV, đã phối hợp mở chiến dịch trường kỳ Rolling Thunder, không kích các vị trí, tuyến vận chuyển quân sự tại Bắc Việt. Chiến dịch Rolling Thunder được tiếp tục trong năm 1968, đến ngày 1-11-1968 thì kết thúc.

Năm 1968, để vô hiệu hóa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina) của Liên Xô, Không quân và Hải quân Mỹ vừa không ngừng phát triển kỹ thuật nhiễu điện tử, vừa đưa thêm nhiều hỏa tiển AGM-45 Shrike vào hoạt động, phóng từ các máy bay F-4 Phantom II, F-105F, F-105G Thunderchief, để phá hủy giàn ra đa và tên lửa Bắc Việt. Không lực Mỹ cũng trang bị cho các máy bay ném bom B-66 các máy nhiễu âm mạnh để vô hiệu các radar cảnh báo sớm, và phát triển các máy gây nhiễu nhỏ hơn lắp trên các chiến đấu cơ làm phân tán thông tin phản hồi tới radar Bắc Việt. Không lực Mỹ cũng trang bị cho máy bay Wild Weasel máy gây nhiễu sóng radar và hệ thống phản công điện tử của Bắc Việt, sau đó phóng hỏa tiển Shrike để phá hủy các trạm radar và giàn tên lửa.

Trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã viết:

“Nỗ lực không kích Bắc Việt trong ba tháng đầu năm 1968 bị giảm mạnh do ảnh hưởng gió mùa đông bắc. Trong suốt ba tháng, thời tiết xấu hơn dự đoán. Tại các tuyến đường phía bắc của Bắc Việt, trung bình mỗi tháng chỉ có ba ngày có thể thực hiện cuộc tấn công bằng cách quan sát. Thời tiết trong suốt tháng hai là tháng trải nghiệm ít ỏi nhất so với bất cứ tháng nào kể từ khi bắt đầu chiến dịch Rolling Thunder. (Một nguyên nhân chủ yếu của việc suy giảm các cuộc không kích Bắc Việt có thể là do lúc này quân đồng minh phải tập trung lực lượng đối phó với chiến sự Mậu Thân ở phía nam vĩ tuyến 17.)

Mức thiệt hại với các mục tiêu cố định ở các vùng phía bắc của Bắc Việt vẫn không thay đổi cho tới cuối tháng 3. Gần như tất cả các cuộc không kích đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật ném bom thời tiết. Thời tiết đã ức chế mạnh mẽ việc đánh giá sau không kích của chúng ta và ta không thể đánh giá hiệu quả của nỗ lực.

Chiến dịch Rolling Thunder 57 vẫn được tiếp tục cho tới cuối tháng 6-1968. Có 9 mục tiêu mới được bổ sung vào danh sách mục tiêu cơ bản trong năm 1968; trong số này có 7 mục tiêu đã bị tấn công.

Kết quả từ tháng 1 đến hết tháng 3-1968

Các chiến dịch ném bom Bắc Việt vẫn tiếp tục trong năm 1968 với mục đích cô lập cảng Hải Phòng với phần còn lại của Bắc Việt, nhằm ngăn chặn sự phân phối hàng hóa vật tư nhập khẩu. Chiến dịch phối hợp này chống lại các LOC quanh Hải Phòng đã buộc Bắc Việt phải có những nỗ lực phi thường để duy trì dòng chảy hàng hóa vật tư trên các tuyến đường hiện có. Các khó khăn về phân phối của Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi số lượng tàu nước ngoài tại Hải Phòng tăng mạnh trong tháng 1 và một lần nữa trong tháng 3-1968 khi có hơn 40 tàu vào cảng mỗi tháng. Cảng Hòn Gai được sử dụng vào tháng 2-1968 làm một điểm đón 1 tàu của Liên Xô và 1 tàu của Anh, có thể là trong nỗ lực giảm áp lực lên Hải Phòng. Cảng này thường phục vụ vùng khai thác than gần đó và không góp phần đáng kể vào dòng chảy nhập khẩu vào Bắc Việt.

Việc mở rộng mạng lưới vận tải đường bộ tiếp tục do Bắc Việt tìm cách đạt được sự linh hoạt hơn bằng cách bổ sung các đường vòng và xây dựng các đoạn đường hoàn toàn mới. Có ý nghĩa quan trọng là tuyến đường mới được xây dựng để kết nối khu vực Ning-Ming của Trung Cộng với khu vực Hải Phòng – Cẩm Phả của Bắc Việt, một dự án phát triển sẽ tăng thêm khoảng 1.000 tấn/ngày cho khả năng xuyên biên giới giữa hai nước. Các nỗ lực sửa chữa ở những nơi khác trong nước được theo đuổi mạnh mẽ. Cầu Long Biên (Paul Doumer) nằm ngay phía bắc Hà Nội là đối tượng của nhiều cuộc không kích và bị thiệt hại nặng nề.

Cùng với hoạt động xây dựng tại cầu Long Biên, một số cầu phao và bến phà được xây dựng ở những nơi khác dọc theo bờ sông Hồng gần cầu Long Biên, đã chứng tỏ tầm quan trọng của tuyến đường vận chuyển vật liệu từ Trung Cộng và nội địa từ cảng Hải Phòng.”

Bảng lược kê các thành phần mục tiêu Bắc Việt ba tháng đầu năm 1968 (chú thích: một số mục tiêu cố định đã bị tấn công nhiều lần và thiệt hại của chúng có thể được báo cáo nhiều hơn một lần.)

Loại mục tiêu Bị phá hủy Gây thiệt hại Cộng chung – Vị trí AAA/AW 143 333 476 – Vị trí SAM 14 76 90 – Vị trí giao thông 18 70 88 – Khu quân sự 25 142 167 – Khu chánh quyền 34 180 214 – Khu hậu cần 54 479 533 – Tòa nhà 532 232 764 – LOC’s 199 2.533 2.732 – Bến cảng 3 10 13 – Nhà máy điện 1 5 6 – Đoạn đường sắt 0 6 6 – Xe cơ giới 2.234 2.470 4.704 – Toa xe lửa 139 209 348 – Tàu thuyền cơ giới 1.200 1.515 2.715 Cộng 4.596 8.260 12.856

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Chiến dịch Rolling Thunder kết thúc ngày 1-11-1968 theo lệnh của tổng thống Johson để thúc đẩy cuộc hòa đàm tại Paris. Nhận định về kết quả chiến dịch, trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã viết:

“Mặc dù có những hạn chế trong hoạt động, chu trình thời tiết, và một kẻ địch lắm thủ đoạn, chiến dịch Rolling Thunder đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Bắc Việt. Đến tháng 4-1968, khi các hoạt động không quân trên các khu vực phía bắc của Bắc Việt bị ngưng lại, Bắc Việt vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sự ảnh hưởng tích lũy của các chiến dịch đường không và nhu cầu chiến tranh ở Nam Việt Nam đã tạo ra những căng thẳng và quá tải chưa từng thấy đối với nền kinh tế, hệ thống sản xuất và phân phối của Bắc Việt, đời sống của nhân dân và bộ máy kiểm soát chánh trị. Các điều kiện có thể đã nghiêm trọng đến mức đã buộc Bắc Việt phải sử dụng chiến thuật ‘đàm phán’ để có thời gian khắc phục những vấn đề bức xúc hơn và để phục hồi lại hoạt động hậu cần chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Có lẽ sự kiệt quệ về nhân lực nghiêm trọng nhất là do sự phát triển nhanh chóng lực lượng võ trang để cung cấp nguồn bổ sung cho chiến tranh ở miền Nam và cho hệ thống phòng không và phòng thủ bờ biển ở miền Bắc. Ngoài ra, cũng cần nhiều lao động sửa chữa và duy trì các đường giao thông quan trọng. Việc này bao gồm việc sửa chữa đường bộ và đường sắt, tu sửa lại các cây cầu và bến phà bị hư hỏng hoặc phá hủy bởi các cuộc không kích của Mỹ. Một yêu cầu nhân lực quan trọng khác là cho hệ thống phòng không không ngừng mở rộng. Họ cần công nhân xây dựng và chuyên viên tại nhiều trạm radar, pháo phòng không và các vị trí tên lửa đất đối không. Hầu hết những người này đều đến từ nông nghiệp; và phụ nữ, trẻ em và người già đã buộc phải lấp khoảng trống về nhân lực trong nền kinh tế.

Ngoài các vấn đề nhân lực, các chiến dịch không kích còn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp và các vấn đề phức tạp do thời tiết xấu gây ra, kết quả là sản lượng lương thực sụt giảm nghiêm trọng. Chiến dịch Rolling Thunder cũng làm phức tạp việc thu thập và phân phối lương thực của chánh phủ và ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ngành nông nghiệp.

Chiến dịch không kích đã phá hủy hầu hết năng lực ngành công nghiệp nặng và khả năng phát điện của Bắc Việt. Hà Nội đã bị ép vào một tư thế phòng thủ được đánh dấu bằng những nỗi thất vọng và trì hoãn những khát vọng. Giao thông vận tải và công nghiệp buộc phải phân tán, do đó tạo ra các vấn đề liên quan đến phân phối lại lao động, phân bổ nguyên vật liệu và kiểm soát sản lượng. Các vấn đề quản lý tiếp theo là rất lớn.

Xuất khẩu của Bắc Việt đã giảm mạnh từ mức trung bình năm 1966 là 100.000 tấn/tháng xuống chỉ còn 20.000 tấn/tháng. Sự sụt giảm này là do bom đạn đã phá hủy cơ sở công nghiệp, cắt đứt giao thông liên lạc, và làm gián đoạn hoạt động của các cảng.

Chiến dịch không kích đã làm giảm mức sống, đặc biệt là không chỉ đối với người ở đô thị mà còn cho nông dân nông thôn. Sự xáo trộn của người dân, cản trở đi lại, phá hủy hàng hóa, và sự phân phối chặt chẽ hơn tất cả các hàng hóa, bao gồm thức ăn và quần áo, đã ảnh hưởng xấu đến người dân và ở các góc độ khác nhau đều do chiến dịch Rolling Thunder gây ra. Vấn nạn thiếu lương thực, đặc biệt là gạo, đã ảnh hưởng đến các thành phố, nhưng việc nhờ việc nhập khẩu mà lương thực tiếp tục được cung cấp dù còn hạn chế. Mức tiêu thụ thực phẩm tiếp tục là bị kiểm soát nghiêm ngặt và lượng calo dường như giảm xuống mức đe dọa hiệu quả của lực lượng lao động.

Tác động của chiến dịch Rolling Thunder lên tinh thần ở Bắc Việt là một vấn đề rất khó đánh giá. Trước khi hoạt động không kích căng thẳng hơn, tinh thần của nhân dân đã không phải là mối quan tâm hàng đầu của nhà cầm quyền. Khi các cuộc không kích tăng lên, tinh thần dường như đã trượt, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị, vì người ta ngày càng tự đặt câu hỏi hoài nghi về lối tuyên truyền liên quan đến chiến thắng cuối cùng của họ.

Tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội này ở các mức độ khác nhau đều là kết quả của chiến dịch không kích.

Những căng thẳng mà chúng gây ra đã góp phần tạo ra sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa các lý tưởng độc đoán và các mục tiêu của chính phủ và khả năng kiểm soát và quản lý thực sự của họ. Khi các chiến dịch không khí tăng lên, Bắc Việt đã đáp ứng với mối quan ngại ngày càng tăng về an ninh nội bộ, đặc biệt là liên quan đến việc kiểm soát dân chúng trong các cuộc không kích. Việc di tản các cơ quan chính quyền và các bộ ngành ra khỏi thủ đô và sự ngăn chặn giao thông và truyền thông đã gây ra sự nhầm lẫn và và thậm chí còn thiếu hiệu quả.

Việc chấm dứt ném bom đã cho phép khôi phục các tuyến giao thông liên lạc và trở lại một cuộc sống bình thường hơn. Người Bắc Việt Nam đã chứng tỏ mình hết sức cực kỳ mau lẹ trong việc khắc phục những thiệt hại do Rolling Thunder gây ra. Với việc không còn nỗi lo sợ bị không kích ở hầu hết các khu vực, họ đã làm việc mạnh mẽ để sửa chữa và xây dựng lại, đặc biệt là các tuyến giao thông liên lạc.

Có lẽ thước đo quan trọng nhất về ảnh hưởng của chiến dịch không kích, là nên xem xét tình hình nếu không có vụ đánh bom nào cả. Dòng chảy tự do người, võ khí và đồ tiếp liệu không bị ngăn cản sẽ từ Bắc Việt trực tiếp đối đầu với các lực lượng của chúng ta ở miền Nam Việt Nam, có thể chỉ có một kết quả duy nhất cho Mỹ và các đồng minh, đó là số lượng thương vong nặng nề hơn so với với chi phí nhỏ hơn cho kẻ địch. Vì phương án này không thể chấp nhận được, nên việc đánh bom Bắc Việt, cần phải là một yếu tố thiết yếu của chiến lược tổng thể, và rõ ràng đã thành công trong việc thực hiện các mục đích của nó.”

3- Chiến dịch Sea Dragon tiếp tục năm 1968 (1-1 đến tháng 10-1968)

Trong năm 1968, Bộ tư lệnh Hạm đội 7 và Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam tiếp tục mở chiến dịch trường kỳ Sea Dragon nhằm tuần tra và ngăn chặn các chuyến tàu chở binh lính và thiết bị quân sự từ Bắc Việt theo đường biển xâm nhập vào miền Nam, đồng thời tấn công một số vị trí trên bờ của Bắc Việt. Chiến dịch Sea Dragon vận hành đến tháng 10-1968 thì kết thúc. Trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã viết:

“Trong ba tháng đầu năm 1968, địch gia tăng áp lực dọc theo khu phi quân sự và tăng cường vận chuyển hậu cần ở vùng phía nam của Bắc Việt. Các tàu Sea Dragon đã dịch chuyển theo về phía nam để tăng cường hỗ trợ hỏa lực hải quân cho khu phi quân sự. Chỉ còn hai tàu khu trục tuần tra phía nam khu vực Sea Dragon, chưa tới 34% các tàu hậu cần địch bị phát hiện và phá hủy hoặc làm thiệt hại. Các mục tiêu trên đất liền bị tấn công vẫn còn cao, nhưng thời tiết xấu đã cản trở việc đánh giá đầy đủ các kết quả. Quyết định của tổng thống Johnson tháng 4-1968 hạn chế các cuộc tấn công vào Bắc Việt ở khu vực dưới vĩ tuyến 190 Bắc tiếp tục giảm vùng cấm của Sea Dragon xuống một phần ba, nhưng trong khu vực mà chiến dịch còn được phép hoạt động, tàu của chúng ta tiếp tục khẳng định xuất sắc sứ mạng của mình.”

4- Chiến dịch Steel Tiger (Lào) tiếp tục năm 1968 (1-1 đến 11-11-1968)

Từ ngày 1-4-1965 đến 11-11-1968, Không lực 7 và Chiến đoàn 77 Mỹ mở chiến dịch Steel Tiger, không kích, bắn phá các tuyến đường giao thông và các vị trí Việt Cộng trên lãnh thổ đông và nam Lào để ngăn chặn việc tiếp tế từ Bắc Việt vào Nam.

5- Chiến dịch Market Time (tỉnh Gia Định) tiếp tục năm 1968 (1-1 đến 1-12)

Từ ngày 11-3-1965 đến tháng 12-1972, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Chiến đoàn 115 Mỹ phối hợp mở chiến dịch trường kỳ Market Time, nhằm mục đích tăng cường tuần tra, giám sát vùng sông biển và bờ biển, bảo vệ đặc khu Rừng Sác (tỉnh Gia Định) giáp phía đông nam thủ đô Sài Gòn. Chiến dịch Market Time tiếp diễn trong năm 1968, từ 1-1 đến 31-12.

6- Chiến dịch Arc Light tiếp tục trong năm 1968 (1-1 đến 31-12)

Từ ngày 18-6-1965 đến 15-8-1973, Bộ tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ chỉ đạo thực hiện chiến dịch Arc Light, chuyên sử dụng máy bay B-52 ném bom các vị trí Việt Cộng tại Bắc Việt, Nam Việt, Lào và Cambodia. Các đơn vị Mỹ trực tiếp thực hiện các cuộc không kích B-52 gồm các phi đội ném bom số 43, 307, 376, 3960, 4252, 4258. Chiến dịch Arc Light tiếp tục được thực hiện trong năm 1968 (từ 1-1 đến 31-12).

7- Chiến dịch Clearwater (Vùng 1 chiến thuật) (1-1-1968 đến 1-3-1973)

Từ ngày 1-1-1968 đến 1-3-1973, Chiến đoàn 115 Hải quân Mỹ mở chiến dịch Clearwater, tìm diệt và ngăn chặn hoạt động xâm nhập của quân Việt Cộng tại các hòn đảo và tuyến đường biển thuộc Vùng 1 chiến thuật.

8- Cuộc không kích Rolling Thunder trên miền Bắc (tháng 1-1968)

Theo đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 1-1968, Không quân Mỹ tiếp tục cho máy bay ném bom miền Bắc Việt và một số máy bay đã bị phòng không miền Bắc bắn hạ.

Ngày 5-1, Bắc Việt tuyên bố bắn rơi tại tỉnh Ninh Bình chiếc máy bay thứ 2.700 rơi trên miền Bắc. Ngày 14-1, Bắc Việt tuyên bố tại Quân khu 4 bắn rơi chiếc máy bay thứ 300 ở quân khu.

9- Hội nghị 14 Trung ương Đảng Việt Cộng (2-1-1968)

Ngày 2-1-1968, Hội nghị 14 Trung ương Đảng Việt Cộng bắt đầu họp tại Hà Nội, nghe Trung ương cục miền Nam và Quân ủy trung ương báo cáo tình hình chiến trường miền Nam. Hội nghị nhất trí thông qua Chủ trương, kế hoạch, mục tiêu và phương pháp tổng tiến công và nổi dậy Xuân Hè 1968 nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, và giao cho Trung ương cục và Quân ủy trung ương quyết định cụ thể ngày khởi đầu chiến dịch.

Sau hội nghị, uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ được tăng cường vào Nam làm phó bí thư Trung ương cục cho đến tháng 5-1968 lại trở ra Bắc phụ trách chỉ đạo đàm phán ngoại giao tại Hội nghị Paris. Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo được cử làm tư lệnh Mặt trận B3.

Từ ngày 15 đến 17-1, Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp hội nghị mở rộng, quán triệt Nghị quyết Hội nghị 14 về việc thực hiện phương hướng quân sự năm 1968, tuyên bố công khai quyết tâm “giữ vững và mở rộng vùng giải phóng chăm lo xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng”.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Căn cứ quân Việt Cộng ở Nam Lào đầu năm 1968; Vị trí hệ thống địa đạo và hầm trú Việt Cộng đã phát hiện ở Vùng III chiến thuật tính đến tháng 1-1968 (Confidential US Army map)

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Hệ thống vận chuyển phục vụ tấn công 1968; Đường ống xăng dầu 1968-75

10- Tình hình trên Tuyến đường mòn Trường Sơn (1968)

Trước năm 1967, nhiên liệu phục vụ chiến trường chứa trong các thùng phuy 100, 200 lít, do xe tải chở, voi hoặc xe đạp thồ, thậm chí do cả dân công lăn trên đường hoặc thả trôi theo sông suối mùa mưa. Đến năm 1968, quân Việt Cộng bắt đầu lắp đặt hệ thống đường ống dẫn có đường kính khoảng một tấc khởi phát từ đèo Mụ Giạ (tỉnh Quảng Bình) chạy dọc trên đất Lào theo biên giới Việt-Lào, tới khu vực Mường Nông (tỉnh Savanakhet), sát quốc lộ 9, đối diện với căn cứ Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị). Đến mùa khô 1970-71, đường ống xăng dầu đã được kéo đến sát khu vực Lộc Ninh.

Từ đêm 8-2-1968, quân Việt Cộng lần đầu tiên tung chiến xa hạng nhẹ PT-76 vào chiến trường, tại trận tấn công căn cứ Lực lựơng đặc biệt Làng Vây gần Khe Sanh sát biên giới Việt-Lào trên đường số 9. Tuy nhiên do việc tiếp liệu sau đó gặp khó khăn nên chiến xa ít được cộng quân sử dụng, mãi cho đến năm 1971 mới xuất hiện khá nhiều tại chiến trường Hạ Lào, và lần này có thêm loại chiến xa hạng trung T-54, nhưng cũng hầu như không đương cự nỗi các chiến xa của Mỹ tối tân nguy hiểm hơn. Trong năm 1968, có thêm tổng cộng hơn 200.000 quân Bắc Việt vào Nam.

11- Chiến dịch đấu tranh chánh trị ở miền Nam Việt Nam (tháng 1-1968)

Để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè 1968 nhằm đánh chiếm hoàn toàn miền Nam, mật vụ Việt Cộng nằm vùng được lệnh mở ngay một cuộc đấu tranh chánh trị nhằm gây bất ổn cho xã hội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 1-1-1968, cộng quân đồng loạt tổ chức cho 1.700 dân các quận lỵ Mõ Cày, Thạnh Phú, Hương Mỹ, Cái Mơn (tỉnh Kiến Hòa) xuống đường biểu tình ‘chống Mỹ Ngụy vi phạm lệnh ngừng tấn công quân sự của Mặt trận’.

Ngày 11-1, mật vụ cộng quân Sài Gòn – Gia Định tổ chức 350 công nhân nhà máy điện và nhà máy nước Sài Gòn bãi công đòi chống cắt giảm lương khi công nhân lỡ sai phạm. Chánh quyền liền điều 2 đại đội quân đến trấn giữ hai nhà máy và khôi phục lại sản xuất điện nước, bắt cách ly thẩm vấn 17 người cầm đầu công khai. Ngày 12-1, cộng quân tổ chức 500 công nhân cảng Sài Gòn bãi công đòi tăng lương và thưởng Tết. Ngày 13-1, chánh quyền ra sắc luật trưng dụng khẩn cấp tất cả nhân viên bất luận thuộc ngành chuyên môn nào tại công ty điện, nước Sài Gòn. Nhưng phần lớn công nhân vẫn tiếp tục bãi công. Ngày 15-1, có thêm 5.700 công nhân, tài xế, dệt, diêm quẹt và cao su bãi công. Đến 16-1, cộng quân đã huy động được tổng số công nhân tham gia bãi công lên tới 17.000 người, bao gồm các ngành điện, nước, bốc vác, vận tải công cộng, dệt, diêm quẹt, cao su, xay xát gạo và công nhân ba công ty xăng dầu Shell, Caltex, Esso. Chủ trương bãi công không còn là đòi tăng lương mà là phản đối chánh quyền đàn áp, bắt bớ công nhân. Trước tình hình đó, chánh quyền phải thỏa thuận với giới chủ hãng thống nhất tăng 12% lương tính từ tháng 9-1967.

12- Hoạt động phản chiến tại Mỹ tháng 1-1968

Đầu tháng 1-1968, hoạt động phản chiến tại Mỹ gia tăng và chiếm nhiều mục tin giật gân trên các báo ở Mỹ. Một phiên tòa tại Tòa án liên bang kết tội bác sĩ Benjamin Spok và giáo sĩ William Spon Copphin về tội âm mưu với ba người chống chiến tranh Việt Nam xúi giục những hoạt động phạm pháp. Bốn lính hải quân Mỹ đào ngũ để không sang Việt Nam và được thủ tướng thân cộng Olope Palmer cho cư trú chánh trị tại Thụy Điển. Ca sĩ Enner Kid được mời dự tiệc trưa tại Bạch Cung đã ghé tai nói nhỏ với phu nhân tổng thống Johnson rằng: Chiến tranh đang diễn ra và người Mỹ vẫn không hiểu tại sao. Rồi chỉ tay vào mặt bà Johnson trước mặt năm mươi quan khách, bà Kid la lên: Bà cũng là một người mẹ, mặc dầu bà chỉ có con gái mà không có con trai, tôi là một người mẹ và tôi hiểu cảm giác khi rứt ruột đẻ đứa con. Tôi có một đứa con và rồi bà đẩy nó ra đánh nhau. Bọn trẻ nổi loạn có gì là lạ.

13- Hoạt động chuẩn bị đối phó của quân đồng minh (trong tháng 1-1968)

Trong tháng 1-1968, thực hiện Kế hoạch Bẫy Rập Lớn, Bộ tư lệnh Mỹ chỉ thị bố trí lại lực lượng Mỹ lớn nhất từ trước đến giờ để sẵn sàng đón đầu cuộc tổng tấn công của Việt Cộng.

Đầu tháng 1-1968, Tiểu đoàn 2/503 bộ binh được không vận ra Ban Mê Thuột.

Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ chuyển quân ra tập trung ở phía nam khu phi quân sự sẵn sàng đón diệt các cuộc nam xâm mới của Bắc Việt. Ngày 11-1, Trung đoàn 5/Sư đoàn 1 TQLC tới Phú Bài. Ngày 15-1, Sư đoàn 3 TQLC tới Đông Hà. Ngày 20-1, Trung đoàn 3/3 TQLC tới Quảng Trị, Trung đoàn 1/1 TQLC tới căn cứ Camp Evans ở phía bắc Huế, Trung đoàn 4/3 TQLC tới căn cứ Camp Carroll ở Cam Lộ.

Ngày 15-1, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận tới Sông Bé cùng với 3 tiểu đoàn 1/327, 2/327, 2/502. Ngày 16-1, Tiểu đoàn 2/26 TQLC được tăng cường cho căn cứ Khe Sanh.

Ngày 17-1, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 kỵ binh đem bốn tiểu đoàn 1/5, 1/8, 2/8, 1/12 từ Bồng Sơn ra Phú Bài; rồi đến 25-1 tới bãi đáp Betty ở phía nam tỉnh Quảng Trị.

Ngày 20-1, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 không vận tại Củ Chi được điều ra Gia Lễ gần Phú Bài và đặt dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn 1 kỵ binh; tháp tùng là 3 tiểu đoàn bộ binh 1/501, 2/501, 1/502. Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 2/7 kỵ binh tăng cường cho Bồng Sơn, Tiểu đoàn 2/11 thiết kỵ tới Bố Đức.

Ngày 22-1, Tiểu đoàn 1/9 TQLC tăng viện cho Khe Sanh.

Ngày 25-1, Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Camp Evans. Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh gồm ba tiểu đoàn 1/7, 5/7, 2/12 cũng từ bãi đáp Baldy tới đóng ở căn cứ Camp Evans.

Ngày 26-1, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh từ Đức Phổ chuyển ra bãi đáp Baldy để thay thế cho Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh trong địa bàn chiến dịch Wheeler/Wallowa.

Ngoài ra, hàng chục tiểu đoàn chiến đấu Mỹ khác cũng được gia cố cho các nơi hiểm yếu: Tiểu đoàn 4/39 bộ binh tới trại Bearcat (Long Thành), Tiểu đoàn 2/11 pháo binh tới Biên Hòa, Tiểu đoàn 6/27 pháo binh tới Quản Lợi, Tiểu đoàn 6/32 pháo binh tới Phú Hiệp, Tiểu đoàn 6/56 pháo binh tới Chu Lai, Tiểu đoàn 6/77 pháo binh tới Quảng Trị, Tiểu đoàn 70 công binh chiến đấu tới Dak To, Tiểu đoàn 299 công binh chiến đấu và Tiểu đoàn 504 quân cảnh tới Phú Bài.

Ngày 27-1, Tiểu đoàn 37 biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa được không vận ra tăng cường cho trận địa phòng thủ Khe Sanh.

Ngày 29-1-1968, lãnh đạo quân đồng minh công khai tuyên bố trên đài phát thanh từ 18 giờ tối 29-1 sẽ tạm ngừng các cuộc tấn công của quân đồng minh trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, ngoại trừ địa bàn Vùng 1 chiến thuật, để cho nhân dân và binh sĩ các bên vui hưởng Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên mật lệnh của tư lệnh quân đồng minh gửi kín tới các đơn vị đã chỉ thị rõ phải sẵn sàng trực chiến bẻ gãy các cuộc tấn công của quân Việt Cộng sắp sửa xảy ra.

14- Giao tranh ở các tỉnh Quảng Tín, Đà Nẵng, Gia Định, Hậu Nghĩa, Long An, Thừa Thiên, Kontum (2 đến 10-1-1968)

Kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch 1968, vì thế lãnh đạo cộng quân ra lệnh tập trung đánh nhử mạnh trong mười ngày đầu tháng 1-1968, để cho quân đồng minh phải tập trung dồn sức căng thẳng đối phó, rồi sau đó cộng quân sẽ giảm hẳn cường độ đánh phá ở các nơi để tập trung đánh mạnh ở Khe Sanh, để cho quân đồng minh các nơi cũng chủ quan lơi lỏng sự phòng bị, giúp cho cộng quân tạo thế bất ngờ và mạnh mẽ khi khởi sự tấn công dịp Tết Mậu Thân.

Từ ngày 3 đến 7-1, cộng quân Trung Trung Bộ và tỉnh Quảng Nam mở một loạt trận tấn công vào 9 nơi đóng quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở các quận Quế Sơn, Tiên Phước và Tam Kỳ (tỉnh Quảng Tín). Ngược lại, Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn kỵ binh Mỹ và quân VNCH cũng mở 4 cuộc hành quân phản kích vào cộng quân tại các khu vực này. Chỉ trong 5 ngày đôi bên xảy ra 16 trận đánh lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 109, bị thương 218; quân VNCH chết 361, bị thương 703; thiệt hại 39 máy bay, 17 xe tăng, 1 kho đạn. Cộng quân bỏ lại trận 1.259 xác và 735 thương binh; bị bắt và ra hàng 187.

Đêm 3-1, cộng quân tỉnh Quảng Đà pháo kích và tấn công sân bay chiến lược Mỹ ở Đà Nẵng, phá hủy 7 máy bay, phần lớn là phản lực cơ, cháy 1 kho đạn, làm chết 1 và bị thương 13 binh sĩ, nhân viên kỹ thuật Mỹ. Quân Mỹ phản kích làm chết 134, bị thương 185 cộng quân.

Cuối tháng 12-1967, Sư đoàn không vận 101 Mỹ được điều sang Việt Nam đóng quân tại Hóc Môn (tỉnh Gia Định). Ngày 4-1-1968, Sư đoàn 101 mở cuộc hành quân truy quét cộng quân tại khu vực Hóc Môn đã đụng độ và giao tranh dữ dội với 1 trung đoàn cộng quân Đông Nam Bộ. Kết quả, quân Mỹ chết 42, bị thương 94, thiệt hại 3 xe tăng, 3 trực thăng. Cộng quân bỏ lại trận 247 xác và 315 thương binh; bị bắt và ra hàng 8.

Đêm 7 rạng sáng ngày 8-1, cộng quân Trung Nam Bộ pháo kích và tấn công vào tiểu khu quân sự Hậu Nghĩa cách Sài Gòn 34 cây số về phía tây bắc, sau hơn 1 giờ giao tranh đã đánh chiếm và đặt mìn san bằng trụ sở hành chánh tỉnh Hậu Nghĩa và 21 trụ sở trong tỉnh lỵ Khiêm Cường. Ngay sau đó, quân Việt Nam Cộng Hòa tổ chức bao vây và đến sáng 8-1, số còn lại của cộng quân phải theo rút theo đường Mỏ Vẹt về phía Cambodia. Kết quả, cộng quân bỏ lại trận 718 xác và 203 thương binh, bị bắt và ra hàng 152. Quân VNCH chết 329, bị thương 658, bị bắt 8, thiệt hại 3 đại bác 105 ly, 8 súng cối, 28 đại liên, 2 kho đạn, 1 kho xăng, 41 xe quân sự, 22 trụ sở cơ quan.

Đêm 7-1, cộng quân Trung Nam Bộ mở cuộc tấn công chi khu quân sự Cần Giuộc và các căn cứ Việt Nam Cộng Hòa ở Phước Hậu, Long Thượng, Rạch Kiến, Bình Tịnh (tỉnh Long An). Quân VNCH phản kích, đến sáng cộng quân rút lui. Kết quả, cộng quân bỏ lại trận 558 xác và 176 thương binh; bị bắt và ra hàng 33. Quân VNCH chết 314, bị thương 473, thiệt hại 22 đại bác.

Chi khu quân sự Phú Lộc là một hệ thống đồn bót vững chắc của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được gọi là Yếu khu Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên. Đêm 7-1, cộng quân Quân khu Trị Thiên mở cuộc tấn công chọc thủng tuyến phòng thủ của VNCH ở phía bắc đèo Hải Vân. Quân Mỹ và VNCH phản kích lại dữ dội, đẩy lui cộng quân sau 12 giờ giao tranh. Kết quả, quân Mỹ chết 29, bị thương 38; quân VNCH chết 147, bị thương 322. Cộng quân bỏ lại trận 455 xác và 276 thương binh.

Đêm 10-1, cộng quân Đông Nam Bộ và tỉnh đội Gia Định tập kích căn cứ Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn 2/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ đóng ở Bàu Trâu (quận Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa). Sau 1 giờ rưởi giao tranh, cộng quân phải rút lui. Kết quả, quân Mỹ chết 15, bị thương 42; cộng quân bỏ lại trận 68 xác và 37 thương binh.

Đêm 10-1, cộng quân Tây Nguyên pháo kích và tập kích vào sân bay Kontum, phá hủy 3 trực thăng, 14 xe quân sự, đánh sập 2 trại lính và khu sửa chữa máy bay, làm chết 3 và bị thương 5 binh sĩ và nhân viên kỹ thuật Mỹ. Quân Mỹ phản kích làm chết 131, bị thương 27 cộng quân.

15- Chiến dịch Sultan 2 (tỉnh Kontum) (5 đến 25-1-1968)

Từ ngày 5 đến 25-1-1968, Biệt đội Project Delta Mỹ mở chiến dịch Sultan 2, do thám địch tình và tìm diệt quân Việt Cộng tại thung lũng Plei Trap, tỉnh Kontum.

16- Việt Nam Cộng Hòa thành lập Biệt khu 44 (5-1-1968 đến cuối 1973)

Để đối phó với Kế hoạch tổng tấn công Xuân Hè 1968 của cộng quân, ngày 5-1-1968, Bộ Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập trong Quân khu 4 thêm Biệt khu 44 để bảo vệ khu vực biên giới giáp Cambodia, gồm các tỉnh biên giới Kiến Tường, Kiến Phong, Châu Đốc và hai quận Hà Tiên, Kiên Lương tỉnh Kiên Giang, với Bộ tư lệnh đặt tại tỉnh lỵ Cao Lãnh. Lực lượng chiến đấu thường trực của Biệt khu 44 gồm Lữ đoàn 4 kỵ binh, Liên đoàn 4 biệt động quân, 8 tiểu đoàn biệt động quân biên phòng và 5 thiết đoàn kỵ binh Quân đoàn 4.

Từ sau cuộc hành quân vượt biên giới của quân Việt Nam Cộng Hòa sang Cambodia năm 1970 đến cuộc phản kích đợt tấn công Xuân Hè 1972 của cộng quân, Biệt khu 44 duy trì hai căn cứ tiền phương trên đất Cambodia ở Niek Luong và Kompong Trach, do các tiểu đoàn biệt động quân trấn đóng để bảo vệ từ xa khu vực biên giới Việt Nam – Cambodia.

Sau khi giải tỏa được mối đe dọa của cộng quân tại dãi biên giới từ Hà Tiên đến Đồng Tháp Mười, cuối năm 1973, Bộ Tổng tham mưu giải tán Biệt khu 44, giao cho Sư đoàn 7 bộ binh thêm nhiệm vụ bảo vệ các tỉnh Kiến Tường, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, trong khi Sư đoàn 9 bộ binh bảo vệ thêm các tỉnh Châu Đốc, Kiến Phong và bắc Kiên Giang.

17- Các chiến dịch Checkers, Niagara 1 (tỉnh Quảng Trị) (7 đến 20-1-1968)

Trong ngày 7-1-1968, Bộ tư lệnh Quân Mỹ ra lệnh mở chiến dịch Niagara 1, tập trung nỗ lực tình báo để phát hiện tung tích quân Việt Cộng tại khu vực Khe Sanh phía tây tỉnh Quảng Trị. Hoạt động này bao gồm các kỹ thuật cao trong không ảnh, ra đa và một hệ thống ăng ten điện tử phân loại cao độ được bố trí tại các vị trí đóng quân và tuyến vận chuyển của cộng quân. Những thiết bị này bao gồm các thiết bị cảm biến điện hóa học, dò tia hồng ngoại, dò địa chấn, dò âm thanh. Cuối cùng là các cuộc tuần tra trên bộ và nỗ lực tình báo này đã phát hiện các cuộc tấn công của Bắc Việt vào Khe Sanh. Sư đoàn 325 Bắc Việt ở phía tây bắc. Sư đoàn 304 ở tây nam. Một trung đoàn của Sư đoàn 324 ở phía bắc khu phi quân sự 15 đến 20 cây số. Sư đoàn 320 ở xung quanh dãy núi Rockpile.

Từ ngày 15 đến 20-1, Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ mở chiến dịch Checkers, để điều chỉnh lại vùng đảm nhiệm chiến thuật; theo đó, Sư đoàn 3 bàn giao nhiệm vụ tại khu vực Phú Bài cho Sư đoàn 1 TQLC Mỹ rồi chuyển sở chỉ huy Sư đoàn 3 tới Đông Hà để tập trung bảo vệ tại khu phi quân sự phía bắc tỉnh Quảng Trị và cũng là địa đầu giới tuyến Việt Nam Cộng Hòa giáp Bắc Việt.

18- Chiến dịch Falcon (Vùng 3 chiến thuật) (8 đến 10-1-1968)

Từ ngày 8 đến 10-1-1968, Liên quân Việt-Mỹ mở chiến dịch Falcon, hành quân do thám và tuần tra bảo vệ an ninh tại Vùng 3 chiến thuật.

19- Các chiến dịch Akron 5, Duntroon (tỉnh Phước Tuy) (10 đến 21-1-1968)

Từ ngày 10 đến 21-1-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ có tăng cường Tiểu đoàn 3/5 kỵ binh, đã mở chiến dịch Akron 5, tìm diệt quân Việt Cộng và tiêu diệt mật khu 303, còn gọi là mật khu Hắc Dịch tại địa bàn tỉnh Phước Tuy. Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy hai tiểu đoàn 2 và 7 cũng cùng lúc mở chiến dịch Duntroon để phối hợp tác chiến tại khu vực phía nam Hắc Dịch.

20- Kế hoạch Big Trap 2/Bẫy Rập Lớn 2 (11-1 đến 1-2-1968)

Từ vài ngày đầu năm 1968, các viên chức CIA báo cáo: Có những dấu hiệu chắc chắn về một cuộc tấn công quy mô lớn chưa từng có của Việt Cộng và Bắc Việt đang chuẩn bị.

Ngày 6-1-1968 tại Washington, một viên chức cao cấp CIA đưa cho thứ trưởng ngoại giao Nicholas Katzenbach xem nhiều tài liệu vừa tịch thu được của Việt Cộng, các báo cáo tình báo nội bộ, bản đồ, biểu đồ, báo cáo mới nhất từ các vùng chiến sự và khẳng định: Chúng ta đang đứng trước những cuộc tấn công ồ ạt vào dịp nghĩ Tết.

Từ ngày 8-1-1968, các đơn vị cộng quân ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu di chuyển theo những tuyến đường mòn và kênh rạch áp sát vào các thị xã, thị trấn, gần như công khai trước mặt hàng trăm ngàn nông dân trong vùng. Dân chúng không ngớt bàn tán xôn xao: Chắc chắn Việt Cộng ở miền Tây sắp đánh lớn. Ngày 10-1, thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 4-Vùng 4 chiến thuật Nguyễn Văn Mạnh lập tức bay về Sài Gòn báo cáo tình hình.

Trong khi các đơn vị quân Việt Cộng chuyển đến các vùng trong nội địa và gần đô thị hơn thì các đơn vị quân Mỹ lại chuyển quân đến các vùng biên giới, như hình thành thế bao vây. Cả đôi bên đều muốn cố lừa nhau. Những chiếc tai nhạy cảm của việc bắt sóng điện đài đối phương ngày càng nhận được nhiều tín hiệu phát ra từ nhiều trạm hơn trước, nhưng Mỹ cứ để cho bộ binh cộng quân âm thầm chuyển quân mà không đón đánh, chỉ tập trung ném bom các vị trí nghi là nơi đặt kho tàng và chiến cụ của cộng quân. Trong khi đó, các mũi thọc sâu của quân Mỹ vào các căn cứ vốn có sẵn của cộng quân lại cũng không gây ra một phản ứng bình thường. Cộng quân cũng luôn muốn lãng tránh mà không đón đánh.

Ngày 11-1-1968, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và đại tướng William Westmoreland tổ chức cuộc họp có sự tham dự của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, đại tướng tổng trưởng Bộ Quốc phòng Trần Thiện Khiêm, đại tướng tổng tham mưu trưởng Quân lực Cao Văn Viên, các tư lệnh quân đoàn – vùng chiến thuật Việt Nam và đồng nhiệm Mỹ, trung tướng tư lệnh Lực lượng 2 dã chiến Frederick C. Weyand, và một số sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ và các đồng minh khác.

Những người dự họp cho rằng, trước nay Việt Cộng gồm cả quân Bắc Việt lẫn Quân Giải phóng chỉ quen với lối đánh miền rừng núi và nông thôn, kết hợp giữa pháo binh với lối xung phong biển người, khi thấy sắp thua thì rút chạy tản mác, làm cho việc truy kích tiêu diệt không thể nào dứt điểm. Nếu thu hút địch vào thành thị thì với chiến thuật nghi binh, địch sẽ không thể công khai vận chuyển pháo hạng nặng vào thành phố mà chỉ mang theo võ khí cơ động hạng nhẹ. Trong khi đó nhà cửa cư dân ở đô thị có thể giúp dân chúng tạm trú ẩn mà không chịu nhiều thương vong khi có giao tranh xảy ra. Vì thế lãnh đạo đồng minh quyết tâm sẽ thu hút cộng quân dồn hết lực lượng bộ binh nhẹ về thành phố để bao vây diệt gọn, đồng thời bao vây chặt tuyến biên giới và tập trung hỏa lực tiêu diệt chủ lực đối phương, không cho tiến vào thành thị hay rút về Cambodia hay Lào như trước.

Cuộc họp thống nhất lần cuối kế hoạch phòng thủ đối phó với cuộc tổng tấn công chắc chắn sẽ có của cộng quân. Kế hoạch Big Trap/Bẫy Rập Lớn được tướng Westmoreland và tổng thống Thiệu nhất trí chuyển sang thực hiện giai đoạn hai từ ngày 11-1. Đến lúc này, sự hiện hữu của một cuộc tấn công như thế trong dịp Tết là gần như chắc chắn, nhưng giờ khởi sự cụ thể thì lãnh đạo liên quân đồng minh tất nhiên vẫn không ai biết.

Ngày 15-1, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa điện mật cho các tư lệnh quân đoàn và vùng chiến thuật: Từ nay đến Tết các đơn vị cấm trại một trăm phần trăm, tuyệt đối cảnh giác giữ gìn an ninh khu vực trấn đóng. Theo dõi kỹ mọi hoạt động của địch, chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống giao tranh lớn trước, trong và sau tết.

Cũng trong ngày 15-1-1968, đại tướng Westmoreland và thiếu tướng trợ lý tổng tham mưu trưởng về quân báo Phillip B. Davidson mở cuộc họp để thông báo với Hội đồng Sứ quán Mỹ về những dấu hiệu đáng lo ngại đang rõ dần. Westmoreland cho biết sẽ có khoảng 40 đến 60 trận đánh lớn trước và trong dịp tết Nguyên đán trên phạm vi toàn Việt Nam Cộng Hòa, và khoảng 30 đến 40 trận sau dịp tết. Cuộc tấn công có thể sẽ khởi sự từ Khe Sanh và vùng ven biên rồi lan vào nội địa.

Từ ngày 20-1-1968, Bộ tư lệnh Quân lực Mỹ tại Việt Nam và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ thị cho tất cả sở chỉ huy từ cấp tiểu khu và sư đoàn trở lên đều phải thức trực chiến từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng trong tình huống đang lâm chiến cho đến hết ngày 10-2-1968.

Từ ngày 20-1, các trạm trinh sát của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở khắp nơi liên tục dồn dập báo tin phát hiện cộng quân từ các vùng rừng núi, biên giới đang di chuyển về các vùng đô thị. Chẳng hạn, ngày 28-1-1968, cố vấn Mỹ đóng ở Hương Thủy phía đông Huế báo cáo phát hiện 3 trung đoàn cộng quân vừa rời khỏi căn cứ ở vùng rừng núi và hiện đang đóng ở miền đồng bằng. Ngày 29-1, trạm Phú Bài báo tin cộng quân đang áp sát vào Huế.

Ngày 21-1, quân Việt Cộng tấn công Khe Sanh. Quân đồng minh cũng tỏ ra sẵn sàng nghênh chiến ở Khe Sanh, trong khi cũng hầu như ngưng hẳn các hoạt động quân sự những nơi khác, theo như thỏa thuận hưu chiến ngầm để dân chúng vui Tết. Từ sáng 28 Tết, các báo thân chánh quyền ở Sài Gòn đồng loạt loan tin vợ chồng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về ăn Tết ở Mỹ Tho, là quê vợ của ông Thiệu. Các báo cũng cố tình loan tin các tướng lãnh cấp cao nhất nghĩ Tết nơi này nơi kia, và sự phòng thủ trong Tết quá nhiều lơi lỏng. Trong khi đó, quân đồng minh đã hoàn thành bẫy rập sẵn sàng chờ đối phương sập vào khi giờ G bắt đầu, mà cụ thể của giờ G thì thật sự lãnh đạo quân đồng minh cũng không ai biết rõ, đơn giản là vì nó chưa được lãnh đạo Bắc Việt ban ra. Những ngày sau đó, quân đồng minh rút bỏ chi khu Hướng Hóa và làng Khe Sanh ở ngoại vi căn cứ Khe Sanh gần giống như kịch bản Điện Biên Phủ trước đây.

Ngày 22-1, Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV) báo cáo cho Bộ Quốc phòng tại Washington rằng đã có nhiều dấu hiệu chắc chắn cho thấy Việt Cộng sẽ mở các cuộc tấn công ngay trong dịp tết vào các đô thị mà tập trung trọng yếu là Sài Gòn và Huế.

Ngày 25-1, đại tướng Westmoreland thành lập Bộ tư lệnh Tiền phương (MACV Forward Command Post), đóng tại Phú Bài (Huế). MACV Forward có trách nhiệm trực chiến giải quyết mọi vấn đề chiến dịch Big Trap 2 và trực tiếp điều động tất cả mọi lực lượng Mỹ hiện có tại Vùng 1 chiến thuật từ phía Bắc đèo Hải Vân ra đến phía Nam sông Bến Hải. Đến 10-3-1968 khi thấy tình hình chiến sự đã ổn định, đại tướng Westmoreland cho giải tán MACV Forward và thay bằng bộ chỉ huy Quân đoàn Lâm thời (Provisional Corps Vietnam), đóng tại Phú Bài, thuộc quyền điều động của Tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ đóng ở Đà Nẵng. Đến 15-8-1968, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chánh thức đổi tên Quân đoàn Lâm thời thành Quân đoàn 24 tại một buổi lễ ở căn cứ Fort Hood, Texas.

Ngày 26-1, biệt kích Mỹ bắt được một cán bộ huyện uỷ Việt Cộng tại khu vực Đông Ba phía nam sông Hương, thu được một bản kế hoạch tổng tấn công và nỗi dậy tại huyện Đông Ba dài 8 trang, nêu rõ các nhiệm vụ chung và các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ của một số cán bộ và các phương châm hoạt động. Tuy nhiên cán bộ này khai vẫn không biết khi nào khởi sự tấn công vì cấp trên chưa phổ biến.

Thực hiện kế hoạch Bẫy Rập Lớn, tướng Westmoreland ra lệnh triển khai lại quân Mỹ để bảo vệ tốt hơn cho Sài Gòn. Ngay trước tết, 27 tiểu đoàn cơ động Mỹ được điều trở lại tuyến phòng thủ Sài Gòn và 22 tiểu đoàn Mỹ khác hình thành một vành đai bên ngoài, mà tập trung dày hơn ở phía tây. Bốn tiểu đoàn Mỹ được tăng cường cho Khe Sanh và khu phi quân sự ngay sáng ngày 30-1.

Đầu năm 1967, quân Mỹ tại Việt Nam có 390.000 quân. Khi cuộc tổng tấn công xảy ra (30-1-1968), quân đồng minh gồm: 626.000 quân VNCH (trong đó có 342.000 quân chủ lực và 284.000 địa phương quân và lực lượng phòng vệ dân sự); 492.000 quân Mỹ; 61.000 quân Hàn Quốc và các nước khác. Quân khí gồm 2.600 máy bay, 3.000 trực thăng, 3.500 thiết giáp.

Ngoài kế hoạch Bẫy Rập Lớn, đại tướng Westmoreland cũng chỉ đạo thực hiện thành công chiến dịch Scotland 1 từ 1-11-1967 đến 30-3-1968, dẫn dụ quân Việt Cộng từ chỗ dụ Mỹ sa lầy ở Khe Sanh thành tình thế cộng quân vừa phá sản ở khác nơi khác vừa sa lầy ở chính Khe Sanh. Từ ngày 1-4-1968, quân đồng minh tiếp tục thực hiện các chiến dịch Pegasus (1 đến 15-4-1968), Scotland 2 (15 đến 18-4-1968) để phản công và tiêu diệt hoàn toàn cộng quân ở Khe Sanh.

21- Chiến dịch Nậm Bạc (tỉnh Luang Phrabang-Thượng Lào) (12 đến 27-1-1968)

Để thực hiện chiến thuật nghi binh, dương đông kích tây phục vụ cho Kế hoạch tổng tấn công Xuân Hè 1968, đồng thời đảm bảo thông suốt, an toàn tuyến đường vận chuyển cho chiến trường miền Nam, tháng 12-1967, Bộ Chính trị Việt Cộng quyết định mở chiến dịch Nậm Bạc, đánh chiếm thị trấn Nambak ở tỉnh Udomsay, Thượng Lào, để mở rộng vùng giải phóng và uy hiếp Luang Phrabang từ phía bắc. Lực lượng Việt Cộng tham chiến gồm Sư đoàn 316, Trung đoàn bộ binh 335, Tiểu đoàn bộ binh 4, một tiểu đoàn ĐK2, hai đại đội cối 120 ly, 2 khẩu đội pháo 75 ly, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 17 ly 7, cùng với Tiểu đoàn 409 Lào cộng. Bộ chỉ huy chiến dịch do Vũ Lập làm tư lệnh, Huỳnh Đắc Hương làm chính uỷ.

Sau hơn một tháng hành quân tiếp cận bao vây, ngày 12-1-1968 Trung đoàn 148 nổ súng tấn công, rồi các đơn vị cộng quân cùng đánh chiếm Nambak từ nhiều hướng. Quân chánh phủ Lào gồm hai trung đoàn dù Quân khu 3 phản kích dữ dội nhưng binh lực ít hơn nên đến chiều 27-1, căn cứ Nambak thất thủ. Quân chánh phủ chết 550, bị thương và bị bắt 230. Quân Lào Cộng chết 67, bị thương 101; quân Việt Cộng chết 1.180, bị thương 592, thu nhiều tài sản và phương tiện chiến tranh trong khu căn cứ.

22- Chiến dịch Altoona và Haverford (Vùng 3 chiến thuật) (13-1 đến 2-2-1968)

Từ ngày 13-1 đến 2-2-1968, Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ Mỹ mở cùng lúc hai chiến dịch tìm diệt quân Việt Cộng tại Vùng 3 chiến thuật.

– chiến dịch Altoona diễn ra từ ngày 13 đến 23-1-1968 tại địa bàn tỉnh Biên Hòa.

– chiến dịch Haverford diễn ra từ ngày 13-1 đến 2-2-1968 tại hai tỉnh Gia Định và Long An.

23- Chiến dịch Gator (tỉnh Quảng Ngãi) (14-1-1968)

Trong ngày 14-1-1968, Lữ đoàn 198 bộ binh nhẹ Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/6 mở chiến dịch Gator, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

24- Giao tranh trên quốc lộ 19 (tỉnh Pleiku) (15-1-1968).

Để thực hiện nghi binh cho kế hoạch tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè 1968, từ ngày 3 đến 15-1-1968, cộng quân Tây Nguyên đã tăng cường đánh phá khu vực Tây Nguyên với 148 trận lớn nhỏ. Quân Mỹ chết 53, bị thương 14; quân các nước đồng minh khác chết 34, bị thương 65 ; quân VNCH chết 355, bị thương 632, bị bắt 55, thiệt hại 60 máy bay, 236 xe quân sự, 75 nhà trại lính. Cộng quân chết 830, bị thương 1.355, bị bắt hoăc ra hàng 208, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

Trong đó riêng ngày 15-1-1968, cộng quân Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai tổ chức tấn công 2 trận liên tiếp vào đoàn xe Việt Nam Cộng Hòa hành quân trên đường số 19. Kết quả, quân Mỹ và VNCH chết 38, bị thương 127, thiệt hại 98 xe quân sự các loại, trong đó có 14 xe Jeep và 54 xe tải GMC; cộng quân chết 49, bị thương 105.

25- Chiến dịch San Angelo (tỉnh Phước Long) (15-1 đến 9-2-1968)

Sau khi chuyển quân tới Sông Bé, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận Mỹ (thiếu Tiểu đoàn 3/506) đã ngay lập tức phối hợp với Tiểu đoàn 31 biệt động quân và Tiểu đoàn 2/9 của Sư đoàn 5 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa, mở chiến dịch San Angelo từ ngày 15-1 đến 9-2-1968, dọc theo biên giới giáp Cambodia, để thiết lập các vị trí chốt chặn trong suốt những ngày hưu chiến Tết Nguyên đán, trải dài trong khu vực tam giác Bu Prang, Bù Gia Mập và Bù Đốp thuộc tỉnh Phước Long.

26- Chiến dịch Walker (tỉnh Bình Định) (16-1-1968 đến 31-1-1969)

Từ ngày 16-1-1968 đến 31-1-1969, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/503 bộ binh và Tiểu đoàn 1/69 thiết giáp mở chiến dịch Walker, tiếp tục hành quân tìm diệt quân Việt Cộng và bảo vệ an ninh khu vực An Khê, tỉnh Bình Định.

27- Chiến dịch Coronado 10 (tỉnh Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long) (18-1 đến 13-2-1968)

Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Coronado 9, Giang lực lưu động/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ lập tức mở chiến dịch Coronado 10 từ ngày 18-1 đến 13-2-1968, tìm diệt quân Việt Cộng tại khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long thuộc ba tỉnh Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long. Giai đoạn đầu của chiến dịch là các cuộc hành quân giang thuyền, tìm diệt và ngăn chặn các cuộc thâm nhập của quân Việt Cộng. Giai đoạn hai diễn ra sau Tết Mậu Thân, quân đồng minh tập trung tuần tra trên sông Mỹ Tho từ Đồng Tâm tới Vĩnh Long để tiêu diệt các cuộc rút lui của cộng quân sau thất bại của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 23; quân Việt Cộng bỏ lại trận 344 xác.

Thực hiện kế hoạch nghi binh kết hợp giữa tấn công quân sự và đấu tranh chánh trị, đêm 19-1-1968, cộng quân Tây Nam Bộ tấn công vào Tiểu đoàn 1/Chiến đoàn B thủy quân lục chiến VNCH ở xã Bình Phú, cách quận lỵ Cai Lậy (tỉnh Định Tường) 4 cây số về phía tây. Sau 1 giờ rưỡi giao tranh, cộng quân bị đẩy lui. Kết quả, quân VNCH chết 11, bị thương 46; cộng quân chết 48, bị thương 33.

Cũng ngay đêm hôm đó, theo kế hoạch vạch sẵn, 100 du kích Việt Cộng huy động 250 gia đình nông dân thân nhân cộng quân sống ven quốc lộ 4 đồng loạt đánh trống gõ mõ, nổi dậy kích động phá 5 ấp chiến lược thuộc các xã Bình Phú, Thanh Hòa, bắt giết 10 viên chức trong ấp chiến lược. Sáng hôm sau (20-1), cộng quân huy động hơn 500 dân chúng ở các xã Bình Phú, Phú Nhuận, Mỹ Thành, Thanh Hòa kéo vào quận lỵ Cai Lậy, phần lớn là người già, phụ nữ, nhiều người mặc đồ tang, bồng con nhỏ, khóc lóc biểu tình đòi chánh quyền bồi thường thiệt hại nạn nhân chiến tranh, đòi rút khỏi ấp chiến lược về chỗ cũ làm ăn, đòi trả lại chồng con, anh em bị bắt lính hoặc bị chánh quyền giết hại. Chánh quyền phải dùng các biện pháp ôn hòa vừa nhuợng bộ yêu sách vừa cho quân đội giải tán, đến hôm sau, đoàn biểu tình mới tan.

28- Chiến dịch Đường 9–Khe Sanh (Quảng Trị-Thừa Thiên) (20-1 đến 15-7-1968)

Tiền đồn Khe Sanh thành lập từ tháng 7-1962, là căn cứ của Biệt kích quân Việt Nam Cộng Hòa án ngữ trên quốc lộ 9 từ Hạ Lào vào Quảng Trị. Đây cũng là điểm xuất phát các phi vụ Tiger Hound rãi quân xâm nhập tấn công đường mòn Trường Sơn. Cũng giống như các tiền đồn Cam Lộ, Caroll, Cồn Tiên, Gio Linh… là những cái gai nhọn án ngữ vùng phía Nam vĩ tuyến 17, tiền đồn Khe Sanh lại có vị trí thọc sâu vào yết hầu đường mòn Trường Sơn, vì vậy quân Việt Cộng phải tập trung binh lực tìm cách tiêu diệt cho bằng được.

Năm 1967, liên quân Việt-Mỹ đã mở nhiều cuộc hành quân truy kích cộng quân tại khu vực dọc theo biên giới Việt-Lào thuộc địa bàn hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Thành phần quân Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại đây gồm có Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn 1 bộ binh. Quân Mỹ gồm một số trung đoàn, lữ đoàn thuộc Sư đoàn 1 kỵ binh, Sư đoàn 101 không vận, Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến. Quân Việt-Mỹ sử dụng nhiều máy bay, pháo binh, thiết giáp yễm trợ cho bộ binh tấn công. Máy bay cũng dựa vào tin tình báo do các toán biệt kích, quân dù cung cấp để oanh tạc vào các khu vực tập trung của cộng quân.

Ngay sau khi quân Bắc Việt tấn công và vây hãm Khe Sanh, từ ngày 1-11-1967 đến 31-3-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ được tăng cường cho Khe Sanh và mở chiến dịch Scotland 1, để bảo vệ căn cứ Khe Sanh bằng mọi giá, đặc biệt là các vùng đồi núi xung quanh phía bắc và tây bắc, trong đó trọng điểm gồm các đồi 558, 861, 881S. Quân Mỹ tham chiến gồm các tiểu đoàn 1/26, 2/26, 3/26, 1/13 của Trung đoàn 26, có tăng cường Tiểu đoàn 1/9 TQLC Mỹ và Tiểu đoàn 37 biệt động quân VNCH. Tính đến 31-3-1968, chiến dịch Scotland đã diệt hơn 1.500 cộng quân.

Cuối năm 1967, trước khi mở màn cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh mở một mặt trận theo kiểu Điện Biên Phủ tại thung lũng Khe Sanh, với thâm ý dụ thật nhiều chủ lực quân Mỹ vào đây để bao vây như đã làm với quân Pháp năm 1954, tạo điều kiện cho cuộc tổng tấn công khắp miền Nam hoàn thành thắng lợi.

Theo kế hoạch, Quân khu Trị Thiên cộng quân sẽ dùng biển người bao vây và tấn công theo dạng hợp đồng binh chủng qui mô lớn vào tuyến phòng ngự vững chắc của liên quân Mỹ-Việt trên đường 9 từ Cửa Việt đến biên giới Việt Lào, trong đó khu vực Khe Sanh là hướng chánh, nhằm nghi binh và thu hút thật nhiều quân chủ lực cơ động Mỹ-Việt tập trung vào đây ngăn chận, tạo điều kiện cho các chiến trường khác, mà trực tiếp là mặt trận Trị Thiên – Huế rảnh tay thực hiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè 1968.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Khi chiến sự mở màn tại Khe Sanh và bắc Quảng Trị từ đêm 20 rạng sáng 21-1-1968 thì bỗng nhiên ở tất cả các nơi khác cộng quân đều đồng loạt im tiếng súng cho đến 29-1-1968 để tập trung thu hút sự chú ý vào Khe Sanh. Bằng nhiều cách, quân Việt Cộng các địa phương tìm cách bắn tin hoặc thống nhất với các đồn binh Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực là cùng hưu chiến để ăn Tết Mậu Thân.

Từ cuối tháng 12-1967 đến 25-1-1968, tình báo Liên Xô, Trung Cộng và Bắc Việt cố công tác động để giới truyền thông tại Mỹ và châu Âu tung tin Khe Sanh sẽ là một Điện Biên Phủ thứ hai, nhằm kích động lãnh đạo quân sự Mỹ dồn hết sức lực tập trung vào đây giành chiến thắng, nhằm dương đông kích tây, đánh lạc hướng tạo điều kiện cho các mặt trận khác hoàn thành thắng lợi. Nhưng tướng Giáp và Quân uỷ trung ương cộng quân đã phạm sai lầm hết sức ấu trĩ, vì cộng quân tại Khe Sanh không mạnh hơn tại Điện Biên Phủ, nhưng quân Mỹ năm 1967 tất nhiên có sức mạnh hỏa lực và cơ động gấp hàng chục lần quân Pháp năm 1954. Cuối cùng, cộng quân phải rút chạy về Hạ Lào được vài ngàn quân, bỏ lại thung lũng Khe Sanh và dọc đường 9 tổng cộng 20.752 xác cán binh.

Đêm 2-1-1968, một toán TQLC Mỹ phục kích bắn hạ 5 cán binh chỉ huy cấp trung đoàn cộng quân tại ngoại vi phía Tây Khe Sanh với nhiều tài liệu chứng tỏ cộng quân đang gia tăng hoạt động tại khu vực này. Trung đoàn 26 TQLC Mỹ được lệnh tăng cường phòng thủ Khe Sanh. Lãnh đạo Mỹ đã có lần bàn đến việc sử dụng một quả bom nguyên tử hay bom hạch tâm nhỏ tại vùng hoang vắng Khe Sanh nhằm triệt tiêu mọi tham vọng của Bắc Việt. Cuối cùng, đại tướng Westmoreland quyết định sử dụng tối đa hỏa lực không quân và pháo binh giành chiến thắng và giao cho phụ tá không quân của mình là trung tướng Momyer gấp rút soạn thảo kế hoạch SLAM (phối hợp thám báo và hỏa lực), tiến hành theo hai giai đoạn: Giai đoạn đầu sẽ tập trung thu thập tin tức tình báo, xác định chánh xác tình hình thực tế đối phương bằng phi cơ thám thính, thiết bị kiểm thính vô tuyến điện tử và các cuộc thám sát của biệt kích, quân dù. Giai đoạn sau sẽ tập trung hỏa lực pháo binh, không quân, kể cả phi cơ B52, để oanh kích tiêu diệt đối phương. Phương thức chiến thuật này ở Khe Sanh ngay lập tức được chỉ thị áp dụng trên toàn chiến trường để tiêu diệt chủ lực Việt Cộng ngay trong sự biến Mậu Thân.

Lực lượng cộng quân tham gia chiến dịch Khe Sanh gồm 45.000 quân thuộc các sư đoàn 304, 320, 324, 325 và bộ đội, du kích tỉnh Quảng Trị.

Chiến dịch Khe Sanh diễn ra từ ngày 20-1 đến 15-7-1968, có 4 đợt giao tranh liên tục.

– Đợt 1 từ ngày 20-1 đến 7-2-1968

Mặt trận Khe Sanh mở đầu bằng cuộc tấn công của cộng quân đánh chiếm chi khu quân sự Hướng Hóa, và kết thúc khi cộng quân tấn công đánh chiếm cứ điểm Làng Vây.

Khuya 20-1-1968, Đại đội 1/1/3 TQLC Mỹ trấn giữ đồi 881 Nam, đang tuần tra quanh khu vực thì lọt vào ổ phục kích cộng quân. Lính Mỹ chết 20. Pháo binh Mỹ pháo vào đội hình đối phương, giải vây cho Đại đội 1 rút về căn cứ đồi 881 Nam.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Chiều 20-1, trung uý Lã Thanh Tòng thuộc Sư đoàn 325C cộng quân trốn sang báo với quân Mỹ rằng hai sư đoàn 304 và 325C sẽ tấn công đồi 861 và 881 Bắc vào tối nay, sau đó sẽ đánh chiếm toàn khu vực Khe Sanh.

Tối 20-1, hai đại đội quân Mỹ từ đồi 881 Nam mở cuộc hành quân trinh sát về hướng đồi 881 Bắc, đến chân đồi 881 Bắc thì đụng độ với một tiểu đoàn cộng quân. Máy bay và phi pháo Mỹ làm cộng quân chết 103. Quân Mỹ chết 7.

Cũng trong đêm 20-1-1968, quân Việt Cộng nổ súng tại Mặt trận Đường 9 – bắc Quảng Trị. Ở hướng tây, Trung đoàn 66/Sư đoàn 304 tập kích quận lỵ Hướng Hóa. Trung đoàn 2/Sư đoàn 5 đánh điểm cao 832. Ngày 23-1, Trung đoàn 24/Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Huội San. Ở hướng đông, hai trung đoàn 48 và 64/Sư đoàn 320, Tiểu đoàn 47/Trung đoàn 270 đánh cắt giao thông trên đương 9, tấn công chi khu Cam Lộ.

Vào lúc 0 giờ 30 phút khuya 21-1-1968, quân Bắc Việt nã súng cối và rốc két vào căn cứ Khe Sanh, báo hiệu chiến dịch vây hãm Khe Sanh bắt đầu. Đầu tiên, cộng quân pháo kích vào đồi 861 làm nổ kho đạn, rồi 300 quân xung phong lên đồi nhưng Đại đội K của Tiểu đoàn 3/26 Mỹ phòng thủ chắc chắn nên đến sáng cộng quân rút lui, bỏ lại 47 xác. Quân Mỹ chết 1. Lúc 6 giờ sáng, cộng quân lại pháo kích dữ dội vào căn cứ chánh Khe Sanh, làm nổ kho đạn 1.500 tấn và nhiều nhà trại trong sân bay.

Ngày 22-1, quân Việt Cộng tung bộ binh tấn công dữ dội. Tiểu đoàn 1/9 TQLC Mỹ từ Cồn Tiên nhảy dù đến tăng viện. Ngày 26, có thêm Tiểu đoàn 37 biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa nhảy dù đến lập vành đai phòng thủ phía đông. Từ đó, đôi bên đánh cầm chừng vài trận. Quân Việt Cộng thì muốn nhử đại quân đồng minh kéo đến Khe Sanh, bỏ ngỏ các nơi khác cho chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè mà khởi đầu là cuộc tấn công đêm giao thừa Tết Mậu Thân dễ thắng. Nhưng quân đồng minh đã biết trước kế hoạch này nên phía sa lầy lại chính là cộng quân.

Từ ngày 23-1 đến 31-3-1968, Không quân Mỹ mở chiến dịch Niagara 2, huy động hàng ngàn lượt máy bay xuất kích, ném bom, bắn diệt vào đội hình cộng quân xung quanh khu vực Khe Sanh.

Vào lúc này, tại Khe Sanh có 5.000 quân TQLC Mỹ, một tiểu đoàn biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa, một pháo đội súng cối 106 ly, ba pháo đội đại bác 105 ly, một pháo đội đại bác 155 ly, năm xe tăng M-48, hai chi đội chiến xa M-50-mỗi chiếc có sáu khẩu cối 106 ly. Tại căn cứ Rock Pile có bốn pháo đội đại bác 175 ly. Căn cứ Carroll có ba pháo đội 175 ly.

Về phía quân Việt Cộng có: Sư đoàn 304 đóng quân phía tây nam khu Khe Sanh; Sư đoàn 320 đóng quân phía bắc căn cứ hỏa lực Rock Pile; Sư đoàn 325C đóng quân phía bắc đồi 881 Bắc; Trung đoàn x thuộc Sư đoàn 324 đóng quân gần khu phi quân sự, cách Khe Sanh 24 cây số về hướng tây bắc; Đoàn xe tăng T-54 và PT-76 và hai trung đoàn pháo 68 và 164 yễm trợ.

Ngày 5-2, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 325 cộng quân tấn công đồi 861A do Đại đội E/2/26 Mỹ trấn giữ nhưng bị quân Mỹ đẩy lui. Quân Mỹ chết 7. Cộng quân thiệt hại 109 quân.

Đêm 6 rạng sáng 7-2, Trung đoàn 66 /304 và 11 chiến xa PT-76 cộng quân tấn công Trại lực lượng đặc biệt ở Làng Vây, cách Khe Sanh mười cây số về hướng Tây. Hôm sau, quân đồng minh rút bỏ Làng Vây, sau khi chết hơn 200 binh sĩ dân sự chiến đấu VNCH và 10 cố vấn Mỹ. Đây là lần đầu tiên cộng quân đưa chiến xa vào tham chiến và cháy 9 chiếc PT-76, chết 112 quân, bị thương 190.

– Đợt 2 từ 8-2 đến 31-3-1968

Cộng quân cho 3 sư đoàn với 20.000 quân bao vây căn cứ có 6.000 lính TQLC Mỹ và 200 lính biệt động quân VNCH thuộc cụm cứ điểm Tà Cơn ở Khe Sanh và liên tục bắn đại bác 152 ly vào căn cứ, trúng nổ kho đạn 1.500 tấn, làm chết 14 và bị thương 43 lính Mỹ. Tiểu đoàn 37 biệt động quân VNCH án ngữ vững chắc mặt nam căn cứ trước biển người xung phong của Sư đoàn 304.

Ngày 8-2-1967, có 21 binh sĩ TQLC Mỹ thiệt mạng tại Khe Sanh.

Ngày 9-2, một tiểu đoàn bộ binh thuộc Trung đoàn 101D Sư đoàn 325 cộng quân tấn công đồi 64 đang do Đại đội A/1/9 Cọp Biển trấn giữ. Có phi pháo yễm trợ và quân tăng viện từ Khe Sanh, sau ba giờ, cộng quân bị đẩy lui, chết 134. Quân Mỹ chết 26.

Từ ngày 10-2 đến 31-3, máy bay chiến thuật Việt-Mỹ đã ném 35.000 tấn bom, máy bay B52 ném 75.000 tấn bom, pháo 175 ly bắn trên 100.000 quả đạn xuống đội hình tập trung cộng quân tại khu vực Khe Sanh.

Ngày 11-2, hai vận tải cơ C-130 Mỹ đáp xuống Khe Sanh nhưng bị bắn rơi một chiếc.

Sau vài ngày tạm ngưng để chấn chỉnh binh lực, ngày 21-2, quân Việt Cộng cho một đại đội đặc công đánh mạnh vào hướng đông nam nhưng bị Tiểu đoàn 37 biệt động quân đẩy lui.

Từ tháng 2 đến cuối tháng 3-1968, cường độ pháo kích vào căn cứ Khe Sanh quá ác liệt nên quân đồng minh phải dùng vận tải cơ bay cao tránh tầm đạn rồi thả dù hàng tiếp tế cho Khe Sanh. Tình cảnh cũng gần giống như thời Điện Biên Phủ trước đây, nhưng có khác là phía đồng minh vẫn giữ vững thế chủ động.

Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4-1968, phi cơ B-52 đã thực hiện trên 300 phi suất mỗi ngày, trung bình cứ năm phút có một phi suất thả 35 tấn bom và hỏa tiển xuống khu vực quanh Khe Sanh. Tổng cộng B52 đã có 2.602 phi vụ, thả hơn 75.000 tấn bom. Đại bác nòng ngắn của TQLC trong căn cứ Khe Sanh và các pháo đội 175 ly tại căn cứ Carroll đã bắn hơn 100.000 quả đạn, bình quân 1.500 quả mỗi ngày. Kết quả là chiến thuật biển người cố hữu của quân Việt Cộng đành phá sản trước biển lửa khủng khiếp của hỏa lực Mỹ. Cứ mỗi lần cộng quân nhen nhóm binh lực chuẩn bị tấn công thì ngay lập tức bị pháo binh dập vào và phi cơ đến oanh tạc gọn trước khi kịp đến ngoại vi căn cứ. Đến giữa tháng 4-1968, hoạt động của cộng quân tại mặt trận Khe Sanh suy sụp hẳn, trục lộ giao thông suốt dãy quốc lộ 9 nối Việt-Lào qua Khe Sanh đã hoàn toàn thông suốt, trong khi đó kế hoạch tấn công Xuân Mậu Thân cũng bị phá sản, góp phần đưa tổng số thiệt hại của quân Việt Cộng trong năm 1968 lên đến 587.000 quân thương vong.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Ngày 23-2, quân Việt Cộng nã 1.300 quả đạn pháo vào Khe Sanh suốt tám giờ liền. Quân Mỹ chết 10, bị thương 51.

Đêm 29-2, một tiểu đoàn cộng quân lại tấn công vào phía đông, nhưng ba đợt xung phong biển người đều không thành công, phải bỏ lại 70 xác.

– Đợt 3 từ ngày 1 đến 7-4-1968: Liên quân Việt-Mỹ phối hợp quân chi viện giải cứu Khe Sanh.

Ngày 1-4-1968, quân đồng minh huy động 17 tiểu đoàn, gồm Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ, một chiến đoàn dù và 1 tiểu đoàn biệt động quân Việt Nam, 130 khẩu pháo, 60 xe tăng, mở cuộc hành quân lớn giải tỏa căn cứ Khe Sanh. Từ ngày 1 đến 15-4-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Phi Mã (Pegasus). Chiến đoàn nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa cũng mở chiến dịch hành quân Lam Sơn 207. Trục tiến quân dọc theo quốc lộ 9 từ đông sang tây. Trong trận đánh đồi 559 ngày 6 và 7-4, hơn 500 cộng quân đánh giáp lá cà với khoảng 400 quân của 4 đại đội Mỹ. Kết quả trận này, quân Mỹ chết 91, bị thương 105, thiệt hại 3 máy bay, trong khi cộng quân chết 210, bị thươngvà bị bắt 310, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự. Ngày 8-4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏa. Quân Việt Cộng rút trở về sát biên giới Lào dưỡng quân. Quân Việt Nam Cộng Hòa điều một trung đoàn bộ binh đến tăng viện bảo vệ Khe Sanh.

Trong 77 ngày giao tranh tính từ 21-1 đến khi cuộc bao vây đợt đầu kết thúc vào ngày 7-4-1968, lính Mỹ chết 730, bị thương 2.642, bị bắt 14; lính VNCH chết 229, bị thương 436, bị bắt 33. Cộng quân chết 14.570, bị thương 12.436, bị bắt 57.

Bốn tháng đầu năm 1968, lực lượng không quân chiến lược Mỹ đã đóng vai trò trọng yếu trong nỗ lực yễm trợ các đơn vị Việt-Mỹ đánh bại các cuộc tấn công của cộng quân vào cụm căn cứ Khe Sanh với hơn 2.600 phi vụ. Lực lượng pháo binh tại hơn 10 căn cứ dọc biên giới Việt – Lào cũng góp phần hỏa lực quan trọng vào chiến địa.

– Đợt cuối từ 5-5 đến 15-7-1968

Quân Việt Cộng tiếp tục dùng biển người bao vây TQLC Mỹ ở Khe Sanh lần thứ hai. Pháo binh cộng quân tấn công dữ dội vào khu căn cứ làm quân Việt-Mỹ tổn thất khá lớn so với ba đợt trước. Tháng 6-1968, tin tình báo phát hiện nhiều sư đoàn quân Việt Cộng trang bị xe tăng Liên Xô PT-76 vượt giới tuyến tấn công miền Nam, trong đó một lực lượng lớn bao vây quyết tiêu diệt cụm cứ điểm Khe Sanh.

Ngày 26-6-1968, chỉ huy quân đồng minh quyết định rút bỏ Khe Sanh về trấn giữ các vùng đô thị. Cuộc di tản chiến thuật bắt đầu lẻ tẻ từ sẫm tối 26-6. Sau 170 ngày đêm ác chiến liên tục không ngừng, đến khuya 9-7-1968, quân Mỹ rút hết khỏi Khe Sanh. Sáng 9-7-1968, quân Việt Cộng chiếm được đồi Tà Cơn, vị trí trung tâm của căn cứ Khe Sanh. Từ 9 đến 15-7-1968, cộng quân tiếp tục củng cố và trấn giữ các vùng đã chiếm.

Từ sáng 9-4-1968, quân Mỹ cho máy bay B-52 liên tục ném bom rãi thảm vào đội hình hai sư đoàn cộng quân đang bao vây quanh Khe Sanh, làm chết phần lớn trong tổng số thương vong 24.000 quân Việt Cộng trong chiến dịch này. Thay vì quân đồng minh sẽ bị bao vây, tiêu diệt và đầu hàng ở Khe Sanh như kịch bản Điện Biên Phủ, thì nay quân Việt Cộng phơi mình ở Khe Sanh cho B-52 Mỹ ném bom rãi thãm. Đến 15-7-1968 thì Cộng quân ngưng chiến dịch vì cũng đã hoàn toàn kiệt quệ; 45.000 quân giờ chỉ còn vài ngàn quân hộ tống thương binh rút hết về Lào. Ngày 23-7-1968, khu vực Khe Sanh bị bỏ mặc trở lại trong hoang tàn đổ nát và không ai thèm làm chủ trong một thời gian dài.

Tính tổng cộng tại khu vực này từ 20-1 đến 15-7-1968, quân Mỹ chết 1.160, bị thương 3.320, bị bắt 120; quân VNCH chết 1.250, bị thương 2.730, bị bắt 50; trong đó quân đồng minh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn Mỹ, 1 chiến đoàn dù, 39 đại đội VNCH; tổn thất 48 máy bay các loại, 108 xe quân sự, 60 khẩu pháo, 5 kho xăng, đạn, lương thực, hàng quân dụng. Cộng quân chết 24.330, bị thương 19.770, bị bắt và đầu hàng 220, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

Cuộc vây hãm Khe Sanh thu hút sự chú ý rất lớn của phương tiện truyền thông ở Mỹ. Nhiều người so sánh cuộc vây hãm Khe Sanh lần này với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, trong đó người Pháp cũng bị bao vây sau đó bại trận. Tổng thống Johnson cũng từng nói với đại tướng chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Earle Wheeler: ‘Tôi không muốn có bất kỳ cái Điện Biên Phủ chết tiệt nào cả’ (I don’t want any damn Dinbinfoo).

Sau khi phát lệnh gửi quân tăng viện, Johnson huấn thị trước các binh sĩ viễn chinh: ‘…mọi cặp mắt của quốc gia và của toàn thế giới, cặp mắt của toàn bộ lịch sử, đang dõi theo đoàn quân dũng cảm trấn giữ đèo Khe Sanh…’ (…the eyes of the nation and the eyes of the entire world, the eyes of all of history itself, are on that little brave band of defenders who hold the pass at Khe Sanh…). Johnson ra lệnh cho Thủy quân lục chiến phải giữ vững Khe Sanh và yêu cầu Hội đồng Tham mưu liên quân phải ký một cam kết bằng máu (a guarantee ‘signed in blood’) là họ sẽ đánh thắng.

29- Trận Hướng Hóa và Làng Vây (tỉnh Quảng Trị) (20-1 đến 7-2-1968)

Sau loạt trận 6-4 và 4-5-1967, trại Làng Vây (Lang Vei) hư hại nhiều nên chỉ huy Mỹ xây trại mới gần đó từ tháng 8 đến tháng 10-1967 thì xong. Tháng giêng 1968, quân Việt Cộng huy động lực lượng khoảng 22.000 quân thuộc hai sư đoàn 304 và 320 với 850 tấn thiết bị quân sự chuẩn bị tấn công khu vực Khe Sanh và A Sầu, do 11 đại đội vận tải và 700 xe vận tải thuộc đoàn 559 vận chuyển.

Ngày 21-1-1968, cộng quân tấn công chi khu quân sự Hướng Hóa. Lực lượng phòng thủ gồm địa phương quân, nghĩa quân Việt Nam Cộng Hòa và thủy quân lục chiến Mỹ, nhờ có căn cứ kiên cố nên đẩy lui được hai đợt xung phong, gây thiệt hại nặng cho đối phương, nhưng đến đợt tấn công thứ ba thì phải rút về căn cứ Khe Sanh.

Đêm 23 rạng sáng 24-1-1968, một trung đoàn cộng quân có 7 chiến xa yễm trợ tấn công bản Houei Sane của Lào ở phía nam Đường 9, cách biên giới mười cây số. Tiểu đoàn 33 Quân lực Hoàng gia Lào cầm cự tới sáng thì 519 quân cũng phải rút bỏ Ban Houei Sane theo đường 9 chạy sang căn cứ Làng Vây, cùng di tản còn có 2.000 thường dân Lào. Nghe tin quân Việt Cộng có chiến xa, Lực lượng đặc biệt tại Làng Vây cấp tốc xin bổ sung 100 hỏa tiển chống tăng LAW chuẩn bị đối phó.

Quân Việt Cộng liên tục pháo kích vào các căn cứ khu vực Khe Sanh, làm nhiều kho đạn cháy nổ, chỉ còn một phần mười cấp số. Tuy vậy, nhờ phi cơ và pháo binh áp đảo nên Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ vẫn trụ vững địa bàn. Ngày 27-1, Tiểu đoàn 37 thuộc Liên đoàn 1 biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa đến tăng viện.

Đêm 29 rạng sáng 30-1-1968, Trung đoàn 66/304 cộng quân tấn công định cắt đứt đoạn đường nối từ Làng Vây đến Khe Sanh để ngay sau đó tấn công căn cứ Làng Vây, nhưng bị hỏa lực Mỹ làm chết gần phân nửa, chỉ còn lại không đầy 1.000 quân, không đủ sức đánh căn cứ.

Trưa 31-1, một trung đội xung kích cơ động Mike Force Mỹ đi do thám thì chạm trán với một tiểu đoàn cộng quân trên đường 9. Cộng quân chết 54.

Trong khu phòng thủ Làng Vây có nhóm Mike Force gồm khoảng 250 quân người Mỹ và người Hré, nhóm phòng vệ dân sự CIDG cơ hữu người Bru, ba trung đội viễn thám CPR Mỹ, năm đại đội dân sự chiến đấu 101, 102, 103, 104, 105 gồm người Việt và Bru, đóng ở căn cứ mới và 519 quân Lào thuộc Tiểu đoàn 33 đóng ở căn cứ cũ cách đó 800 mét.

Từ sáng 6-2-1968, quân Việt Cộng bắn súng cối 81 ly lẻ tẻ vào trại Làng Vây. Khuya 6 rạng sáng 7-2, cộng quân cho 200 quân và 11 chiến xa tấn công. Cộng quân bị bắn cháy 3 chiến xa nhưng những chiếc còn lại lọt được vào khu trung tâm. Giao tranh ác liệt diễn ra trên khắp năm khu trại. Cộng quân tăng quân số tham chiến lên hơn 8.000 quân và 24 xe tăng. Đến chiều 7-2, khu Làng Vây thất thủ. Quân phòng thủ mở đường máu rút về khu căn cứ Tà Cơn (Khe Sanh).

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

30- Các chiến dịch Badger Catch, Durango City, Fortress Attack, Lam Sơn 181, Lancaster 2, Niagara 2, Osceola 2 (tỉnh Quảng Trị) (20-1 đến 23-11-1968)

Từ ngày 20 đến 22-1-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lam Sơn 181, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 21-1 đến 23-11-1968, Trung đoàn 4/Sư đoàn 3 TQLC Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn bản bộ, có tăng cường thêm hai tiểu đoàn 2/9 và 3/9, mở chiến dịch Lancaster 2, tìm diệt quân Việt Cộng và bảo vệ địa bàn cũ của chiến dịch Lancaster 1, là khu vực tam giác gồm dãy núi Rockpile, căn cứ Camp Carroll và Cà Lu. Ngày 22-1, Tiểu đoàn 1/9 được không vận tới Khe Sanh để tăng cường cho Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 TQLC trong chiến dịch Scotland.

Ngày 23-11-1968, vào thời điểm kết thúc chiến dịch Lancaster 2, địa bàn chiến dịch Scotland 2 của các trung đoàn TQLC 1, 4, 26 được mở rộng tới bao gồm cả khu vực tây bắc tỉnh Quảng Trị. Tính chung trong chiến dịch Lancaster 2, quân Mỹ chết 359, bị thương 1.713. Việt Cộng bỏ lại trận 1.801 xác.

Từ ngày 21-1 đến 16-2-1968, Trung đoàn 3/Sư đoàn 3 TQLC Mỹ chỉ huy 4 tiểu đoàn 1/1, 2/1, 1/3, 2/4, mở chiến dịch Osceola 2, tìm diệt quân Việt Cộng và bảo vệ quyền kiểm soát khu sơn phần công hoang quốc gia Hải Lăng, cách tỉnh lỵ Quảng Trị 20 cây số về phía tây nam.

Từ ngày 23-1 đến 31-3-1968, Không quân Mỹ mở chiến dịch Niagara 2, huy động hàng ngàn lượt máy bay xuất kích, ném bom, bắn diệt vào đội hình cộng quân xung quanh khu vực Khe Sanh. Chiến dịch Niagara 2 bắt đầu từ một nỗ lực tiếp tế đường không quy mô lớn cho Khe Sanh, trong khi máy bay B-52 oanh kích dữ dội vào giữa đội hình cộng quân bao vây. Tại đỉnh điểm cuộc chiến, cứ mỗi chu kỳ 90 phút, cộng quân Bắc Việt phải hứng chịu bom rơi từ một tốp 3 chiếc B-52 mang 324 quả bom nặng 81 tấn. Tổng cộng có 110.000 tấn bom đã ném xuống Khe Sanh, chiếm kỷ lục về lượng bom ném tập trung vào một khu vực nhỏ như Khe Sanh trong lịch sử chiến tranh thế giới tự cổ chí kim.

Từ ngày 23 đến 26-1-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/1 TQLC mở chiến dịch Badger Catch, tìm diệt quân Việt Cộng dọc theo đôi bờ sông Cửa Việt thuộc xã Mỹ Lộc, tỉnh Quảng Trị. Từ ngày 27 đến 29-1, Tiểu đoàn 3/1 mở tiếp chiến dịch Durango City tại khu phi quân sự; nhưng đến 29-1 thì do cộng quân bắt đầu chiến dịch tấn công khắp nơi, nên chiến dịch này kết thúc giữa chừng để tập trung lực lượng về bảo vệ tỉnh lỵ Quảng Trị.

Trong ngày 27-1-1968, Chiến đoàn đổ bộ Alpha Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/4 TQLC mở chiến dịch Fortress Attack, tập kích bằng trực thăng vận vào đội hình quân Việt Cộng tại phía tây quận lỵ Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

31- Các chiến dịch Ballistic Armor, Neosho 2 (tỉnh Thừa Thiên) (20 đến 26-1-1968)

Cuối tháng 1-1968, Chiến đoàn đổ bộ Alpha Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn 2/4 và 1/9 thủy quân lục chiến mở liên tiếp hai chiến dịch hành quân bảo vệ an ninh cho Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ chuyển quân tới căn cứ Camp Evans ở phía tây bắc Huế, tỉnh Thừa Thiên: chiến dịch Neosho 2 từ ngày 20 đến 24-1 tại khu vực Cổ Bi, Thanh Tân; chiến dịch Ballistic Armor từ ngày 22 đến 26-1.

32- Chiến dịch Pershing 2 (tỉnh Bình Định) (20-1 đến 1-3-1968)

Trong khi đại bộ phận của Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ di chuyển lên phía bắc Vùng 1 chiến thuật, thì Lữ đoàn 2 gồm các tiểu đoàn kỵ binh 2/5, 2/7, 2/8 và Đại đội A/1/9 vẫn ở lại tỉnh Bình Định để mở chiến dịch Pershing 2 từ ngày 20-1 đến 19-2-1968, tại cùng địa bàn như chiến dịch Pershing 1, để tuần tra các đồng bằng Phy và Bồng Sơn, trong khu vực tam giác nối từ bãi đổ bộ Uplift tới bãi English và quận lỵ Tam Quan.

Ngày 19-2, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ cho không vận Tiểu đoàn 1/35 bộ binh từ bãi đáp Baldy tới bãi đáp English, để thay thế cho Lữ đoàn 2/Sư đoàn 1 kỵ binh tiếp tục thực hiện chiến dịch Pershing 2 cho tới 1-3-1968. Ngày 28-2, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 cho không vận tiếp Tiểu đoàn 1/14 bộ binh từ bãi Baldy tới bãi English để tham chiến bên cạnh Tiểu đoàn 1/35.

Ngày 29-2, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 chuyển sở chỉ huy Lữ đoàn từ bãi Baldy tới bãi English, rồi từ 1-3 kết thúc chiến dịch Pershing 2 để mở chiến dịch Patrick trên cùng địa bàn và có cùng mục tiêu. Tính chung trong chiến dịch Pershing 2, quân Mỹ chết 156; quân Việt Cộng bỏ lại trận 614 xác.

33- Chiến dịch McLain/Dân Thắng (tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng) (20-1-1968 đến 31-1-1969)

Giữa tháng 1-1968, Sư đoàn 101 không vận Mỹ biệt phái Tiểu đoàn 3/506 từ Lữ đoàn 1 tới thay cho Tiểu đoàn 2/7 kỵ binh tại vùng chiến dịch của Chiến đoàn Byrd. Tiểu đoàn 2/7 trở về Lữ đoàn 2/Sư đoàn 1 kỵ binh và tham gia chiến dịch Pershing 2 ở Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Tiểu đoàn 3/506 bộ binh kết hợp với Pháo đội D/Tiểu đoàn 2/320 pháo binh, và Đại đội 192 trực thăng xung phong để lập thành Chiến đoàn 3/506, đóng quân tại bãi đổ bộ Betty ở ngoại ô Phan Thiết.

Từ ngày 20-1-1968 đến 31-1-1969, Chiến đoàn 3/506 mở chiến dịch McLain, để tiếp tục hoạt động thám báo và tìm diệt quân Việt Cộng trong địa bàn tỉnh Bình Thuận; đồng thời phối hợp với Trung đoàn 44/Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa cũng đang bắt đầu mở chiến dịch Dân Thắng, để cùng liên tục tuần tra tác chiến bảo vệ tại khu vực tây bắc tỉnh lỵ Phan Thiết.

Ngày 15-6-1968, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ cho Tiểu đoàn 3/503 bộ binh đổ quân lên tỉnh lỵ Bảo Lộc. Ngay sau khi tới nơi, Tiểu đoàn 3/503 đã tham gia chiến dịch McLain, hành quân thám báo về phía đông nam, truy tìm tung tích một trung đoàn Việt Cộng vừa xuất hiện trong tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 18-6-1968, Sở chỉ huy Chiến đoàn Cleland Mỹ được thành lập tại Đà Lạt để chỉ huy chung Chiến đoàn 3/506 và Tiểu đoàn 3/503 đang làm nhiệm vụ tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Ngày 24-7-1968, Chiến đoàn Cleland đổi mật danh thành Chiến đoàn South.

Từ ngày 11 đến 24-10-1968, Trung đoàn 44/23 Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Tiểu đoàn 1/69 thiết giáp và Tiểu đoàn 3/506 bộ binh Mỹ, mở cuộc hành quân tấn công khu rừng Lê Hồng Phong, cách tỉnh lỵ Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 30 cây số về phía đông bắc.

Từ ngày 11 đến 17-11-1968, quân Mỹ gồm Tiểu đoàn 3/506 bộ binh, Tiểu đoàn 1/69 thiết giáp, phối hợp với quân Việt Nam Cộng Hòa gồm Tiểu đoàn 4/Trung đoàn 44 bộ binh và Liên đội 8 kỵ binh, mở cuộc hành quân do thám vào khu vực đông nam của khu rừng Lê Hồng Phong tìm quét Việt Cộng.

Tính chung trong chiến dịch McLain/Dân Thắng, quân Việt Cộng bỏ lại trận 1.042 xác.

34- Chiến dịch Attala/Casey (tỉnh Bình Dương) (20 đến 31-1-1968)

Từ ngày 20 đến 31-1-1968, Quân đoàn 2 dã chiến Mỹ mở chiến dịch Attala/Casey, hành quân thám báo địch tình quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Quân Mỹ tham chiến gồm ba tiểu đoàn 1/2, 1/26, 1/28 của Sư đoàn 1 bộ binh; Tiểu đoàn 1/502 của Sư đoàn 101 không vận; hai tiểu đoàn 1/11, 2/11 của Trung đoàn 11 thiết kỵ.

35- Chiến dịch Jeb Stuart 1 (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên) (22-1 đến 31-3-1968)

Từ ngày 22-1 đến 31-3-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Jeb Stuart 1, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Quân Mỹ tham chiến gồm Lữ đoàn 1 và Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 1 kỵ binh, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 không vận. Mục đích chiến dịch là tiêu diệt hai mật khu 101 và 114 của Việt Cộng tại vùng rừng núi phía tây Quảng Trị và Huế, đồng thời để tăng cường cho Lực lượng thủy bộ 3 Mỹ trong suốt trận đánh Khe Sanh, giữ cho quốc lộ 1 từ Huế tới Quảng Trị luôn thông suốt.

Ngày 17-3-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ cho một tiểu đoàn quân kéo vào thôn Mỹ Thủy để bảo vệ cho công trình lắp dựng một căn cứ tiếp vận trên bờ biển gọi là Wunder Beach.

Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 127; quân Việt Cộng bỏ lại trận 3.268 xác.

36- Chiến dịch Phù Cát 3 (tỉnh Bình Định) (23 đến 29-1-1968)

Để nghi binh cho Kế hoạch Bẫy Rập Lớn, và để đảm bảo an ninh dọc quốc lộ 1 được thông suốt, tránh tình trạng lãnh thổ bị quân Việt Cộng cắt đôi theo trục Pleiku – Quy Nhơn, nên Bộ tư lệnh đồng minh chỉ thị cho quân Hàn Quốc tại Việt Nam mở chiến dịch quét sạnh quân Việt Cộng ra khỏi quốc lộ 1.

Từ ngày 23 đến 29-1-1968, Sư đoàn Mãnh Hổ Hàn Quốc mở cuộc hành quân Phù Cát 3 truy quét cộng quân xâm nhập khu vực gần núi Phù Cát (tỉnh Bình Định). Kết quả, quân Hàn chết 11; quân Việt Cộng chết 278. Báo cáo của sư đoàn ghi rõ: “reacting swiftly… deployed six companies in an encircling maneuver and trapped the enemy force in their cordon. The Korean troops gradually tightened the circle, fighting the enemy during the day and maintaining their tight cordon at night, thus preventing the enemy’s escape. At the conclusion of the sixth day of fighting, 278 NVA had been KIA with the loss of just 11 Koreans, a kill ratio of 25.3 to 1.”

37- Chiến dịch Coburg (tỉnh Biên Hòa và Long Khánh) (24-1 đến 1-3-1968)

Ngày 23-1-1968, hai tiểu đoàn 2 và 7 Hoàng gia Úc từ Núi Đất chuyển tới Biên Hòa để đối phó với một cuộc tấn công của Việt Cộng sắp xảy ra. Tiểu đoàn 3 Úc vẫn ở lại Núi Đất tiếp tục tham gia bảo vệ tỉnh Phước Tuy.

Từ ngày 24-1 đến 1-3-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy hai tiểu đoàn 2 và 7 mở chiến dịch Coburg, với mục tiêu bẻ gãy cuộc xâm nhập của quân Việt Cộng vào khu vực mà từ đây có thể mở các cuộc pháo kích vào hệ thống căn cứ khổng lồ của Mỹ tại Long Bình và Biên Hòa. Việc mở rộng địa bàn hoạt động của quân Úc từ địa bàn Núi Đất tỉnh Phước Tuy ra tới các tỉnh Biên Hòa và Long Khánh, và trọng tâm là căn cứ hỏa lực Anderson lúc này là ý đồ nằm trong kế hoạch của Bộ tư lệnh quân đồng minh chủ động và triệt để đối phó với cuộc tổng tấn công sắp xảy ra của quân Việt Cộng dịp Tết Mậu Thân. Ngày 10-2-1968, Tiểu đoàn 3 Úc thay thế Tiểu đoàn 7 trong chiến dịch Coburg.

38- Cuộc tổng tấn công Xuân Hè 1968 (29-1 đến 28-9-1968)

Tháng 11-1967, Đặc công Sài Gòn – Gia Định bắt đầu chuyển võ khí hạng nhẹ, chất nổ vào Sài Gòn bằng nhiều hình thức: ghe thuyền, xe tải, gánh bộ, chủ yếu dấu trong hàng hóa hợp pháp, như gạo, nông sản, trái cây… Các nơi khác cũng ráo riết và bí mật triển khai đội hình như kế hoạch đã định.

Tin theo báo cáo là quân Việt Cộng năm 1967 đã kiểm soát được ba phần tư lãnh thổ và hơn phân nữa dân số miền Nam, ngày 4-12-1967, Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương Việt Cộng họp, kiểm tra lần cuối và chánh thức ra lệnh thực hiện Kế hoạch tổng tấn công giải phóng miền Nam, đồng thời chỉ thị mở rộng qui mô chiến dịch Mậu Thân để tranh thủ giải phóng toàn miền Nam Việt Nam.

Kế hoạch của quân Việt Cộng hy vọng rằng: đối phương sẽ bị xé mỏng và phân tán trước các cuộc tấn công bất ngờ trên mọi mặt trận, và do đó không thể tập trung và huy động được sức mạnh quân sự; chính quyền sẽ bị tê liệt; những người cầm đầu bị giết; các sĩ quan và binh lính bị tấn công không đề phòng trong dịp nghĩ tết nguyên đán, và trong nhiều trường hợp sẽ chạy sang hàng ngũ cách mạng; nhân dân sẽ nỗi dậy đồng loạt và giành chính quyền.

Mục tiêu tấn công là đánh vào thủ đô Sài Gòn, 39 trong 44 tỉnh lỵ, 71 quận lỵ, hơn 100 thành phố, thị trấn Việt Nam Cộng Hòa.

Để nghi binh và phục vụ cho kế hoạch chung, Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương chỉ đạo tiến hành các chiến dịch phối hợp như sau:

– Chiến dịch đấu tranh chính trị trên toàn miền Nam từ tháng 12-1967.

– Chiến dịch đánh phá Tây Nguyên từ 3 đến 15-1-1968.

– Chiến dịch Thượng Lào, tấn công ở Nậm Bạc (từ 12-1-1968).

– Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh (từ 20-1-1968).

Chiến dịch tổng tấn công Xuân Hè 1968 lúc đầu dự kiến gồm hai đợt:

– Đợt 1 từ đêm giao thừa Tết Mậu Thân (30-1 đến 31-3-1968), với 84.000 du kích Việt Cộng miền Nam và 300.000 quân chánh quy Bắc Việt.

– Đợt 2 từ 4-5 đến 20-6-1968, với 180.000 quân tham gia, trong đó hầu hết đều mới từ Bắc Việt đưa vào từ tháng 1-1968.

Tháng 8-1968, Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương Việt Cộng họp, đồng ý mở Cuộc tổng tấn công và nổi dậy đợt 3 từ 17-8 đến 28-9-1968, với 133.000 quân tham gia, trong đó hầu hết đều mới từ Bắc Việt đưa vào từ tháng 5-1968.

Những năm trước đây cứ đến Tết thì các đồn lính quốc gia thường đề nghị hưu chiến ba ngày, có nơi các đơn vị quân Việt Cộng tương ứng chấp nhận, có nơi không. Nhưng đến cận Tết Mậu Thân, người phát ngôn Mặt trận Giải phóng bỗng tuyên bố đề nghị hưu chiến bảy ngày, các đơn vị quân Việt Cộng cũng theo đó mà thỏa thuận với các đồn binh quốc gia.

Từ ngày 27-1-1968, hệ thống đài phát thanh Việt Cộng bắt đầu đồng loạt phát đi liên tục một bài thơ xuân với tác giả được cho là Hồ Chí Minh.

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.

Nam Bắc thi đua thắng giặc Mỹ.

Tiến lên toàn thắng ắt về ta.

Bắt đầu từ chiến trường Quân khu 5 – Tây Nguyên, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt khởi đầu vào đêm giao thừa năm Mậu Thân (29 rạng 30-1-1968) của các lực lượng cộng quân đánh vào 30 thành phố, tỉnh lỵ, 70 quận lỵ, 44 sân bay, đánh trực diện vào quân Mỹ trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam. Mặc dù tổng thống Mỹ Johnson đã đưa thêm 200.000 quân, cho máy bay và hải quân oanh kích miền Bắc, cộng quân cũng phản kích ở Khe Sanh (31 đến 9-7-1968) hay ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Tết Mậu Thân 1968, trở thành một sự kiện gây rúng động thế giới, mở đầu cho một năm có nhiều biến động lớn.

Trong năm 1968, thương vong của quân Việt Cộng rất lớn:

– Đợt 1 chiến dịch: cộng quân bỏ lại trận 116.407 xác, bị thương 74.410, bị bắt, đầu hàng 12.438.

– Đợt 2 chiến dịch: cộng quân bỏ lại trận 73.629 xác, bị thương 71.532, bị bắt, đầu hàng 8.310.

– Đợt 3 chiến dịch: cộng quân bỏ lại trận 55.738 xác, bị thương 60.826, bị bắt hoặc hàng 2.752.

– Các trận và chiến dịch khác: cộng quân bỏ lại trận 43.584 xác, bị thương 53.975, bị bắt, đầu hàng 5.594.

Tổng cộng cả năm 1968: cộng quân bỏ lại trận 289.358 xác, bị thương 260.743, bị bắt hoặc đầu hàng 29.094. Tổng thiệt hại 579.195 quân.

Sau này, nguyên phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân (1968) là đại tá Bùi Tín (Thành Tín) thừa nhận: Có thể nói cả năm Mậu Thân đó, lực lượng bên này đã mất chỗ đứng, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Do đó mà tình hình trở nên hết sức khó khăn. Tuy lúc đầu có giành thắng lợi nỗi bật về mặt tuyên truyền nhưng trên thực tế là mất hết chỗ đứng, mất hết lực lượng.

Trong chiến dịch Tết Mậu Thân, toàn bộ gần 90.000 cán binh miền Nam (thường gọi là ‘Quân Giải phóng’) đều bị lộ diện khi được giao nhiệm vụ xung kích đi đầu dẫn đường trong các cuộc tấn công và có khoảng 75.000 trong số này bị thiệt mạng. Kết quả là sau chiến dịch, lực lượng Việt Cộng hầu như không còn cán binh địa phương để thực hiện chiến tranh du kích, nằm vùng, mà chủ yếu là người mới từ miền Bắc đưa vào, để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu theo chiến thuật một cuộc chiến tranh thông thường.

Thắng lợi chánh trị duy nhất của Việt Cộng trong chiến dịch Mậu Thân là nó làm tăng thêm số người phản đối chiến tranh trong Quốc hội Mỹ và làm cho cuộc chiến Việt Nam không còn là một cuộc chiến tranh vô hạn định nữa. Đến một lúc nào đó số người chống chiến tranh sẽ tăng lên đến mức chiếm đa số trong Quốc hội, và họ sẽ thông qua một nghị quyết chấm dứt ngay sự can thiệp vào Việt Nam. Nghị quyết này sẽ đưa nước Mỹ lâm vào tình thế là nếu không rút quân trong chiến thắng được thì họ cũng chấp nhận phải rút lui trong thất bại.

39- Mở đầu sớm cuộc tổng tấn công đợt 1 ở Nha Trang và Tây Nguyên (29-1-1968)

Từ tối 29-1-1968, lực lượng đồng minh đơn phương hưu chiến để nhân dân và các bên vui Tết.

Theo kế hoạch vạch sẵn, lúc 11 giờ đêm giao thừa 30 rạng sáng mồng một Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân Việt Cộng sẽ đồng loạt tấn công vào 30 thành phố, tỉnh lỵ, 70 quận lỵ, 44 sân bay trên toàn miền Nam. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh các mặt trận B1 (Quân khu 5) và B3 (Tây Nguyên) sử dụng lịch vừa đưa từ Hà Nội vào có ngày giao thừa 30 tết sớm hơn lịch Tàu một ngày nên ngày khởi động chiến dịch theo quy ước sẵn vào đúng dịp giao thừa sớm hơn các nơi khác một ngày.

Từ trước đến nay, Việt Nam sử dụng âm lịch chung với các nước Á Đông khác như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Tại Bắc Việt, để tạo sự khác biệt láu cá với miền Nam thù địch nên từ năm 1957, Bộ Chính trị Việt Cộng lấy cớ có sự khác biệt múi giờ và thủy thổ giữa Hà Nội với các nước lân cận, nên ra lệnh điều chỉnh lại âm lịch riêng cho miền Bắc. Vì thế ngày mồng một Tết Nguyên Đán tại Việt Nam Cộng Hòa là ngày 30-1 đương lịch 1967, chậm hơn một ngày so với dương lịch miền Bắc. Trong quá trình triển khai chiến dịch, từ Quân khu 5 trở ra được cán bộ từ Bắc Việt vào triển khai nên dùng theo lịch miền Bắc, trong khi Bộ tư lệnh Miền lại sử dụng lịch miền Nam. Phát hiện sai sót chết người này, Trung ương Việt Cộng lập tức chấn chỉnh nhưng đã muộn. Chiều 29-1-1968, Quân khu 5 Việt Cộng nhận được lệnh hoãn cuộc tấn công sang đêm 30 rạng sáng 31-1, nhưng chỉ kịp báo cho Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Trung đoàn 10 và hai tỉnh đội Quảng Nam, Quảng Ngãi. Các tỉnh đội Quảng Đà, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa không nhận được nên vẫn nổ súng theo kế hoạch ban đầu là đêm 29 rạng sáng 30-1-1968.

Vì thế, từ 11 giờ đêm 29 rạng sáng 30-1-1968 tức khuya 29 Tết Mậu Thân, quân Việt Cộng tại B1 và B3 đồng loạt tấn công vào bảy đô thị miền Trung – Tây Nguyên (Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kontum, Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Pleiku) và hàng loạt thị trấn quận lỵ (Phú Lộc, Tân Cảnh, Lạc Thiện, Buôn Hồ, Phước An, An Khê…). Vì thế các chiến dịch nghi binh, đánh lạc hướng mà quân Việt Cộng đã cố công thực hiện với hàng vạn thương vong trở thành công cốc. Bộ tư lệnh quân đồng minh vừa chỉ đạo phản công tại các vùng chiến sự, vừa ra lệnh cho các nơi khác chuẩn bị binh lực hùng hậu dọn trận địa chờ sẵn tiêu diệt cộng quân.

Theo dự kiến kế hoạch, cùng lúc đó cộng quân nằm vùng ở các đô thị sẽ vận động dân chúng đồng loạt nổi dậy hưởng ứng giành chánh quyền, nhưng trên thực tế tại tất cả các nơi dân chúng đều trú ẩn chặt trong nhà nên ý định này thất bại ngay từ đầu. Mặc khác, tình báo Mỹ đã biết trước kế hoạch Xuân Hè 1968 và chuẩn bị sẵn kế hoạch nghi binh ứng phó nên quân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh vẫn cố thủ chặt và giữ vững trận địa không cho cộng quân chiếm được bất cứ đô thị nào vùng này.

Cuộc tổng tấn công khởi sự ở Tân Cảnh và Nha Trang (0 giờ 30 ngày 30-1)

Từ đêm 29 rạng sáng 30-1-1968, tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch Bắc Việt, hơn 700.000 quân Việt Cộng tại miền Nam bắt đầu tấn công.

Lúc 0 giờ 30 phút sáng 30-1-1968, Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 174 chủ lực Tây Nguyên tấn công quận lỵ Tân Cảnh (tỉnh Darlac). Vài phút sau, súng Việt Cộng đồng loạt nổ ở các thị xã Nha Trang, Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum.

Tại Nha Trang, lúc 0 giờ 32 phút sáng 30-1-1968, một toán đặc công Việt Cộng cải trang thành lính Việt Nam Cộng Hòa nổ súng vào Đài Phát thanh Nha Trang. Đến 0 giờ 35 phút, quân Việt Cộng bắn lựu pháo vào Trung tâm huấn luyện Hải Quân. Đến 2 giờ sáng, khoảng 8.000 quân Việt Cộng tràn vào thành phố Nha Trang, phối hợp với du kích và cán bộ nằm vùng chiếm một sở chỉ huy hậu cần và dinh tỉnh trưởng. Trung tá tỉnh trưởng Khánh Hòa Lê Khanh yêu cầu quân Mỹ phản công bằng bộ binh, nhưng quân Mỹ cho không quân oanh kích làm dinh tỉnh trưởng bị cháy. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cho xe tăng và bộ binh, có pháo binh và máy bay yễm trợ phản kích mãnh liệt. Đến trưa, cánh quân Việt Cộng bị bẻ gãy, cộng quân chết 4.300 quân, bị bắt và đầu hàng 240.

Sau khi cộng quân vừa tấn công vào Nha Trang, lúc 0 giờ 40 phút, lệnh báo động chiến đấu từ Bộ Tổng tham mưu đã gửi đến toàn bộ lực lượng quân sự trên toàn cõi Việt Nam Cộng Hòa. Quân đồng minh bắt đầu tổ chức các đợt phản kích tiêu diệt cộng quân theo kế hoạch đã định.

Chiến sự tại Ban Mê Thuột (1 giờ 35 ngày 30-1)

Lúc 1 giờ 35 phút sáng 30-1, quân Việt Cộng bắn hàng loạt súng cối và rốc két vào khu vực trung tâm thị xã, tiếp theo là cuộc xung phong của 20.000 bộ binh. Một số đặc công, du kích và cán bộ nằm vùng đã đột nhập từ trước vào thị xã trà trộn trong dân chúng đang đi hái lộc tết, bắt đầu tiến chiếm các vị trí quan trọng như dinh tỉnh trưởng, đài phát thanh, sở chỉ huy tiểu khu, ngân hàng, các đồn cảnh sát…

Chiến sự tại Kontum (2 giờ ngày 30-1)

Tại Kontom, quân Việt Cộng tấn công lúc 2 giờ ngày 30-1.

Chiến sự tại Hội An (2 giờ 55 ngày 30-1)

Tại Hội An, quân Việt Cộng tấn công lúc 2 giờ 55 ngày 30-1.

Chiến sự tại Đà Nẵng (3 giờ 30 ngày 30-1)

Ở Đà Nẵng, lực lượng Việt Cộng gồm Sư đoàn 2 chủ lực Quân khu 5, các tiểu đoàn đặc công, Tỉnh đội Quảng Đà, tổng cộng 27.000 quân. Quân đồng minh gồm Sư đoàn 1 bộ binh và Lữ đoàn dù Việt Nam ở phía bắc, 16 tiểu đoàn Mỹ và Liên đoàn biệt động quân Việt Nam ở phía tây và nam, trong nội thành có các căn cứ Mỹ và Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 Việt Nam. Do chuẩn bị kém nhất so với các nơi khác, cộng quân tấn công Đà Nẵng không chiếm được một vị trí nào và bị quân đồng minh nhanh chóng kéo ra ngoại vi để tập kích gây nhiều thương vong.

Lúc 3 giờ 30 ngày 30-1, Sở chỉ huy Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, bị cộng quân tấn công bằng bộ binh và súng cối. Hàng chục cộng quân lao vào chỉ huy sở và bị bắn gục nhanh chóng. Trung tướng tư lệnh Quân đoàn 1 Hoàng Xuân Lãm và thiếu tá P.S. Milantoni trực tại Trung tâm hành quân chiến thuật căn cứ vào báo cáo của trinh sát ngoại vi, ra lệnh cho Trung tâm yễm trợ không quân đóng ở khu vực bên cạnh trong sở chỉ huy cho máy bay ném bom vào đội hình cộng quân đang tập trung cách Sở chỉ huy Quân đoàn không đầy hai cây số làm cộng quân chết hơn 7.000 quân. Đồng thời quân của trung đoàn cơ hữu đóng trong Sở chỉ huy Quân đoàn tổ chức phản kích giết thêm gần 300 quân trong toán cộng quân xung phong. Mũi tấn công này bị đập tan chỉ trong vòng không tới 2 giờ.

Chiến sự tại Quy Nhơn và Quảng Ngãi (4 giờ 10 ngày 30-1)

Tại Quy Nhơn và Quảng Ngãi, quân Việt Cộng tấn công lúc 4 giờ 10 ngày 30-1. Ở Quảng Ngãi, máy bay Mỹ ném bom dồn dập vào ngay đội hình tập trung của cộng quân trên quốc lộ 1 làm hàng chục ngàn quân thương vong ngay trong vài giờ đầu.

Chiến sự tại Pleiku (4 giờ 40 ngày 30-1)

Lúc 4 giờ 40 ngày 30-1, cộng quân bắn rốc két, súng cối vào trung tâm tỉnh lỵ, Sở chỉ huy Quân đoàn 2, rồi cho 15.000 quân tấn công Sở chỉ huy Quân đoàn 2, 10.000 quân tấn công tiểu khu Pleiku và các vị trí quan trọng tring tỉnh lỵ. Trung tướng tư lệnh Quân đoàn 2 Vĩnh Lộc dùng trực thăng làm sở chỉ huy hành quân lưu động, liên tục liên lạc với đại tá J.W. Ban, sĩ quan liên lạc Chánh phủ Mỹ tại Sở chỉ huy Quân đoàn 2 Vùng 2 chiến thuật để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Quân đoàn 2 cho pháo binh và không quân oanh kích thẳng vào đội hình tập trung quân của cộng quân, đồng thời bộ binh và xe tăng chờ sẵn xông ra bắn phá vào đội hình đang hoang mang cực độ của cộng quân. Chỉ trong ba giờ, cộng quân chết gần 16.000 quân, bị thương hàng ngàn, mũi tấn công bị bẻ gãy nhanh chóng.

40- Chiến dịch Saline (tỉnh Quảng Trị) (30-1 đến 28-2-1968)

Từ sáng 30-1 đến 28-2-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/1 thủy quân lục chiến mở chiến dịch Saline, tìm diệt quân Việt Cộng tại khu vực phía bắc sông Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị, và cũng để tiếp nối chiến dịch Badger Catch vừa hoàn thành.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

41- Chiến dịch Tổng tấn công Tết Mậu Thân đợt 1 (30-1 đến 31-3-1968)

Mặc dù kế hoạch tổng tấn công Mậu Thân bị phát hiện lộ bí mật và có sự cố nhầm ngày khởi sự nên ở Miền Trung – Tây Nguyên đánh sớm một ngày, nhưng cộng quân ở trong tình thế dầu sôi lửa bỏng không thể dừng được nữa.

Lúc 1 giờ 30 phút ngày 31-1-1968, đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội, đài Phát thanh giải phóng đặt tại Nam Lào đồng loạt công bố mệnh lệnh của chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ ra lệnh tổng tấn công và nổi dậy giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng phát vào giờ đó nên chỉ có các đơn vị cộng quân đón nghe. Chỉ thị nêu rõ: …phải quyết tâm phối hợp các thành phần tại chỗ sau khi chiếm được các đô thị. Nhanh chóng trang bị võ khí cho lực lượng cán bộ chính trị và dân sự. Thành lập uỷ ban quân quản từ tỉnh xuống quận, phường khóm, thành lập các đội tự vệ võ trang chiến đấu và các cơ cấu hổ trợ bộ đội chủ lực tác chiến, hình thành trận tuyến phòng không vững chằc và nâng cao tinh thần đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân lao động đảm bảo đánh thắng khi Mỹ Nguỵ phản công.

Từ giờ đó, quân Việt Cộng khắp nơi đồng loạt tấn công vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ và đồng minh mong chiếm đoạt lãnh thổ.

Tính đến 4-2-1968, đã có tổng cộng 64 thành phố, thị xã, thị trấn và nhiều vùng nông thôn ở miền Nam thành vùng chiến sự. Trong đó 7 tỉnh lỵ bị khởi chiến sớm nhất là Nha Trang (Khánh Hòa), Ban Mê Thuột (Darlac), Kontom, Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Pleiku. Sau đó một ngày, chiến sự đồng loạt nổ ra ở 23 tỉnh lỵ: Quảng Trị, Huế (Thừa Thiên), Tuy Hòa (Phú Yên), Hậu Bổn (Phú Bổn), Đà Lạt (Tuyên Đức), Phan Thiết (Bình Thuận), Phước Lễ (Phước Tuy), Tây Ninh, Phú Cường (Bình Dương), Biên Hòa, Gia Định, Sài Gòn, Mộc Hóa (Kiến Tường), Mỹ Tho (Định Tường), Trúc Giang (Kiến Hòa), Châu Phú (Châu Đốc), Sa Đéc, Vĩnh Long, Phú Vinh (Vĩnh Bình), Rạch Giá (Kiên Giang), Cần Thơ (Phong Dinh), Khánh Hưng (Ba Xuyên), Quản Long (An Xuyên). Các tổng kho quân sự lớn cũng bị tấn công ở: Phú Bài – Phú Lộc (Thừa Thiên), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Tam Kỳ – Chu Lai (Quảng Tín), Bồng Sơn – An Khê – Quy Nhơn (Bình Định), Pleiku, Tuy Hòa (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Long Bình (Biên Hòa), Vĩnh Long.

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân diễn ra nhiều đợt liên tiếp. Cộng quân đã huy động 9 sư đoàn chủ lực và hàng trăm ngàn bộ đội địa phương, dân quân du kích, biệt động nằm vùng. Chiến trường trọng điểm và ác liệt nhất là ở Sài Gòn và Huế. Mấy ngày đầu giao chiến, thương vong quá nhiều mà không đạt mục tiêu đề ra, tin mật báo về trên làm giới lãnh đạo Đảng và Quân đội Việt Cộng hết sức hoang mang.

Ngày 3-2, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra lời kêu gọi quân và dân miền Nam hãy “thừa thắng xông lên, đánh mạnh hơn nữa”. Ngày 4-2, Hồ Chí Minh gửi điện cho Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam “càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Quân địch như con thú dữ đến bước đường cùng càng giãy giụa diên cuồng, quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh mạnh, đánh liên tục, giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.

Từ ngày 10-2 đến 31-3, máy bay chiến thuật Việt-Mỹ đã ném 35.000 tấn bom, máy bay B-52 ném 75.000 tấn bom, pháo 175 ly bắn trên 100.000 quả đạn xuống đội hình tập trung cộng quân tại khu vực Khe Sanh.

Đêm 17 rạng 18-2, cộng quân đồng loạt đánh vào gần 70 mục tiêu tại hơn 20 thành phố, tỉnh lỵ, trong đó có Tổng hành dinh của đại tướng Westmoreland, tổng chỉ huy quân lực Mỹ tại Việt Nam, Tổng nha Cảnh sát VNCH, Bộ Tổng tham mưu liên quân Quân lực VNCH.

Đến tháng 3-1968, quân Việt Cộng lại mở đợt tấn công vào 30 thành phố, tỉnh lỵ khắp miền Nam. Có 20 sân bay bị tấn công, trong đó dữ dội nhất là vào sân bay Tân Sơn Nhứt.

Ngày 14-3, thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định tiếp viện khẩn cấp cho chiến trường miền Nam 50.000 tấn gạo, 10 triệu thước vải, 100 tấn thuốc… để tiếp tục chiến dịch Xuân Hè 1968.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Các khu vực chiến sự Mậu Thân 1968 (Wikipedia)

Ngày 31-3, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hà Nội ra lệnh chấm dứt chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân. Kết thúc đợt 1 chiến dịch (29-1 đến 31-3-1968) cộng quân bỏ lại trận 116.407 xác, bị thương 74.410, bị bắt hoặc đầu hàng 12.438, thiệt hại rất nhiều võ khí, phương tiện quân sự. Quân Mỹ chết 2.800, bị thương 7.700, quân VNCH chết 12.430, bị thương 27.550, thiệt hại 420 máy bay, 550 xe quân sự, trong đó có 175 xe thiết giáp, 52 tàu thuyền chiến, thiệt hại khá lớn lực lượng hậu cần dự trữ, trong đó có hàng trăm kho xăng dầu. Giao tranh đôi bên đợt Tết Mậu thân đã làm sập 10.700 nhà ở Sài Gòn, 100.000 dân mất chỗ ở.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

42- Giao tranh tại Huế trong Tết Mậu Thân – Chiến dịch Huế City (30-1 đến 25-2-1968)

Tại Huế, từ tháng 8-1967, thám báo Việt Nam Cộng Hòa phát hiện tại vùng rừng núi thuộc quận Hương Trà phía Bắc tỉnh Thừa Thiên xuất hiện nhiều hòm chứa dụng cụ giải phẩu qui mô cấp quân đoàn, điện đài và súng đạn còn mới của Việt Cộng chôn giấu, cũng như một số sa bàn khu vực Huế. Cùng lúc đó, cộng quân cũng đẩy mạnh quấy phá ở vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên.

Chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Ngô Quang Trưởng nhận định cộng quân sắp đánh lớn tại Huế và vùng Bắc Thừa Thiên nên một mặt báo về Sài Gòn, mặt khác tăng cường phòng bị và cho quân lùng sục vùng Phú Lộc, Hương Trà. Ngay sau đó, một đơn vị thuộc Sư đoàn 101 Mỹ bắt được một sĩ quan cộng quân, khai là đang diễn tập đánh Huế. Đêm 20-12-1967, trinh sát cộng quân xâm nhập vào tận làng công giáo Phủ Cam thuộc xã Thủy Phước, quận Hương Thủy ở ngoại vi Huế, bị phát hiện và bỏ lại một xác chết. Nhiều tin tình báo khác cho thấy Việt Cộng sắp mở chiến dịch rất lớn trong quãng thời gian ngay trước hoặc sau Tết. Trung tướng Hoàng Xuân Lãm – tư lệnh Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật liền điều hai tiểu đoàn Nhảy dù, đóng tại quận Quảng Điền cách Huế 15 cây số về phía Bắc và tại phi trường Phú Bài, cách Huế 17 cây số về phía Nam đồng thời ra lệnh cho toàn Quân đoàn 1 cấm trại.

Từ 18 giờ 30 phút đêm 30-1-1968, cộng quân bắt đầu tràn về Huế với lực lượng ba sư đoàn 5, 309 và 325B, Đoàn 6 đặc công, Đoàn 9 (Đoàn Cù Chính Lan), cộng với lực lượng tỉnh đội, du kích địa phương tổng cộng 55.000 quân, trong đó đợt xung kích đầu tiên trong đêm giao thừa gồm 12.000 quân. Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên (B4) trong tổng tấn công Mậu Thân 1968 vừa từ Bắc vào là thiếu tướng Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ); phó tư lệnh Mặt trận là thiếu tướng Trần Văn Quang – tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu Bình Trị Thiên (1966-73); chính uỷ Mặt trận là Lê Minh. Sau khi Hoàng Sâm tử trận thì Trần Văn Quang nắm quyền tư lệnh.

Lúc 3 giờ rưỡi sáng 31-1, quân Việt Cộng bắt đầu nổ súng đánh Huế. Hai tiểu đoàn đặc công cộng quân băng qua các cầu và các hào phòng thủ xung phong vào khu hoàng thành. Giao tranh dữ dội xảy ra quanh khu vực sân bay quân sự. Kho xăng bị bắn cháy.

Đoàn 5 cộng quân gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ phía nam, hữu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội Huế tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 hợp với một đơn vị mang tên Đường 12, tấn công mặt tây.

Tại Cửa Chánh Tây, cộng quân gồm 3.000 quân thuộc hai trung đoàn 800, 802 do một đại đội đặc công mở đường. Đại đội Hắc Báo VNCH chống trả đến sáng mồng Một Tết thì bị đánh lui sau khi cổng thành bị cộng quân dùng bộc phá đánh sập. Trung đoàn 804 cộng quân tăng cường phối hợp đánh chiếm khu vực phía tây quận Thành Nội.

Tại khu vực An Hòa, Trung đoàn 9/309 cộng quân cũng đẩy lui Tiểu đoàn 2 dù VNCH.

Các tiểu đoàn K1, K2, K6 thuộc Đoàn 6 đặc công cộng quân dẫn đường cho 4 trung đoàn từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công phi trường Tây Lộc, Đại Nội. Tại phi trường Tây Lộc trong quận Thành Nội Huế, hai trung đoàn cộng quân tấn công định đốt máy bay, kho xăng, đạn dược, nhưng đánh lạc vào kho quân cụ và đôi bên cầm cự dai dẵng suốt mấy tuần liền rồi cộng quân bị liên quân Việt-Mỹ bao vây tiêu diệt và bức hàng toàn bộ.

Tiểu đoàn K12 thuộc Đoàn 6 đặc công dẫn đường cho 3 trung đoàn tấn công trụ sở Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 Việt Nam Cộng Hòa đóng tại thành Mang Cá nhưng có quân từ chi khu Hương Trà và Hải quân Mỹ đóng ở Bao Vinh yễm trợ nên cộng quân nhanh chóng bị đánh lui.

Tại Cửa Hữu, Trung đoàn 6 cộng quân đánh vào Kỳ Đài, treo cờ Liên minh Dân tộc dân chủ hòa bình nửa xanh nửa đỏ sao vàng, rồi qua cửa Thượng Tứ đánh chiếm rạp Hưng Đạo, đồn cảnh sát Đông Ba, Ty Chiêu hồi, Ty Thông tin, Tòa Thượng thẩm…

Tại phía nam Huế, Trung đoàn 5 và bốn tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9/Sư đoàn 309, Tiểu đoàn ĐKB và 4 đại đội đặc công tiến đánh căn cứ thiết giáp Tam Thai nhưng bị dội lại trước hỏa lực phòng thủ kiên cố nên phải bỏ mục tiêu này, rồi vượt sông An Cựu tiến vào trung tâm thành phố Huế, đánh chiếm căn cứ Đại đội quân cụ VNCH gần cầu Phủ Cam, Ty Bưu điện, Ty Ngân khố, Tòa đại biểu Chánh phủ Trung nguyên Trung phần, Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên, phá lao xá Thừa Phủ, giải thoát hàng ngàn tù nhân…

Từ 4 đến 5 giờ sáng 31-1, Bộ chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ ở Phú Bài chỉ để lại 3 tiểu đoàn trấn giữ căn cứ Phú Bài, còn toàn bộ binh lực được trực thăng vận đổ quân chặn con đường nối từ Huế về A Lưới để cắt đứt đường rút lui của cộng quân.

Từ 4 giờ 30 đến 6 giờ sáng 31-1, máy bay Mỹ từ căn cứ Phú Bài thực hiện hơn 100 phi vụ dội bom vào khu tập trung quân của cộng quân tại Phú Tuân và vào đội hình đại quân đang kéo về chiếm Huế, làm chết gần 20.000 cộng quân.

Từ sáng 31-1 đến 5 giờ sáng 24-2, cộng quân treo cờ Mặt trận Giải phóng trên cổng thành. Bộ chỉ huy cộng quân chiếm một căn nhà trong Hoàng cung làm nơi đóng quân nhưng chỉ trụ được hai ngày là thấy tình hình không ổn nên phải rút ra ngoài.

Lúc 8 giờ 30 ngày 31-1, Bộ chỉ huy TQLC Mỹ đưa một đại đội A trong số 3 tiểu đoàn tại Phú Bài cùng với 4 xe tăng và 1 khẩu pháo tự hành kéo về chi viện cho Huế. Toán quân này vừa hành quân vừa chiến đấu, đến 15 giờ thì đến trụ sở căn cứ cố vấn Mỹ. Quân Mỹ định vượt qua cầu sông Hương để sang giải vây thành nội nhưng bị 8 tiểu đoàn cộng quân chặn lại và bị đánh bật trở lại căn cứ cố vấn Mỹ.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Lúc 15 giờ 31-1, chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Ngô Quang Trưởng cho bộ binh, xe tăng và quân không vận hành quân về trụ sở Bộ chỉ huy trong nội thành và giao tranh với 11 tiểu đoàn cộng quân. Đến 16 giờ chiều 1-2, quân đồng minh gồm 3 tiểu đoàn TQLC Mỹ và 11 tiểu đoàn/Sư đoàn 1 VNCH đã giải tỏa thông suốt con đường nối liền căn cứ Sư đoàn 1 tới nội thành và tới trụ sở cố vấn Mỹ ở bên kia sông Hương Giang.

Như vậy sau ngày đầu giao tranh, quân Việt Cộng đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chánh, khu Đại Nội, chợ Đông Ba, các cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây. Quân Việt Nam Cộng Hòa còn giữ được đồn Mang Cá, Đài phát thanh gần cầu Trường Tiền, trụ sở Tiểu khu Thừa Thiên, Ty Cảnh sát, khách sạn Thuận Hóa tức trụ sở MACV, bến Hải quân, trường Kiểu Mẫu.

Trong khi đó, Bộ chỉ huy cộng quân mặt trận Huế đóng tại làng La Chữ, quận Hương Trà bị Sư đoàn Không kỵ Mỹ dùng trực thăng đổ quân bao vây, giao tranh dữ dội. Riêng tại đây, quân Mỹ chết 100 quân, cháy 9 trực thăng. Cộng quân chết gần 300 quân và hai viên tướng, trong đó có thiếu tướng tư lệnh Mặt trận Trị Thiên – B4 Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ). Bộ chỉ huy cộng quân bị phá vỡ nên việc chỉ đạo kế hoạch chung bị phá sản, làm cuộc tấn công trở thành tình thế rắn không đầu suốt một ngày, sau đó mới được bổ sung nhưng không cứu vãn được tình thế. Liên quân Việt-Mỹ hình thành hai gọng kềm bao vây cộng quân trong khu Thành Nội và khu Tây thành phố.

Đêm 30 rạng 31-1-1968, Việt Cộng thành lập Liên minh Dân tộc dân chủ và hòa bình tại thành phố Huế và đưa ra lời kêu gọi dân chúng nỗi dậy cướp chánh quyền.

Từ ngày 1 đến 10-2-1968, quân Việt-Mỹ tập trung tái chiếm quận 3 Hữu Ngạn. Từ ngày 1 đến 25-2-1968, Chiến đoàn Xray/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ phối hợp với quân VNCH mở chiến dịch Huế City, phản kích quân Việt Cộng. Từ tối 1-2, quân đồng minh phân công: TQLC Mỹ sẽ quét cộng quân ra khỏi khu vực Đông Ba, trong khi quân Sư đoàn 21 VNCH đánh về phía bắc để giải tỏa khu vực nội thành và cấm cung. Cuộc chiến diễn ra đôi bên bờ sông Hương hết sức ác liệt. Đôi bên giành giật từng căn nhà, góc phố dưới hỏa lực mạnh của đối phương và trong cơn mưa phùn lạnh lẽo của đợt gió mùa đông bắc.

Ngày mồng ba Tết 1-2-1968, Chiến đoàn 1 dù do trung tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy với hai tiểu đoàn 2, 7 và Chi đoàn 2/7 từ phía bắc vào giải vây Huế. Hai đại đội TQLC cùng 4 chiến xa M-48 trong Chiến doàn X-Ray đóng tại Phú Bài cũng về Huế tăng cường phòng thủ MACV. Các tiểu đoàn cộng quân 800, 802, 804, lần lượt bị tiêu diệt. Lực lượng còn lại nhờ vòng thành bảo vệ nên còn cầm cự được dai dẵng.

Chiều mồng 4 Tết, Tiểu đoàn 9 dù (thuộc Chiến đoàn 1 dù) được trực thăng vận vào chiến trường. Từ đây cho tới ngày 12-2, cuộc chiến trở nên khốc liệt với sự tổn thất nhân mạng rất cao của cả hai phía. Cùng ngày đó, Chiến đoàn Alpha TQLC Việt Nam Cộng Hòa gồm các tiểu đoàn 3, 4, 5 thay thế Chiến đoàn dù, tiếp tục giải tỏa áp lực tại sân bay Tây Lộc và Đại Nội.

Ngày 7-2, cộng quân phá sập cầu Trường Tiền để chặn đường tấn công của quân đồng minh. Ngày 11-2, Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn 5 TQLC Mỹ đánh qua bên kia bờ sông Hương. Giao tranh đến ngày 13-2-1968, thì cường độ trận đánh bên bờ sông Hương càng ác liệt. Nội thành Huế hầu như tan hoang, cây cối đổ ngã tứ tán trên các đường phố, không chỉ vì bom đạn đôi bên mà còn vì cộng quân trước khi bị đẩy lui khỏi vùng nào cũng ra sức tàn phá vùng đó để trả thù. Ngày 15-2, Quân uỷ Trung ương từ Hà Nội mật lệnh cho cộng quân phải tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát, nên ngày hôm sau chính uỷ Mặt trận là Lê Minh điện báo xin rút quân.

Tại Huế, chỉ 10 ngày đầu giao tranh, cộng quân Quân khu Trị Thiên đã tấn công hàng trăm trận lớn nhỏ tại 53 vị trí quân sự Việt-Mỹ. Cộng quân chết 1.300, bị thương 400. Quân Mỹ chết 130, bị thương 50; quân VNCH chết 110, bị thương 27, bị bắt và đầu hàng 400; thiệt hại 118 máy bay, 250 xe quân sự, 13 tàu xuồng chiến. Cộng quân phá 2 nhà tù, giải thoát 400 tù binh cộng sản và 1.800 tù thường phạm.

Ngày 19-2, Thủy quân lục chiến VNCH mở chiến dịch Sóng Thần 739-68 giải tỏa Huế.

Từ ngày 21-2, quân Việt-Mỹ đã khép tròn vòng vây cộng quân bên trong và tiến chiếm từng thước đất trong thành phố. Ngày 22-2, hai tiểu đoàn 21 và 39 biệt động quân được tăng cường tại Huế và cộng quân cũng bắt đầu tháo chạy.

Sáng 24-2, Thủy quân lục chiến Mỹ chiếm trung tâm Hoàng thành.

Sáng 24-2, Sư đoàn 1 bộ binh VNCH chiếm Khu Ngọ Môn. Ngày 25-2-1968, Biệt động quân chiếm lại Khu Gia Hội, kiểm soát khu Thành Nội và đến hết tháng hai thì quân Việt-Mỹ kiểm soát hoàn toàn ngoại vi thành phố Huế. Chiến cuộc tại Huế tạm kết thúc với đổ nát, hoang tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường xá là cả một vùng tử địa với xác người máu đỏ tràn phơi la liệt bốc mùi sình thối.

Tổng cộng từ 30-1 đến 25-2-1968 tại mặt trận Huế, quân Mỹ thiệt hại 142 lính TQLC thiệt mạng và 857 người bị thương; 74 lính bộ binh thiệt mạng và 507 người bị thương. Quân VNCH bị 384 thiệt mạng và 1830 người bị thương. Cộng quân bỏ lại trận trong nội thành 3.100 xác, bị truy kích sát hại 2.200 ở ngoại vi thành phố, số bị thương cũng rất lớn tới hàng ngàn.

Trong thời gian 26 ngày chiếm đóng Thành Nội, cộng quân thực hiện cuộc thảm sát thường dân Huế để trả thù nguy cơ thất bại của chiến dịch tuyệt vọng đang ngày càng lớn dần. Ngày 4-2-1968, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội bản tin nêu rõ: …Sau một ngày tấn công, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam đã chiếm được biệt thự của tên tỉnh trưởng Thừa Thiên, nhà tù và tất cả cơ quan văn phòng của chính quyền Nguỵ. …Quân giải phóng đã kiểm soát chặt chẽ các đường phố Huế, bắt giữ và trừng trị thích đáng nhiều tên tay sai phản cách mạng, có nhiều nợ máu với nhân dân, đánh sập chính quyền nguỵ từng một thời hà hiếp nhân dân.

Tại nội thành, sau khi chiếm quận 3 Hữu Ngạn, cộng quân tuyên bố thành lập Liên minh Dân tộc dân chủ hòa bình vào mồng ba Tết, với ban lãnh đạo có tánh cách bù nhìn tượng trưng gồm:

– Chủ tịch: Lê Văn Hảo – giáo sư đại học Văn khoa Sài Gòn.

– Phó chủ tịch: thượng toạ Thích Đôn Hậu – trụ trì chùa Thiên Mụ; bà Nguyễn Đình Chi – cựu hiệu trưởng trường Đồng Khánh.

– Tổng thư ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.

– Các uỷ viên Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo…

Mặt trận Huế được chỉ huy tổng quát bởi Lê Minh – trưởng ban an ninh Khu ủy Trị Thiên. Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy Khiêm thì phụ trách công tác thanh trừ Việt gian phản cách mạng.

Phụ trách công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Đóa. Ngoài ra còn có Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường Âm nhạc kịch nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết.

Ngày 4-2, Việt Cộng thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Thừa Thiên-Huế. .

Ngày 14-2, đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế, gọi là Hội đồng Nhân dân cứu quốc, do các cán bộ cộng sản nằm vùng phụ trách, như Lê Văn Hảo làm chủ tịch, Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó chủ tịch, các uỷ viên Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Khắc Quyến, Lê Tuyên, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Hanh.

Những người trong nhóm tranh đấu chống chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1966, sau đó bị lùng bắt phải trốn ra khu rồi quay về Huế Tết Mậu Thân như Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo viên), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần Quang Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên)… dẫn an ninh cộng quân như Tống Hoàng Nhân, Bảy Khiêm, Linh, Thị Gái… đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chánh Việt Nam Cộng Hòa cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế.

Quân Việt Cộng lùng bắt gần năm ngàn viên chức chánh quyền, gia đình công chức và quân nhân, thương gia, lập tòa án nhân dân cấp tộc ở Thành Nội và Gia Hội do các thành viên Liên minh Dân tộc dân chủ hòa bình, Hội đồng Nhân dân cứu quốc và một số cán bộ cộng quân chủ tọa, kết án và tử hình đợt đầu mấy chục người như: Lê Đình Thương (phó thị trưởng Huế), Lê Ngọc Kỳ, Phạm Đức Phác (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Trần Điền (nghị sĩ), Trần Mậu Tý, vợ chồng Trần Ngọc Lộ (đảng Đại Việt Cách Mạng), Từ Tôn Kháng (thiếu tá tỉnh đoàn trưởng xây dựng nông thôn), Võ Thành Minh (đoàn Hướng Đạo Sinh), Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá, linh mục Bửu Đồng, linh mục Hoàng Ngọc Bang, linh mục Ubrain, linh mục Guy, linh mục Lê Văn Hộ, các thầy dòng La San ở Phú Vang, các bác sĩ người Đức dạy tại Đại học y khoa Huế như Alterkoster, Discher, Krainick… Những người còn lại bị tạm giữ làm con tin, định sẽ đòi tiền chuộc, nhưng sau khi bị đánh thiệt hại nặng, thấy cuộc tấn công Mậu Thân chắc chắn thất bại nên cộng quân tức tối đem toàn bộ dân chúng ra giết hết bằng những hình thức dã man …

Ký giả Elje Vannema đã liệt kê những hố chôn tập thể ở Huế gồm có:

– Bãi Dâu: có 3 hố với 26 xác; sau này dân chúng phát hiện thêm 4 hố, có 77 xác.

– Cầu An Ninh: 20 xác.

– Chợ Thông cách thành phố hai cây số về hướng Tây có 102 xác.

– Chùa Tăng Quang: có 12 hố với 43 xác, trong đó nhiều xác bị trói bằng dây thép gai.

– Cồn Hến có một hầm với 100 xác.

– Địa điểm Đông Gia gần biển có 101 xác.

– Địa điểm giữa chùa Tăng Quang và chùa Tường Vân: có một xác người Việt và xác ba bác sĩ người Đức.

– Khu vực Cửa Đông Ba: có một hầm với 7 xác.

– Khu vực Lăng Gia Long: có khoảng 200 xác.

– Khu vực Lăng Tự Đức và Lăng Đồng Khánh có trên 20 hầm.

– Phía Đông Huế chín cây số có 25 xác.

– Quận Tả Ngạn: có 3 rãnh chứa 21 xác.

– Tiểu chủng viện: phía sau có hai hầm chôn 3 xác, gồm một người Pháp, 2 người Mỹ.

– Trường trung học Gia Hội: trước sân có 14 hố với 101 xác, chung quanh có nhiều hố khác với 203 xác.

– Trường tiểu học An Ninh Hạ: có một hầm với 4 xác.

– Trường Văn Chi: có một hầm với 8 xác.

Tính đến tháng 5-1968, tổng cộng có trên 1.000 xác thường dân được tìm thấy.

Đến đầu năm 1969, có nhiều địa điểm khác bị phát hiện thêm như:

– Chùa Therevada Gia Hội, chùa Từ Quang, An Ninh Thượng, Chợ Thông, Đồng Di, Phú Vang, Vĩnh Hưng… mỗi nơi có mấy chục xác. Chùa Quảng Tự có 67 xác.

– Khe suối Đá Mài (tức Phủ Cam Tử Lộ), quận Nam Hòa: 428 bộ xương nằm trong dòng suối.

– Khu Thiên Hàm có khoảng 200 xác.

– Làng Lang Xá Cồn, quận Hương Thủy: 93 xác.

– Làng Lương Viên, quận Phú Thứ: 422 người mất tích.

– Làng Phú Lương, quận Phú Thứ: 22 xác.

– Làng Phú Xuân, quận Phú Thứ: 230 xác.

– Làng Vinh Thái, quận Phú Thứ: 135 xác.

– Các đồi cát và các làng Lệ Xá Tây, Văn Hòa, Xuân Dương, ở quận quận Phú Thứ: 357 xác.

– Các làng Vinh Lưu, Lệ Xá Đông, Xuân Ô giáp biển: có khoảng 820 xác.

– Làng Thúy Thạnh, quận Hương Thủy: 70 xác.

– Làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, phía Nam Lăng Gia Long 11 xác.

– Các làng thuộc quận Vinh Lộc có khoảng 100 xác.

Tính ra các báo liệt kê tổng cộng gần 50 vị trí phát hiện hố chôn tập thể với gần 4.000 xác thường dân, chưa kể hàng ngàn người mất tích. Nhiều tài liệu khẳng định có tổng cộng 5.800 thường dân Huế xác định rõ danh tánh bị cộng quân thảm sát trả thù trong Tết Mậu Thân. Sau cuộc chiến, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa kiểm kê và công bố số lượng nạn nhân ở Huế gồm có:

– Thường dân bị thương và tàn tật vì bom đạn 1.900.

– Thường dân bị chết vì bom đạn 844.

– Nhóm mồ tập thể thứ nhất phát hiện ngay sau cuộc chiến 1.173.

– Nhóm mồ tập thể thứ nhì (tính cả khu Gò Cát) phát hiện từ tháng 3 đến 7-1969 có 809 xác.

– Nhóm mồ tập thể thứ ba ở khe suối Đá Mài, quận Nam Hòa, phát hiện tháng 9-1969 có 428 bộ xương.

– Nhóm mồ tập thể thứ tư ở biển muối (Phú Thứ) phát hiện tháng 11-1969 có 300 xác.

– Các mồ tập thể rãi rác chungquanh thành phố Huế 200 xác.

– Số người mất tích không tìm thấy xác 1.946 xác.

Tổng cộng 7.600 người.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

43- Giao tranh tại Sài Gòn (30-1 đến 7-3-1968)

Nếu tính về yếu tố địa lý thì thành phố Sài Gòn có những bất lợi lớn cho kế hoạch phòng thủ. Sài Gòn là nơi tập trung dân đông nhất Việt Nam từ thế kỷ 20 trở đi. Sài Gòn nằm trong tầm tiếp cận dễ dàng với vùng cao nguyên rừng núi ở phía bắc, chỉ cách vùng Mỏ Vẹt của Cambodia 60 cây số về phía tây. Phân nửa diện tích Sài Gòn là vùng kênh rạch ngoằn ngoèo mà ghe thuyền có thể đi lại dễ dàng khắp nơi. Hàng ngày có hàng chục ngàn xe cộ và tàu ghe các loại ra vào Sài Gòn, với lưu lượng hàng hóa, cư dân hết sức to lớn và phức tạp.

Do Sài Gòn là thủ đô và có nhiều yếu tố nhạy cảm, nên việc phòng thủ bảo vệ trực tiếp Sài Gòn chủ yếu do lực lượng Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Quân đồng minh chỉ bảo vệ các khu vực ngoại vi Sài Gòn. Tuy vậy các sở chỉ huy quân đồng minh vẫn nằm trong phạm vi nội ô Sài Gòn, mà nhiều nhất là khu vực phi trường Tân Sơn Nhứt. Tại Sài Gòn, quân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh hình thành ba lớp phòng tuyến bao quanh bảo vệ Sài Gòn.

Bộ chỉ huy Tiền phương Nam của Việt Cộng đặt tại Ba Thu, một làng nhỏ Cambodia sát biên giới giáp Đồng Tháp Mười – tỉnh Kiến Tường, gồm có Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Trương Gia Triều (Tư Ánh)… tuy đã quán triệt nội dung kế hoạch, nhưng mãi đến trưa 29 Tết mới được Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) chuyển lệnh tổng tấn công của bí thư Trung ương cục Phạm Hùng, thông báo rõ giờ G khởi sự.

Lãnh đạo đồng minh Việt-Mỹ biết chắc chắn quân Việt Cộng sẽ tổng tấn công vào các đô thị toàn miền Nam trong dịp Tết nhưng tất nhiên không biết rõ giờ G cũng như tổng quân số tham gia. Sáng 28 Tết, tất cả chỉ huy tiểu khu bao quanh Sài Gòn như Long An, Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Bình Dương, Biên Hòa, các chi khu Đức Hòa, Bến Lức, Bến Cát, Trảng Bàng… đều nhận được mật lệnh từ Bộ Tổng tham mưu Quân lực phải ngưng ngay mọi cuộc hành quân ra ngoài, án binh bất động bảo vệ nội vi căn cứ. Nhờ vậy, hàng trăm ngàn cán binh Việt Cộng trong đêm 29 Tết đã an toàn tập kết tại khắp các ruộng lúa và dọc bờ sông Vàm Cỏ, Đồng Nai, Sài Gòn. Trong đêm 29 Tết, do có khác biệt trong lịch Bắc Việt và lịch Tàu nên các tỉnh Tây Nguyên đã khởi sự trước, vì thế cái thòng lọng vĩ đại ở duyên hải Trung phần và Nam phần cũng đang nghẹt thở chờ đại quân đối phương tràn vào.

Tại Sài Gòn, từ ngày 27-1-1968, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chuyển gia đình xuống ở khu hầm ngầm trong trụ sở Bộ chỉ huy liên quân, trong khi gia đình phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ ở trong căn cứ Tân Sơn Nhứt. Từ chiều 29-1, Nguyễn Cao Kỳ vào trụ sở Bộ chỉ huy liên quân trực chiến chung với tổng thống Thiệu. Đến sáng 30-1 thì nơi đây trở thành tổng hành dinh tối cao Việt Nam Cộng Hòa với hầu hết tướng lãnh cao cấp nhất và các tổng trưởng Nội các bí mật tập trung về đây theo dõi tình hình và chỉ đạo các nơi.

Từ 18 giờ 30 phút đêm 30-1-1968, các toán tiền phương cộng quân trang bị võ khí hạng nhẹ lặng lẽ áp sát Sài Gòn.

Lúc 3 giờ sáng thứ tư 31-1, cộng quân bắt đầu nổ súng tấn công các mục tiêu chủ yếu:

– Dinh Độc Lập, Dinh Gia Long, Tòa đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhứt.

– Bộ Tổng tham mưu (cổng số 4 và 5), Trại Hoàng Hoa Thám, sân bay Tân Sơn Nhứt,

– Trại Quân cụ Gò Vấp.

– Bộ Tư lệnh Hải quân ở Bến Bạch Đằng.

– Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô.

– Bộ chỉ huy Thủy quân lục chiến.

– Trại căn cứ pháo binh Cổ Loa.

– Trại Phù Đổng của Binh chủng Thiết giáp.

– Trung tâm Huấn luyện Quang Trung (trại Châu Văn Tiếp).

– Đài Phát thanh Sài Gòn trên đường Phan Đình Phùng.

– Khu quân sự và trại giam Chí Hòa.

– Tòa Đại sứ Phi Luật Tân trên đường Trương Minh Giảng.

– Sân bay quân sự Tân Sơn Nhứt.

– Xa lộ Sài Gòn, ngã tư Hàng Xanh.

– Kho dự trữ chiến lược Hạnh Thông Tây, kho dự trữ Xóm Chiếu…

Trong lúc đó thì ở qui mô nhỏ hơn, các đội vũ trang tự vệ Sài Gòn đánh vào các cơ quan chánh quyền quận 4, 5, 6, 7, 8, vùng Bình Hòa, Hàng Xanh, Gò Vấp, Thị Nghè, Bà Quẹo.

Khắp đô thành Sài Gòn và vùng ngoại vi diễn ra cảnh bom rơi đạn lạc.

– Sân bay Tân Sơn Nhứt: bị 3 tiểu đoàn đặc công tấn công, tuy nhiên ngay tại vòng rào ngoài cùng, cộng quân đã bị phát hiện và dưới làn pháo sáng rực trời, lần lượt ba tiểu đoàn bị pháo và máy bay oanh kích diệt hết trong vòng một giờ. Sân bay Tân Sơn Nhứt là nơi có Bộ chỉ huy quân Mỹ nên Mỹ tổ chức hàng trăm xe tăng tấn công vào cộng quân. Cộng quân cũng phá được gần 100 máy bay, gây thương vong gần 1.000 quân Mỹ-Việt tại đây. Trong các ngày giao tranh, sân bay Tân Sơn Nhứt vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên trừ các nhóm phóng viên, còn hành sách dân sự ít ai dám đi lại vào vùng chiến sự, nên các hãng hàng không chỉ mở cầm chừng vài ngày một chuyến, trong đó chuyến sớm nhất vào ngày 3-2-1968. Ngày 2-3-1968, 48 binh sĩ Lục quân Mỹ thiệt mạng trong một vụ phục kích tại không cứ Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn.

– Căn cứ Long Bình: bị tấn công bằng rốc két và bộ binh. Lữ đoàn 199 bộ binh Mỹ đóng ở phía bắc khu căn cứ chạm trán với 5.000 cộng quân. Sau 4 giờ giao tranh với sự yễm trợ của trực thăng và pháo binh, toàn bộ cộng quân bị Lữ đoàn 199 tiêu diệt. Các đơn vị đồng minh khác trong khu căn cứ vẫn trụ tại nơi đóng quân mà không đến lượt mình giao tranh.

– Sân bay Biên Hòa: bị nã rốc két. Bộ binh cộng quân tập trung ở khu vực ngoại vi chưa kịp tấn công vào sân bay thì bị không quân ném bom trúng ngay đội hình, chết 11.000 quân.

– Sở chỉ huy Vùng 3 chiến thuật tại Biên Hòa bị tấn công bằng rốc két.

– Dinh Độc Lập: bị khoảng 100 đặc công Việt Cộng tấn công. Đầu tiên một chiếc xe tải chứa chất nổ bị lính canh phát hiện và bắn cháy cách cổng dinh 50 mét. Các tay súng Việt Cộng gồm cả nam lẫn nữ nấp trong dãy nhà bên đường phố bắn về phía dinh, nhưng trong vòng một giờ đều bị lực lượng bảo vệ dinh diệt gọn.

– Đài Phát thanh Sài Gòn: Lúc 3 giờ sáng 31-1, một đoàn gồm 4 xe jeep và xe taxi chở 20 đặc công Việt Cộng cải trang thành cảnh sát kéo đến đánh chiếm nhưng bị một trung đội binh sĩ bảo vệ đài chờ sẵn phản kích. Gần ba trăm cộng quân trong đó có 4 nhân viên kỹ thuật phát thanh trốn sẵn trong dãy nhà đối diện tràn sang tấn công bằng súng máy và chiếm được đài. Tuy nhiên do đã chuẩn bị sẵn từ mấy ngày trước, nên khi có chuyện thì toàn bộ hệ thống đài đã bị cắt làn sóng điện nên dù chiếm được đài 6 giờ liền, cộng quân vẫn không phát sóng được như kế hoạch đã định, quay sang phá nhiều máy móc của đài, trị giá gần một triệu đô la. Lúc 6 giờ, đại tướng Cao Văn Viên điều một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đến giải tỏa đài. Đến 9 giờ, toàn bộ cộng quân bị giết và bị bắt.

– Trại giam Chí Hòa: bị một tiểu đoàn cộng quân do một tiểu đội đặc công dẫn đường tấn công lúc 3 giờ. Quân bảo vệ trại giam phản kích quyết liệt nên đến sáng sớm cộng quân vẫn kẹt ở vòng ngoài trại giam. Lúc 7 giờ, tướng Cao Văn Viên điều một đại đội thủy quân lục chiến từ đài phát thanh sang tăng viện, rồi đến 8 giờ có thêm một đại đội nữa. Đến 8 giờ 40, cộng quân bị đánh tan.

Cuộc tấn công ở Sài Gòn kéo dài gần 3 tuần, gồm nhiều đợt liên tiếp, tổng cộng có 25 trong số 28 chi khu quân sự (tức quận) trong khu vực đô thành Sài Gòn bị tấn công.

Đối đầu với 15 sư đoàn cộng quân thuộc hai Công trường 7 và 8, đến sáng mồng 3 Tết 31-1-1968, quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có:

– Lực lượng Cảnh sát quốc gia và quân nhân cơ hữu.

– Liên đoàn 5 biệt động quân có bốn tiểu đoàn 30, 33, 34, 38.

– Chiến đoàn 1 dù gồm các tiểu đoàn 1, 6, 8.

– Chiến đoàn Bravo thủy quân lục chiến gồm các tiểu đoàn 1, 2, 4.

Liên đoàn 5 biệt động quân đang trấn giữ tuyến Thủ Đức – Hóc Môn – Bình Chánh – Nhà Bè, điều gấp hai tiểu đoàn 30 và 38 về ứng cứu trung tâm và chạm trán với Tiểu đoàn 3 Dĩ An của cộng quân tại Hàng Xanh lúc 4 giờ sáng mồng hai Tết.

Chiến đoàn 1 dù vừa từ Vùng 1 chiến thuật mới điều về bảo vệ Sài Gòn từ 25 Tết. Tiểu đoàn 6 và 8 dù giải tỏa Cổng số 4 Trại Trần Hưng Đạo (Bộ Tổng tham mưu). Tiểu đoàn 1 dù giải tỏa Đài phát thanh và sẵn sàng trừ bị tiếp ứng các nơi khác.

Tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC giải tỏa Cổng xe lửa số 2 và số 4 tại khu Xóm Mới Gia Định. Tiểu đoàn 4 Kình Ngư TQLC giải tỏa khu vực Trại Cổ Loa và Trại Phù Đổng. Tiểu đoàn 1 Quái Điểu TQLC dàn quân chận đường rút lui của Việt Cộng từ Trại Cổ Loa.

Tiểu đoàn 30 biệt động quân giải quyết khu vực Hàng Xanh, xa lộ Sài Gòn. Đến 12 giờ trưa 5-1, cọng quân tại đây bị đánh tan. Tiểu đoàn 33 biệt động quân giải quyết khu vực Bình An-quận 7, 6, 8, giao chiến với Trung đoàn Đồng Tháp của cộng quân. Đến mồng 9 Tết, cộng quân tại đây bị đánh tan.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Tiểu đoàn 38 biệt động quân có lực lượng Công binh, Cảnh sát dã chiến, Tiểu đoàn 10 vận tải phối hợp, giải quyết khu vực Phú Thọ – Trần Quốc Toản, giao tranh với Tiểu đoàn 6 Bình Tân của cộng quân tại trường đua Phú Thọ, các tuyến đường Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiểu La, Triệu Đà, Nguyễn Kim, Nguyễn Lâm, Nguyễn Văn Thoại, Trần Quốc Toản, cư xá Lê Đại Hành, cư xá Lữ Gia, vận động trường Cộng Hòa. Đến chiều mồng 3 Tết, chiến sự khu vực Phú Thọ lắng dịu, Tiểu đoàn 38 kéo một đại đội sang chi viện cho khu vực Hàng Xanh, số còn lại tiếp tục truy lùng cộng quân. Sang ngày mồng 4 thì cộng quân tại khu vực Phú Thọ bị tiêu diệt hết. Tiểu đoàn 38 kéo sang khu vực Ngã Năm Bình Hòa, tỉnh Gia Định, phối hợp với Tiểu đoàn 41 biệt động quân vừa từ Tuy Hòa bay vào, giao tranh với cộng quân tại các tuyến đường Trương Công Định, Nguyễn Văn Học, hãng sơn Bạch Tuyết, cầu Băng Ky, Ngã Ba Cây Thị. Ngày mồng sáu Tết, có Tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC đến thay thế thì Tiểu đoàn 38 đánh sang khu vực Phan Đình Phùng – Nguyễn Thiện Thuật.

Lúc 4 giờ 20 phút 31-1, đại tướng Westmoreland từ căn cứ trên đường Trần Quý Cáp ra lệnh Tiểu đoàn quân cảnh 716 Mỹ giải tỏa Đại sứ quán Mỹ.

Tại Washington, tổng thống Johnson và các trợ lý cao cấp cũng trực chiến từ trưa cho đến tối 30-1 và dậy sớm từ sáng thứ tư 31-1 để xem tin điện từ khu vực chiến sự gửi về. Sau khi đọc xong các báo cáo vào lúc 6 giờ sáng, Johnson tổ chức ăn sáng chung với các lãnh đạo quốc hội ngay tại Bạch Cung rồi từ 7 giờ cùng nghe quân đội thông báo tình hình. Tướng E. Wyler – chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân báo cáo tình hình chiến sự với tổng thống và các nghị sĩ bằng hệ thống bản đồ, sau đó tổng thống hoan hỉ cho biết theo báo cáo mới nhất của đại tướng Westmoreland thì Kế hoạch Big Trap đã thành công ngoài mong đợi. Chỉ có một lực lượng nhỏ trang bị võ khí hạng nhẹ của cộng quân lọt vào được các khu trung tâm thì đều bị tiêu diệt nhanh chóng và triệt để. Trong khi đó hàng trăm ngàn chủ lực cộng quân đang đóng binh ở các vùng ven đô thị đã không có cơ hội kéo vào cuộc tấn công như đã định vì phần lớn đều bị hỏa lực áp đảo tuyệt đối và tối đa của Mỹ với máy bay, pháo binh và xe tăng huỷ diệt ngay từ nơi tập trung quân hoặc khi vừa xuất phát.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Lúc 5 giờ sáng 31-1, thiếu tướng Frederich Weiyan, tư lệnh Quân lực Mỹ vùng Sài Gòn, đặt sở chỉ huy tại Long Bình, cách Sài Gòn 15 dặm, cho một tiểu đoàn của Sư đoàn 101 không vận Mỹ được trực thăng vận đổ quân tăng viện lên nóc sứ quán Mỹ rồi từ đó đánh thống ra. Đến 9 giờ 15 phút, toàn bộ cộng quân trong mũi tấn công sứ quán đều chết hoặc đầu hàng. Tại đây, quân Mỹ chết 4; cộng quân chết 91, bị bắt 7.

Lúc 9 giờ 20 sáng 31-1, tại Tòa đại sứ Mỹ, đại tướng Westmoreland tuyên bố với báo chí: Chúng ta đã thành công trong việc làm cho cộng quân bộc lộ hết lực lượng của họ, và đã chịu thương vong tuyệt đối. Hiện giờ tổng thống Thiệu đã hủy bỏ lệnh ngừng bắn và quân đội Mỹ đang tiếp tục tấn công và truy kích mãnh liệt vào ngay những nơi tập trung quân khổng lồ của địch quân. Chúng ta vừa trải qua một bước ngoặc vĩ đại.

Đến 15 giờ chiều 31-1, tổng thống Johnson mời các phóng viên vào Bạch Cung uống cà phê và đọc các báo cáo tình hình chiến sự lạc quan cho với báo chí.

Ngay 17 giờ chiều 31-1 giờ Washington tức 5 giờ sáng 1-2 giờ Sài Gòn, tướng Wyler điện thoại cho tướng Wesrmoreland ở Sài Gòn, yêu cầu trả lời thêm về 6 vấn đề cụ thể cho tổng thống, như: số thương vong của ta; thương vong của địch; các thành phố nào bị địch chiếm; các trận đánh hiện nay chừng nào kết thúc; tác động đối với chánh phủ và dân chúng Việt Nam; cách giải đáp khi báo chí Pháp nói cuộc tấn công Tết chứng tỏ cuộc chiến đang bị bế tắc.

Từ 5 giờ sáng 1-2, tướng Westmoreland gọi điện mời đại sứ Banker tới và hai người cùng thảo một bản trả lời chung, phản ánh sự tư tin tràn trề. Ngày 1-2, quân Mỹ mở chiến dịch Mini – Tết để phản công, truy quét tàn quân Việt Cộng tại Sài Gòn.

Lúc 14 giờ 1-2, tướng Westmoreland tổ chức cuộc họp báo tại trụ sở cơ quan JUSPAO ở Sài Gòn với sự tham dự của mấy trăm phóng viên quốc tế, và thông báo: Thưa quý vị, tôi sẽ cố trình bày triển vọng của các diễn tiến trong vài tháng qua và đặc biệt trong những ngày gần đây. …Chiến dịch của quân địch được vạch ra ở Hà Nội và gồm ba giai đoạn: 1- Tấn công Dak To, dọc biên giới Camdodia và đồng bằng sông Cửu Long. 2- Cuộc tấn công Tết vào các thành phố và thị trấn khác cả nước, và 3- Nỗ lực chủ yếu là Khe Sanh và Quân đoàn 1-Quân khu 1 ở phía bắc. …Tóm lại, thưa quý vị, giai đoạn hai của chiến dịch này là liều lĩnh nhất, và cho đến lúc này đối phương đã bị loại khỏi vòng chiến mấy chục ngàn quân.

Ngày 3-2-1968, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 644-SL thành lập tạm thời các uỷ ban cứu trợ nhân dân các vùng chiến sự, do phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch Uỷ ban cứu trợ nhân dân trung ương. Tính ra có hơn 125.000 dân Sài Gòn lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, do nhà bị bom đạn phá sập hoặc vì chạy trốn ra khỏi khu chiến sự.

Ngày 5-2, đại tướng Cao Văn Viên – tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phát động Chiến dịch Trần Hưng Đạo nhằm truy kích tiêu diệt tàn dư cộng quân. Thủ đô Sài Gòn và các vùng phụ cận được tạm chia thành sáu khu vực tác chiến A, B, C, D, E, F.

Khu vực F gồm các quận 11, khu vực Phú Thọ, Phú Thọ Hòa, do Tiểu đoàn 3/7 Mỹ phụ trách, từ 12-1 khi chiến sự tạm lắng dịu thì giao lại cho Tiểu đoàn 33 biệt động quân.

Tại khu D gồm các quận 6, 7, 8 do Biệt động quân đảm trách. Tiểu đoàn 38 và 41 biệt động quân có quân Thiết kỵ yễm trợ, tái chiếm khu vực này. Nhưng lợi dụng địa hình khu vực phức tạp, cộng quân từ các nơi đổ dồn về đây ra sức kháng cự nên chiến sự dai dẵng đến ngày 8-1 vẫn chưa kết thúc. Ngày 8-1, đại tá Trần Văn Hai – chỉ huy trưởng Biệt động quân sắp xếp lại thành hai chiến đoàn:

– Chiến đoàn 1 gồm các tiểu đoàn 33, 38, Đại đội trinh sát, Chi đoàn thiết vận xa M113 phụ trách khu vực Phú Lâm – quận 6.

– Chiến đoàn 2 gồm các tiểu đoàn 30, 41 phụ trách quận 7 và 8.

Ngày 12-2-1968, cộng quân trên toàn mặt trận Sài Gòn – Gia Định đều bị đánh tan.

Liền trong hai ngày 18 và 19-2, cộng quân huy động 400 dân quận Hóc Môn vây quanh quân trường huấn luyện Quang Trung, yêu cầu chỉ huy quân trường trả những người bị bắt quân dịch.

Đến khuya 19-2, cộng quân cho rằng quân Việt Nam Cộng Hòa đang lơi lỏng và nghĩ dưởng sức nên gom vét tàn quân tập trung thành hai tiểu đoàn 1 và 9 xâm nhập đánh phá khu vực Phú Lâm, Bình Thới, giao tranh với tiểu đoàn 30, 33 biệt động quân, cho đến tận 21-2-1968 thì cộng quân bị chết và bị bắt toàn bộ .

Lúc 1 giờ 25 sáng 19-2, cộng quân lại pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt ở ngoại ô Sài Gòn. Cùng lúc đó, cộng quân cũng pháo kích bằng tên lửa hoặc súng cối vào hơn 45 thành phố, thị xã khắp Việt Nam Cộng Hòa.

Tại mặt trận Sài Gòn, quân Mỹ chết và bị thương 1.330, quân VNCH chết và bị thương 6.600, thiệt hại 400 máy bay, 500 xe quân sự, 12 tàu xuồng chiến, hàng trăm kho xăng dầu.

Lực lượng cộng quân đánh vào mặt trận Sài Gòn là 104.000 quân, trong đó có 87.000 quân chủ lực Bắc Việt, còn lại là du kích, dân công phục vụ chiến đấu; nhưng chỉ có khoảng 5.000 người lọt được vào khu vực đô thị, trong khi đại bộ phận còn lại đã bị cô lập và tiêu diệt ở vòng ngoài. Cộng quân bỏ lại trận 64.000 xác, bị bắt và đầu hàng 3.000, khoảng 5.000 bị thương hoặc chết vì thương tích.

Ngày 7-3, Tiểu đoàn 8 dù có bốn phản lực cơ yễm trợ giao tranh, tiêu diệt đơn vị cộng quân cuối cùng tại vùng Bà Điểm, Tân Thới Trung, thuộc quận Hóc Môn, kết thúc đợt 1 chiến dịch tổng tấn công và nỗi dậy Xuân Mậu Thân với thất bại hoàn toàn của cộng quân. Cộng quân chỉ còn được vài chục ngàn tàn quân còn lành lặn và bị truy đuổi tới tận biên giới giáp Cambodia.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi
690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

44- Giao tranh tại đồng bằng sông Cửu Long (từ 30-1-1968)

Tại Quân khu 4, Mỹ chỉ có 1.600 cố vấn quân sự, một số đại đội máy bay và trực thăng, 2 tiểu đoàn bộ binh mà chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa miễn cưỡng đồng ý để hoạt động ở những vùng phụ lưu phía trên và tại căn cứ Đồng Tâm ở Mỹ Tho, do thiếu tướng Williams R. Disobri làm trưởng đoàn cố vấn quân sự tại Quân khu 4 và vừa kết thúc nhiệm kỳ 18 tháng tại Việt Nam vào ngày 10-1-1968.

Lực lượng cộng quân tấn công tại đồng bằng sông Cửu Long trước nay gồm toàn bộ đội địa phương và chủ lực miền Nam. Cho đến trước tết dương lịch, không một đơn vị Bắc Việt nào được phái tới vùng này. Để chuẩn bị tấn công dịp tết âm lịch, hơn 20.000 quân Bắc Việt từ Lào gấp rút chuyển xuống Cambodia để hoán chuyển cho hơn 10.000 quân Bắc Việt tại đây kéo xuống áp sát vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo phân định của Việt Cộng, vùng đồng bằng sông Cửu Long chia thành 2 khu là Khu 8 và Khu 9. Trong chiến dịch Mậu Thân, mỗi quân khu đều xác định trọng điểm tiến công. Ở Khu 9, trọng điểm 1 là thị xã Cần Thơ, trọng điểm 2 là tỉnh lỵ Vĩnh Long. Ở Khu 8 trọng điểm 1 là tỉnh lỵ Mỹ Tho, trọng điểm 2 là tỉnh lỵ Bến Tre. Tại các trọng điểm, Việt Cộng đều thành lập Ban chỉ đạo khởi nghĩa.

Việc chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy được tiến hành khẩn trương, nhưng ngày nổ súng được giữ bí mật tuyệt đối, ngay cấp quân khu cũng không biết trước. Vì vậy, một số đơn vị, địa phương chưa kịp hoàn thành công tác chuẩn bị, có đơn vị còn ở xa mục tiêu…

Từ ngày 8-1-1968, các đơn vị cộng quân bắt đầu di chuyển theo những tuyến đường mòn và kênh rạch áp sát vào các thị xã, thị trấn, gần như công khai trước mặt hàng trăm ngàn nông dân trong vùng. Dân chúng không ngớt bàn tán xôn xao: Chắc chắn Việt Cộng ở miền Tây sắp đánh lớn. Tin báo về các cơ quan trung ương ở Sài Gòn. Ngày 15-1, Bộ Tổng tham mưu điện mật cho thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 4-Vùng 4 chiến thuật Nguyễn Văn Mạnh: Từ nay đến Tết các đơn vị cấm trại một trăm phần trăm, tuyệt đối cảnh giác giữ gìn an ninh khu vực trấn đóng. Theo dõi kỹ mọi hoạt động của địch, chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống giao tranh lớn trước, trong và sau tết.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, cộng quân khởi sự tấn công từ 3 giờ khuya thứ tư 31-1-1968. Trong những giờ đầu của cuộc tấn công, cộng quân đánh vào 11 trong số 16 tỉnh lỵ của vùng đồng bằng sông Cửu Long (Mộc Hóa, Mỹ Tho, Trúc Giang, Châu Phú, Sa Đéc, Vĩnh Long, Phú Vinh, Rạch Giá. Cần Thơ, Khánh Hưng, Quản Long) và sau đó lan ra rất nhiều quận lỵ. Do quân Việt Nam Cộng Hòa đã dàn trận địa phục kích chờ sẵn, khi cộng quân lộ mặt tấn công là đón đánh, nên tại nhiều nơi quân Việt Nam Cộng Hòa không cần phát lệnh báo động.

Tại Cần Thơ, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4-Vùng 4 chiến thuật được bảo vệ chặt chẽ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh và các cố vấn Mỹ trực chiến và điều khiển không quân chi viện các nơi. Hỏa lực không quân ném bom và các chuyến trực thăng được sử dụng tối đa công suất. Các khu tập trung quân chủ lực của cộng quân đóng ở vùng ven bị ném bom chánh xác ngay tử huyệt gây thiệt hại hầu như hoàn toàn, nên chỉ có vài đơn vị cấp tiểu đoàn của quân khu, tỉnh đội, đặc công nhỏ lẻ là xâm nhập được vào các trung tâm đô thị.

Tại tỉnh Phong Dinh: thị xã Cần Thơ được Việt Cộng chọn là trọng điểm 1 của Khu 9 để tập kích vì có nhiều mục tiêu quan trọng như: Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 – Vùng 4 chiến thuật, Tòa lãnh sự Mỹ, cư xá tình báo Mỹ, sân bay Trà Nóc, sân bay Lộ Tẻ, khu hậu cần kỹ thuật của Vùng 4 và nhiều mục tiêu khác. Đúng 3 giờ sáng 1-2-1968, các đơn vị xung phong Việt Cộng bắt đầu nổ súng tiến công các mục tiêu trong thị xã. Sau khi bắn pháo chế áp vào Sở chí huy Quân đoàn 4 – vùng 4 chiến thuật và sân bay Lộ Tẻ, Đội biệt động Cần Thơ chiếm đồn cảnh sát dã chiến ở Đầu Sấu, mở đường cho Tiểu đoàn Tây Đô đánh chiếm con đường từ Đầu Sấu đến ngả tư đường Tự Đức (nay là đường Lý Tự Trọng); tiến công lãnh sự Mỹ và cơ quan tình báo Mỹ trên đường Hùng Vương, tiếp tục phát triển đến bến xe mới. Tiểu đoàn 307 tập kích khu vực Đài phát thanh, khu hậu cần và Trung tâm nhập ngũ vùng 4 chiến thuật.

Ở hướng bắc thị xã Cần Thơ, Tiểu đoàn 303 được đặc công dẫn đường đánh vào sân bay Lộ Tẻ. Đại đội 3/Tiểu đoàn 303 Việt Cộng vượt qua khu thông tin, nhưng bộ phận còn lại của tiểu đoàn không qua được, bị xe M-113 chia cắt. Đại đội 3 bị diệt gọn. Ngay trong khuya 1-2, quân Việt Nam Cộng Hòa phản kích quyết liệt. Bị Tiểu đoàn Nhảy dù bao vây đến sáng, tàn quân Tiểu đoàn 303 chỉ còn hơn 100 người rút ra được phía sau phi trường, từ cầu Tham Tướng đến cầu Rạch Ngỗng rồi trốn mất.

Tiểu đoàn 309 do nhận lệnh trễ nên ngày đầu còn đang làm ‘công tác võ trang tuyên truyền’ ở Phụng Hiệp. Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 309 mới cấp tốc hành quân lên Cần Thơ, đánh vào khu vực cầu Tham Tướng, khu văn hóa, chiếm khu vực này 1 ngày 2 đêm. Đến ngày 4-2-1968, Tiểu đoàn 309 cộng quân chỉ còn gần 50 quân rút ra vùng ven lộ Vòng Cung.

Sáng 6-2-1968, Tiểu đoàn 42 và 44 biệt động quân truy kích cộng quân tại ngoại vi thị xã. Đêm đến, Tiểu đoàn 2/Sư đoàn 21 và một đại đội bảo an bao vây diệt tàn quân Việt Cộng.

Ngày 11-2-1968, Tiểu đoàn thủy quân lục chiến tấn công cộng quân đang ẩn nấp tại rạch Rau Răm, trong khi Tiểu đoàn 7 thủy quân lục chiến truy quét tại khu rạch Bà Chủ Kiểu, Khoán Châu, diệt nhiều quân địch.

Từ vùng ven lộ Vòng Cung, lúc 1 giờ khuya 18-2, một bộ phận đặc công và Tiểu đoàn 307 được 1 tổ đặc công dẫn đường pháo kích và định tập kích sân bay Lộ Tẻ. Tiểu đoàn 42 biệt động quân truy kích đuổi theo. Đến 8 giờ sáng, chỉ còn hơn 100 quân Tiểu đoàn 307 còn sống rút chạy đến đến rạch Rau Răm. Lúc 9 giờ, có thêm Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 2 của Sư đoàn 9 Mỹ tăng viện. Sáng 20-2, một tiểu đoàn bộ binh khác cũng thuộc Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ dùng tàu đánh vào đội hình cộng quân tại Rạch Rau Răm rồi đóng quân trấn giữ tại Ngã Bát.

Trong tháng 3-1968, các đơn vị Việt-Mỹ liên tục hành quân tìm diệt tàn quân Việt Cộng cấp quân khu, tỉnh đội và thành đội tại khu lộ Vòng Cung. Nổi bật nhất là trận đánh bao vây của 2 tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 21 vào hơn 500 quân cộng tại rạch Rau Răm. Quân VNCH chết 76, bị thương 109. Cộng quân bỏ lại trận 440 xác và 57 thương binh.

Chiến sự tại thị xã Cần Thơ diễn ra suốt 2 tháng, trong đó kéo dài và lẻ tẻ tại vùng ven lộ Vòng Cung. Quân VNCH chết 540, bị thương 1.033, thiệt hại 29 máy bay, 4 khẩu pháo, 3 xe M-113. Cộng quân bỏ lại trận 2.015 xác và 193 thương binh, bị bắt và ra hàng 62.

Tại tỉnh Vĩnh Long: Tại trọng điểm 2 của Khu 9 là tỉnh lỵ Vĩnh Long, lực lượng cộng quân gần 7.000 quân đang nháo nhác men theo quốc lộ 4 tiến về tỉnh lỵ Vĩnh Long thì bị Tiểu đoàn 43 biệt động quân và lực lượng địa phương quân đóng ở phía nam tỉnh lỵ đón sẵn phục kích. Máy bay từ Cần Thơ và trực thăng từ Vĩnh Long quần đảo trên không ném bom, bắn phi pháo vào đội hình cộng quân, diệt gọn trước khi trời sáng, vì thế chỉ có vài tiểu đoàn xâm nhập được vào tỉnh lỵ.

Đúng 1 giờ khuya 1-2, từ hướng nam, Tiểu đoàn 306 cộng quân đột nhập tỉnh lỵ, đồng loạt nổ súng, tập kích căn cứ bảo an, ty cảnh sát, khu trung tâm thông tin Hoa Lư. Cùng lúc, Tiểu đoàn 1 của Tỉnh đội Vĩnh Long đột nhập sân bay, bắn roc ket làm cháy gần 60 máy bay trực thăng, nhưng không lọt được vào sân bay. Tiểu đoàn 308 vượt sông gặp khó khăn. Bộ phận đi đầu gồm 50 quân vào được tỉnh lỵ, bị bao vây, cô lập nên không ai rút được. Đến 5 giờ sáng 1-2, Tiểu đoàn 306 cộng quân đã quét qua được một phần ba tỉnh lỵ Vĩnh Long trong tình trạng bị quân VNCH phản kích và truy kích rát.

Trong hai ngày 2 và 3 – 2, chiến sự tại tỉnh lỵ Vĩnh Long vẫn tiếp diễn nhưng ngày càng thưa thớt dần nhưng cũng lan rộng ra phạm vi hai phần ba tỉnh lỵ do cộng quân tháo chạy tản mác. Ở hướng tây, tàn quân Tiểu đoàn 1 Tỉnh đội Vĩnh Long rút chạy ra vùng ven, chiếm bến bắc Mỹ Thuận, nhưng bị quân VNCH từ Sa Đéc kéo sang, từ Vĩnh Long thốc ra bao vây tiêu diệt. Tiểu đoàn 308 cộng quân phòng ngự theo tuyến sông, cũng bị truy kích diệt dần.

Sang ngày 4-2, quân VNCH đưa nhiều xe thiết giáp và trực thăng phun lửa, truy kích Tiểu đoàn 306 cộng quân. Lúc này, Tiểu đoàn 806 cộng quân gồn hơn 500 quân, phần lớn là bộ đội địa phương và du kích kéo vào chi viện, tập kích trở lại tỉnh lỵ Vĩnh Long.

Ngày 6-2, quân Mỹ dùng pháo hạm, không quân và trực thăng tấn công vào đội hình cộng quân. Đồng thời, Mỹ cho 40 trực thăng chở 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ đổ bộ xuống phía sau lộ Cầu Vồng, từ Quặn Mới đến căn cứ 80, cùng quân VNCH hình thành 2 mũi bao vây cộng quân tại ngoại ô tỉnh lỵ. Tiểu đoàn 306 bị bộ binh Mỹ bao vây đánh thiệt hại nặng ở phía nam cầu Cá Trê. Khuya 7-2, tàn quân Tiểu đoàn 306 rút ra Phước Hậu, cách tỉnh lỵ Vĩnh Long 5 cây số về phía nam, rồi chạy về quanh lộ 4 và lộ 7.

Qua 6 ngày đêm giao tranh tại tỉnh lỵ Vĩnh Long, quân VNCH chết gần 200, cháy 25 xe M-113, chìm 10 tàu, hỏng 8 pháo và hàng chục xe quân sự, 65 trực thăng. Việt Cộng bỏ lại trận gần 1.300 xác và nhiều thương binh, hàng binh.

Tại tỉnh Định Tường: thị xã Mỹ Tho được Việt Cộng lựa chọn là trọng điểm 1 của Khu 8 (miền Trung Nam Bộ). Quân khu 8 sử dụng 2 trung đoàn 1 và 2, Tiểu đoàn 514 Tỉnh đội Mỹ Tho, 5 đội biệt động của Thành đội Mỹ Tho. Do Trung đoàn 2 đến trễ một ngày, nên kế hoạch tiến công thay đổi. Lúc 0 giờ khuya Giao thừa, Trung đoàn 1 (Tiểu đoàn 261A, 261B) và Đại đội 2 của Thành đội Mỹ Tho vượt sông Bảo Định, chia làm 3 mũi đánh vào trung tâm thị xã. Đến 7 giờ sáng ngày 1-2, cộng quân bị chia cắt và bao vây ở bến xe, lộ Vòng Nhỏ và Giếng Nước. Lúc 9 giờ, 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 7 VNCH từ căn cứ Hùng Vương ra giải tỏa, đến khu vực Giếng Nước và lộ Vòng Nhỏ thì đụng độ với Việt Cộng. Cộng quân không tiến vào được khu trung tâm thị xã và bị đẩy lui. Tiểu đoàn 32 biệt động quân đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 514 cộng quân ở ấp 1 xã Đạo Thạnh. Các đội biệt động Thành đội tập kích vào 3 lô cốt ở khám đường Mỹ Tho, định giải thoát tù nhân, nhưng bị diệt gọn.

Sang ngày 3-2, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 Mỹ và 3 tiểu đoàn bộ binh VNCH, 2 chi đoàn xe M-113 tập trung lùng sục, truy kích Trung đoàn 1 cộng quân. Quân đồng minh thiệt hại quân số tương đương 1 tiểu đoàn Mỹ, 1 tiểu đoàn Việt và mất 20 xe M-113. Đến 16 giờ chiều cùng ngày, quân Mỹ dùng 48 khẩu pháo ở các trận địa xung quanh thị xã và pháo hạm trên tàu cùng không quân liên tục giội bom, pháo vào đội hình cộng quân, Trung đoàn 1 bị thiệt hại nặng phải rút ra vùng ven. Trung đoàn 2 cộng quân sau khi tập kích chi khu Trung Lương, phá được 15 đồn trên lộ 4, đánh thiệt hại một tiểu đoàn Mỹ, phá hủy 70 xe quân sự, nhưng chỉ còn hơn 100 quân phải rút ra vùng ven.

Phối hợp với các mũi tiền phương đột kích vào thị xã Mỹ Tho là lực lượng bộ đội chủ lực Khu 8 gồm hơn 11.000 quân đa số là quân Bắc Việt từ các vùng nông thôn kéo vào, được 500 cán bộ nằm vùng tại chỗ dẫn đường, bao vây 7 đồn, diệt 2 đồn, bức rút 3 đồn, bức hàng 1 đồn, bắt và xử tử 120 viên chức địa phương. Chủ lực cộng quân đóng tại 2 xã Đạo Thạnh và Mỹ Phong, chuẩn bị tiến vào thị xã. Sư đoàn 7 VNCH và Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 Mỹ với sự yễm trợ của Không quân và Pháo binh, bao vây, pháo kích và ném bom vào đội hình cộng quân, khiến chủ lực Khu 8 thiệt hại nặng, chỉ còn lại vài trăm quân chạy thoát được.

Tại tỉnh Kiến Hòa: tỉnh lỵ Trúc Giang (Bến Tre) được xác định là trọng điểm 2 của Khu 8. Lực lượng cộng quân gồm bộ đội chủ lực Khu 8 khoảng 10.000 quân đa số là quân Bắc Việt, các tiểu đoàn bộ binh 516, 2, 3, 4, cùng các đại đội binh chủng được tập trung lại thành trung đoàn. Ngoài ra còn có khoảng 7 tiểu đoàn dân quân, du kích. Lúc 1 giờ sáng 1-2, cộng quân bắn súng cối vào Sở chỉ huy Trung đoàn 10/Sư đoàn 7 VNCH, rồi chia thành bốn mũi, tấn công vào tỉnh lỵ. Quân Mỹ và Việt Nam phản kích mạnh. Khoảng 1.000 thường dân thiệt mạng do kẹt giữa bom đạn đôi bên, gấp đôi số tử trận của binh lính hai bên trong ngày đầu. Tiểu đoàn 516 cộng quân vượt sông Bến Tre đánh vào dinh tỉnh trưởng, nhưng không chiếm được. Các mũi khác của Tiểu đoàn 2, 3 và 4 cộng quân tiến công các mục tiêu trong tỉnh lỵ như: Sở chỉ huy Trung đoàn 10, trận địa pháo, đài phát thanh và sân bay Tân Thành… Trong đêm, cộng quân đã chiếm và làm chủ hầu hết các khu vực trong tỉnh lỵ và bao vây dinh tỉnh trưởng. Đến trưa 1-2 thì các toán cộng quân đã hoàn toàn rã ngũ trong nội thành, chỉ còn cách bám vào các vị trí kiên cố để quyết chí tử thủ. Đến chiều ngày 3-2, được tăng cường 1 tiểu đoàn Mỹ từ Đồng Tâm (Mỹ Tho), quân VNCH tập trung phản kích mạnh. Đêm 3-2, tàn quân Việt Cộng rút ra ngoại ô. Ngày 7-2, trực thăng Mỹ chở các toán phóng viên quốc tế đi quay phim và chứng kiến cảnh pháo binh, phi cơ và trực thăng Mỹ oanh kích vào các khu vực đóng quân của Việt Cộng ở ngoại vi tỉnh lỵ.

Bộ đội chủ lực Khu 8 gồm khoảng 10.000 quân đa số là quân mới từ Bắc Việt và Lào kéo vào cuối năm 1967, được hàng trăm cán bộ nằm vùng ở địa phương dẫn đường, bức hàng, bức rút 40 đồn bốt, chiếm giữ 4 xã, 25 ấp nông thôn ở huyện Chợ Lách, hình thành thế vây ép tỉnh lỵ. Sư đoàn 7 VNCH mở cuộc phản kích vào cộng quân, xác báo cho Không quân ném bom vào đội hình chủ lực cộng quân khiến đối phương thiệt hại nặng.

Tại tỉnh Trà Vinh: lực lượng tiến công tỉnh lỵ Trà Vinh có 2 tiểu đoàn của Tỉnh đội, 1 đại đội địa phương huyện Càng Long, 1 đại đội huyện Châu Thành, 1 đại đội pháo binh, 1 đại đội đặc công phối hợp với lực lượng vũ trang trong tỉnh lỵ chia làm 3 cánh, đánh chiếm các mục tiêu trong tỉnh lỵ. Đêm 31-1, rạng 1-2, các cánh quân đồng loạt nổ súng tiến công tỉnh lỵ. Cánh 1 từ vàm Trà Vinh đánh thẳng đến dinh tỉnh trưởng, mở cửa khám, giải thoát mấy trăm tù nhân, chiếm 1 góc dinh tỉnh trưởng. Cánh 2 từ Đa Lộc, Tri Tân đánh chiếm khu vực rạp hát Thái Bình, cầu Long Bình, làm chủ khu vực này. Cánh 3 đánh sân bay, Sở chỉ huy Trung đoàn 14/Sư đoàn 9, đồng thời bắn súng cối vào trung tâm tỉnh lỵ.

Đến 13 giờ, Tiểu đoàn 2/Sư đoàn 9 VNCH cùng 1 chi đoàn xe M-113 từ Cầu Ngang kéo về giải vây dinh tỉnh trưởng. Chiều cùng ngày, quân VNCH tập trung lực lượng phản kích liên tục, quyết liệt. Cộng quân nhanh chóng bị đẩy lui, chỉ còn vài trăm tàn quân rút thoát được.

Tại tỉnh Ba Xuyên: đêm 1-2, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội độc lập của Tỉnh đội Sóc Trăng cùng 1 đại đội huyện đồng loạt nổ súng tiến công trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng, chiếm được khu hậu cần, khu gia binh, khu vực hồ Nước Ngọt, sân bay Sóc Trăng… Sau đó, cộng quân cộng quân bị bao vây diệt dần, sau 3 ngày thì hoàn toàn ta rã.

Tại tỉnh Bạc Liêu: lực lượng cộng quân tiến công tỉnh lỵ Bạc Liêu chia làm 2 mũi. Mũi chủ yếu có 1 tiểu đoàn của Tỉnh đội, 1 trung đội biệt động. Mũi này không vượt sông đúng thời gian quy định do nước lớn. Mũi thứ yếu có 4 trung đội bộ binh, 1 đại đội hỏa lực và 1 đại đội dân quân tiến công từ Châu Thới qua Tân Tạo, tiến đến đầu sân bay, phá khám lớn, sau đó phát triển đánh chiếm bệnh viện, cứ điểm pháo binh của Sư đoàn 21 đóng ở bót Hội Đồng Điều. Suốt ngày 1-2, cộng quân bị bao vây. Mũi chủ yếu chỉ còn vài chục người, dùng xuồng vượt kinh sáng Bạc Liêu, rút ra cầu Kim Cấu – Vĩnh Trạch.

Đêm 3-2, mũi chủ yếu lại được tăng cường quân số, tiếp tục đánh vào Phường 5, 6, tìm bắt viên chức địa phương, đến sáng lại rút chạy về Hương Hội. Đêm 5-1, đội biệt động cộng quân đột kích khu thẩm vấn Mỹ, nhưng bị đại đội thám báo diệt gọn. Sang đêm 8-2, cộng quân lại tập kích Khu 8 và 4, nhưng lại bị đánh tan. Suốt đợt tiến công vào tỉnh lỵ Bạc Liêu, cộng quân bỏ lại trận gần 2.000 quân. Quân VNCH chết 300 quân.

Tại tỉnh An Xuyên: Tại tỉnh lỵ Cà Mau, đúng 0 giờ đêm giao thừa 1-2-1968, Tiểu đoàn U Minh 2 nổ súng tiến công đánh chiếm chùa Phật Tổ và đột nhập vào Phường 2, Phường 3 và Phường 4. Đại đội 1 của Thị đội Cà Mau đánh chiếm bót Thầy Giàu, nhưng bị Đại đội bảo an đánh thiệt hại nặng. Đại đội 2 đánh chiếm làng chiêu hồi, phát triển đến trường trung học Từ Cường. Đại đội 3 phát triển đến rạp hát Huỳnh Long, vượt Kinh 16, đánh ép chánh diện trại Phạm Ngũ Lão, phá sập một góc trại. Thị đội Cà Mau chiếm được một khu vực khá rộng từ bót Thầy Giàu đến Giồng Kè. Tiểu đoàn U Minh 3 tuy đến sau 1 giờ, nhưng vẫn nổ súng đánh chiếm những mục tiêu được giao; chiếm nhà thương mới, phát triển đánh vào tiểu khu và Tòa hành chánh. Do thiếu chất nổ nên cộng quân không mở được cổng Tòa hành chánh và dinh tỉnh trưởng.

Đến sáng, quân VNCH cho máy bay ném bom vào trận địa Tiểu đoàn U Minh 3. Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 32 VNCH ở Tân Thành đổ theo đường Cái Nhứt truy kích Tiểu đoàn U Minh 3. Cùng lúc, ở phía nam Cà Mau hình thành 2 đại đội cộng quân gồm du kích Cái Nước, Ngọc Hiển, du kích xã Lợi An, Lương Thế Trân, Thanh Điền tiến vào nội ô. Lực lượng này đột nhập vào phường 8, Phường 9, lùng bắt sát hại viên chức địa phương.

Tỉnh đội Cà Mau cho 700 quân bao vây chi khu Năm Căn, bắt hàng ngàn lượt người dân đào hơn 1.000 mét chiến hào, đắp 132 công sự chiến đấu, xây dựng 4 hầm mìn, cắm hơn 20.000 chông, gài 700 trái nổ và góp hàng ngàn ngày công tiếp tế cho lực lượng bao vây. Ngày 12-2, quân VNCH bỏ chi khu Năm Căn rút về đồn Đồng Cùng. Cộng quân san bằng dồn bốt, thu 20 súng, chiếm hoàn toàn huyện Duyên Hải (Ngọc Hiển).

Tại tỉnh Kiên Giang: lúc 3 giờ sáng 1-2, Tiểu đoàn 207 Tỉnh đội Rạch Giá chia làm nhiều mũi nổ súng tiến công các mục tiêu trong thị xã Rạch Giá. Đại đội 616 pháo binh dùng ĐKZ 75 và cối 82 bắn vào cư xá và trại biệt kích Mỹ. Sau 15 phút, cộng quân chiếm được một góc trung tâm hành quân của tiểu khu, khu bưu điện, trại cảnh sát, ty ngân khố; phát triển đánh qua dinh tỉnh trưởng, khu khám lớn, đến cầu Ôi. Các mũi không phát triển tiếp được vì biệt động dẫn đường chết và bị thương gần hết. Bộ đội không thạo địa hình, nên Đại đội 3 đứng trước khám lớn mà không biết giải thoát được tù nhân.

Ngay từ khi chiến sự nổ ra, Đại đội thiết giáp từ Tắc Ráng kéo vào, cùng bộ binh tại chỗ phản kích và bao vây cộng quân thành nhiều mảnh nhỏ. Giao tranh giằng co quyết liệt nhất tại khu Bưu Điện, cổng Rạch Miễu. Lúc 5 giờ sáng 1-2, chỉ còn khoảng 100 quân cộng rút ra Rạch Giồng.

Tại tỉnh Châu Đốc: trong khi tỉnh An Giang hoàn toàn yên bình thì cộng quân coi tỉnh lỵ Châu Phú (tỉnh Châu Đốc) là trọng điểm tiến công của Tỉnh đội An Giang. Lúc 2 giờ sáng 1-2, Tỉnh đội An Giang tập kích tỉnh lỵ Châu Phú. Cánh thứ nhất chiếm được khu bệnh viện rồi tiếp tục tiến công dinh tỉnh trưởng. Cánh thứ hai chiếm đường núi, đồn quân cảnh, trụ sở cảnh sát dã chiến, rồi chia làm 2 mũi đánh ra khu bến đò. Cánh thứ 3 chiếm khu vực cầu sắt An Biên, nhà Phủ Vị. Đến 6 giờ sáng 1-2, các đơn vị cộng quân hoàn toàn bị bao vây. Chiều 1-2, quân VNCH cho máy bay ném bom và bắn pháo vào các vị trí cộng quân. Sư đoàn 21 VNCH đổ quân tăng cường 1 tiểu đoàn xuống sân bay, 1 đại đội xuống cánh đồng hướng kinh Lò Heo, kết hợp với bộ binh tại chỗ phản kích mạnh vào nội ô tỉnh lỵ. Cộng quân bị tỉa dần, đến đêm 1-2, chỉ cỏn vài trăm quân rút được về đất Cambodia. Riêng cánh quân cầu 14-15 vẫn kẹt lại, đến sáng 2-2 thì toàn bộ đều bị tiêu diệt.

Tại tỉnh Kiến Phong: do lực lượng bảo đảm của cộng quân chưa chuyển đạn dược và thuốc nổ cho các đơn vị, nên giờ nổ súng tấn công tỉnh lỵ Cao Lãnh phải hoãn lại 1 ngày. Mãi đến 1 giờ ngày 2-2, theo lệnh hối thúc của Khu, Tỉnh đội mới nổ súng tiến công nhưng bị chặn ngay tại ngoại vi tỉnh lỵ. Tiểu đoàn 41 biệt động quân và Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 16/Sư đoàn 9 VNCH phối hợp với Không quân bao vây, ném bom và tỉa dần cộng quân. Tiểu đoàn 1 Tỉnh đội bị thiệt hại nặng. Hướng thứ yếu là Tiểu đoàn 2 cộng quân đánh chiếm cư xá Mỹ, tiến đánh đồn cảnh sát và Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 16 VNCH nhưng cũng bị đẩy lui.

Ngày 3-2, tàn quân Tiểu đoàn 1 và 2 cộng quân bám giữ các địa bàn đã chiếm ở 3 xã Hòa An, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, tập trung hỗ trợ lực lượng mật vụ nằm vùng truy lùng bắt viên chức chánh quyền địa phương. Đêm 3-2, Tiểu đoàn 2 tập kích khu phố Mỹ Ngãi, đồn Mỹ Ngãi, tua Kinh Cụt. Cộng quân bị đẩy lui, và trên đường rút đã phá sập cầu Kinh Cụt.

Tại tỉnh Kiến Tường: do phải hành quân xa và phải vượt qua sông Vàm Cỏ Tây nên đến ngày 1-2, các đơn vị cộng quân ở hướng chủ yếu vẫn chưa tiếp cận được mục tiêu tại tỉnh lỵ Mộc Hóa. Đến 4 giờ sáng 2-2, bộ đội Tỉnh và bộ đội địa phương ở cánh đông mới nổ súng tiến công tỉnh lỵ. Cộng quân bị chặn đứng, bị bao vây tỉa dần. Ở cánh tây, lực lượng cộng quân vẫn chưa đến kịp để phối hợp, nên khi bị phản kích mạnh, lực lượng cánh đông bị thiệt hại nặng, rút tàn quân về Bậc Chang rồi sang Cambodia.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

45- Chiến dịch Adairsville (tỉnh Biên Hòa và Sài Gòn) (31-1 đến 8-3-1968)

Từ sáng 31-1 đến 8-3-1968, Trung đoàn 11 thiết kỵ Mỹ và Trung đoàn 8 thiết kỵ Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Adairsville, hành quân do thám địch tình Việt Cộng và bảo vệ an ninh khu vực ngoại vi Sài Gòn và tổng kho Long Bình, thuộc tỉnh Biên Hòa.

46-Sự hòa nhịp bộ ba cộng sản quốc tế – phản chiến đối lập Mỹ – truyền thông Mỹ (đầu 1968)

Bất chấp các số liệu khẳng định của chánh phủ và quân đội Mỹ về thắng lợi quân sự rực rỡ của quân đồng minh tại Việt Nam, là vừa tiêu diệt hàng trăm ngàn cộng quân và đập tan hoàn toàn cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng, phe đối lập và phản chiến tại Mỹ sử dụng cơ hội có cuộc tấn công này để mở chiến dịch tuyên truyền chống cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Mật vụ Liên Xô, Trung Cộng và Việt Cộng cũng nỗ lực tuyên truyền để cứu vãn sự thất bại quân sự, biến cuộc tấn công trở thành một thắng lợi về chánh trị của cộng sản trong dư luận quốc tế. Giới truyền thông tại Mỹ cũng tận dụng thời cơ hiếm có này để loan truyền những bản tin chiến sự gây sốc trong dân chúng Mỹ và hốt bạc. Có sự hòa nhịp rõ ràng và chặt chẽ giữa bộ ba cộng sản quốc tế – phe đối lập và phản chiến Mỹ – giới truyền thông Mỹ đầu năm 1968 để nỗ lực tạo ra một thất bại về chánh trị cho chánh quyền Mỹ và do đó đã đẻ ra một thắng lợi ảo về chánh trị và tinh thần cho Việt Cộng.

Sáng 1-2-1968, Đại sứ quán Liên Xô tại Washington, Paris, London, New Dehli bỗng đồng loạt tổ chức họp báo, ngoài việc tuyên truyền về tình hình chiến sự tại Việt Nam, còn khẳng định rằng: theo thông báo của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, tất cả các nhà báo quốc tế đến Việt Nam thu thập thông tin chiến sự sẽ được an toàn tuyệt đối. Binh sĩ giải phóng cam kết sẽ không tấn công các nhà báo quốc tế trong khi chiến sự xảy ra. Và quả nhiên, trong suốt thời gian tấn công Mậu Thân, cộng quân tỏ ra tuân thủ khá tốt mệnh lệnh được phổ biến trước khi khởi sự, là không tấn công các nhà máy điện, các trung tâm điện thoại và điện tín, và những người nước ngoài có dáng vẻ như phóng viên báo chí, và việc truyền thông trong nước và quốc tế vẫn hoạt động bình thường suốt thời gian giao chiến. Vì thế, các phóng viên có thể quan sát, chụp ảnh, quay phim và tường thuật khắp thế giới về diễn biến gây sốc của chiến sự trong khi nó đang diễn ra. Thông qua phép lạ của thành tựu kỹ thuật điện tử thế giới, tin tức đã truyền đi với tốc độ nhanh gấp 300.000 lần so với tốc độ viên đạn đôi bên bắn nhau trong cuộc chiến và đánh thẳng vào cặp mắt, đôi tai, khối óc và trái tim dễ xúc động của nhân loại khắp hành tinh, nhất là với dân Mỹ.

Cuộc chiến Mậu Thân đã trở thành một chủ đề lớn ở Mỹ và khắp thế giới, do đó, giới phóng viên, quay phim, nhiếp ảnh đã đổ xô tới Sài Gòn. Trong tháng 2-1968 có thêm 52 phóng viên Mỹ và 86 phóng viên các nước khác thuộc các hãng thông tấn quốc tế vào Việt Nam săn tin. Cộng thêm vào đó là 119 người Việt, chủ yếu là phiên dịch và kỹ thuật viên, 248 người Mỹ và 260 người các nước khác đã đăng ký với tư cách phóng viên chiến tranh, nâng tổng số đội ngũ phục vụ truyền thông là 627 người. Các toán phóng viên được Bộ chỉ huy Mỹ dùng trực thăng lục quân chuyên chở tới các khu vực chiến sự theo nhu cầu của họ. Ngày 7-2, trực thăng Mỹ chở các toán phóng viên quốc tế đi quay phim và chứng kiến cảnh pháo binh, phi cơ và trực thăng Mỹ oanh kích vào các khu vực đóng quân của Việt Cộng ở ngoại vi tỉnh lỵ Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa.

Các báo Daily News, Life, Los Angeles Times, Plain Dealer, Star Tribune, Time Dispatch, Times, Washington Post, hãng thông tấn AP, NBC, UPI… trước nay liên tiếp đăng hàng loạt tin bài chống lại sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam. Trong những ngày giao tranh Tết Mậu Thân, công chúng Mỹ lại có dịp chứng kiến những cảnh đầu rơi máu chảy hàng ngày hàng giờ trên tivi.

Việt Nam là cuộc chiến tranh truyền hình đầu tiên của Mỹ, và cuộc tấn công Tết Mậu Thân là cuộc chiến tranh đầu tiên của vô tuyến truyền hình Mỹ. Vào thời Nhật tấn công Trân Châu Cảng, cả nước Mỹ có 10.000 tivi. Lúc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, Mỹ có 10 triệu tivi. Đến khi Việt Cộng tấn công Tết Mậu Thân thì nhà nào ở Mỹ cũng có ti vi, tổng cộng hơn 100 triệu cái. Tivi chiếu cảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan cầm súng lục bắn vào đầu tù binh Ba Lém trên đường phố Sài Gòn ngày 1-2-1968. Tivi chiếu cảnh đường phố Sài Gòn ngập đầy máu tươi và xác người vương vãi khắp nơi, rồi nhà cháy, tường đổ, vô vàn thảm cảnh tồi tệ khủng khiếp diễn ra hàng ngày, khi người Mỹ đang ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, kể cả khi vợ chồng đang làm tình, chiếu mọi lúc mọi nơi, ngày này qua tháng nọ, và đến một lúc nào đó, cuộc chiến Việt Nam trở thành đáng ghét với dân Mỹ, và họ chống lại nó.

Trước đây vào tháng 9-1967, tờ báo Người Dẫn Đường Thiên Chúa tổ chức đợt điều tra 205 hạ nghị sĩ thì có 43 người đã chuyển từ lập trường ủng hộ chánh sách chiến tranh của chánh quyền sang lập trường tìm một lối thoát cho cuộc chiến tranh này. Nhiều người, như thượng nghị sĩ cựu chủ tịch Đảng Cộng hòa Mortern, các thượng nghị sĩ Robert Kennedy, Stromp Thoman, Henry M.Jackson, Hower Kennon, Stuart Saimingtern…, các hạ nghị sĩ Paul Findley, Clauss Pepper, Al Unman, O Neil…, lúc đầu rất ủng hộ việc Mỹ ném bom và tăng quân chống cộng ở Việt Nam, nhưng đến 1968 đều trở thành những nhân vật phản chiến hàng đầu.

Mortern tuyên bố: Tôi là một người thuộc phái diều hâu triệt để, tôi hoàn toàn tán thành việc ném bom. Tôi từng nghĩ là mỗi khi phát động chiến tranh ta phải kết thúc nó trong vòng sáu tháng, nhưng tôi đã lầm. Mortern nhiều lần tuyên bố rằng chánh sách Việt Nam của Mỹ sẽ phá sản và kêu gọi ngừng ném bom, chấm dứt hành quân tìm và diệt, giảm bớt quân Mỹ và thúc đẩy thương lượng hòa đàm. O Neil tuyên bố: Sau hơn một năm rưỡi nghe những lời kể của họ về cuộc chiến, tôi đã khẳng định rằng Rask (bộ trưởng Ngoại giao) và Mc Namara (bộ trưởng Quốc phòng) cùng những người thuộc phe của họ đã sai lầm. Chúng ta đang ném bom với tổn phí là hai vạn đô la mỗi khi có người cho rằng họ trông thấy 4 Việt Cộng trong một bụi rậm, và chẳng ăn nhằm gì. Ngay cả bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara cũng muốn chủ hòa và rút khỏi Việt Nam.

Những người phản chiến Mỹ có chung quan điểm là phải tìm cách thuyết phục dân Mỹ và những người có thế lực ở Mỹ rằng: Họ không tán thành việc đóng thêm thuế cho một cuộc chiến đáng ghét. Họ không thích những cảnh chiến tranh máu me trên tivi hằng ngày. Nhiều người có con cháu đến tuổi quân dịch và hoảng sợ trước khả năng người thân của mình phải sang Việt Nam chiến đấu, chịu cực khổ và thương vong. Hầu như tất cả bà mẹ Mỹ có con tới tuổi quân dịch và ngày càng nhiều người cha cho rằng cuộc chiến này không đáng cho họ ủng hộ và họ muốn thoát ra. Cộng sản đã cai trị Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng và bây giờ thêm Đông Dương nữa cũng chẳng sao. Nước Mỹ vẫn còn an toàn lắm.

Ngày 23-2-1968, tờ nhật báo Wall Street đăng bài bình luận Logic của chiến trường, có đoạn như sau: Chúng tôi cho rằng người Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận – nếu quả đến nay họ chưa sẵn sàng – rằng nỗ lực chiến đấu ở Việt Nam của Mỹ có thể thất bại hoàn toàn. Cộng sản Bắc Việt có thể có đầy đủ nhân lực và trang bị võ khí do đồng minh của họ cung cấp để tiến hành chiến tranh không ngừng, trong khi Chánh phủ Sài Gòn tỏ ra bất lực, kể cả ở ngay trong thành phố của họ. Hơn nữa, hình như cố gắng quân sự của Mỹ chỉ tàn phá đất nước này chứ không bảo vệ được nó. Con đường danh dự và khôn ngoan duy nhất là Mỹ phải xuống thang chiến tranh và rút ra khỏi Việt Nam một cách trật tự nhất và ít thương vong nhất. Nếu như tổng thống Johnson còn cảm thấy danh dự cá nhân quá cao, cảm thấy sự thất bại còn quá nặng, Quốc hội Mỹ sẽ sử dụng quyền lực của mình để cách chức ông ta khi cần thiết và đưa đất nước Mỹ trở về con đường hòa bình. Bài bình luận này sau đó được phe phản chiến và đối lập trong Quốc hội đưa vào phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ.

47- Một số tình hình trong tháng 2-1968

Ngày 28-2-1968, theo yêu cầu của đại tướng Westmoreland tại Sài Gòn, đại tướng Wheeler – chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân – đã đề nghị tổng thống Johnson ra lệnh động viên các đơn vị trừ bị Mỹ và bổ sung thêm 206.000 binh sĩ sang Việt Nam.

Trong tháng 2-1968, các căn cứ dân vệ mới hoàn thành đi vào hoạt động gồm: Biệt đội A-323 ở Thiện Ngôn (5-2), Biệt đội A-442 ở Tô Châu (5-2), Biệt đội A-322 ở Katum (15-2).

Trong tháng 2-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Phi đoàn 355 tiêm kích chiến thuật (đến Việt Nam ngày 3-2, đóng ở Phù Cát); Quân đoàn tạm thời Việt Nam (Tiền phương MACV) (9-2, đóng ở Phú Bài); Tiểu đoàn 1/52 bộ binh (10-2, đóng ở Chu Lai); Đại đội A/82 không yễm (13-2, đóng ở Phú Bài); Tiểu đoàn 2/321 pháo binh (16-2, đóng ở Phú Bài); Tiểu đoàn 2/505 bộ binh không vận (17-2, đóng ở Phú Bài); Tiểu đoàn 2/27 thủy quân lục chiến (17-2, đóng ở Đà Nẵng); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 không vận (18-2, đóng ở Phú Bài); Tiểu đoàn 1/508 bộ binh không vận và Đại đội B/1/17 kỵ binh (18-2, đóng ở Phú Bài); Sở chỉ huy Trung đoàn 27 TQLC (20-2, đóng ở Đà Nẵng); các tiểu đoàn TQLC 2/13, 3/27 (20-2, đóng ở Đà Nẵng); Tiểu đoàn 6/33 pháo binh (20-2, đóng ở Quảng Trị); Tiểu đoàn 1/505 bộ binh không vận (24-2, đóng ở Phú Bài); Bộ tư lệnh Tiếp vận Đà Nẵng (25-2, đóng ở Đà Nẵng); Đại đội G/55 pháo binh (26-2, đóng ở Chu Lai); Tiểu đoàn 7/1 không kỵ (26-2, đóng ở Dĩ An); Đại đội 271 không yễm (26-2. đóng ở Cần Thơ); Tiểu đoàn 1/27 TQLC (28-2, đóng ở Đà Nẵng); Phi đoàn 6 biệt kích đường không (29-2, đóng ở Pleiku).

Phi đoàn 558 tiêm kích chiến thuật Mỹ rời Việt Nam ngày 3-2-1968. Phi đoàn 361 trực thăng TQLC rút ra (10-2) để thay bằng Phi đoàn 363 trực thăng TQLC chuyển vào (9-2) Chiến đoàn đổ bộ. Không đoàn 4252 chiến lược được thành lập ở không cứ Kadena, Okinawa (5-2).

Các đơn vị quân Úc sang Việt Nam gồm: Liên đội 2/Trung đoàn không vụ đặc biệt (đến Việt Nam ngày 6-2, đóng ở Núi Đất); Liên đội C/Trung đoàn 1 thiết giáp (28-2, đóng ở Núi Đất). Phân đội 1/Trung đoàn không vụ đặc biệt rời Việt Nam ngày 16-2.

Các đơn vị Mỹ thay đổi vị trí đóng quân trong tháng 2-1968 gồm: Tiểu đoàn 35 công binh chiến đấu chuyển tới Đà Nẵng (16-2); Tiểu đoàn 3/5 kỵ binh (thiếu Đại đội D) chuyển tới Đà Nẵng (17 đến 25-2); Sở chỉ huy Lữ đoàn 2/Sư đoàn 1 kỵ binh và các tiểu đoàn kỵ binh 2/5, 2/7, 2/8 chuyển tới Phong Điền (18-2); Tiểu đoàn 1/77 pháo binh, Tiểu đoàn 8 công binh, Tiểu đoàn 229 không yễm và Đại đội E/52 bộ binh chuyển tới Phong Điền (18-2); Đại đội A/1/9 kỵ binh chuyển tới Đông Hà (18-2); Sở chỉ huy Sư đoàn 101 không vận và Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Phú Bài (19-2); các tiểu đoàn không vận 1/327, 2/327, 2/502 chuyển tới Phú Bài (19-2); Tiểu đoàn 1/30 pháo binh chuyển tới Phú Bài (19-2); Tiểu đoàn 1/35 bộ binh chuyển tới bãi English (19-2); Đại đội C/Tiểu đoàn 2/34 thiết giáp chuyển tới Đà Nẵng (19-2); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 9 bộ binh chuyển tới Đồng Tâm; Tiểu đoàn 4/39 bộ binh chuyển tới Nhà Bè.

48- Các chiến dịch Fracture Jaw, Recovery (bốn vùng chiến thuật) (1-2 đến 30-10-1968)

Từ ngày 1 đến 28-2-1968, Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ chỉ đạo mở chiến dịch Fracture Jaw, tập trung nghiên cứu chi tiết khả năng sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt quân Bắc Việt tại khu vực căn cứ Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị. Chiến dịch này được thực hiện theo chỉ thị của tổng thống Johnson. Tuy nhiên sau đó do thấy cộng quân đã đại bại không cần thiết phải sử dụng bom nguyên tử, và cũng do nhiều nguyên nhân mà quan trọng nhất là do lý do nhân đạo và dư luận, nên tổng thống Johnson quyết định không thực hiện kế hoạch ném bom nguyên tử.

Từ ngày 2-2 đến 30-10-1968, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ chỉ đạo mở chiến dịch Recovery, sử dụng một phần nguồn lực quân đội thực hiện việc cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân dân sự thiệt hại vì chiến tranh trong chiến sự Tết Mậu Thân tại bốn vùng chiến thuật.

49- Các chiến dịch Houston, Huế City (tỉnh Thừa Thiên) (1-2 đến 12-9-1968)

Theo kế hoạch phòng thủ định sẵn, từ ngày 1 đến 25-2-1968, Chiến đoàn Xray/Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ phối hợp với quân Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Huế City, phản kích cuộc đánh phá của quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên. Quân Mỹ gồm 4 tiểu đoàn TQLC 1/1, 1/5, 2/5, 3/5 giải tỏa từ phía đông nam Huế. Quân VNCH gồm Trung đoàn 3/Sư đoàn 1 bộ binh, Trung đoàn 7 thiết kỵ, Tiểu đoàn 9 nhảy dù, Tiểu đoàn 5 TQLC tấn công từ phía tây bắc Huế. Thêm vào đó, quân Mỹ gồm Tiểu đoàn 2/12 bộ binh và ba tiểu đoàn kỵ binh 1/7, 2/7, 5/7 của Sư đoàn 1 kỵ binh, hai tiểu đoàn 1/501, 2/501 của Sư đoàn 101 không vận đang tham gia chiến dịch Jeb Stuart cũng cắt đứt tuyến hậu cần và con đường rút chạy của Việt Cộng ở phía nam Huế. Tính riêng trong phạm vi chiến dịch Huế City, quân Mỹ chết 110; quân Việt Cộng bỏ lại trận 5.113 xác.

Từ ngày 26-2 đến 12-9-1968, Trung đoàn 5/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ chỉ huy 6 tiểu đoàn TQLC 2/3, 3/3, 1/5, 2/5, 3/5, 2/7, và Đại đội C/3/5 kỵ binh mở chiến dịch Houston, tuần tra bảo vệ thông suốt quốc lộ 1 từ quận lỵ Phú Lộc tới đèo Hải Vân, thuộc địa bàn giáp ranh hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam. Hai tiểu đoàn 1/327 và 2/502 của Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận Mỹ cũng được biệt phái thuộc quyền chỉ huy của Trung đoàn 5 TQLC trong suốt tuần lễ đầu tiên của chiến dịch. Tính chung trong chiến dịch Houston, quân Việt Cộng bỏ lại trận 702 xác.

50- Chiến dịch Lam Sơn 68 (tỉnh Bình Dương) (1-2 đến 10-3-1968)

Theo kế hoạch phòng thủ định sẵn, từ ngày 1-2 đến 10-3-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ mở chiến dịch Lam Sơn 68, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Quân Mỹ tham chiến gồm hai tiểu đoàn kỵ binh 1/4, 1/28, năm tiểu đoàn bộ binh 2/2, 1/16, 2/16, 1/18, 2/18, đã phản kích và tiêu diệt các mũi tấn công của Việt Cộng, đồng thời hỗ trợ cho Chương trình phát triển cách mạng của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục diễn ra ở các xã trọng điểm An Mỹ và Phú Lợi thuộc tỉnh Bình Dương.

51- Các chiến dịch Dok Su Ri Maeng Ho 10, Ho San Guin 2 (tỉnh Bình Định, Phú Yên) (3-2 đến 31-3-1968)

Từ ngày 3 đến 16-2-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn 9 bộ binh (Bạch Hổ) Hàn Quốc mở chiến dịch Ho San Guin 2, tìm diệt quân Việt Cộng tại khu vực từ tỉnh lỵ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tới tỉnh lỵ Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Từ ngày 16-2 đến 31-3-1968, Sư đoàn bộ binh Thủ Đô (Mãnh Hổ) Hàn Quốc mở chiến dịch Dok Su Ri Maeng Ho 10, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Định.

52- Chiến dịch Trần Hưng Đạo 1 và 2 (đô thành Sài Gòn) (4-2 đến 8-3-1968)

Từ ngày 4 đến 17-2-1968, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Trần Hưng Đạo, tìm diệt quân Việt Cộng đang đánh phá tại đô thành Sài Gòn. Quân VNCH tham chiến là lực lượng tinh nhuệ thiện chiến nhất, gồm các tiểu đoàn nhảy dù 1, 3, 6, 8, 11, các tiểu đoàn biệt động quân 30, 33, 35, 38, 41, các tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1, 2, 3, 4, 6. Tiểu đoàn 3/7 bộ binh của Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ Mỹ đang thực hiện chiến dịch Haverforce 2 cũng tăng cường cho chiến dịch.

Từ ngày 17-2 đến 8-3, Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô mở chiến dịch Trần Hưng Đạo 2, để tiếp nối chiến dịch Trần Hưng Đạo 1, tìm diệt tàn quân Việt Cộng tại địa bàn đô thành Sài Gòn nhưng ở mức độ và quy mô nhỏ hơn.

53- Các chiến dịch Miracle, Tampa 2 (tỉnh Quảng Nam) (6-2 đến 3-3-1968)

Từ ngày 6 đến 9-2-1968, Lữ đoàn 198 bộ binh nhẹ Mỹ mở chiến dịch Miracle, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 26-2 đến 3-3-1968, Trung đoàn 5/Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn TQLC 1/7, 3/7 và Đại dội C/3/5 kỵ binh mở chiến dịch Tampa 2, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

54- Hội đàm giữa Châu Ân Lai và Hồ Chí Minh (Bắc Kinh, 7-2-1968)

Tháng 2-1968, chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh đang ở thăm Bắc Kinh đã có cuộc hội đàm với thủ tướng Trung cộng Châu Ân Lai (Bài dịch của Ngọc Thu từ Cold War International History Project – Woodrow Wilson Center).

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh (Bắc Kinh, 7-2-1968)

Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị Việt Nam tổ chức các quân đoàn bổ sung để thực hiện các công tác hoạt động ở các căn cứ xa nhà.

– Chu Ân Lai: Từ khi chiến tranh Việt Nam đã đạt đến giai đoạn hiện tại (1), (các đồng chí Việt Nam) có thể xem xét việc tổ chức một, hai, hoặc ba quân đoàn được hay không? Mỗi quân đoàn gồm 30.000-40.000 binh sĩ, và mỗi hoạt động chiến đấu phải nhằm mục đích loại bỏ 4.000-5.000 quân địch trong toàn đơn vị. Các quân đoàn này có thể thực hiện các nhiệm vụ hoạt động ở xa căn cứ của họ, và có thể tham gia vào các hoạt động trong khu vực chiến tranh này, hoặc khu vực khác.

Khi họ tấn công các lực lượng đối phương riêng lẽ, họ có thể làm theo chiến lược tiếp cận kẻ thù bằng các đường hầm dưới lòng đất. Họ cũng có thể theo chiến lược chiến đấu ban đêm và chiến đấu tầm ngắn, để máy bay ném bom của địch và pháo binh sẽ không được ở vị trí quan trọng. Trong khi đó, các ông có thể xây dựng các đường hầm ở dưới lòng đất, khác với các đường hầm đơn giản dưới lòng đất, ba hoặc bốn hướng (xung quanh kẻ thù), và sử dụng chúng để chuyển quân và vận chuyển đạn dược. Các ông cũng cần để dành một số đơn vị để đối phó với quân tiếp viện của địch.

Ghi chú: 1. Cuộc đàm thoại này được tổ chức trong bối cảnh trận chiến Khe Sanh, bắt đầu ngày 21-1, và cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, bắt đầu vào ngày 31-1.

55- Chiến dịch Hợp Tác 1 (tỉnh Định Tường) (8-2 đến 30-4-1968)

Từ ngày 8-2 đến 30-4-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ mở chiến dịch Hợp Tác 1, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Định Tường và tập trung bảo vệ an ninh căn cứ Đồng Tâm, bẻ gãy hoàn toàn các cuộc đánh phá của quân Việt Cộng. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 92; quân Việt Cộng bỏ lại trận 1.345 xác.

56- Chiến dịch Uniontown 3 (tỉnh Biên Hòa) (10-2 đến 8-3-1968)

Từ ngày 10-2 đến 8-3-1968, Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/11 thiết kỵ và Tiểu đoàn 51 bộ binh mở chiến dịch Uniontown 3, tuần tra do thám tìm diệt quân Việt Cộng và bảo vệ khu tổng kho Long Bình, tỉnh Biên Hòa.

57- Chiến dịch Coronado 11 (tỉnh Phong Dinh) (12-2 đến 4-3-1968)

Từ ngày 12-2 đến 4-3-1968, Giang lực lưu động (tức Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh) Mỹ mở chiến dịch Coronado 11, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phong Dinh. Đây là chiến dịch cuối cùng trong loạt chiến dịch hành quân giang thuyền của Giang lực lưu động mang mật danh Coronado ở Vùng sông ngòi Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là hoạt động xâm nhập sâu nhất của lực lượng Mỹ từ trước tới giờ tại đồng bằng sông Cửu Long. Quân Mỹ gồm ba tiểu đoàn 3/34, 3/47, 3/60, đã phối hợp với Sư đoàn 9, Sư đoàn 21 bộ binh và Vùng sông ngòi Việt Nam Cộng Hòa để hành quân tập trung tìm diệt quân Việt Cộng từ Cần Thơ tới Phụng Hiệp.

58-Chiến dịch Clayton, Dandenong, Midura, Oakleigh (tỉnh Phước Tuy) (16 đến 23-2-1968)

Từ ngày 16 đến 23-2-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 7 mở liên tiếp bốn chiến dịch hành quân bao vây cách ly địa bàn và tìm diệt tàn quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phước Tuy.

– chiến dịch Oakleigh trong hai ngày 16 và 17-2-1968 tại tỉnh Phước Tuy.

– chiến dịch Dandenong trong hai ngày 18 và 19-2-1968, tại khu vực Suối Nghé.

– chiến dịch Clayton trong hai ngày 20 và 21-2 tại khu vực Long Điền.

– chiến dịch Midura trong ngày 23-2 tại tỉnh Phước Tuy.

59- Tướng Westmoreland đề nghị tăng quân (28-2-1967)

Ngày 28-2-1967, đại tướng chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Earle Wheeler thể theo yêu cầu của đại tướng William Westmoreland từ Việt Nam, đã đề nghị tổng thống Johnson cho thêm 206.000 binh sĩ huy động từ các đơn vị trừ bị tại Mỹ sang Việt Nam.

60- Chiến dịch Napoleon/Saline (tỉnh Quảng Trị) (29-2 đến 9-12-1968)

Ngày 29-2-1968, Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ quyết định sáp nhập hai chiến dịch Napoleon và Saline thành chiến dịch Napoleon/Saline và tiếp tục cho đến 9-12-1968. Mục tiêu chiến dịch là luôn giữ thông suốt tuyến đường vận chuyển của quân đồng minh theo quốc lộ 9 từ Cửa Việt tới Đông Hà. Đơn vị chỉ huy chiến dịch là Trung đoàn 3/Sư đoàn 3 TQLC đóng tại khu vực Mai Xá Thị, với các đơn vị tham chiến là: hai tiểu đoàn TQLC 2/1 và 1/3, Tiểu đoàn 1 xe tăng lội nước và Tiểu đoàn 2/4 đổ bộ.

Ngày 31-8-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ chuyển quân về căn cứ mới ở Ái Tử. Đây là nơi Lữ đoàn này thay thế Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 TQLC nhận trách nhiệm bảo vệ địa bàn và tiếp tục thực hiện chiến dịch Napoleon/Saline trong việc phối hợp với Tiểu đoàn 1 xe tăng lội nước.

Tính chung trong phạm vi chiến dịch Napoleon/Saline, quân Mỹ chết 117; quân Việt Cộng bỏ lại trận 3.495 xác.

61- Sức ép khiến tổng thống Johnson xuống thang chiến tranh trong tháng 2-1968

Đêm 23 rạng sáng 24-1-1968, một trung đoàn cộng quân có 7 chiến xa yễm trợ tấn công bản Houei Sane của Lào ở phía nam quốc lộ 9, cách biên giới Việt Nam mười cây số. Đây là lần đầu tiên quân Việt Cộng đưa chiến xa chiến đấu tại chiến trường Đông Dương. Nghe tin cộng quân có chiến xa, Lực lượng đặc biệt tại Làng Vây cấp tốc xin bổ sung 100 hỏa tiễn chống tăng LAW chuẩn bị đối phó.

Đêm 6 rạng sáng 7-2-1968, cộng quân cho 11 xe tăng PT76 tấn công trại lực lượng đặc biệt ở Làng Vây, cách căn cứ Khe Sanh 9 cây số về hướng bắc, đang do 500 quân VNCH và 24 quân Mỹ trấn giữ. Đây là lần đầu tiên cộng quân tung xe tăng vào trận đánh tại Việt Nam.

Ngay sáng 7-2, đại tướng tư lệnh Quân lực Mỹ tại Việt Nam Westmoreland từ Sài Gòn bay ra Đà Nẵng, họp với Bộ tư lệnh Quân đoàn 3-Vùng 1 chiến thuật và các chỉ huy lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Sau khi nghe xác nhận đúng là cộng quân bắt đầu đưa xe tăng vào chiến trường, tướng Westmoreland trở về Sài Gòn và chỉ thị nghiên cứu việc xin bổ sung quân lực năm tới lên vượt mức tối đa cũ là 525.000 người.

Sau đó, bắt đầu một cuộc bàn cãi giằng co giữa tướng Westmoreland và Bộ Quốc phòng tại Washington về việc tăng quân số. Sau rất nhiều cuộc trao đổi điện thoại, điện tín, đến ngày 12-2-1968, tướng Westmoreland tuyên bố khẳng định yêu cầu viện binh cấp tốc, với lý do: không phải vì tôi sợ nếu không có viện binh mà vì tôi thấy khó thể hoàn toàn nắm thế chủ động do lực lượng địch vừa được tăng cường võ khí kỹ thuật rất lớn.

Lúc 15 giờ 12-2, yêu cầu của Westmoreland được chấp nhận. Lúc 18 giờ, Bộ Quốc phòng Mỹ ra lệnh cho một lữ đoàn của Sư đoàn 82 không vận và Trung đoàn 27 TQLC lập tức sang Việt Nam. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, nhóm đầu tiên trong số 10.500 viện binh Mỹ bắt đầu lên đường sang Vùng 1 chiến thuật, trong một buổi lễ tiễn do tổng thống Johnson chủ trì và động viên: Tôi đến đây hôm nay với tư cách là vị tổng thống của các bạn để nói rằng trong cuộc hành trình của các bạn, trái tim của dân tộc ta và hy vọng của nhiều dân tộc khác sẽ bay cùng các bạn và sẽ dõi theo các bạn cho đến lúc nào sứ mạng được hoàn thành. (…) Việt Cộng vừa mở một cuộc tấn công cướp bóc đúng vào dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, và mục tiêu của cuộc tấn công là làm rung chuyển những nền móng của chánh phủ và nhân dân Việt Nam và phá hoại ý chí chiến đấu đến cùng của nhân dân Mỹ. Mưu toan đầu tiên cách đây ba tuần vào dịp tết đã thất bại thảm hại. Và giờ đây, chúng lại tấn công. Và chính trong giờ phút này, một đợt khủng bố thứ hai đang diễn ra ở các đô thị. Các lực lượng của chúng ta đã sẵn sàng. Chiến trận đang quyết liệt nhưng tôi biết chúng sẽ lại thất bại như xưa nay từng thất bại. (…) Chúa phù hộ các bạn và luôn ở bên cạnh các bạn.

Ngay trong ngày hôm đó, sau khi tiễn chân binh sĩ tại các căn cứ thuộc bang California sang Việt Nam, tổng thống Johson cùng với cố vấn đối ngoại W.Rostaw và tướng tư lệnh thủy quân lục chiến L.W. Wallter ghé thăm nhà cựu tổng thống Eisenhower. Rostaw và Wallter thông báo với Eisenhower về loạt trận tết Mậu Thân và những hệ lụy đối với trong và ngoài nước. Rostaw nói rằng: Việt Cộng đã bị đánh đau và chúng ta đang ở giữa của một trận đánh còn nhiều gian khổ. Eisenhower hỏi về một số vấn đề quân sự nổi cộm nhưng không bình luận gì. Eisenhower nói: Tôi không bao giờ dám lấy những phán đoán của mình thay thế cho những phán đoán của những nhà quân sự chỉ đạo trận đánh tại chỗ. (…) Tướng Westmoreland có những trách nhiệm trọng đại nhất so với bất cứ vị tướng nào trong lịch sử mà tôi được biết. Tổng thống Johnson và những người cùng dự thầm thắc mắc vì lời tuyên bố đó. Lẽ nào những trách nhiệm của Westmoreland đối với nửa triệu quân Mỹ và cuộc chiến tại Việt Nam lại lớn hơn cả những trách nhiệm của chính Eisenhower khi chỉ huy 5 triệu quân Mỹ và cả cuộc đổ bộ qua eo biển Normandie chống lại phát xít Hitler. Eisenhower khẽ chạm tay vào khẩu súng kỷ niệm của mình và nói rằng: Công việc của Westmoreland khó khăn hơn gấp bội. Tôi luôn biết kẻ thù ở đâu.

Tổng thống Johnson cử tướng Wyler, chủ tịch Bộ tham mưu Liên quân sang Sài Gòn ngày 23-2-1968 để nắm tình hình chiến trường. Phái đoàn còn có phó phụ tá bộ trưởng ngoại giao Philip Habip, thiếu tướng trợ lý Bộ tham mưu liên quân về chống nổi loạn Williams D.Dupuy. Phái đoàn họp với tướng Westmoreland và bộ chỉ huy tại Việt Nam, về tình hình chiến sự và kế hoạch tương lai. Cuộc họp đi đến thống nhất nhận định rằng Việt Cộng đã thiệt hại nặng nề trong trận Mậu Thân, nhưng vẫn đang uy hiếp vùng nông thôn và có nguồn tuyển quân hầu như vô tận tại miền Bắc cũng như nguồn chi viện ngày càng tăng từ Liên Xô và Trung Cộng, trong đó có nhiều loại võ khí mới hơn và tinh vi hơn. Binh lực cộng quân sẽ hồi phục lại nhanh chóng và lòng quyết tâm của lãnh đạo Việt Cộng vẫn không hề lay chuyển. Việt Cộng có thể sẽ tiếp tục leo thang chiến tranh với những loạt tấn công mạnh hơn. Để đối phó, sẽ cần tăng viện thêm khoảng 206.000 quân Mỹ, trong đó, có 3 sư đoàn bộ binh với các đơn vị yễm trợ (171.000 người), 15 phi đội chiến đấu cơ không quân và quân thủy quân lục chiến (22.000), lực lượng yễm trợ hải quân (13.000). Lực lượng này sẽ sang Việt Nam làm ba đợt: khoảng đầu tháng 5-1968 là 107.000 quân, khoảng 1-9-1968 là 43.000 quân và cuối năm 1968 là 56.000 quân. Mỹ sẽ xóa bỏ việc giới hạn địa lý hiện nay của cuộc chiến, mở rộng chiến sự trên mặt đất sang Lào và Cambodia và có thể cả Bắc Việt, cũng như xóa bỏ những điều hạn chế còn lại trong việc ném bom Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu chiến lược khác.

Ngày 25-2-1968, Kế hoạch đề nghị tăng quân được gửi cho bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara, bộ trưởng Ngoại giao Dean Rask, phụ tá tổng thống Rostaw và giám đốc CIA Hem.

Ngày 27-2-1968, tổng thống Johnson tuyên bố: Mỹ không thể để cho ý chí suy yếu, điều đó sẽ khích lệ kẻ địch hoặc sẽ kéo dài cuộc chiến đẫm máu. Hòa bình nhất định sẽ đến do Mỹ có thái độ như vậy, do có ý chí không lay chuyển và không mệt mỏi, và chỉ có thể do vậy mà thôi. Hòa bình ở châu Á và hòa bình ở Mỹ sẽ dựa vào đó. Tôi tin rằng không bao giờ chúng ta lại chịu thua. Tôi cho rằng lúc này, mỗi người Mỹ phải có trách nhiệm với tương lai của họ và của con cháu họ. Tôi tin rằng họ sẽ nói rằng họ sẽ không lui bước khi gặp tình huống khó khăn. Họ sẽ không quay đầu khi kẻ địch tấn công và chiến sự diễn biến ác liệt, khi những kẻ khủng bố tấn công, khi các thành phố bị pháo kích, làng mạc bị càn quét và nhân dân bị sát hại.

Ngày 28-2-1968, bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara chánh thức từ giã Bộ Quốc phòng để nhận nhiệm vụ chủ tịch Ngân hàng thế giới. Mc Namara phát biểu từ giã, chống lại chủ trương ném bom bằng lời lẽ xúc động và yêu cầu các đồng sự hãy dựa trên tình hình thực tế mà xem xét thật kỹ lưỡng yêu cầu tăng quân, một chủ trương mà ông không tán thành.

Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford tổ chức những cuộc thảo luận suốt từ chiều 28-2 đến nhiều ngày sau đó về kế hoạch tăng chiến. Các tướng Wyler, Maxwell Taylor và cố vấn Rostaw khẳng định rằng cuộc tấn công Tết đã làm cho Mỹ có cơ hội đánh tan kẻ địch ở Việt Nam, xây dựng được lực lượng dự bị chiến lược và huy động nhân dân Mỹ. Điều này phù hợp với quan điểm quân sự là thời cơ phản công tốt nhất là khi đối phương bị căng kéo và bị lộ mặt hoàn toàn. Vì thế, quân đồng minh cần tiếp tục thực hiện các mục tiêu quân sự ở Việt Nam đã được đề nghị nhiều tháng trước đây, đó là: mở rộng quyền cai quản và kiểm soát Việt Nam Cộng Hòa; đánh bại cộng quân ở chiến trường miền Nam; buộc Bắc Việt phải rút quân và từ bỏ chiến tranh; răn đe không cho Trung Cộng can thiệp vào Tây Thái Bình Dương. Thứ trưởng Quốc phòng Paul Nicze cho rằng: Cuộc chiến tranh này sẽ làm chuệch choạc nghiêm trọng các ưu tiên thế giới của Mỹ, và đề nghị rằng Mỹ nên giảm bớt các mục tiêu ở Việt Nam chứ không phải tăng thêm các phương tiện. Phụ tá bộ trưởng Quốc phòng đặc trách an ninh quốc tế Paul Walker, và phụ tá bộ trưởng Quốc phòng đặc trách công việc chung Filn Gulding cũng chống lại yêu cầu tăng quân, lập luận rằng: hiện nay cộng quân đã thiệt hại nặng nề và tan rã, thì Mỹ nên xuống thang chiến tranh và chấp nhận thương lượng và đi đến một thỏa ước chiến lược lâu dài mà đôi bên có thể chấp nhận được. Điều này sẽ giúp giảm bớt thương vong và chi phí cho dân Mỹ, thoát khỏi cuộc chiến kéo dài lê thê không biết lúc nào ngừng và vượt quá sức chịu đựng của dân Mỹ. Nếu tăng quân và động viên quân dịch nhiều sẽ làm thanh niên và sinh viên biểu tình phản chiến tăng lên. Phe bồ câu ở Mỹ sẽ có dịp phê phán tổng thống đang phá hoại nước Mỹ bằng việc đổ người và dốc của vào một cái giếng không đáy; phái diều hâu sẽ đòi chánh quyền xét về đạo lý, không được quyền gửi thêm quân để chết nếu không đẩy mạnh ném bom và bãi bỏ các quy định hạn chế về địa lý của luật chiến tranh. Việc tăng quân và mở rộng chiến tranh một khi công khai sẽ gặp sự phản đối gay gắt của báo chí, phe phản chiến và nhân dân Mỹ, nhất là khi đang vào mùa bầu cử tổng thống năm nay.

Sự đối nghịch của hai kiểu lập luận làm tân bộ trưởng Quốc phòng Clifford hết sức lo lắng, và sau này kể lại trong hồi ký: Lúc dự họp, tôi thật sự cũng không biết bao giờ cuộc chiến mới kết thúc, không biết nó sẽ kết thúc bằng cách nào, không biết liệu các yêu cầu tăng quân và trang bị như vậy có đủ không, hay là lại tiếp tục xin tăng thêm và tăng mãi và như vậy tăng bao nhiêu nữa. Không biết liệu đến bao giờ quân Việt Nam Cộng Hòa có thể thay thế được quân Mỹ. Điều mà tôi thừa nhận là nếu Mỹ còn tiếp tục một thời gian vô hạn định, thì kẻ địch cũng sẽ không để cho chúng ta kéo dài.

Về vấn đề ném bom Bắc Việt đã gây tranh cãi gay gắt. Tướng Wyler và Bộ tham mưu liên quân yêu cầu tăng ném bom vào Hà Nội, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, trong khi nhiều thành viên trong Bộ Quốc phòng lại đề nghị đẩy mạnh từng đợt ném bom trong mùa xuân trong phạm vi giới hạn các mục tiêu tương tự như hiện nay.

62- Đảng Cộng sản Khmer và cuộc nỗi dậy Samlot-Battambang (tháng 2-1968) – Chiến tranh bùng nổ ở Cambodia

Năm 1968, Đảng Nhân dân cách mạng Khmer (tức lực lượng Khmer Đỏ) đổi tên thành Đảng Cộng sản Khmer. Được sự hỗ trợ toàn diện của Việt Cộng trong chiến lược mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, tổng bí thư Đảng Cộng sản Khmer Saloth Sar bắt đầu ra lệnh cho du kích Khmer Đỏ gây chiến. Tranh thủ thời cơ có giao tranh lớn ở miền Nam Việt Nam, liên quân cộng sản Khmer-Việt đã tổ chức một cuộc nỗi dậy vào đầu tháng 2-1968, mở chiến dịch Samlot – Batambang tấn công vào quân đội và cảnh sát hoàng gia ở Samlot (Battambang). Tuy vậy vào lúc này, Khmer Đỏ vẫn chưa thể xoay chuyển vị trí cố thủ của mình ở những vùng hẻo lánh hoặc tăng thêm được sự ủng hộ của quần chúng.

63- Một số tình hình trong tháng 3-1968

Trong tháng 3-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Phi đoàn 167 trực thăng thủy quân lục chiến (đến Việt Nam ngày 1-3, đóng ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng); Phi đoàn 367 trực thăng TQLC (15-3, đóng ở Phú Bài); Tiểu đoàn 6/84 pháo binh (24-3, đóng ở An Khê); Tiểu đoàn 31 công binh chiến đấu (24-3, đóng ở Xuân Lộc); Tiểu đoàn 5/46 bộ binh (31-3, đóng ở Chu Lai); Đại đội 361 không yễm (31-3, đóng ở Củ Chi). Phi đoàn 164 trực thăng TQLC chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ (3-3) thay cho Phi đoàn 165 trực thăng TQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ (3-3). Phi đoàn 3 quan sát TQLC giải thể ngày 1-3-1968 để kích hoạt lại Phi đoàn 367 trực thăng TQLC. Căn cứ phòng vệ dân sự Việt-Mỹ mới của Biệt đội A-414 đi vào hoạt động ở Thạnh Trị (1-3).

Các đơn vị Mỹ thay đổi vị trí đóng quân gồm: Sở chỉ huy Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới Dak To; Sở chỉ huy Trung đoàn 5 TQLC chuyển tới Phú Lộc; Tiểu đoàn 2/11 pháo binh chuyển tới trại Gia Lễ, Phú Bài (8-3); Tiểu đoàn 14 công binh chiến đấu chuyển tới Wunder Beach (14-3); Tiểu đoàn 86 công binh chiến đấu chuyển tới Mỹ Tho (15-3); Tiểu đoàn 2/17 kỵ binh chuyển tới Phú Bài (15-3); Đại đội 188 không yễm chuyển tới bãi đổ bộ Sally (17-3); Tiểu đoàn 1/83 pháo binh chuyển tới Phú Bài/Gia Lễ (19-3); Tiểu đoàn 3/5 kỵ binh (thiếu Phân đội D) chuyển tới Đông Hà (23 đến 27-3); Tiểu đoàn 7/17 không kỵ chuyển tới Dak To; Tiểu đoàn 2/39 bộ binh chuyển tới Đồng Tâm; Tiểu đoàn 3/39 bộ binh chuyển tới Cần Giuộc; Tiểu đoàn 2/47 bộ binh chuyển tới trại Bearcat, Long Thành; Tiểu đoàn 4/47 bộ binh chuyển tới Cần Thơ; Biệt đội A-402/Lực lượng biệt kích cơ động chuyển tới Mộc Hóa; Biệt đội A-403/Lực lượng biệt kích cơ động chuyển tới Cần Thơ. Pháo đội 102 dã chiến Úc sang Việt Nam (5-3, đóng ở Núi Đất) thay cho Pháo đội 106 về Úc (5-3).

64- Cuộc không kích Rolling Thunder trên miền Bắc (tháng 3-1968)

Sau cuộc bùng nổ Mậu Thân, quân đồng minh tăng cường binh lực bảo vệ các đô thị trọng yếu, đồng thời huy động toàn lực liên tục mở hàng ngàn cuộc hành quân truy quét cộng quân, đẩy mạnh tấn công các tuyến vận tải chiến lược. Quân Mỹ và Việt Nam phòng giữ Sài Gòn từ 40 đến 50 tiểu đoàn, ở Huế 25 tiểu đoàn, ở Đà Nẵng 10 đến 15 tiểu đoàn. Mỹ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, mà tập trung oanh kích dãi đất hẹp gọi là cán xoong của Quân khu 4 nhằm cắt đứt tuyến chi viện của Bắc Việt vào chiến trường.

Không lực Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục thực hiện chiến dịch Rolling Thunder tấn công, oanh tạc tiêu diệt các doanh trại quân đội, đài ra đa, căn cứ hải quân, căn cứ hậu cần, tuyến đường vận chuyển tại Bắc Việt, gây thiệt hại khủng khiếp cho quân Việt Cộng.

Ngày 17-3-1968, lực lượng phòng không ở Hà Nội công bố bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2.800 rơi trên miền Bắc.

65- Giao tranh ở tỉnh Quảng Tín (1-3-1968)

Ngày 1-3-1968, Đại đội F/8 kỵ binh và Phân đội 1/1 kỵ binh Mỹ phát hiện và giao tranh ác liệt với một tiểu đoàn Việt Cộng ở phía tây ngọn đồi quân Mỹ gọi là Hawk Hill, tại thung lũng Western, tỉnh Quảng Tín.

66- Chiến dịch Cochise Green/Dân Sinh, Patrick (tỉnh Bình Định) (1-3-1968 đến 31-1-1969)

Ngày 29-2-1968, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ chuyển sở chỉ huy lữ đoàn từ bãi Baldy tới bãi English, rồi kết thúc chiến dịch Pershing 2, để mở chiến dịch Patrick từ ngày 1 đến 31-3-1968, cũng có cùng mục tiêu tìm diệt quân Việt Cộng và trên cùng địa bàn phía tây quận Tam Quan, phía bắc tỉnh Bình Định. Quân Mỹ tham chiến gồm các tiểu đoàn bộ binh 1/14, 1/35, Tiểu đoàn 2/9 pháo binh, Đại đội C/1/10 kỵ binh.

Từ ngày 30-3-1968 đến 31-1-1969, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ phối hợp với Sư đoàn 22 Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Cochise Green/Dân Sinh, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Định. Quân Mỹ tham chiến gồm ba tiểu đoàn bộ binh 1/14, 1/35, 1/50 (cơ giới) của Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4, có tăng cường thêm hai tiểu đoàn 1/503, 2/503 của Lữ đoàn 173 không vận. Quân đồng minh đã lùng sục khu đồng bằng ven biển từ Phù Mỹ tới Tam Quan, đồng thời cho bộ binh không vận mở các cuộc đột kích tuần tra thám báo và hành quân tìm diệt tại khắp các thung lũng An Lão, Kim Sơn, Suối Cá.

Trong đội hình chiến dịch Cochise Green từ ngày 5 đến 7-5-1968, Tiểu đoàn 1/50 bộ binh cơ giới mở cuộc hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm quân Việt Cộng tại làng An Bảo, nằm giữa bãi đáp Uplift và Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Tính chung trong chiến dịch Cochise Green/Dân Sinh, quân Mỹ chết 94; quân VNCH chết 125; quân Việt Cộng bỏ lại trận 929 xác.

67- Sức ép khiến tổng thống Johnson xuống thang chiến tranh trong tháng 3-1968

Sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân của quân Việt Cộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa tháng 2-1968, báo chí và nhiều chánh trị gia ở Mỹ dấy lên phong trào đòi tổng thống và Chánh phủ Mỹ phải xuống thang chiến tranh và nhượng bộ Việt Cộng.

Vào lúc đó, tình hình bán đảo Cao Ly cũng đang phức tạp. Cộng sản Triều Tiên vừa cho quân đột kích vào trụ sở Quốc hội ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây khiêu khích trong vụ tàu Pueblo trong hải phận Hàn Quốc, và công khai đe dọa sẽ tấn công miền Nam. Hàn Quốc thì yêu cầu Mỹ tăng cường giúp bảo vệ Hàn Quốc, nếu không sẽ rút quân Hàn từ Việt Nam về để phòng thủ. Bộ tư lệnh Mỹ ở Hàn Quốc cũng xin tăng quân. Tại Berlin, cộng sản Đông Đức cũng gây khiêu khích và phá rối, làm Bộ chỉ huy quân Mỹ ở châu Âu cũng xin thêm quân.

Ngày 1-3-1968, luật sư Clark Clifford, một chánh khách nổi tiếng ở Washington DC và là bạn cũ của tổng thống Johnson, được bổ nhiệm làm bộ trưởng Quốc phòng thay cho McNamara vừa từ nhiệm. Clifford tự thực hiện một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng toàn bộ tình hình ở Việt Nam, rồi cho rằng không có ý tưởng hay bất cứ kế hoạch tổng thể nào hiện nay ở Washington có thể giúp chiến thắng tại Việt Nam. Sau đó Clifford báo cáo với Johnson rằng, Mỹ không nên leo thang chiến tranh nữa: ‘Đã đến lúc chúng ta phải quyết định rút khỏi đây’ (The time has come to decide where we go from here).

Về phía Bộ Ngoại giao, ngày 2-3-1968, Ngoại trưởng Dean Rask đã gửi cho tổng thống đề nghị ngừng ném bom và tuyên bố chấp nhận đàm phán với Bắc Việt. Ngày 4-3, Bộ Ngoại giao lại đề nghị thay vì ngừng ném bom, sẽ thực hiện ném bom có hạn chế để gây sức ép đàm phán. Trả lời câu hỏi của tổng thống Johnson là hạn chế như thế nào, ngày 6-3, Dean Rask đề nghị rằng: Vì thời tiết trong một hai tháng tới tại khu vực Hà Nội, Hải Phòng rất xấu, gây khó khăn cho các phi vụ, nên Mỹ ngừng ném bom ở phía bắc Vinh, và đẩy mạnh ném bom ở phía nam Vinh, để vừa cắt đứt đường vận chuyển, vừa gây sức ép ngoại giao. Và nếu Bắc Việt không có chuyển biến tích cực dù trên chiến trường hay trong ngoại giao thì Mỹ sẽ tăng cường ném bom Hà Nội, Hải Phòng và phong tỏa cảng.

Ngày 4-3-1968, một bản đệ trình được Bộ Quốc phòng gửi lên tổng thống, đề nghị gửi ngay sang Việt Nam 22.000 quân, gọi khoảng trên 250.000 quân dự bị và tăng cường gọi nhập ngũ để bổ sung cho lực lượng chiến lược. Khoảng trên 30.000 quân sẽ được gửi sang Hàn Quốc nếu cần thiết và tăng thêm lực lượng hải quân cho hải phận Hàn Quốc. Tổng quân lực Mỹ sẽ tăng thêm 500.000 quân trong một hạn định. Hiện nay, chỉ cần tăng thêm một ít quân cho Việt Nam, nhưng sau này khi muốn, sẽ tiếp tục tăng thêm quân nữa.

Tổng thống Johnson yêu cầu bộ trưởng Clark Clifford và đại tướng chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Earle Wheeler bí mật thăm dò ý kiến và tranh thủ sự ủng hộ của các lãnh tụ Quốc hội.

Tuy nhiên, các nghị sĩ hàng đầu lại phản đối mạnh mẽ việc tăng chiến tại một loạt cuộc họp ở trụ sở Quốc hội từ ngày 6 đến 8-3-1968. Thượng nghị sĩ Richart Russell cho rằng: Việc tăng thêm quân Mỹ cũng không thể giải quyết chiến tranh Việt Nam, và việc động viên lực lượng dự bị trong lúc này có thể làm trầm trọng các khó khăn tại Mỹ. Thượng nghị sĩ John Stennirg chất vấn tướng Wheeler: Liệu 206.000 quân tăng cường là nhằm tiếp tục chánh sách cũ ở Việt Nam hay đem thực hiện các chánh sách mới ở đó. Wheeler trả lời là: Từ nay cho đến lúc đó chưa được phép của trên cho thay đổi chánh sách. Stennirg nói: Nếu vậy thì tôi hoàn toàn chống lại việc tăng quân. Thượng nghị sĩ Hennry M.Jackson nói: Nhân dân Mỹ không thể chấp nhận một cuộc chiến tiêu hao trường kỳ, vì chiến tranh Việt Nam đã và sẽ trở thành một cái hố không đáy ngốn hết binh lực Mỹ nếu chánh quyền còn đeo đuổi các chánh sách đang thực hiện trước nay. Một nghị sĩ đưa ra một xấp báo và nói: Trong này đăng biết bao tin thắng trận từ Sài Gòn tới tấp gởi về. Và đây là tuyên bố của đại tướng Westmorland: ‘Tôi không tin rằng kẻ địch còn khả năng tiến hành một cuộc tấn công đồng loạt trong tương lai nữa. Họ đã bị thiệt hại nặng nề và mệt mỏi’. Vậy thì tại sao phải tăng quân. Các thượng nghị sĩ khác cũng phản đối tăng chiến và yêu cầu phải tranh thủ cơ hội Việt Cộng đang tan rã binh lực để thúc ép họ ngồi vào bàn đàm phán và kết thúc chiến tranh.

Ngày 8-3, bộ trưởng Quốc phòng Clifford gửi một bức điện cho tướng Westmoreland, yêu cầu phải dè dặt trong các đánh giá công khai tình hình và phải nêu lên ý kiến rằng cuộc chiến đấu trong tương lai sẽ rất ác liệt vì kẻ địch chưa dốc hết toàn bộ lực lượng và tài nguyên. Tuyệt đối cấm không được tiên đoán thắng lợi. (…) Việc động viên quân hậu bị sẽ bị Quốc hội gây khó khăn hơn rất nhiều, nếu không có sự đánh giá dè dặt, thận trọng về tình hình quân sự tại Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, đại tướng Westmoreland trả lời sẽ nghiêm chỉnh thực hiện, và quả nhiên trong suốt tháng 3, ông không dám trả lời báo chí bất cứ lần nào.

Trong khi bản kế hoạch tăng quân tuyệt mật đang còn được bàn thảo thì sáng chủ nhật 10-3, tờ báo New York Times đăng một bản tin, với đầu đề: Westmoreland và yêu cầu tăng thêm 206.000 quân đã gây dư luận xôn xao trong chánh quyền Mỹ. Lực lượng hiện nay là 510.000 người, sự chống đối của các quan chức trong Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đang tăng lên.

Không hiểu vì sao tin tức tuyệt mật như thế lại lọt vào tay báo giới, nhưng ngay sau đó các cơ quan thông tấn Mỹ đồng loạt tranh nhau đăng tin và ý kiến phản đối của dư luận Mỹ về kế hoạch tăng quân. Đại thể các báo cho rằng, vừa qua Chánh phủ Mỹ đã nói dối nhân dân Mỹ. Nếu quả thật nhiều lính cộng sản bị chết và quân cộng đang tan rã, tại sao Mỹ lại còn cần phải tăng thêm 206.000 quân. Nếu lần này, Mỹ tăng 206.000 quân, liệu có gì đảm bảo là sau này sẽ không cần thêm một đợt khác nữa hay không. Phải chăng Mỹ không còn giải pháp nào cho cuộc chiến tranh dài vô tận và không đáng giá trên lục địa châu Á này. Ngày 11-3, tạp chí Newsweek còn ghi rõ lời khuyên: Mỹ nên đình chỉ mọi cuộc hành quân Tìm và diệt với quy mô lớn, rút các lực lượng chánh ra khỏi các vùng biên giới thưa dân ở Nam Việt Nam, đặc biệt ra khỏi vùng ở sát dưới vùng phi quân sự và tìm cách giữ một sự cân bằng giữa quân đội Mỹ và quân đội địch. Đồng thời Mỹ phải tìm một giải pháp chánh trị cho chiến tranh, kể cả việc rút các lực lượng Mỹ trong một thời gian vài năm. (…) Lời khuyên này nguy hiểm và không có gì vui. Tuy nhiên, thêm một chiến lược nào khác kiểu trên đây là không còn có thể chấp nhận được nữa.

Tòa Bạch Cung vội tổ chức họp báo, bác bỏ thông tin tăng quân. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Dean Rusk được mời ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và có tiếp hai ngày trả lời trực tiếp trên truyền hình, về các yêu cầu vừa bị tiết lộ của quân đội và hiệu quả tổng thể của chiến lược chiến tranh của Johnson.

Ngày 12-3-1968, với cách biệt chỉ có 300 phiếu bầu, tổng thống Johhson vượt qua đối thủ có quan điểm phản chiến là Eugene McCarthy, để được Đảng bộ Đảng Dân chủ bang New Hampshire ủng hộ ra tranh cử pháp nhiệm tổng thống kế tiếp. Johnson không vui với kết quả này vì cho thấy rằng sự hỗ trợ chánh trị cho ông đang bị xói mòn nghiêm trọng.

Các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện sau sự kiện Tết Mậu thân cũng cho thấy, tỷ lệ ủng hộ tổng thể của Johnson đã bị tụt xuống 36%, trong khi tỷ lệ ủng hộ các chánh sách chiến tranh Việt Nam của ông tụt xuống thê thảm chỉ còn 26%.

Ngày 14-3-1968, một thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ khác là Robert F. Kennedy thảo luận với tổng thống Johnson một đề xuất chánh trị bí mật. Theo đó, Kennedy sẽ chấp nhận đứng ngoài cuộc đua tổng thống nếu Johnson chịu từ bỏ chiến lược của ông về Việt Nam trước nay, và bổ nhiệm một ủy ban bao gồm Kennedy, để vạch ra một sách lược mới về Việt Nam. Nhưng Johnson không chấp nhận đề nghị này.

Tối 15-3, tổng thống Johnson mời cựu ngoại trưởng Dean Acheson đến ăn tối để hỏi ý kiến về tình hình Việt Nam. Acheson đã mở cuộc nghiên cứu theo chỉ thị của tổng thống từ cuối tháng 2-1968, và báo cáo rằng: Cuộc tấn công của cộng quân trong dịp Tết thất bại hoàn toàn với thương vong nặng nề, nhưng khả năng mở những cuộc tấn công tương tự trong tương lai vẫn rất lớn, vì Bắc Việt đang ráo riết tăng quân và tăng võ khí mới từ Liên Xô, Trung Cộng. Rõ ràng không có mối liên quan, giữa một bên là các mục tiêu quân sự và bên kia là thời gian và tài nguyên mà Mỹ có thể thực hiện mục tiêu đó. Thực tế đã và sẽ cho thấy đơn thuần 500.000 quân Mỹ không đủ cho mục tiêu đánh đuổi và khuất phục Việt Cộng, trong khi nhân dân Mỹ không sẵn sàng tiếp tục mức độ nỗ lực như hiện nay trong thời gian cần thiết, có thể còn kéo dài, năm năm chẳng hạn. Rõ ràng dân chúng không sẵn sàng tăng mức độ nỗ lực đó lên. Vì vậy đề nghị cần phải đánh giá lại và thay đổi hoạt động của lực lượng mặt đất, cần phải ngừng hay phải giảm các cuộc ném bom và đi đến kết thúc chiến tranh sao cho Mỹ bị ít tổn thất nhất.

Ngày 16-3-1968, Johnson nhận được báo cáo của đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Goldbert: Đề nghị ngừng mọi hoạt động ném bom và thay đổi đường lối chiến tranh. Xin làm như vậy vì sự sáng suốt, lòng nhân đạo đòi hỏi và quần chúng yêu cầu.

Cũng trong ngày 16-3, thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy tuyên bố tham gia cuộc ứng cử tổng thống. Một trong các cam kết đầu tiên của ông là điều chỉnh chánh sách về Việt Nam. Các cuộc thăm dò sau đó cho thấy tỷ lệ ủng hộ Kenedy vượt qua khá cao so với đương kim tổng thống Johnson. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Robert Kennedy tập trung vào vấn đề sự tham dự của ông trong việc hình thành chánh sách về Việt Nam của anh của ông là cố tổng thống John F. Kennedy. Ông nói ‘sai lầm trước đây không thể là lời biện hộ cho sự duy trì riêng của mình về điều đó’ (past error is no excuse for its own perpetuation).

Ngày chủ nhật 17-3-1968, tổng thống Johnson và gia đình về nghĩ ở trang trại riêng ở Texas. Johnson đột xuất quyết định đi dự một cuộc họp của Hội Điền chủ quốc gia ở Miniepolis. Trả lời phóng viên báo chí tại cuộc họp, Johnson phát biểu: Có không biết bao nhiêu người ở đất nước này làm việc miệt mài suốt ngày đêm để làm cho chúng ta thua trong cuộc chiến tranh này. Một số khá đông người có thế lực và có ảnh hưởng muốn cho chúng ta rút ra khỏi cuộc chiến tranh và từ bỏ nó. Trước nay họ vẫn có cảm nghĩ này, nhưng hiện nay cảm nghĩ đó được bộc lộ ra và trở nên mãnh liệt. Lúc nào cũng có người tìm cách bôi nhọ chánh sách và kiểu cách của họ là mỗi tuần lại chỉ trích với một đề tài khác nhau – nạn tham nhũng, tướng Thiệu, tống cổ Westmoreland, v.v… và nhiều bài chỉ trích chắc chắn là từ phe cộng sản đưa đăng. (…) Tôi tha thiết kêu gọi nhân dân Mỹ hãy giữ vững lời cam kết, để giành thắng lợi cuối cùng cho cuộc đấu tranh, để giành lấy hòa bình.

Ngay sau đó, chủ tịch Hội Điền chủ phát biểu với các phóng viên: Tổng thống Johnson không có gì thay đổi trong đầu óc chiến tranh, rằng cuộc chiến tranh tốn kém chia rẽ lòng người và tiến hành ở một nơi quá xa xôi, điều này có nghĩa làm cho ngân sách thiếu hụt, lãi suất cao, giá cả đắt đỏ, mà không thu được lợi ích nào để bù lại như trong các cuộc chiến tranh khác. Đường lối phải thắng trong cuộc chiến mà tổng thống nêu ra trong cuộc họp này sau đó đã được các báo đài đưa tin và bình luận đó là tai họa.

Ngày 19-3, một nhóm nhà chánh trị trong ban vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai của Johnson gửi lên một bản kiến nghị gồm hai điểm: 1- Tổng thống nên có một hành động nào đó nỗi bật trước ngày bầu cử sơ bộ 2-4 ở bang Wisconsin để lấy lại vấn đề hòa bình. Có người đề nghị cử ngoại trưởng Rasce đến Geneve chờ đợi một thời gian cho đến khi nào phái đoàn Bắc Việt đến thương lượng. Một người khác đưa ý kiến ngừng bắn một thời gian ví dụ khoảng mười ngày, trong khi các toán quốc tế theo dõi lưu lượng xe cộ của Bắc Việt tăng lên trong thời gian đó. 2-Tổng thống nên giảm tuyên bố về đường lối cứng rắn. Cuộc điều tra mới nhất về dư luận của Viện Galoup cho thấy chỉ có 26% người được hỏi tán thành cách thức chỉ đạo chiến tranh của tổng thống, và số người tán thành khả năng về mọi mặt của tổng thống sụt xuống còn 36%. Quy luật mà viện này rút ra là bất cứ lúc nào nếu số người tán thành khả năng mọi mặt của tổng thống sụt xuống dưới 50%, ông ta sẽ bị nguy khốn về chánh trị.

Ngày 22-3-1968, tổng thống Johnson ra quyết định về nhân sự. Tướng Wheeler sẽ vẫn giữ nguyên chức chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân thêm một năm. Đô đốc Sharp – người chủ trương cứng rắn, tăng quân, tăng ném bom – thôi giữ chức tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngày 23-3, tổng thống Johnson cử đại tướng Wheeler đến sân bay Clark ở Philippines họp kín với đại tướng Westmoreland. Wheeler cho Westmoreland hay là tổng thống chỉ chấp nhận bổ sung 13.500 quân thay vì 206.000 như yêu cầu. Hai viên tướng bàn bạc và thống nhất tăng 13.500 quân yễm trợ hậu cần Mỹ ngoài số đã bổ sung tháng 2-1968. Ngoài ra có thể thuê hợp đồng 13.000 dân sự Việt Nam phục vụ tiếp tế và yễm trợ. Wheeler cũng yêu cầu Westmoreland hỗ trợ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mở rộng nỗ lực chiến tranh tự chủ, nhất là tăng số binh sĩ người Việt thiện chiến để bù vào chỗ thiếu hụt nếu có.

Ngày 25-3-1968, bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford tổ chức một bữa ăn tối gọi là ‘Wise Men’ (những nhà thông thái), mời khoảng một chục tướng lãnh, chánh khách nổi tiếng, có thâm niên và nhiều kinh nghiệm, trong đó có cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, thống tướng Omar Bradley… đến tham dự tại Bộ Ngoại giao. Khách mời được yêu cầu sẽ suy nghĩ trong một hôm để đưa ra đánh giá thẳng thắng về hiện tình Việt Nam.

Ngày 26-3, một bữa ăn trưa ‘Wise Men’ khác được tổ chức tại Bạch Cung để tổng thống Johnson nghe kết quả. Trong số ý kiến trả lời, có người phàn nàn về tình hình tham nhũng của viên chức chánh quyền Việt Nam, có người bi quan về khả năng sẽ thua trận trong tình cảnh hiện tại. Phần lớn họ cho rằng người Mỹ nên kết thúc sự dính líu tại Việt Nam, trong khi chỉ có bốn người có ý ngược lại.

Cũng tại bữa trưa này, bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford đề xuất với tổng thống các sự lựa chọn như sau: 1- Mở rộng chiến tranh, tăng thêm nhiều quân mặt đất, tổng động viên quốc gia, mở rộng chiến tranh mặt đất sang Lào, Cambodia và có thể phía nam Bắc Việt, đẩy mạnh ném bom Bắc Việt. 2- Bổ sung thêm khoảng vài ngàn quân nữa cho Việt Nam nhưng không có thay đổi về chiến lược cơ bản. 3- Thực hiện một chiến lược giảm bớt chiến tranh, xuống thang ném bom, bỏ các căn cứ lẻ loi, ví dụ như ở Khe Sanh, và sử dụng quân Mỹ ở thành phố và xung quanh các khu vực đông dân cư, trong lúc đó làm cho chánh phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa có thời gian đảm nhận gánh nặng chiến tranh.

Ngay sau đó, ngày 28-3, Johnson chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia suốt một ngày rưỡi để nghe ý kiến lần cuối của các cố vấn cao cấp, nhưng phần lớn đều muốn hạ nhiệt chiến tranh.

Ngày 31-3-1968, tổng thống Johson thông báo là ông đã quyết định không ra tranh cử pháp nhiệm tổng thống thứ hai nữa. Ông cũng tuyên bố tạm dừng một phần chiến dịch ném bom Rolling Thunder và thúc giục Hà Nội cùng sớm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình: ‘Chúng tôi đã chuẩn bị chuyển động ngay lập tức để tiến tới hòa bình thông qua đàm phán’ (We are prepared to move immediately toward peace through negotiations).

Đang kiệt quệ hơi sức sau thảm bại Mậu Thân 1968 và chiến dịch Sấm Rền, hòa đàm là chiếc phao cứu sinh hiếm hoi, nên bất chấp phản đối của Liên Xô và Trung Cộng, lần này cộng sản Bắc Việt vội vàng chụp lấy chiếc phao cứu sinh ‘hòa đàm’. Vào lúc này, việc ngừng ném bom chỉ áp dụng với mục tiêu ở phía bắc vĩ tuyến 20, trong đó có Hà Nội.

Ngày 11-4-1968, bộ trưởng Quốc phòng Clifford chánh thức thông báo là yêu cầu tăng thêm 206.000 binh sĩ của tướng Westmoreland đã không được tổng thống Johnson chấp thuận.

68- Các chiến dịch Carentan, Mingo, Samurai 4 (tỉnh Thừa Thiên) (3-3 đến 4-4-1968)

Từ ngày 3 đến 7-3-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/327 bộ binh, có tăng cường Tiểu đoàn 1/1 thủy quân lục chiến, mở chiến dịch Mingo, tuần tra giải tỏa an ninh tỉnh lộ 547 chạy qua thung lũng A Sầu, phía tây quận Nam Hòa, thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Từ ngày 3 đến 31-3, Sư đoàn 101 không vận Mỹ mở chiến dịch Carentan, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên. Quân Mỹ tham chiến gồm: các tiểu đoàn bộ binh 1/327, 1/501, 2/501, 1/502, Tiểu đoàn 2/17 kỵ binh của Sư đoàn 101; các tiểu đoàn bộ binh 1/505, 2/505, 1/508 của Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 không vận; Tiểu đoàn 2/1 bộ binh của Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ. Quân Mỹ đã lùng sục và quét sạch tàn quân Việt Cộng tại khu vực chân núi phía tây thị xã Huế dọc theo sông Bồ.

Từ ngày 4-3 đến 4-4, Biệt đội B-52 Project Delta Mỹ mở chiến dịch Samurai 4, do thám tại địa bàn phía tây tỉnh Thừa Thiên. Quân Mỹ đã hành quân do thám theo tuyến đường bộ phía tây thị xã Huế xâm nhập sâu về phía tây vào thung lũng A Sầu để xác định rõ tình hình và bố trí của tàn quân Việt Cộng rút chạy về đây sau loạt trận giao tranh ở Huế hồi Tết Mậu Thân.

69- Các chiến dịch Truy Kích 11, Trương Công Định/SĐ/21 (tỉnh An Xuyên, Ba Xuyên) (4 đến 28-3-1968)

Từ ngày 4 đến 6-3-1968, Sư đoàn 21 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Truy Kích 11, tìm diệt quân Việt Cộng và tái chiếm lại tỉnh lỵ Quản Long (tức Cà Mau) của tỉnh An Xuyên vừa bị quân Việt Cộng xâm nhập đánh phá.

Từ ngày 25 đến 28-3-1968, Sư đoàn 21 mở chiến dịch Trương Công Định/SĐ/21, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Ba Xuyên.

70- Các chiến dịch Bold Dragon 3, Coronado 12, Đường Của Dân, Trương Công Định (tỉnh Định Tường) (4-3 đến 30-7-1968)

Từ ngày 4-3 đến 21-5-1968, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ phối hợp với Sư đoàn 7 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Coronado 12, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Định Tường. Từ ngày 7-3, chiến dịch này đổi tên thành chiến dịch Trương Công Định cho tới khi kết thúc. Quân Mỹ tham chiến gồm Lữ đoàn 1 và Lữ đoàn 2 của Sư đoàn 9. Quân VNCH gồm Sư đoàn 7 và Chiến đoàn Bravo thủy quân lục chiến. Quân đồng minh đã lùng sục, truy kích, bao vây và tìm diệt các đơn vị tàn quân Việt Cộng sau loạt trận Tết Mậu Thân rút chạy về tại khu vực phía tây tỉnh lỵ Mỹ Tho, tỉnh Định Tường.

Giữa tháng 3-1968, Sư đoàn 7 bộ binh VNCH và Lữ đoàn 1/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ rút khỏi chiến dịch Trương Công Định để phối hợp mở tiếp chiến dịch Đường Của Dân/Bold Dragon 3 từ ngày 17-3 đến 30-7-1968, cũng tại địa bàn tỉnh Định Tường, mục tiêu là liên tục hành quân, tuần tra bảo vệ an ninh quốc lộ 4 từ Mỹ Tho tới Cai Lậy và tìm diệt các ổ tập trung cộng quân trong vùng.

Chiến dịch Trương Công Định vẫn còn lại Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 Mỹ và Chiến đoàn Bravo TQLC VNCH, tiếp tục hoạt động đến 21-5-1968 thì cũng sáp nhập vào đội hình chiến dịch Đường Của Dân/Bold Dragon 3. Tính trong chiến dịch Đường Của Dân/Bold Dragon 3, quân Mỹ chết 93; quân VNCH chết 115; quân Việt Cộng bỏ lại trận 1.357 xác. Tính trong chiến dịch Trương Công Định, cộng quân chết 1.546.

71- Các chiến dịch Champaign, Show Low (tỉnh Quảng Ngãi) (5 đến 26-3-1968)

Từ ngày 5 đến 13-3-1968, Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ phối hợp với Sư đoàn 2 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Show Low, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Quân Mỹ tham chiến gồm Tiểu đoàn 4/3 của Lữ đoàn 11 bộ binh nhẹ của Sư đoàn 23. Quân VNCH gồm 4 tiểu đoàn 2/4, 3/4, 4/4, 3/5 của Sư đoàn 2. Quân đồng minh đã lùng sục kỹ khu vực phía nam sông Trà Khúc từ tỉnh lỵ Quảng Ngãi tới quận lỵ Hà Thanh.

Ngày 20-3-1968, Tiểu đoàn 2/35 thuộc Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ chuyển quân tới bãi đáp Thunder để được biệt phái sang Lữ đoàn 11.

Từ ngày 20 đến 26-3-1968, Lữ đoàn 11 chỉ huy hai tiểu đoàn bộ binh 1/20 và 2/35 mở chiến dịch Champaign tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tìm diệt cộng quân tại khu vực chân núi từ bãi đáp Thunder kéo dài về phía tây nam tới giáp ranh tỉnh Bình Định.

Sau khi hoàn thành chiến dịch Champaign, ngày 26-3-1968, Tiểu đoàn 2/35 trở về quyền chỉ huy của Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 và chuyển quân tới căn cứ hỏa lực 7 ở tỉnh Kontum để tham gia chiến dịch Macathur/Bình Tây.

72- Chiến dịch Ashgrove Tram, Pinnaroo, Woolgoolga (tỉnh Phước Tuy) (5-3 đến 7-4-1968)

Từ ngày 5-3 đến 7-4-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 3 mở chiến dịch Pinnaroo, tìm diệt quân Việt Cộng tại khu vực đồi núi Long Hải, thuộc tỉnh Phước Tuy.

Trong tuần lễ cuối tháng 3-1968, Chiến đoàn 1 Úc mở liên tiếp hai chiến dịch tuần tra bao vây cách ly địa bàn và tìm diệt quân Việt Cộng tại tỉnh Phước Tuy.

– chỉ huy Tiểu đoàn 2 mở chiến dịch Ashgrove Tram ngày 25 và 26-3 tại khu vực Long Hải.

– chỉ huy Tiểu đoàn 7 mở chiến dịch Woolgoolga trong hai ngày 28 và 29-3-1968.

73- Các chiến dịch Rock, Worth (tỉnh Quảng Nam) (6 đến 26-3-1968)

Từ ngày 6 đến 10-3-1968, Trung đoàn 5/Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/7 mở chiến dịch Rock, tìm diệt quân Việt Cộng và phá hủy mật khu tại vùng quân Mỹ gọi là Arizona Territory, phía tây bắc lòng chảo An Hòa giữa hai con sông Vu Gia và Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 12 đến 26-3, Trung đoàn 7 TQLC Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn TQLC 1/7, 2/7 và Liên đội 3/5 kỵ binh, mở chiến dịch Worth, lùng sục kỹ tìm diệt cộng quân tại thung lũng Happy, ở tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Đà Nẵng 25 cây số về phía tây nam.

74- Các chiến dịch Alcorn Cove, Box Springs, Clarksville, Harrisburg, Los Banos, Valley Forge (tỉnh Biên Hòa, Long Khánh) (7-3 đến 7-4-1968)

Từ ngày 7 đến 16-3-1968, quân Mỹ gồm Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận, Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ và Trung đoàn 11 thiết kỵ, đã phối hợp mở cùng lúc hai chiến dịch.

– chiến dịch Harrisburg hành quân tuần tra bảo vệ an ninh tại địa bàn tỉnh Biên Hòa.

– chiến dịch Valley Forge tập kích vào chiến khu Đ của Việt Cộng tại khu vực tây bắc Xóm Cát, nằm dọc theo ranh giới hai tỉnh Biên Hòa và Long Khánh.

Từ ngày 16 đến 28-3, Lữ đoàn 199 bộ binh có tăng cường Tiểu đoàn 3/187 của Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận, đã mở chiến dịch Box Springs, tìm diệt cộng quân tại phía bắc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa.

Từ ngày 21-3 đến 6-4, Sư đoàn 18, Sư đoàn 25 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa và Trung đoàn 11 thiết kỵ Mỹ phối hợp mở chiến dịch Alcorn Cove, liên tục hành quân tuần tra, do thám địch tình và bảo vệ an ninh khu căn cứ Long Bình và căn cứ Blackhorse tại tỉnh Biên Hòa.

Từ ngày 27-3 đến 7-4-1968, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận mở chiến dịch Clarksville/Los Banos, liên tục hành quân tuần tra bảo vệ an ninh tại địa bàn tỉnh Biên Hòa.

75- Chiến dịch Wilderness (tỉnh Tây Ninh, Bình Dương) (8-3 đến 7-4-1968)

Từ ngày 8-3 đến 7-4-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn bộ binh 4/9, 2/12, 2/22, 3/22 và Tiểu đoàn 3/17 kỵ binh mở chiến dịch Wilderness, tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Quân Mỹ đã xác định vị trí và tìm diệt cộng quân tại các khu vực từ tỉnh lỵ Tây Ninh tới Dầu Tiếng và Gò Dầu Hạ. Cuộc hành quân cũng nhằm vãn hồi an ninh giao thông và an ninh địa bàn từ Tây Ninh Tây tới Dầu Tiếng.

76- Các chiến dịch Ford, Lam Sơn 193/1, Lam Sơn 193/2, Lam Sơn 194, Lam Sơn 203 (tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên) (10-3 đến 2-4-1968)

Từ ngày 10 đến 13-3-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở cùng lúc hai chiến dịch tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị: chỉ huy Trung đoàn 2 mở chiến dịch Lam Sơn 193/1; chỉ huy Trung đoàn 1 mở chiến dịch Lam Sơn 193/2.

Từ ngày 10 đến 20-3, Sư đoàn 1 bộ binh VNCH cũng chỉ huy Trung đoàn 3 mở chiến dịch Lam Sơn 194, tìm diệt cộng quân tại bán đảo Phú Thứ, phía đông căn cứ Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên. Cùng lúc đó, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/1 và 2/3 Mỹ cũng mở chiến dịch Ford để phối hợp với chiến dịch Lam Sơn 194.

Từ ngày 28-3 đến 2-4, Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 203, tiếp tục tìm diệt quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

77- Chiến dịch Quyết Thắng/Stern Victory và Chiến dịch San Francisco (Vùng 3 chiến thuật) (11-3 đến 7-4-1968)

Từ ngày 11-3 đến 7-4-1968, lực lượng đồng minh mở chiến dịch Quyết Thắng (Stern Victory), tìm diệt quân Việt Cộng tại Vùng 3 chiến thuật. Đây là chiến dịch hành quân tìm diệt có quy mô lớn nhất của quân đồng minh từ trước đến giờ với gần 50.000 quân tham gia. Bản tin Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 15-3-1968 nhận định ‘Đây là cuộc hành quân qui mô lớn nhất trong chiến tranh, có mục đích tìm và tiêu diệt Việt Cộng ở năm tỉnh chung quanh Sài Gòn’. Mục tiêu chiến dịch nhằm dập tắt hoạt động đánh phá của Việt Cộng tại toàn bộ năm tỉnh chung quanh Sài Gòn là Gia Định, Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương và Biên Hòa. Quân Mỹ tham chiến gồm: Lữ đoàn 2 và Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 1 bộ binh, Lữ đoàn 2 và Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 25 bộ binh, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 9 bộ binh và Trung đoàn 11 thiết kỵ. Quân Việt Nam Cộng Hòa gồm: Sư đoàn 5 và Sư đoàn 25 bộ binh, Liên đoàn 5 biệt động quân và một Chiến đoàn nhảy dù. Quân đồng minh bắt đầu chiến dịch bằng cuộc tập kích mạnh của Sư đoàn 1 Mỹ vào mật khu Long Nguyên nằm cách quận lỵ Chơn Thành 10 cây số về phía tây nam.

Sau gần một tháng hành quân, quân Mỹ chết 149, bị thương 875, trong đó riêng Sư đoàn 1 bộ binh chết 29, bị thương 332, Sư đoàn 25 bộ binh chết 50, bị thương 396; quân VNCH chết 284, bị thương 747; thiệt hại 18 xe tăng, thiết giáp. Cộng quân bị thương 3.550, bị bắt và đầu hàng 1.700, bỏ lại trận 2.658 xác, thiệt hại một số lớn thiết bị quân sự. Lực lượng Việt Cộng lúc này lâm vào tình cảnh thiếu thốn mọi mặt, tinh thần hoang mang rã rời sau loạt liên tiếp thất trận, không còn tinh thần chiến đấu nên thương vong và bị bắt, đầu hàng rất nhiều.

Trong khi vẫn đang tham gia chiến dịch Stern Victory, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ cũng mở thêm chiến dịch San Francisco trong hai ngày 16 và 17-3-1968, tìm diệt cộng quân tại Vùng 3 chiến thuật.

78- Vụ thảm sát thường dân ở xã Mỹ Lai (tỉnh Quảng Ngãi) (16-3-1968)

Trong đội hình chiến dịch Muscatine từ ngày 19-12-1967 đến 8-6-1968 tại tỉnh Quảng Ngãi, một đơn vị Mỹ đã gây ra tai tiếng thảm sát thường dân nghiêm trọng bị báo chí Mỹ công kích dữ dội.

Đầu năm 1968, quân Việt Cộng hoạt động mạnh tại khu vực ven biển quận Sơn Tịnh phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, vừa đẩy mạnh đánh phá tại địa phương như pháo kích vào các căn cứ và khu dân cư, phục kích các chuyến xe quân sự lẫn dân sự trên quốc lộ 1, gài mìn, bắn tỉa, vừa đón các chuyến tàu vận chuyển vũ khí từ Bắc vào trang bị cho lực lượng tấn công trong chiến dịch Mậu Thân và những tháng sau đó.

Từ ngày 13-3-1968, Lữ đoàn 11/Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ mở cuộc hành quân truy quét cộng quân tại khu vực quận Sơn Tịnh. Khoảng 400 quân thuộc Chiến đoàn Barker có tăng cường một số quân của các đơn vị như Tiểu đoàn 1/20 (Skys Regular), Tiểu đoàn 3/1 (Always First), Tiểu đoàn 4/3 (Old Guars), Tiểu đoàn 4/21, khi hành quân qua khu vực làng Mỹ Lai thì bị một lực lượng cỡ ba tiểu đoàn cộng quân phục kích, bắn tỉa, đạp phải mìn bẫy làm chết 42, bị thương 95.

Ngày 16-3, Trung đội 1 bộ binh thuộc Đại đội Charlie/Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn 11 đổ bộ từ trực thăng xâm nhập vào thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, thì đụng độ với du kích cộng quân khoảng 80 người, trang bị súng cối 82 ly, trung liên RPD, trọng liên 12 ly 8, B 40, B 41, AK 47. Trong giao tranh, quân Mỹ đã bắn chết 502 người trong thôn, trong đó có khoảng 220 thường dân gồm người già, phụ nữ, trẻ em. Vụ việc này sau đó bị nêu lên báo chí Mỹ, tạo duyên cớ hình thành một cao trào do cộng sản Bắc Việt phát động nhằm đả kích và chống Mỹ ra khắp thế giới. Quân đội Mỹ đã đưa vụ việc này ra xét xử tại tòa án quân sự, các binh sĩ tham gia trận đánh đã bị kết tội giết hại thường dân và bị kết án nhiều năm tù giam.

Nguồn tin báo chí từ vụ án cho biết sau một trận giao tranh ác liệt làm 5 lính Mỹ chết và 11 người bị thương, quân Mỹ truy kích vào thôn Mỹ Lai tìm kiếm mà không phát hiện Việt Cộng. Lính Mỹ bắt đầu bắn chết những người dân mà họ tìm thấy. Việc này chỉ bị gián đoạn khi có một chiếc trực thăng Mỹ đáp xuống. Sau đó viên phi công là Hugh Thompson đã di tản những thường dân còn lại sau khi nhận ra những gì vừa xảy ra.

Các báo cáo ban đầu của những binh sĩ tham gia ở Mỹ Lai vào ngày 28-3-1968 viết rằng có 69 cán binh Việt Cộng bị giết mà không đề cập gì đến thương vong dân sự.

Vụ thảm sát Mỹ Lai được che dấu thành công suốt một năm, cho đến khi một loạt các bức thư gởi từ Việt Nam của cựu binh Ronald Ridenhour châm ngòi cho một cuộc điều tra chánh thức của Lục quân. Kết quả điều tra xác định rằng: viên đại úy đại đội trưởng là Ernest L. Medina, trung úy trung đội trưởng Trung đội 1 là William Calley, và 14 người khác bị đưa ra Tòa án binh. Một số hình ảnh tin tức về cuộc tàn sát, cho thấy có nhiều trẻ em, phụ nữ và người già đã bị giết, đã tạo ra ảnh hưởng xấu dai dẳng lâu dài nhất về quá trình tham chiến của Mỹ tại Việt Nam.

79- Chiến dịch Quick Kill (tỉnh Phong Dinh) (20-3-1968)

Trong ngày 20-3-1968, quân Mỹ gồm Biệt đội SEAL Team One và Phi đoàn 3 trực thăng xung phong đã mở chiến dịch Quick Kill, phản kích và tìm diệt quân Việt Cộng tại Cù Lao Mây, nằm giữa sông Hậu Giang thuộc tỉnh Phong Dinh, cách thị xã Cần Thơ 11 cây số về phía đông nam.

80- Tổng thống Johnson mở đường cho đàm phán hòa bình (31-3-1968)

Bất chấp kiến nghị của các cố vấn thân cận, ngày 31-3-1968, tổng thống Johnson thông báo với báo chí sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Ông cũng tuyên bố chấm dứt ném bom để thúc giục Bắc Việt chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán. Việc tạm ngừng ném bom chỉ áp dụng với các mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20, trong đó có Hà Nội; riêng khu vực từ phía nam vĩ tuyến 20 tới vĩ tuyến 17 vẫn thỉnh thoảng bị Mỹ không kích với mức độ giảm hơn trước để vừa tiếp tục ngăn chặn Bắc Việt nam xâm, vừa khuyến khích Bắc Việt tỏ thiện chí hòa bình. Đồng thời Mỹ cũng ngay lập tức đưa thêm 13.500 quân Mỹ sang Việt Nam, nâng tổng số quân Mỹ tại Việt Nam lên mức kỷ lục là 525.000 người.

Do nắm rõ cộng quân thiệt hại quá nặng nề sau chiến sự Mậu Thân, vì thế lúc 21 giờ chủ nhật 31-3-1968 giờ Washington, tổng thống Johnson tuyên bố trên đài truyền hình: Chúng tôi sẵn sàng đi tới hòa bình ngay lập tức thông qua các cuộc thương lượng. Do đó đến nay, với hy vọng rằng hành động này sẽ sớm dẫn tới các cuộc thương lượng, tôi nhận đi bước đầu tiên xuống thang chiến tranh. Chúng tôi sẽ giảm bớt đáng kể ngay trước mắt, mức độ xung đột hiện nay và chúng tôi sẽ làm điều đó một cách đơn phương và làm ngay lập tức. Ngay hôm đó, tổng thống Johnson chánh thức bác bỏ Kế hoạch tăng quân, tăng ném bom và mở rộng chiến tranh. Đại tướng Westmoreland sẽ được rút về Bộ Quốc phòng làm tham mưu trưởng Lục quân từ giữa tháng 5-1968.

81- Một số tình hình trong tháng 4-1968

Từ tháng 4-1968, hầu như các chiến dịch hành quân của quân đồng minh chủ yếu đề ra mục tiêu là truy tìm và quét sạch (search and clear), tức là phát hiện và đánh đuổi về Lào và Cambodia, chứ không là tìm và diệt (search and destroy) quân Việt Cộng như trước đây.

Ngày 4-4, nhà hoạt động dân quyền người da đen Martin Luther King bị ám sát tại Mamphis. Sự kiện này làm bùng nổ cuộc bạo loạn sắc tộc tại hơn 100 thành phố khắp nước Mỹ.

Ngày 11-4, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clifford cho đại tướng Westmoreland biết là đề nghị tăng thêm 206.000 binh sĩ sang Việt Nam không được tổng thống và Quốc hội chấp thuận.

Trong tháng 4-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Đại đội F/8 không kỵ (1-4); Tiểu đoàn 5/42 pháo binh (2-4); Tiểu đoàn 5/12 bộ binh (7-4, đóng ở Hố Nai); Tiểu đoàn 6/31 bộ binh (8-4, đóng ở trại Bearcat, Long Thành, rồi chuyển tới Bình Chánh, 25-4); Tiểu đoàn 4/21 bộ binh (14-4, đóng ở Đức Phổ); Phi đoàn 223 tấn công thủy quân lục chiến (23-4, đóng ở Chu Lai); Phi đoàn 120 tiêm kích chiến thuật (30-4, đóng ở Phan Rang). Liên đoàn 39 không quân tạm thời TQLC được thành lập ở Quảng Trị (16-4), với lực lượng gồm hai phi đoàn trực thăng TQLC 163, 262 và Phi đoàn 6 quan sát TQLC. Các phi đoàn trực thăng TQLC 362, 363 chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ.

Các đơn vị Mỹ thay đổi vị trí đóng quân gồm: Sở chỉ huy Lữ đoàn 198 bộ binh nhẹ chuyển tới đồi Hawk Hill (8-4); Tiểu đoàn 1/14 bộ binh và Đại đội C/1/10 kỵ binh chuyển tới Kontum (8-4); Tiểu đoàn 27 công binh chiến đấu chuyển tới Gia Lễ, Phú Bài (12-4); Sở chỉ huy Trung đoàn 1 TQLC chuyển tới Khe Sanh (15-4); Sở chỉ huy Trung đoàn 26 TQLC chuyển tới Quảng Trị (18-4); Sở chỉ huy Lữ đoàn 196 khinh binh chuyển tới Phong Điền (19-4); hai tiểu đoàn bộ binh 2/1, 3/21 và Đại đội C/6/16 bích kích pháo chuyển tới Phong Điền (19-4); Tiểu đoàn 1/20 bộ binh chuyển tới bãi đáp Ross (19-4). Tiểu đoàn 1 hoàng gia Úc sang Việt Nam (7-4), thay cho Tiểu đoàn 7 về nước (9-4).

82- Cuộc không kích Rolling Thunder trên miền Bắc (từ tháng 4 đến tháng 9-1968)

Trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã viết:

“Vào ngày 1-4-1968, trong một nỗ lực thêm nữa để đưa Hà Nội đến hội nghị hòa đàm, tổng thống Johson đã ra lệnh ngừng các cuộc ném bom vào các vùng sản xuất lương thực và khu dân cư trọng yếu của Bắc Việt, ngoại trừ vùng phía bắc khu phi quân sự, là nơi các hành động của Bắc Việt đe dọa trực tiếp quân Mỹ và đồng minh ở miền Nam Việt Nam. Bởi vì chiến dịch Rolling Thunder do đó bị hạn chế, các mục tiêu tấn công ưu tiên đã được hướng đến các bến xe, khu kho tàng và khu phức hợp quân sự. Các đợt tấn công trinh sát võ trang hướng tới các đoàn xe hậu cần và ngăn chặn các vị trí dọc theo các mục tiêu LOC trọng yếu.

Hoạt động của Bắc Việt trong thời gian ngừng ném bom một phần

Các nguồn tin tình báo cho biết, rất nhiều khu vực LOC ở miền Bắc đang được tiến hành hoặc hoàn thành sửa chữa và nâng cấp kể từ khi ngừng ném bom một phần. Con đường nối Hà Nội, Hải Phòng và Hòn Gai được duy trì tốt. Các cầu nối Hà Nội và Hải Phòng đã được sửa chữa và giao thông trôi chảy suốt ngày đêm.

Các chuyến trinh sát có giới hạn bằng đường không đã cung cấp bằng chứng về số lượng hàng tồn trữ rất lớn ở Hà Nội và Hải Phòng, tuy nhiên phạm vi phủ sóng không thường xuyên khiến cho khó xác định là hoạt động vận chuyển có thật sự tăng lên hay không. Theo cách nhìn của việc hạn chế ném bom và hoạt động sửa chữa rõ ràng, sẽ hợp lý để nghĩ rằng Hà Nội đã vận chuyển trọng tải tối đa khắp các mục tiêu LOC ở phần phía bắc của Bắc Việt.

Có bằng chứng cho thấy rằng các cuộc không kích tập trung vào phía Nam vĩ tuyến 190 Bắc đã dẫn đến sự chuyển đổi cách thức vận chuyển. Có vẻ như đã có một nỗ lực phối hợp để giữ hàng hóa đi theo các tuyến nội địa và tuyến đường thứ yếu.

Các báo cáo kể từ thời điểm hạn chế ném bom vào ngày 1-4-1968 cho thấy hàng hóa nhập vào cảng Hải Phòng không được xếp lưu kho mà đưa trực tiếp lên các xe tải rời khu vực bến tàu ngay lập tức. Hình không ảnh cho thấy kho tàng rộng khắp khu vực cảng, nhưng trong kho không chứa nhiều hàng, cho thấy rằng hàng lưu chảy không hạn chế. Việc cung cấp lao động ở bến tàu được báo cáo là đầy đủ, hiệu quả và tinh thần làm việc của công nhân bốc xếp ở mức cao.

Một khi sự xuất hiện của máy bay Mỹ ở phía bắc của Bắc Việt bị dừng lại, Bắc Việt đã tận dụng tối đa cơ hội tự do hành động bằng cách tăng cường các hoạt động đào tạo và tu bộ tất cả các đơn vị hệ thống phòng không.

Tính đến thời điểm viết báo cáo này, không có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội đã sẵn sàng đàm phán để có nền hòa bình hợp lý tại Paris. Phái đoàn Bắc Việt cho biết rằng họ đã chuẩn bị cho các cuộc thảo luận kéo dài. Trong thời gian chờ đợi, Hà Nội tiếp tục cố gắng tạo ấn tượng rằng lực lượng Cộng quân ở miền Nam Việt Nam đang hoạt động mạnh ở khắp nơi. Cuộc tấn công chống Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào cuối tháng 5-1968 với ảo vọng làm hao mòn sự ủng hộ của dân chúng miền Nam và làm tăng sức mạnh tiếng nói của Hà Nội trong các cuộc hòa đàm tại Paris.”

Từ tháng 4 đến tháng 10-1968, quân đồng minh huy động 79.000 lần chiếc máy bay chiến thuật và máy bay B52, và 4.596 lần xuất kích của tuần dương hạm và khu trục hạm tham gia chiến dịch ném bom, tập kích hạn chế ở Khu 5 từ phía nam vĩ tuyến 20 trở vào. Quân đồng minh tập trung lực lượng đánh mạnh vào các đầu mối giao thông, hình thành cách đánh trọng điểm liên hoàn, trong đó khu vực bị tập kích mạnh nhất là từ bắc sông Lam (tỉnh Nghệ An) tới nam sông Gianh (tỉnh Quảng Bình).

Do bị không quân đồng minh tập trung tập kích vào mùa mưa trên địa hình có nhiều sông ngòi chia cắt, nhiều tuyến đường vận chuyển của Việt Cộng bị tắc. Quốc lộ 1 và 15A đoạn chạy qua Hà Tĩnh bị tắc mỗi tháng 28 ngày trong hai tháng 8 và 9-1968. Chân hàng của Đoàn 559 ở Khu 4 chỉ còn 1.000 tấn tháng 9-1968. Để có xăng cho xe tải, các binh trạm 12, 14 phải dùng người gùi từng can xăng qua các trọng điểm.

Ngày 3-4-1968, Chính phủ Việt Cộng ra tuyên bố phản đối việc Mỹ tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ ngày 31-3-1968, đồng thời nêu rõ sẵn sàng đàm phán với đại diện Mỹ.

Ngày 6-4, Bắc Việt tuyên bố Lực lượng phòng không tại Quảng Bình bắn rơi 1 máy bay.

Ngày 8-5, Bắc Việt tuyên bố bắn rơi tại Hà Bắc chiếc máy bay thứ 2900 rơi trên miền Bắc.

Ngày 25-6, Bắc Việt tuyên bố tỉnh Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay thứ 3000 trên miền Bắc.

Ngày 1-8, Bắc Việt tuyên bố Phòng không Hà Tĩnh bắn rơi 1 máy bay Mỹ.

Ngày 3-8, Bắc Việt tuyên bố Phòng không Quảng Bình bắn rơi 1 máy bay Mỹ A4D.

Ngày 5-8, Bắc Việt tuyên bố Phòng không Vĩnh Linh bắn rơi 1 máy bay Mỹ.

Ngày 15-8, Bắc Việt tuyên bố tỉnh Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay thứ 3100 rơi trên miền Bắc.

Ngày 19-9, Bắc Việt tuyên bố Quân khu 4 bắn rơi 5 máy bay Mỹ, trong đó tại tỉnh Quảng Bình bắn rơi chiếc thứ 1.400 ở quân khu. Các số liệu của Bắc Việt bị tài liệu của Mỹ bác bỏ và cho rằng chỉ nhằm mục đích tuyên truyền sai sự thật.

83- Hệ thống phòng không tại Bắc Việt (giữa năm 1968)

Trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã viết:

“Số lượng võ khí AAA (anti-aircraft artillery, pháo phòng không) được triển khai và gia tăng nhanh chóng sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Đến giữa tháng 2-1965, số võ khí AAA sẵn sàng chiến đấu đã tăng thêm khoảng 1.400 bộ lên tổng cộng hơn 2.100 bộ. Vào tháng 5-1965, đèn soi tìm (search-light) lần đầu tiên được phát hiện, và vào tháng 7-1965 việc triển khai pháo AAA 100 ly đã tăng cường khả năng phòng thủ của Bắc Việt, bằng cách cung cấp khả năng súng bắn máy bay bay ở độ cao lên tới gần 12.000 mét. Vào tháng 4-1968 đã có 8.000 võ khí AAA, phần lớn trong số đó là AAA hạng nhẹ và võ khí tự động.

Trong các năm 1966-67, và nửa đầu 1968, thiết bị cảnh báo sớm tiếp tục được cải tiến và tăng số lượng để đảm bảo phạm vi phủ sóng rộng khắp Bắc Việt, sang tận Tây Lào, khắp Vịnh Bắc Bộ và cả về phía nam và phía đông. Khả năng xác định độ cao được tăng cường bằng cách bổ sung máy dò tìm độ cao. Hệ thống radar được đánh giá là có khả năng phát hiện và theo dõi máy bay trên 450 đến 600 mét và mạng lưới cũng có thể là đủ phức tạp để duy trì tính liên tục của việc theo dõi và phối hợp phòng không với áp lực thâm nhập nhiều. Các radar GCI (ground-controlled interception, đánh chặn điều khiển mặt đất) đã kiểm soát hoạt động của máy bay tại khu vực Hải Phòng – Hà Nội – Thái Nguyên, và trong một thời gian ở phía nam vùng Cán Chảo vào đầu năm 1968. Cho đến cuối tháng 4-1968, đã có tổng cộng hơn 350 radar đã được vận chuyển vào Bắc Việt. Radar điều khiển hỏa lực được cho là đang gia tăng ở phía nam vùng Cán Chảo sau khi có lệnh giới hạn đánh bom của tổng thống Mỹ.

Sự tập trung các cuộc không kích của chúng ta ở vùng Cán Chảo vào tháng 4-1968 dẫn đến những nỗ lực rõ ràng của Không quân Bắc Việt nhằm thiết lập lại khả năng chiến đấu ở Vinh, nhưng những cuộc không kích của chúng ta tại sân bay Vinh vào tháng 5 đã khiến nó không thể phục hồi được. Việc xây dựng tiếp tục tại Yên Bái; và sân bay có khả năng hỗ trợ hoạt động hạn chế vào tháng 5-1968, do đó mở rộng khả năng phòng không của Bắc Việt ở phía tây bắc. Lệnh giới hạn đánh bom của ta cho phép các sân bay được sửa chữa và các dự án xây dựng được nối lại.

Trong những tháng đầu năm 1968, mức phản ứng của máy bay MiG nói chung là thấp. Tuy nhiên, tiếp tục có các chuyến bay MiG riêng lẻ vào khu vực phía nam vĩ tuyến 200 Bắc, cho thấy Bắc Việt ngày càng hung hăng và đang hoàn thiện chiến thuật. Các trận không chiến đã làm thiệt hại 9 máy bay MiG và 8 chiếc của chúng ta. Bắc Việt vẫn còn khoảng 20 đến 25 máy bay chiến đấu, chủ yếu đặt tại các sân bay Phúc Yên và Gia Lâm.

Hoạt động của SAM được quan sát là tương đối nhẹ nhàng, vì hoạt động đường không của Mỹ có giới hạn trong vùng phòng thủ của SAM. Vào cuối tháng 4-1968, số lượng các địa điểm SAM được xác định kể từ khi bắt đầu chiến tranh lên tới gần 300. Hiệu quả của SAM tiếp tục xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4-1968, khi tỷ lệ số tên lửa SAM bắn rơi máy bay chỉ còn 67-1.

Khi việc ngừng ném bom tiếp tục, có thể Bắc Việt có thể sẽ di chuyển các đơn vị SAM và các nguồn lực phòng không khác đến phía nam của vùng hạn chế ném bom.”

84- Các chiến dịch Lam Sơn 207 và Pegasus (tỉnh Quảng Trị) (1 đến 8-4-1968) – Quân Mỹ rút bỏ Khe Sanh (15-4-1968)

Từ ngày 1 đến 8-4-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Pegasus để tái kiểm soát quốc lộ 9 và giải vây cho đơn vị Thủy quân lục chiến tại Khe Sanh.

Xuất phát từ Cam Lộ và Ca Lu (bãi đáp Stud), Lữ đoàn 2 và Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh đã nhảy bật bằng không vận tới hai bãi đáp Cates và Thor, hướng về căn cứ thủy quân lục chiến. Cùng lúc đó, Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn TQLC 2/1, 2/3, 2/6, 1/9, 3/11, 2/26, 3/26, Tiểu đoàn 11 công binh, cùng với Tiểu đoàn 5/7 kỵ binh và Tiểu đoàn 8 công binh/Sư đoàn 1 kỵ binh, Tiểu đoàn 5 công binh/Lực lượng hải quân Sea Bees, đánh thốc theo quốc lộ 9 tới Khe Sanh, vừa tiến quân vừa tu sửa đường. Quân Việt Nam Cộng Hòa gồm Chiến đoàn 3/Sư đoàn nhảy dù và Tiểu đoàn 37 biệt động quân cũng đồng thời mở chiến dịch Lam Sơn 207 để tác chiến bên cạnh chiến dịch Pegasus. Quân Việt Cộng đang bao vây tại Khe Sanh lúc này gồm phần lớn của hai sư đoàn 304 và 325.

Từ khuya 1-4, hai tiểu đoàn 2/1 và 2/3 Mỹ bắt đầu làm mũi nhọn thực thi chiến dịch Pegasus.

Sáng 4-4, ba đại đội của Tiểu đoàn 1/9 TQLC Mỹ tấn công đồi 471 cách sân bay Khe Sanh 2 năm cây số về phía nam đang do Tiểu đoàn 7/66/304 cộng quân kiểm soát. Sau khi cho máy bay ném bom napalm, bắn pháo, quân Mỹ chiếm được ngọn đồi lúc xế chiều và phát hiện 35 xác cộng quân. Tối hôm đó, Việt Cộng trả đủa hơn 200 quả đạn pháo bắn lên đồi nhưng quân Mỹ phản kích bằng phi cơ và pháo binh nên vẫn trụ vững, vài hôm sau có thêm Tiểu đoàn 37 biệt động quân VNCH nhảy dù đến tăng cường.

Ngày 5-4, Tiểu đoàn 1/9 Mỹ tiến chiếm đồi 689 nhưng không gặp sự kháng cự nào. Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 5/7 kỵ binh Mỹ cũng hành quân kiểm soát vùng rừng rậm cách đồi 689 nửa cây số.

Ngày 6-4, các tiểu đoàn 2/26 và 3/26 TQLC Mỹ cũng chiếm vùng tây bắc Khe Sanh. Một đại đội thuộc Tiểu đoàn 2/6 TQLC Mỹ chạm trán và buộc một đơn vị cộng quân rút chạy, bỏ lại 48 xác.

Trong khi đó, các kỹ sư quân sự lắp đặt nhiều thiết bị điện tử quanh khu vực Khe Sanh vừa chiếm để thu thập tin tức hoạt động đối phương. Dựa trên tin thám báo, Không quân Mỹ thực hiện trên 600 phi vụ ném bom B 52 vào các vị trí cộng quân.

Ngày 8-4, Chiến đoàn 3 dù Việt Nam Cộng Hòa rãi quân khắp vùng cao nguyên Khe Sanh. Cũng trong ngày này, căn cứ Khe Sanh được Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ kiểm soát hoàn toàn. Nỗ lực tiếp vận khẩn cấp cho căn cứ này cũng hoàn thành sứ mạng và kết thúc.

Sau chín ngày chiến dịch, quân Việt-Mỹ đã căn bản kiểm soát được tình hình khu vực Khe Sanh. Quân đồng minh đã thực hiện 1.625 phi vụ không kích. Trong đó 650 phi vụ của TQLC, 463 phi vụ của Không lực Mỹ, 436 phi vụ của Chiến đoàn 77 Carrier-Based Hải quân Mỹ, 58 phi vụ của Không quân hải quân Mỹ, 18 phi vụ của Không quân Việt Nam Cộng Hòa.

Báo cáo của thám báo Việt-Mỹ khẳng định: đã phát hiện hàng trăm hố chôn xác cộng quân, hàng trăm xác bỏ tại trận, hơn 550 võ khí cá nhân, hơn 200 võ khí hạng nặng, một số súng phòng không, hơn 20 xe quân sự, kể cả xe tăng P-76 và motor scooter, 840 tấn đạn dược, lương thực, thiết bị thông tin, quân trang.

Ngày 8-4-1968, chiến dịch Pegasus kết thúc, khai thông Đường 9 suốt từ bờ biển đến biên giới Lào, từ Khe Sanh đến khu giới tuyến. Cộng quân thiệt hại nặng nề buộc phải rút tàn binh theo hai ngã về Bắc Việt và sang rừng sâu Hạ Lào dưỡng thương. Kết quả trong chiến dịch Pegasus, cộng quân chết 1.304, bị thương 3.546, bị bắt và đầu hàng 21. Quân Sư đoàn 1 không kỵ Mỹ chết 92, bị thương 629, mất tích 5. Quân VNCH chết 33, bị thương 187.

Tính chung thiệt hại của Bắc Việt trong cuộc bao vây Khe Sanh lên đến hơn 15.000 quân, làm cho Khe Sanh mất đi danh hiệu một Điện Biên Phủ thứ hai mà thật sự là một hỏa ngục của cộng quân. Quốc lộ 9 hoàn toàn khai thông suốt 83 cây số từ bờ biển Cửa Việt đến biên giới Lao Bảo. Trong thời gian bị vây hãm ở Khe Sanh, tổng cộng Thủy quân lục chiến Mỹ thiệt mạng 199 và bị thương 830 người.

Tuy nhiên, sau khi giải vây Khe Sanh, tổng thống Johnson và Bộ Quốc phòng lại quyết định không cần phí sức để giữ những vùng hoang vắng như Khe Sanh. Quân Mỹ được lệnh bí mật rút bỏ không cứ Khe Sanh và rút hết Thủy quân lục chiến ra khỏi khu vực vào ngày 15-4-1968.

Nhận định về ‘chủ nghĩa anh hùng’ của binh sĩ Mỹ khi bảo vệ Khe Sanh, tổng thống Johnson nói: ‘…họ đã chứng minh hùng hồn cho kẻ thù thấy rõ là thật vô ích đến tuyệt vọng nếu còn mưu toan đi tìm chiến thắng ở miền Nam’ (…they vividly demonstrated to the enemy the utter futility of his attempts to win a military victory in the South). Ngược lại, một cán bộ cấp cao Bắc Việt cho rằng việc quân Mỹ phải rút bỏ Khe Sanh giữa tháng 4-1968 chính là ‘thất bại nghiêm trọng nhất’ của Mỹ từ trước đến nay.

85- Các chiến dịch Charlton, Đại Độ, Night Owl, Rice (tỉnh Quảng Trị) (1-4 đến 4-5-1968)

Từ ngày 1 đến 30-4-1968, Trung đoàn 4/Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/4 mở chiến dịch Night Owl, tìm quét quân Việt Cộng tại vùng An Mỹ- tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 1-4 đến 1-5, Trung đoàn 26/Sư đoàn 3 TQLC Mỹ mở chiến dịch Rice, hành quân bảo vệ vụ mùa lúa của dân tại địa bàn đồng bằng tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 12 đến 16-4-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/1 TQLC mở chiến dịch Charlton, tìm quét quân Việt Cộng tại thung lũng Ba Lòng ở phía đông xã Ba Lòng, tỉnh Quảng Trị. Đây là một hoạt động hỗ trợ cho chiến dịch Lancaster 2 đang diễn ra.

Từ ngày 15-4 đến 4-5, Sư đoàn 3 TQLC Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn 1/3, 2/4, 1/9, mở chiến dịch Đại Độ, tìm quét cộng quân tại làng Đại Độ, ven biển Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Trong chiến dịch đã xảy tra trận Đại Độ ác liệt từ 30-4 đến 3-5-1968.

86- Các chiến dịch Carentan 2/Carrington 2, Unnamed (Quảng Trị, Thừa Thiên) (1-4 đến 17-5-1968)

Từ ngày 1-4 đến 17-5-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 không vận Mỹ mở chiến dịch Carentan 2/Carrington 2, do thám địch tình và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực đồng bằng hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Quân Mỹ tham chiến gồm: Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 không vận; Tiểu đoàn 2/327 bộ binh và Tiểu đoàn 2/17 kỵ binh của Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận; Tiểu đoàn 2/1 của Lữ đoàn 196 khinh binh; Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 không vận. Mục tiêu hàng đầu của chiến dịch là giải tỏa quốc lộ 1 từ căn cứ Camp Evans tới Hải Lăng. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 195; quân Việt Cộng bỏ lại trận 2.100 xác.

Từ ngày 28-4 đến 4-5-1968, Sư đoàn 101 mở chiến dịch Unnamed, tìm quét quân Việt Cộng tại tỉnh Thừa Thiên. Quân Mỹ chết 312; cộng quân bỏ lại trận 314 xác và 69 thương binh.

87- Các chiến dịch Ballard, Jasper Square, Quick Track, Wood Pecker (tỉnh Quảng Nam) (1-4 đến 1-6-1968)

Từ ngày 1-4 đến 1-5-1968, Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy Đại đội 1 thám báo mở chiến dịch Quick Track, hành quân do thám địch tình quân Việt Cộng tại tỉnh Quảng Nam ở phía tây thị xã Đà Nẵng.

Cùng lúc đó, Sư đoàn 1 TQLC Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1 công binh mở chiến dịch Wood Pecker từ ngày 1-4 đến 1-6-1968, thực hiện hoạt động phát quang và tháo gỡ bom mìn tại khu vực ngoại vi thị xã Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 9 đến 30-4-1968, Trung đoàn 7/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ mở chiến dịch Ballard, tìm diệt cộng quân tại dãy núi Sơn Gò, tỉnh Quảng Nam (mà quân Mỹ gọi là Charlie Ridge).

Từ ngày 10 đến 14-4, Trung đoàn 7 TQLC Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/7 mở chiến dịch Jasper Square, tìm quét cộng quân tại khu vực phía tây Gò Nổi, thuộc tỉnh Quảng Nam, là nơi bị cộng quân kiểm soát trong một thời gian dài.

88- Chiến dịch Brilliant Dragon 1, 2, 3, 4, 5 (tỉnh Quảng Nam) (1-4 đến 31-5-1968)

Trong hai tháng 4 và 5-1968, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến (Thanh Long) Hàn Quốc mở liên tiếp năm pha chiến dịch Brilliant Dragon, tìm quét quân Việt Cộng và giải tỏa an ninh tại địa bàn tỉnh Quảng Nam: từ ngày 1 đến 17-4 mở chiến dịch Brilliant Dragon 1; từ ngày 17 đến 22-4 mở chiến dịch Brilliant Dragon 2; từ ngày 27-4 đến 18-5 mở chiến dịch Brilliant Dragon 3; từ ngày 19 đến 25-5 mở chiến dịch Brilliant Dragon 4; từ ngày 26 đến 31-5 mở chiến dịch Brilliant Dragon 5.

89- Chiến dịch Cooktown Orchird (tỉnh Phước Tuy) (1 đến 24-4-1968)

Từ ngày 1 đến 24-4-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 2 mở chiến dịch Cooktown Orchird, tuần tra bảo vệ an ninh tại địa bàn tỉnh Phước Tuy.

90- Chiến dịch Atlas 1, Carlisle, Weatherford 1 (Bình Long, Phước Long) (3 đến 7-4-1968)

Từ ngày 3 đến 7-4-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ mở cùng lúc ba chiến dịch.

– chỉ huy một số tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch Atlas 1, hành quân tuần tra bảo vệ an ninh tại địa bàn tỉnh Bình Long.

– chỉ huy một số tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch Carlisle, hành quân tuần tra bảo vệ an ninh tại địa bàn tỉnh Phước Long.

– chỉ huy hai tiểu đoàn bộ binh 1/16 và 1/26 mở chiến dịch Weatherford 1, liên tục hành quân tuần tra thám báo và bảo vệ an ninh dọc theo trục lộ mà quân Mỹ gọi là Thunder Road (con đường sấm sét) từ tỉnh lỵ An Lộc tới quận lỵ Chơn Thành, thuộc tỉnh Bình Long.

91- Biểu tình phản chiến tại Mỹ (tháng 4-1968)

Ngày 4-4-1968, mục sư Martin Luther King, nhà lãnh đạo dân quyền và phản chiến nổi tiếng, bị ám sát tại Memphis, bang Tennessee. Sự kiện này châm ngòi cho tình trạng bất ổn sắc tộc bùng nổ sau đó tại hơn 100 thành phố ở Mỹ.

Ngày 23-4-1968, những sinh viên hoạt động phản chiến tại Đại học Columbia đã chiếm giữ năm tòa nhà trong khuôn viên đại học nhiều ngày liền trước khi bị cảnh sát giải tỏa.

Ngày 27-4-1968 tại New York, 200.000 sinh viên đồng loạt bãi khóa đòi chánh quyền chấm dứt đưa binh sĩ sang Việt Nam.

92-Các chiến dịch Lam Sơn 206, 210, 212(tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên) (4-4 đến 12-5-1968)

Từ ngày 4 đến 7-4-1968, Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lam Sơn 206, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 6 đến 8-4, Liên đoàn 1 biệt động quân VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 210, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên.

Từ ngày 18-4 đến 12-5, Trung đoàn 3/Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 212, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên.

93- Các chiến dịch Do Kae Bi 6, Do Kae Bi 7 (tỉnh Phú Yên) (5-4 đến 6-5-1968)

Từ ngày 5 đến 8-4-1968, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Trung đoàn 28/Sư đoàn 9 bộ binh (Bạch Mã) Hàn Quốc mở chiến dịch Do Kae Bi 6, truy tìm quân Việt Cộng và quét sạch địa bàn Mỹ Hòa ở phía tây tỉnh lỵ Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Nguồn tin thám báo phát hiện có hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 95 Việt Cộng đã xâm nhâp vùng này. Tiểu đoàn 4/503 bộ binh Mỹ đóng tại phía nam Tuy Hòa làm lực lượng trừ bị.

Từ ngày 16-4 đến 6-5, Trung đoàn 28/Sư đoàn Bạch Mã mở chiến dịch Do Kae Bi 7, tiếp tục tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phú Yên.

94- Các chiến dịch Burlington Trail, Norfolk Victory (tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) (8-4 đến 11-11-1968)

Sau khi chuyển quân đến đóng ở khu đồi Hawk Hill, Lữ đoàn 198 khinh binh/Sư đoàn Americal Mỹ phối hợp với Trung đoàn 6/Sư đoàn 2 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Burlington Trail từ ngày 8-4 đến 11-11-1968, tìm quét quân Việt Cộng và giữ an ninh dọc theo vùng giáp ranh hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Đây là một nỗ lực phối hợp cùng lúc với chiến dịch Wheeler/Wallowa đang diễn ra trong khu vực. Quân Mỹ tham chiến gồm Tiểu đoàn 1/1 kỵ binh và 4 tiểu đoàn bộ binh 2/1, 1/6, 1/20, 1/46. Mục tiêu chiến dịch là xóa sạch mật khu 117 của Việt Cộng ở phía tây nam đồi Hawk Hill và giữ thông suốt tỉnh lộ 533 từ tỉnh lỵ Tam Kỳ tới quận lỵ Tiên Phước. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 212; quân VNCH chết 183; quân Việt Cộng bỏ lại trận 1.931 xác.

Từ ngày 8 đến 19-4, Lữ đoàn 11 khinh binh /Sư đoàn Americal Mỹ mở chiến dịch Norfolk Victory tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sau khi thu được một nguồn tin tình báo chiêu hồi. Xuất phát từ quận Nghĩa Hành, quân Mỹ gồm Tiểu đoàn 1/20 bộ binh và Đại đội E/1 kỵ binh đã mở cuộc hành quân thám báo và tập kích vào thung lũng Sông Vệ nằm giữa hai quận Nghĩa Hành và Minh Long để chặn đứng một cuộc tấn công của quân cộng vào tỉnh lỵ Quảng Ngãi sắp sửa xảy ra.

95- Chiến dịch Hợp tác 7 (tỉnh Định Tường) (8-4-1968)

Trong ngày 8-4-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ mở chiến dịch Hợp tác 7, tìm và quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Định Tường.

96- Chiến dịch Toàn Thắng 1/Complete Victory 1 (Vùng 3 chiến thuật) (8-4 đến 31-5-1968)

Ngay sau loạt trận Mậu Thân ở Sài Gòn (tháng 2-1968), quân đồng minh tập trung lùng sục về địa bàn nông thôn chung quanh Sài Gòn với 11 chiến dịch hành quân đồng loạt để truy tìm và truy quét tàn quân Việt Cộng trên đường tháo chạy.

Bắt đầu từ ngày 8-4-1968, Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ (MACV) và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thống nhất 11 chiến dịch riêng lẻ này trong một nỗ lực chung gọi là chiến dịch Toàn Thắng (Complete Victory), và đây sẽ trở thành trụ cột chánh cho mọi hoạt động quân đồng minh tại Vùng 3 chiến thuật trong thời gian còn tồn tại sự hiện diện quân sự Mỹ tại Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Toàn Thắng là ngăn chặn mọi sự xâm nhập tấn công quân sự bất ngờ của Việt Cộng trong tương lai vào thủ đô Sài Gòn, và thành lập một vành đai phòng ngự quy mô lớn chung quanh thủ đô. Phòng tuyến này bao gồm 42 tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn xe tăng Mỹ, 37 tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn xe tăng VNCH được huy động hình thành cấp tốc ngay lập tức và sẽ có thể tăng thêm theo kịp nhu cầu tình hình.

Từ ngày 8-4 đến 31-5-1968, quân đồng minh bắt đầu giai đoạn 1 của chiến dịch Toàn Thắng, tìm quét tàn quân Việt Cộng tại địa bàn Vùng 3 chiến thuật. Đây là một cuộc tổng phản công dài ngày với quy mô lớn nhất từ trước tới giờ, do Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV) và Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH chủ trương, và do Bộ tư lệnh Quân đoàn 3-Vùng 3 chiến thuật VNCH và Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 dã chiến Mỹ phối hợp chỉ huy. Mục tiêu chiến dịch Toàn Thắng 1 là tìm quét toàn bộ tàn quân cộng còn sót lại trên địa bàn Vùng 3 chiến thuật, nhất là ở ngoại vi thủ đô Sài Gòn. Các đơn vị Mỹ tham chiến gồm có: Sư đoàn 1 bộ binh, Sư đoàn 9 bộ binh, Sư đoàn 25 bộ binh, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận, Lữ đoàn 199 khinh binh, Trung đoàn 11 thiết kỵ. Quân VNCH tham chiến gồm có: Sư đoàn 5 bộ binh, Sư đoàn 7 bộ binh, Sư đoàn 18 bộ binh, Sư đoàn 25 bộ binh, hai chiến đoàn 3 và 5 biệt động quân, và một số tiểu đoàn của Sư đoàn nhảy dù và Sư đoàn thủy quân lục chiến. Quân Thái Lan tham chiến gồm có Trung đoàn Mãng Xà Vương. Quân Úc tham chiến gồm Chiến đoàn 1 đóng ở căn cứ Núi Đất (tỉnh Phước Tuy). Trong chiến dịch Toàn Thắng 1, quân Mỹ chết 440; quân VNCH chết 303; quân Úc chết 36; quân Thái Lan chết 41; cộng quân bỏ lại trận 7.645 xác và thương binh.

Ngày 11-4, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 25 Mỹ cho hai tiểu đoàn 2/22 và 3/22 bộ binh hành quân thám báo một đoạn quốc lộ 13 dài 20 cây số phía bắc quận lỵ Dầu Tiếng, để truy tìm tung tích Trung đoàn 271.

Từ ngày 12-5, Chiến đoàn 1 Úc đã thiết lập và duy trì căn cứ hỏa lực Coral ở phía bắc quận Tân Uyên để chặn đứng các tuyến đường rút chạy và vận chuyển của cộng quân đang tấn công Sài Gòn trong suốt chiến dịch Mini – Tết. Hai tiểu đoàn 1 và 3 hoàng gia Úc đã thiết lập căn cứ để bảo vệ súng pháo của Trung đoàn 12 pháo binh dã chiến Úc. Đại đội A/3 kỵ binh và Đại đội C/1 thiết giáp Úc là lực lượng trừ bị khi cần thiết.

Ngày 24-5, sau cuộc tấn công pháo binh của Việt Cộng vào căn cứ Coral, Tiểu đoàn 3 Úc được giao nhiệm vụ thiết lập thêm một căn cứ hỏa lực Balmoral mới xa hơn về phía bắc để cùng hỗ trợ nhau. Ngày 31-5, giai đoạn 1 của chiến dịch Toàn Thắng kết thúc. Giai đoạn hai bắt đầu từ ngày 1-6-1968, nhưng không có Chiến đoàn 1 Úc tham gia để tập trung bảo vệ khu vực ngoại vi căn cứ Núi Đất, tại tỉnh Phước Tuy. Ngày 6-6, quân Úc rút khỏi hai căn cứ hỏa lực Coral và Balmoral.

97- Các chiến dịch Baxter Garden, Lam Sơn 214, No Name No.2 (tỉnh Thừa Thiên) (10 đến 26-4-1968)

Từ ngày 10 đến 30-4-1968, Trung đoàn 27 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/27, mở chiến dịch No Name No.2, tìm quét quân Việt Cộng tại phía đông thị xã Huế, tỉnh Thừa Thiên.

Từ ngày 19 đến 26-4, Chiến đoàn X-ray TQLC Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/5 mở chiến dịch Baxter Garden, phối hợp với Trung đoàn 54/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy hai tiểu đoàn mở chiến dịch Lam Sơn 214, cùng tìm quét cộng quân và bảo vệ an ninh vụ mùa cho dân chúng tại khu vực bán đảo Phú Thứ, phía đông bắc căn cứ Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên.

98- Hội đàm giữa Phạm Văn Đồng và lãnh đạo Trung Cộng (Bắc Kinh, 13 đến 29-4-1968)

Tháng 4-1968, thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn sang thăm Bắc Kinh và có nhiều cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Cộng (Bài dịch của Ngọc Thu từ Cold War International History Project – Woodrow Wilson Center).

Thảo luận giữa thủ tướng Chu Ân Lai và thủ tướng Phạm Văn Đồng (Bắc Kinh, 13-4-1968)

Mô tả: Chu Ân Lai thảo luận với Phạm Văn Đồng về việc Việt Nam nên hành động như thế nào khi đối mặt với bất ổn của Mỹ ở trong nước Mỹ và các cuộc đàm phán ở Việt Nam.

– Chu Ân Lai: …Theo lập trường trước đó của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), nếu Mỹ không ngừng ném bom hoàn toàn và vô điều kiện, không thể có bất kỳ cuộc nói chuyện nào (1). Nhưng tuyên bố ngày 3-4 của Chính phủ Bắc Việt là một bất ngờ không chỉ cho người dân thế giới, mà còn bất ngờ ngay cả với các đối thủ của Johnson. Tuy nhiên, trong tuyên bố của các ông, các ông chỉ sử dụng từ ‘liên hệ’. Các ông đã có các mối liên hệ bí mật trước khi hạn chế ném bom. Bây giờ với tuyên bố này, các ông đã công khai các mối liên hệ kia. Và, đối với nhân dân thế giới, đó là sự thỏa hiệp của các ông phần nào, và giúp Mỹ giải quyết các khó khăn của họ.

Sau các cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Mỹ đã cố gắng che giấu những khó khăn của họ. Sau khi (tướng Earle) Wheeler đến thăm Sài Gòn, ông ta trở về Washington và nói chuyện với tổng thống Johnson và (tướng William) Westmoreland. Họ đã phải thừa nhận những khó khăn… Westmoreland lúc đó xin thêm 200.000 quân nhưng Quốc hội và Chính phủ Mỹ từ chối…

Các cuộc bầu cử sơ sơ bộ ở một số tiểu bang cho thấy, số phiếu dành ​​cho Johnson đã giảm chỉ còn 38%. Điều đó đã chứng minh rằng chính sách xâm lược của Johnson là thất bại. Khắp thế giới, mọi người yêu cầu Johnson ngừng đánh bom. Tất cả chúng ta đều biết điều này, ngay cả De Gaulle cũng đã thừa nhận. Và cuộc khủng hoảng đồng đô la cũng đã xảy ra vào thời điểm đó.

Chỉ có một điều chúng ta đã không đoán trước, đó là vụ giết (lãnh đạo dân quyền Martin) Luther King ngày 4-4, một ngày sau khi các ông đưa ra tuyên bố. Nếu tuyên bố của các ông đưa ra một hoặc hai ngày sau, vụ giết người có thể đã bị dừng lại. Cũng giống như Gandhi của Ấn Độ, Luther King chủ trương chính sách bất bạo động. Ngay cả một người như ông ta còn bị giết chết, nói gì đến những người da đen khác. Điều này giải thích sự phát triển của phong trào người Mỹ da đen, lan rộng đến hơn 100 thành phố. Do đó, Johnson đã phải hủy bỏ chuyến đi đến Honolulu cũng như hoãn việc triển khai thêm 10.000 quân ở miền Nam (Việt Nam)…

Trong tình hình quốc tế này, cuộc khủng hoảng tiền tệ trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến bế tắt. Hồi cuối tháng 3-1968, Mỹ tổ chức cuộc họp ANZUS ở Wellington, (Tân Tây Lan). Johnson đã dự định đến đó, nhưng ông ta đã không thể đến. Rusk đã đi thế (ông ta). Ở đó, Mỹ yêu cầu các đồng minh gửi thêm quân đến Việt Nam nhưng đã không giành được sự hỗ trợ của họ. Thậm chí Mỹ còn yêu cầu Tưởng Giới Thạch rút 7 sư đoàn của ông ta từ Jinmen-Mazu (Quemoy-Matsu), và gửi ít nhất 2 sư đoàn đến Việt Nam. Tưởng không chấp nhận và yêu cầu đại sứ của ông ta ở Washington trì hoãn việc thể hiện lập trường. Các đề nghị tăng thêm quân, tăng thuế, và tăng chi tiêu cho cuộc chiến Việt Nam đã không được Quốc hội Mỹ chấp nhận.

Trong hoàn cảnh này, Johnson buộc phải đưa ra tuyên bố ngày 31-3. Đó là một âm mưu độc ác và dối trá. Thực ra, ông ta không muốn từ bỏ cuộc chiến. Tuyên bố chỉ là một phương tiện để họ vượt qua thời điểm khó khăn này. Và Johnson thậm chí còn tuyên bố rằng ông ta không nên tái tranh cử. Đó cũng là cách thức quen thuộc được sử dụng trong lịch sử chiến dịch tranh cử của tổng thống Mỹ… Nhưng hóa ra tuyên bố ngày 3-4 của các ông giúp giải quyết khó khăn của ông ta. Tình hình đã được thay đổi. Tác động của nó có thể là tạm thời, nhưng bất lợi.

– Khang Sinh: Số phiếu dự đoán bầu ​​cho Johnson tăng từ 38% lên 57%.

– Chu Ân Lai: (tiếp tục) Vì vậy, nhiều người không hiểu tại sao các đồng chí Việt Nam đã quá vội vã trong việc đưa ra tuyên bố này… Đó là ý kiến ​​của người dân trên thế giới. Trong mắt của người dân thế giới, các ông đã thỏa hiệp hai lần. Trong tuyên bố của mình, Johnson sử dụng từ ‘cuộc họp’ nhẹ hơn từ ‘liên hệ’. Ông ta cũng nói rằng, Mỹ có thể đi đến bất kỳ nơi nào để họp. Ông ta đã chỉ định (Averell) Harriman làm việc này… Sau đó, các ông đề nghị ở Phnom Penh. Đó là một chiến thuật tốt vì các ông có thể giành được cảm tình của Sihanouk và đặt Mỹ vào tình thế khó khăn. Khi Mỹ từ chối, một lần nữa các ông thỏa hiệp mà không tranh luận. Dĩ nhiên, rất đúng khi các ông từ chối năm địa điểm ở châu Á mà Mỹ đề nghị. Sau đó, các ông đề nghị Warsaw. Chúng tôi hiểu rằng đề nghị của các ông dựa trên thực tế các cuộc đàm phán Trung – Mỹ cũng đã được tổ chức ở đó. Các ông đã bổ nhiệm đồng chí Hà Văn Lâu (2) tham dự cuộc họp nhưng một lần nữa Mỹ lại bác bỏ đề nghị này.

Tình hình cho thấy các đồng chí Việt Nam dễ dàng thỏa hiệp. Không thể ngăn nhân dân thế giới nghĩ rằng các ông đang phải đối mặt với một số khó khăn trong công cuộc đấu tranh của các ông. Các ông đã thay đổi lập trường, đã làm tăng số phiếu dự định bầu ​​cho Johnson, tăng giá cổ phiếu ở New York, và giảm giá vàng ở thị trường tự do… Vì vậy, bây giờ các ông đã tạo điều kiện cho họ sử dụng chính sách hai mang. Trong hoàn cảnh này, họ không bỏ bom toàn bộ lãnh thổ Bắc Việt, nhưng vẫn tiếp tục ném bom phía Bắc (sic: rõ ràng phải là miền Nam) của vĩ tuyến 20 và cùng lúc kéo dài các cuộc đàm phán. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào kinh nghiệm chiến đấu của các ông. Nhưng ở một mức độ nào đó, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn các ông khi tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ.

Tôi đã nói nhiều lần hồi năm ngoái và cách đây hai năm, rằng các cuộc đàm phán có thể diễn ra trong chiến tranh. Tại một thời điểm nhất định, các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Đồng chí Mao Trạch Đông cũng nhắc nhở đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng về đàm phán, nhưng với một lập trường mạnh mẽ hơn. Nhưng với tuyên bố của các ông, cho thấy rằng lập trường của các ông bây giờ yếu hơn, không phải mạnh hơn. Vì lợi ích mối quan hệ của hai đảng mà chúng tôi sử dụng mọi cơ hội để nhắc nhở các ông về vấn đề này. Và khi chúng tôi nói với các ông điều này, chúng tôi nói cho các ông biết tất cả những điều mà chúng tôi nghĩ.

Ghi chú: 1. Ngày 31-3, tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt một phần ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam và ý định của ông sẽ không tái tranh cử. Bắc Việt đã trả lời vào ngày 3-4, tuyên bố sẵn sàng mở các mối liên lạc với Mỹ.

  1. Hà Văn Lâu: đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành viên của phái đoàn Việt Nam đến Hội nghị Geneva năm 1954. Dẫn đầu phái đoàn Liên lạc QĐND VN đến Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát ở Việt Nam 1954-1973. Đại diện Bắc Việt tại Tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế Russell ở Copenhagen năm 1967 và là thành viên của phái đoàn Bắc Việt tại các cuộc đàm phán hòa bình Paris 1968-1970. Sau tiếp tục phục vụ như đại sứ ở Cuba, Liên Hiệp Quốc, Pháp, và như thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng (Bắc Kinh, 17-4-1968)

Mô tả: Chu Ân Lai nhấn mạnh đến chiến thắng vĩ đại, nói với Phạm Văn Đồng rằng ông ta phải sẵn sàng chiến đấu trong ba năm tới.

– Chu Ân Lai: Các ông phải chuẩn bị chiến đấu trong hai hay ba năm tới, cụ thể là những năm 1968, 1969 và 1970. Đồng chí Mao nói rằng vấn đề không phải là thành công hay thất bại, cũng không phải là thành công lớn hay nhỏ, mà vấn đề là làm cách nào để các ông giành được chiến thắng vĩ đại. Đây là thời điểm chín mùi cho các ông giành thắng lợi hoàn toàn. Nhiệm vụ đó là nguyên nhân về sự cần thiết của các trận đánh quy mô lớn.

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng (Bắc Kinh, 19-4-1968)

Mô tả: Chu Ân Lai phê phán gay gắt Việt Nam về việc dường như là quá hòa giải trong các cuộc đàm phán và để mất cơ hội có thể có được lập trường mạnh mẽ hơn chống lại Hoa Kỳ.

– Chu Ân Lai: Theo chúng tôi, hiện nay các ông chấp nhận đề nghị của Johnson về việc Mỹ ngưng ném bom có giới hạn ở miền Bắc, không tốt về thời gian và không thuận lợi. Chúng tôi khẳng định cách nhìn này. Về Johnson, hiện tại là câu hỏi làm thế nào để tồn tại trong năm bầu cử, làm thế nào để tránh trách nhiệm về cuộc chiến thất bại. Ông ta cũng muốn được xem như là một người của ‘hòa bình’ cũng như muốn vượt qua những khó khăn hiện tại, bên trong lẫn bên ngoài. Đây là những mục tiêu của ông ta và những tính toán của ông ta không (thích hợp) cho bất kỳ kết quả cụ thể nào cho cuộc họp.

Tuyên bố của đồng chí Nguyễn Duy Trinh ngày 28-1 năm ngoái (1967), có một số ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không những ở các nước châu Phi và châu Á, mà còn ở một số nước phương Tây và Bắc Âu. Các nước này hiểu rằng, ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc là điều kiện tiên quyết cho đàm phán. Như vậy, tuyên bố được hỗ trợ không những của người dân trên thế giới, mà còn của một số chính phủ phương Tây, gồm cả chính phủ De Gaulle.

Vì vậy, khi Johnson đã phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất – tôi đã không đề cập đến phong trào bùng nổ của người Mỹ da đen – các ông đã chấp nhận đề nghị của ông ta. Hành động này làm nhân dân thế giới thất vọng. Các nhóm ủng hộ Mỹ rất vui mừng. Các nước châu Phi và châu Á, vốn hỗ trợ yêu cầu của các ông về việc chấm dứt ném bom hoàn toàn, thì ngạc nhiên. Một số nước phương Tây cũng ngạc nhiên, trong đó có Pháp.

Các ông đã chấp nhận ngừng ném bom một phần, và sau đó chấp nhận nơi đàm phán không phải là Phnom Penh. Do đó, các ông đã thỏa hiệp hai lần. Các ông không chủ động, mà ngược lại, các ông đang đánh mất thế chủ động. Các ông đã nhanh chóng chấp nhận Warsaw là nơi hội họp, và làm như vậy, các ông đã không tạo thêm khó khăn cho Johnson, mà thực ra, các ông đã giúp ông ta. Cho nên bây giờ Johnson đòi hỏi thêm: ông ta đề nghị một danh sách 15 địa điểm họp. Rusk cũng đã đề cập đến danh sách này, mà không đề cập đến bất kỳ nơi nào ở Đông Âu hay Phnom Penh. Tôi không muốn nói rằng Phnom Penh nhất thiết là nơi thích hợp, nhưng một khi các ông đề cập đến Phnom Penh, các ông phải khăng khăng đòi nó. Bởi vì các ông đã thỏa hiệp từ lập trường (ngưng ném bom) hoàn toàn cho đến một phần, bây giờ các ông phải giữ Phnom Penh (là nơi họp mặt).

Đánh giá của chúng tôi rằng, hai thỏa hiệp này đã giảm sự cứng rắn của tuyên bố ngày 28-1. Từ kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng các cuộc đàm phán phải bắt đầu khi chúng ta có lập trường mạnh mẽ hơn, không phải một lập trường yếu. Johnson không xem xét các cuộc đàm phán, các cuộc họp, hoặc mối liên hệ sẽ mang lại kết quả nào. Đối với ông ta, hiện nay, mở ra các mối liên hệ là đại diện cho vốn quý. Hoặc các ông có kế hoạch cản trở cuộc họp khi nó được triệu tập hay không? Nếu vậy, tại sao các ông chấp nhận ngừng ném bom một phần? Nếu họ không có kế hoạch cản trở cuộc họp thì sao? Chúng tôi không hiểu toàn bộ kế hoạch của các ông. Chúng tôi cũng không tin các kế hoạch khác đã được báo chí phương Tây đề cập. Đáng lý, có một kế hoạch khả thi.

– Phạm Văn Đồng: Kế hoạch gì?

– Chu Ân Lai: Như tôi đã nói, các ông phải yêu cầu chấm dứt ném bom hoàn toàn thì mới bắt đầu liên lạc. Nhưng bây giờ, liên lạc sẽ bắt đầu khi chấm dứt (ném bom) một phần. Trước đây, Mỹ nói rằng họ sẽ đến bất cứ nơi đâu để gặp các ông. Nhưng khi các ông đề nghị Phnom Penh, thì họ đã không chấp nhận. Sau đó, các ông đề nghị Warsaw. Tôi đoán rằng Mỹ sẽ chọn Warsaw, nhưng họ dùng kế hoãn binh, đề nghị 15 địa điểm khác, đợi cho các ông đề nghị một nơi khác thì cuối cùng chấp nhận Warsaw. Khi gặp các ông ở Warsaw, họ có thể đề nghị để đổi lấy việc Mỹ ngưng ném bom hoàn toàn, các ông phải ngưng giúp đỡ miền Nam, điều này dĩ nhiên các ông sẽ không chấp nhận. Sau đó có thể họ đề cập đến việc hỗ trợ gián tiếp từ miền Bắc. Một ngày nọ, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói (miền Bắc) sẽ gửi vũ khí và ngưng gửi người vào Nam.

– Phạm Văn Đồng: Không, tôi chưa bao giờ nói thế, chưa bao giờ, chưa bao giờ. (Hai bên tranh luận về điểm này và cuối cùng là Chu Ân Lai đồng ý rằng sự hiểu lầm là do dịch sai).

– Phạm Văn Đồng: Tôi muốn nói thêm một điểm: đó là chúng tôi gửi người dân và quân đội vào miền Nam, cho thấy toàn bộ đất nước chúng tôi sẽ chống lại Mỹ. Ý chí này của chúng tôi giống như sắt đá, không thể lay chuyển được. Chúng tôi đã phải đối mặt với một số thời điểm vô cùng khó khăn và các ông cũng đã quan ngại cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi quyết tâm tiến lên phía trước, không bao giờ cho phép rút lui. Toàn bộ đất nước chúng tôi đang chiến đấu chống Mỹ đến thắng lợi cuối cùng. Toàn bộ 31 triệu người Việt Nam đang đấu tranh để giành chiến thắng cuối cùng. Bởi vì các ông nghe nhầm, chúng tôi phải nói với các ông một lần nữa.

– Chu Ân Lai: Đối với miền Bắc, Mỹ ném bom và phong tỏa là hành vi xâm lược. Có lẽ vì thông dịch tệ, có một điều tôi vẫn chưa rõ: Mỹ yêu cầu chấm dứt hỗ trợ gián tiếp (miền Nam) và các ông chấp nhận ngừng ném bom một phần (miền Bắc). Đó có phải là cách thừa nhận rằng các ông đang hỗ trợ miền Nam một cách gián tiếp?

– Khang Sinh: Điều này đã được lặp đi lặp lại trong các tuyên bố ngày 1-1, ngày 8 và ngày 12-12.

– Phạm Văn Đồng: Tôi không biết ông muốn nói gì khi nhắc tới sự giúp đỡ gián tiếp miền Nam? (Hai bên lại tranh luận về điểm này và phía Trung Quốc đưa ra cụm từ giảm leo thang).

– Phạm Văn Đồng: Có phải ông muốn nói tới việc giảm leo thang trong việc hỗ trợ miền Nam?

– Chu Ân Lai: Đúng vậy.

– Phạm Văn Đồng: Tôi muốn nói cho các ông biết chiến lược lớn của chúng tôi áp dụng trong cuộc chiến chống Mỹ. Chúng tôi đã nói với các ông về điều đó từ cuối năm 1966. Chiến lược này được thể hiện trong khẩu hiệu sau đây: bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam… Chúng tôi chia nó thành hai khía cạnh, hoặc hai bước, hai giai đoạn, nhằm từng bước đánh bại Mỹ. Chúng tôi vẫn theo chiến lược này…

Bây giờ, tôi trở lại câu hỏi của các ông, về việc liệu chúng tôi có đang giảm leo thang. Nếu giảm leo thang được hiểu là bớt chiến đấu, câu trả lời tuyệt đối là không. Nếu giảm leo thang được hiểu là thỏa hiệp, câu trả lời là không, chúng tôi không suy nghĩ và hành động theo cách đó. Ngược lại, tất cả chúng tôi tấn công nhiều hơn, sử dụng các chiến thuật ngoại giao, dồn họ vào góc tường, vận động dư luận thế giới chống lại kẻ thù. Bây giờ là lúc chúng tôi leo thang và thắng kẻ thù, không phải lúc giảm leo thang.

– Chu Ân Lai: Trong phạm vi miền Nam, từ chiến đấu quy mô nhỏ hiện nay, các ông tiến hành chiến đấu quy mô lớn, có nghĩa là các ông leo thang. Nhưng đối với miền Bắc, từ yêu cầu chấm dứt ném bom hoàn toàn, đến chấp nhận việc chấm dứt một phần, các ông có thể xem đó là sự leo thang như thế nào?

– Phạm Văn Đồng: (mỉm cười).

– Chu Ân Lai: Ngày nọ, các ông chấp nhận đánh giá của chúng tôi rằng Mỹ sẽ tập trung lực lượng ném bom khu vực giữa vĩ tuyến 17 và 20, do đó gây khó khăn cho chúng ta. Hơn nữa họ có thể tiếp tục ném bom bất kỳ lúc nào họ muốn, ngay cả khi họ đã liên lạc với các ông. Bất cứ khi nào các ông không trả lời (các yêu cầu của họ), họ sẽ tiếp tục ném bom. Tuy nhiên, ý kiến ​​trên thế giới đã hỗ trợ yêu cầu của các ông về việc chấm dứt ném bom hoàn toàn. Tóm lại, chúng tôi vẫn cho rằng tuyên bố của các ông đã giúp Johnson. Chúng tôi đang nói chuyện với các ông về vấn đề này một cách thẳng thắn.

…Các đồng chí Việt Nam nói rằng, chính sách của các ông là dồn lực lượng Mỹ vào một góc. Nếu các ông muốn làm như vậy, các ông nên yêu cầu chấm dứt ném bom hoàn toàn khi họ đề nghị ngừng ném bom một phần… Các ông chấp nhận ngừng ném bom một phần và sau đó chấp nhận họp, có nghĩa là một sự thỏa hiệp so với lập trường trước đó. Ý kiến ​​của công luận thế giới cũng nhận ra điều đó. Hay các ông vẫn đòi hoặc là Warsaw hay Phnom Penh sẽ là nơi họp và sau đó trở nên bế tắc nếu họ không đáp ứng?

Vậy mục đích của các ông trong việc chấp nhận đề nghị của Mỹ là gì? Đối với Mỹ, họ tính toán rằng họ sẽ cố gắng kéo dài quá trình đàm phán một khi bắt đầu. Chúng tôi đưa ra giả thuyết tình hình như sau: các ông sẽ đòi chấm dứt ném bom hoàn toàn, giữ vừng lập trường 4 hoặc 5 điểm, sau đó Harriman sẽ không phản đối hoàn toàn, kéo dài thời gian và đưa thêm một số điều kiện. Khi các ông từ chối, quá trình sẽ được kéo dài. Khi các ông gây cản trở cuộc họp, họ sẽ không (gây trở ngại). Họ kéo dài, do đó đạt được mục tiêu giải quyết những khó khăn của họ trong cuộc bầu cử năm nay. Vì vậy, các ông giúp họ rất nhiều. Tình hình sắp tới sẽ chứng minh sự phán đoán này. Chúng tôi tin sự phán đoán của chúng tôi, đó không phải sự phán đoán của cá nhân tôi, mà là sự phán đoán của Trung ương (Đảng) của chúng tôi. Các ông nói rằng các ông không có bất kỳ ảo tưởng nào. Đối với dư luận thế giới, các ông đã thỏa hiệp. Về đấu tranh ngoại giao của các ông, các ông có lập trường thụ động. Các ông có thể nghi ngờ đánh giá của chúng tôi, nhưng các ông sẽ thấy rõ ràng khi các cuộc đàm phán bắt đầu.

…Tuy nhiên, yếu tố quan trọng là chính cuộc chiến tranh. Chiến thắng được quyết định bởi chiến tranh. Nhưng trong phạm vi đàm phán, chúng tôi vẫn giữ quan điểm của chúng tôi, đó là các ông mất thế chủ động và rơi vào thế thụ động. Các ông đã khẳng định trong tuyên bố ngày 28-1, chúng ta sẽ dồn họ vào một góc, Johnson sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn, cả trong lẫn ngoài. Johnson đã ở trong góc tường, thậm chí không có tuyên bố ngày 3-4. Bây giờ các ông nên phân tích hậu quả của các mối liên lạc. Tôi nghĩ rằng, chắc chắn họ sẽ chấp nhận Warsaw hay Phnom Penh, nhưng với một số điều kiện. Họ cố ý đề cập đến 15 địa điểm khác. Nhưng đó chỉ là chiến thuật của họ trước khi nhận (một trong những đề nghị về địa điểm họp của các ông). Tóm lại, tuyên bố của các ông là một thỏa hiệp. Nếu các ông không thể nhìn thấy hậu quả bây giờ, các ông sẽ nhìn thấy sau này.

– Phạm Văn Đồng: Ông đã nêu ý kiến ​​một cách xây dựng, và chúng tôi nên chú ý đến ý kiến đó nhiều hơn. Bởi vì, cuối cùng tất cả chúng tôi là những người chiến đấu chống Mỹ và đánh bại họ. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho hai hoạt động quân sự và ngoại giao. Cảm ơn ý kiến của các ông rất nhiều. Chúng tôi sẽ xem xét nó để thực hiện tốt hơn cho chiến thắng chống Mỹ của chúng tôi.

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Khang Sinh và Phạm Văn Đồng (Bắc Kinh, 29-4-1968)

Mô tả: Thảo luận về phong trào cộng sản quốc tế và các nguyên nhân có thể có thể mang lại sụp đổ.

– Chu Ân Lai: Trong thời gian dài, Mỹ nửa bao vây Trung Quốc. Bây giờ Liên Xô cũng bao vây Trung Quốc. Sự bao vây đang tiến tới toàn diện, ngoại trừ (phần) Việt Nam.

– Phạm Văn Đồng: Tất cả chúng ta quyết tâm hơn để đánh bại đế quốc Mỹ trong lãnh thổ Việt Nam.

– Chu Ân Lai: Đó là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ các ông.

– Phạm Văn Đồng: Chiến thắng của chúng tôi sẽ có tác động tích cực ở châu Á. Chiến thắng của chúng tôi sẽ mang lại những kết quả không lường trước được.

– Chu Ân Lai: Các ông nên nghĩ theo cách đó.

– Phạm Văn Đồng: Các đồng chí Liên Xô đã lắng nghe chúng tôi với lòng nhiệt tình. Họ muốn biết tình hình cũng như kinh nghiệm của chúng tôi. Lúc đó, đồng chí Nguyễn Đôn (2) thông báo cho đồng chí (Ngoại trưởng Liên Xô, Andrei) Gromyko về một số vấn đề quốc phòng. Các đồng chí Liên Xô hết lòng ủng hộ chúng tôi và họ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với thắng lợi hoàn toàn của chúng tôi. Tuy nhiên, họ đã nói rằng sẽ có hy sinh nhiều hơn kể từ khi những trận đánh quy mô lớn xảy ra. Chúng tôi trả lời rằng sẽ không thể tránh khỏi khó khăn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chuẩn bị nhiều hơn cho các trận chiến quy mô lớn lẫn khó khăn. Chắc chắn chúng tôi sẽ giành chiến thắng.

– Khang Sinh: Đại cách mạng Văn hóa bắt nguồn từ ý tưởng đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ý tưởng này vừa là lý thuyết lẫn thực tiễn. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ngay cả ở Liên bang Xô Viết – quê hương của Lenin – Đảng Bolshevik đã theo chủ nghĩa xét lại. Kinh nghiệm của chúng tôi hơn 20 năm qua trong việc xây dựng một chế độ độc tài vô sản, và đặc biệt là các sự cố gần đây ở Đông Âu, nơi chủ nghĩa tự do tư sản và chủ nghĩa tư bản được phục hồi (3) cũng đặt câu hỏi về cách thức tiến hành một cuộc cách mạng trong bối cảnh chế độ độc tài vô sản và trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết vấn đề này, Mao Chủ tịch khởi xướng Đại cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.

Mao Chủ tịch đưa ra một kế hoạch ba năm, bắt đầu từ tháng 6-1966. Nhiệm vụ của năm đầu là huy động nhân dân, (của) năm thứ hai là giành chiến thắng quan trọng và (của) năm cuối cùng là kết luận về cuộc cách mạng. Về một cuộc cách mạng lớn như thế này, ba năm không phải là thời gian dài. Hơn nữa, theo Mao chủ tịch, Đại cách mạng không chỉ bao gồm một hoặc hai cuộc cách mạng nhỏ hơn.

Bây giờ tôi nói về giai đoạn chuẩn bị từ tháng 12-1965 đến tháng 6-1966. (Giai đoạn này bao gồm) việc chuẩn bị sẵn sàng về quan điểm và suy nghĩ. Trong giai đoạn này, chúng tôi vạch trần Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn (4). Cũng trong giai đoạn này, chúng tôi phát hành hai tài liệu quan trọng: quyết định tháng 2-1966 của đồng chí Lâm Bưu trao quyền cho đồng chí Giang Thanh triệu tập hội nghị Hoạt động Văn hóa của Lực lượng Vũ trang và tuyên bố ngày 16-5 về cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng. Tài liệu sau (tức tuyên bố ngày 16-5) có ý nghĩa lịch sử to lớn, đặt nền tảng lý thuyết cho cuộc cách mạng bắt đầu. Hồ chủ tịch có một bản sao của bản tuyên bố trước khi nó được công bố.

Để tôi nói về tội phản động của Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn. Một lần, khi Bành Chân bị bắt, ông ta thú nhận với Tưởng Giới Thạch. Không những ông ta một kẻ phản bội, mà ông ta còn tiếp tục quan hệ với các đặc vụ của Tưởng. Cha vợ của ông ta là một kẻ đại phản bội. Lời thú tội của Bành Chân dẫn đến việc bắt giữ nhiều đảng viên ĐCS Trung Quốc. Ông ta đã lợi dụng tình hình bí mật để che giấu tội ác của mình. La Thụy Khanh là một đảng viên ĐCSTQ giả, như ông ta đã tự thú nhận sau này, rằng ông ta chưa bao giờ được nhận vào đảng. Ông ta cũng thú nhận rằng, ông ta ở Vũ Hán, học tại một trường quân sự, nhưng ông ta đã không tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Năm 1929, ông ta ở Thượng Hải, tự xưng là đảng viên ĐCSTQ. Hồ sơ quá khứ của ông ta được tiết lộ trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Chúng tôi cũng biết rằng, khi ông ta đang làm việc tại Bộ Nội vụ, ông ta đã sử dụng công tác phản gián để ăn cắp tài liệu bí mật quốc gia và gửi cho kẻ thù. Tôi chỉ đưa ra hai trường hợp: ông ta báo cáo với kẻ thù về chuyến tham quan của Mao chủ tịch tới Liên Xô năm 1949-1950 và một trong những chuyến viếng thăm của đồng chí Phạm Văn Đồng đến Trung Quốc. Lục Định Nhất tham gia cuộc cách mạng với thái độ tiêu cực và các động cơ mánh khóe gian lận. Năm 1930, ông ta trở lại Trung Quốc, khôi phục các mối quan hệ với bạn bè cũ của mình trong Quốc Dân đảng. Trong thời kỳ hợp tác giữa ĐCSTQ và Quốc Dân đảng chống lại Nhật năm 1937, ông ta làm việc tại văn phòng ĐCS Trung Quốc tại Nam Ninh và bảo vệ quyền lợi của gia đình ông ta, có nguồn gốc phong kiến ​​và tư bản. Hồng vệ binh khám xét nhà của ông ta và tìm thấy tài liệu về những hành động này. Vì vậy, ông ta không thể không thú nhận rằng, ông ta là chỉ điểm của Quốc Dân đảng từ năm 1930. Dương Thượng Côn đã gửi nhiều tài liệu cho những người xét lại ở Liên Xô. Trong giai đoạn chuẩn bị, ngoài việc vạch trần những người này, chúng tôi cũng có những người về mặt tâm lý sẵn sàng và đặt cơ sở lý thuyết cho Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu.

– Chu Ân Lai: Trong Hội nghị Bộ Chính trị tháng 5-1966, đồng chí Lâm Bưu đã đọc một báo cáo xuất sắc, phân tích các đặc điểm của thời kỳ Mao Trạch Đông và tập trung vào quan điểm sau đây: tất cả các cuộc đấu tranh nhằm mục đích cướp chính quyền và củng cố quyền lực. Báo cáo này không chỉ vạch trần bốn người kia mà còn ngụ ý chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ, chưa từng công bố tư tưởng Mao Trạch Đông. Tôi đã gửi báo cáo của đồng chí Lâm Bưu cho các đồng chí Việt Nam.

– Khang Sinh: Ngày 16-5-1966, Mao chủ tịch nhấn mạnh: những kẻ xét lại, những kẻ phản động, và những kẻ phản bội đang lẫn trốn trong chúng ta và đang có được lòng tin của bạn bè chúng ta. Lúc đó, nhiều cán bộ không hiểu điều mà Mao chủ tịch nói thực sự có nghĩa là gì, nghĩ rằng sự ám chỉ đó là La (Thụy Khanh) và Bành (Chân). Nhưng thực ra, Bành Chân đã bị vạch trần. Không ai dám nghĩ những kẻ phản bội là những người trong chúng ta.

– Chu Ân Lai: Tuy nhiên, đồng chí Mao đã nghĩ điều này.

– Khang Sinh: Trong báo cáo của mình, đồng chí Lâm Bưu có một câu nói nổi tiếng: ‘Cả nước sẽ đứng lên để đối đầu với bất kỳ ai chống lại Mao chủ tịch và chính sách của chế độ độc tài vô sản’.

Trong khoảng thời gian từ tháng 6-1966 và tháng 1-1967, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đã bị vạch trần như là (thành phần) chủ nghĩa tư bản và phản động. Ngày 1-6-1966, Chủ tịch Mao quyết định xuất bản báo tường của Đại học Bắc Kinh trên cả nước, đốt lên ngọn đuốc cho Đại cách mạng Văn hóa. Sau đó ông gửi một lá thư hỗ trợ Hồng Vệ binh, do đó giúp phong trào Hồng vệ binh phát triển trên cả nước. Sau ngày 13-8, Chủ tịch Mao tiếp đón đại diện của Hồng Vệ binh 8 lần. Sau đó, Hội nghị lần thứ 11 đã chỉ trích chính sách phản động của Lưu và Đặng và thông qua bản tuyên ngôn 16 điểm về Đại cách mạng Văn hóa và phát hành một tuyên bố của Hội nghị này. Mao Chủ tịch đã viết một bài báo có tựa đề ‘Nã pháo vào bộ tư lệnh’.

Tháng 11-1966, một hội nghị khác được Uỷ ban Trung ương triệu tập tiếp tục chỉ trích Lưu và Đặng và mở rộng cuộc vận động chống Khrushchev tại Trung Quốc. Lúc đó, chính sách cách mạng của Mao chủ tịch đã thành công và những gương mặt phản cách mạng ẩn giấu một thời gian dài của Lưu và Đặng đã bị vạch trần. Hồng vệ binh xem xét các tài liệu của Pháp và Quốc Dân đảng và phát hiện ra rằng, năm 1925, Lưu đã đầu hàng kẻ thù. Năm 1927, Lưu đã ra lệnh cho các công nhân Vũ Hán buông vũ khí đầu hàng chính phủ Quốc Dân đảng. Theo các tài liệu Nhật, Lưu đầu hàng Nhật năm 1929 ở Mãn Châu và như tài liệu ngân hàng cho thấy, từ năm 1936, Lưu đã nhận tiền của Quốc Dân đảng.

Còn có một điểm khác mà chúng tôi muốn đưa ra: vợ của Lưu Thiếu Kỳ – Vương Quang Mỹ – là một đặc vụ của tình báo Mỹ. Tôi còn nhớ vụ chỉ trích La Thụy Khanh, nói rằng kẻ thù, vì chúng ta thiếu cảnh giác, có thể gửi xe tăng vào giường của chúng ta – xe tăng là tiếng lóng chỉ người vợ. Lý do tôi nói thế là vì, cuộc hôn nhân của La (Thụy Khanh) với đặc vụ Nhật Bản, lúc cô ta bị phơi bày đã phải bỏ chạy. Lúc đó xe tăng của La còn nhỏ. Bây giờ trên giường của Lưu Thiếu Kỳ có một xe tăng Trung Quốc lớn và tinh vi do Mỹ gửi tới.

Về phần mình, rõ ràng Đặng Tiểu Bình là một người đào ngũ trong cuộc nội chiến. Ông ta cũng phản đối những tư tưởng của Mao Trạch Đông một cách nhất quán. Ông ta đã cố cản trở Mao chủ tịch và gửi các thành viên của gia đình ông ta cũng như các thành phần xấu tới Đảng. Chúng tôi đã phát hiện ra các Khrushchev của Trung Quốc đã ẩn nấp trong chúng ta.

Trường Đảng và các chi nhánh ở cấp huyện và tỉnh đã có trong 18 năm qua, đại diện cho một pháo đài ngoan cố chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông. Lưu Thiếu Kỳ kiểm soát trường Đảng từ năm 1948 cho đến Cách mạng Văn hóa, sử dụng trường học để trao đổi tài liệu tình báo với Liên Xô.

– Chu Ân Lai: Trong thời gian từ tháng 9-1967 đến nay, Mao chủ tịch nói rằng một chiến thắng toàn diện đã đạt được. Trong thời kỳ này, chúng tôi đã đấu tranh với ai? Những kẻ phản động còn lại trong hàng ngũ của chúng tôi. Nhưng nói chung, chính sách cách mạng của Mao chủ tịch đã giành được thắng lợi to lớn và các chính sách phản động đã bị sụp đổ. Ủy ban cách mạng đã được thành lập ở tất cả mọi nơi, ngoại trừ 8 tỉnh. Thực tế đã chứng minh sự thành công trong chính sách của Mao chủ tịch. Những kẻ phản bội, những kẻ đào ngũ trong đảng, đã bị phơi bày, trình độ giáo dục của người dân và cán bộ đã được nâng lên, và các đảng viên đã được tinh lọc và hiện nay tương đối tinh khiết.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 7, Lưu Thiếu Kỳ đọc một báo cáo về tình trạng của đảng, trong đó có một phần dành cho tư tưởng của Mao Trạch Đông. Thực ra, có người đã viết phần này cho ông ta và ông ta đã sử dụng phần này để đánh lừa các đảng viên ĐCSTQ và Trung ương để chiếm được lòng tin của đảng. Sau Đại hội, ông Lưu không bao giờ đề cập đến tư tưởng của Mao Trạch Đông nữa, và ông ta đã không sử dụng tư tưởng Mao Trạch Đông để chỉ trích cuốn sách ‘Về sự tiến bộ của đảng viên’. Ngược lại, ông sử dụng cuốn sách đó để chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông.

Đồng chí Lâm Bưu đã viết nhiều công trình ủng hộ tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhưng là một người khiêm tốn, ông ấy không công bố công khai. Đồng chí Lâm Bưu đã trải qua các thử nghiệm về cuộc đấu tranh kéo dài. 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc họp đầu tiên của ông (Lâm Bưu) với Chủ tịch Mao. Ông ấy đã chứng tỏ mình là một đồng chí trong tay của Mao Chủ tịch.

– Khang Sinh: Sau khi giải phóng dân tộc, Lưu Thiếu Kỳ đã đi đến Thiên Tân và đọc một bài phát biểu, nói rằng nền tảng công nghệ Trung Quốc thì yếu kém, thậm chí không bằng thời Sa hoàng. Thậm chí ông ta còn nói rằng, khai thác tư bản chẳng những không sai, mà còn có ích. Về mặt lý thuyết, Lưu là hậu duệ của Bernstein, Kautsky, Bukharin và Khrushchev. Ở Trung Quốc, chúng tôi có những người giống như vậy, cụ thể là Cù Thu Bạch, Trần Độc Tú, Lý Lập Tam, Vương Minh, Trương Quốc Đào, và Lưu Thiếu Kỳ. Lý thuyết của họ rất có hại cho phong trào cộng sản quốc tế.

Ghi chú: 1. Phái đoàn của đảng và nhà nước Việt Nam đã đến Bắc Kinh sau chuyến thăm Liên Xô.

  1. Nguyễn (Văn) Đôn (1918- ) là người miền Nam (sinh tại Quảng Ngãi). Ông là chỉ huy và cán bộ chính trị Liên khu V (phía Nam miền Trung Việt Nam) cho đến năm 1967, và sau đó đóng vai trò quan trọng ở Hà Nội, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phó tham mưu trưởng. Dường như bị mất ảnh hưởng vào năm 1976.
  2. Có thể ám chỉ đến các phong trào cải cách ở Tiệp Khắc (Mùa Xuân Praha – Prague Spring) và có thể Ba Lan, nơi chính quyền gần đây đã bắt đầu một cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến.
  3. Trước khi bị thanh trừng cuối năm 1965, Dương Thượng Côn là ủy viên dự khuyết Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ và là giám đốc Phòng Hành chính Trung ương của Trung ương ĐCSTQ.

99- Chiến dịch Velvet Hammer (tỉnh Bình Định) (14 đến 28-4-1968)

Từ ngày 14 đến 28-4-1968, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ mở chiến dịch Velvet Hammer, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Định.

100- Các chiến dịch Scotland 2, Virginia (tỉnh Quảng Trị) (15-4-1968 đến 28-2-1969)

Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Pegasus, quân đồng minh đề ra quyết tâm củng cố việc phòng thủ khu vực Khe Sanh và Nam vĩ tuyến 17, truy kích tiêu diệt các đơn vị Việt Cộng còn sót lại trong địa bàn.

Từ ngày 15-4-1968 đến 28-2-1969, quân Mỹ gồm Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến và Trung đoàn 4/Sư đoàn 3 TQLC mở chiến dịch Scotland 2 để nối tiếp chiến dịch Scotland 1 và chiến dịch Pegasus, tìm quét cộng quân tại phía tây tỉnh Quảng Trị, ở vùng phụ cận từ Cà Lu tới Khe Sanh. Quân Mỹ tham chiến gồm năm tiểu đoàn TQLC 1/1, 2/1, 2/3, 3/4, 3/9. Trong chiến dịch, quân Mỹ chết 270; cộng quân bỏ lại trận 3.311 xác và thương binh. Sau khi kết thúc chiến dịch, Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 TQLC Mỹ được điều đến Quảng Trị ngặn chặn những đơn vị lớn của cộng quân vừa mở đợt xâm nhập mới vào Nam.

Từ ngày 18 đến 30-4-1968, Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/1 mở thêm chiến dịch Virginia, tập kích cộng quân tại khu vực Khe Sanh.

Ngày 23-11-1968, vào thời điểm kết thúc chiến dịch Lancaster 2, địa bàn chiến dịch Scotland 2 được mở rộng tới bao gồm cả khu vực tây bắc tỉnh Quảng Trị.

101- Các chiến dịch Allons, Clifton Corral (Vùng 3 chiến thuật) (15 đến 26-4-1968)

Từ ngày 15 đến 26-4-1968, Trung đoàn 11 thiết kỵ Mỹ mở chiến dịch Clifton Corral, hành quân thám báo tung tích quân Việt Cộng tại chiến khu Đ trong phạm vi Vùng 3 chiến thuật.

Từ ngày 22 đến 26-4, Tiểu đoàn 168 công binh chiến đấu Mỹ mở chiến dịch Allons, vừa bảo vệ vừa trực tiếp thi công xây dựng cầu phao bắc qua sông Đồng Nai thuộc tỉnh Biên Hòa.

102- Chiến dịch Delaware/Lam Sơn 216 (tỉnh Thừa Thiên) (19-4 đến 17-5-1968) – Trận A Sầu (19-4-1968)

Từ tháng 3-1966 đến tháng 4-1968, thung lũng A Sầu (tức Ashau, An Hậu) ở phía tây Thừa Thiên do quân Việt Cộng chiếm giữ. Tháng 3-1968, một đại đội biệt cách dù Việt Nam Cộng Hòa đột kích một đoàn chuyển quân và tiếp liệu của cộng quân, bắn cháy 8 chiếc xe và gây thương vong 25 cộng quân.

Từ ngày 19-4 đến 17-5-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ chỉ huy hai lữ đoàn 1 và 3 mở chiến dịch Delaware, cùng với quân Việt Nam Cộng Hòa tập kích tái chiếm khu vực thung lũng A Sầu phía tây tỉnh Thừa Thiên. Cùng lúc đó, Bộ tư lệnh Khu chiến thuật 11 đồng thời là Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh VNCH cũng chỉ huy Trung đoàn 3 bộ binh, một chiến đoàn dù, bốn tiểu đoàn công binh và pháo binh, mở cuộc hành quân Lam Sơn 216 bên cạnh chiến dịch Delaware của Mỹ. Đây là lần đầu tiên quân đồng minh giành lại quyền kiểm soát thung lũng A Sầu sau khi bị quân Việt Cộng đánh chiếm và liên tục duy trì quyền kiểm soát từ tháng 3-1966.

Đầu tiên, một tiểu đoàn Mỹ bất ngờ trực thăng vận xuống đánh chiếm sân bay dã chiến cũ A Lưới giờ đây được Mỹ đổi tên là bãi đáp Stallion rồi bảo vệ cho Trung đoàn 3 VNCH trực thăng vận đổ bộ xuống khu vực, rồi lại cùng bảo vệ cho phần còn lại của quân Mỹ đổ bộ. Sau đó, Quân đồng minh mở cuộc lùng sục rộng ra toàn thung lũng A Sầu. Cùng lúc đó, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận Mỹ xuất phát từ sân bay Tây Nam Huế cũng hành quân dọc theo tỉnh lộ 547 tiến vào thung lũng A Sầu.

Cũng trong ngày 19-4, Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ/Sư đoàn Americal di chuyển tới Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để làm lực lượng trừ bị cho chiến dịch Delaware.

Quân đồng minh đã giao tranh 17 trận lớn nhỏ với cộng quân, trong đó ác liệt nhất là trận quân đồng minh đánh chiếm thung lũng A Sầu ngày 19-4, tiêu diệt hoàn toàn cụm doanh trại của các trung đoàn thuộc sư đoàn 324B và 325 cộng quân từng khống chế vùng rừng núi tây Thừa Thiên suốt hai năm trời. Trong suốt 21 ngày hành quân, máy bay B-52 Mỹ đã dội xuống thung lũng A Sầu hơn 1.000 tấn bom. Kết thúc chiến dịch, quân Mỹ chết 36, bị thương 203; quân VNCH chết 106, bị thương 239, thiệt hại 20 máy bay, phần lớn là trực thăng, 30 xe quân sự. Ngày 12-5, cộng quân rút chạy sang Lào, đã bỏ lại trận tổng cộng 869 xác, bị bắt 2, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự, trong đó bỏ lại trận 598 võ khí cá nhân và 37 súng cộng đồng.

103- Trung Cộng và Việt Cộng tranh cãi về hòa đàm (tháng 4 đến mùa thu 1968)

Đầu tháng 4-1968, bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng mở cuộc thảo luận với các đại diện Mỹ nhằm tìm thỏa thuận cho việc Mỹ ngừng ném bom vô điều kiện, và đây được xem là phương thức đem lại vòng đàm phán đầu tiên.

Tuyên bố của Hà Nội lập tức gây khó chịu cho Trung Cộng, vì từ năm 1965 Trung Cộng đã chỉ đạo Hà Nội phải kiên trì lấy Tuyên bố Bốn điểm làm điều kiện tiên quyết phải thực hiện trước khi tham gia đàm phán. Giữa tháng 4-1968, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai gọi Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh, chỉ trích Việt Cộng vì muốn có sự ngừng ném bom tạm thời. Lai khẳng định điều này sẽ khiến lực lượng cách mạng ở miền Nam mất thế chủ động. Đồng biện bạch là Việt Nam chỉ muốn dùng ngoại giao để vận động dư luận thế giới chống đế quốc Mỹ và buộc Mỹ phải nhượng bộ. Lai nói Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm giao thiệp với Mỹ hơn, nên cần thông qua Trung Quốc để đàm phán. Đồng nói lời cảm ơn và nói thêm: Chúng tôi là người đang chiến đấu chống Mỹ và đánh bại họ. Vì thế Việt Nam cần chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các hoạt động ngoại giao và quân sự.

Đến mùa thu năm 1968, Trung Cộng một lần nữa tuyên bố chỉ trích khi Hà Nội và Mặt trận Giải phóng đồng ý mở cuộc thảo luận với Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tại Paris. Từ đó, quan hệ Việt-Trung bỗng nhiên căng thẳng. Các viên chức Hà Nội tuyên bố công khai tại Paris rằng chúng tôi đã từng phạm sai lầm khi nghe theo lời khuyên của Trung Quốc tại Hội nghị Geneve 1954. Kết quả là Mao Trạch Đông đành tán thành với chiến lược vừa đánh vừa đàm của Hà Nội.

104- Hội nghị Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình (20-4-1968)

Sau thất bại nặng nề trong chiến dịch Mậu Thân, Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương Việt Cộng chỉ thị cho Trung ương cục miền Nam phải đẩy mạnh đấu tranh chánh trị để cân bằng lại cán cân chiến lược trên chiến trường miền Nam. Trung ương cục cho rằng phải tạo ra một tổ chức bán công khai hợp pháp trong lòng Sài Gòn để làm cầu nối giữa Mặt trận Giải phóng và các lực lượng chống đối Việt Nam Cộng Hòa (gọi là Lực lượng thứ ba). Tổ chức đệm này sẽ trực tiếp tập hợp lực lượng thứ ba chống phá chánh quyền quốc gia, với danh nghĩa là ‘đấu tranh đòi độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình cho Việt Nam’.

Trong hai ngày 20 và 21-4-1968, Việt Cộng tổ chức Hội nghị đại biểu Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Tham dự có một số nhân sĩ, trí thức, học giả, giáo sư, sinh viên, nhà văn, ký giả, công thương gia…, có khuynh hướng thân cộng hoặc ghét Mỹ và chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa. Hội nghị đã cử ra Ủy ban trung uơng Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, gồm:

– Chủ tịch: luật sư Trịnh Đình Thảo.

– Phó chủ tịch: kỹ sư Lâm Văn Tết, thượng toạ Thích Đôn Hậu.

– Uỷ viên: luật sư Trần Ngọc Liễng…

Ngày 5-5-1968, Việt Cộng thành lập Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.

105- Chiến dịch Maeng Ho 11 (tỉnh Bình Định) (20 đến 27-4-1968)

Từ ngày 20 đến 27-4-1968, Trung đoàn 1 bộ binh và Trung đoàn kỵ binh thuộc Sư đoàn bộ binh Thủ đô (Mãnh Hổ) Hàn Quốc chỉ huy hai đại đội B và C/Tiểu đoàn 1/69 thiết giáp mở chiến dịch Maeng Ho 11, truy quét quân Việt Cộng tại khu vực phía đông quận Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định ra tới bờ biển, trong đó có việc bảo vệ khu đồng lúa của dân chúng trong khu vực Kỳ Sơn.

106- Chiến dịch Trương Công Định/7/11 (tỉnh Gò Công) (21 đến 23-4-1968)

Từ ngày 21 đến 23-4-1968, Sư đoàn 7 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Trương Công Định/7/11, lùng sục truy tìm tung tích Tiểu đoàn 514 Việt Cộng tại khu vực tây bắc tỉnh Gò Công.

107- Bộ Chính trị Đảng Việt Cộng quyết định tiếp tục tổng tấn công (24-4-1968)

Ngày 24-4-1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Việt Cộng họp đánh giá kết quả cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và ra nghị quyết Ra sức xây dựng và củng cố quốc phòng, đẩy mạnh sản xuất, kiên quyết đánh bại mọi bước leo thang mới của địch, đảm bảo giao thông vận tải.

Sau thất bại của đợt tổng tiến công Tết Mậu Thân, Quân uỷ trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Việt Cộng chỉ thị cho lãnh đạo các chiến trường ra sức củng cố lực lượng, thực hiện việc điều chỉnh và bổ sung quân số, tiếp nhận thêm võ khí từ Trung Cộng chuyển sang, chuẩn bị cho những đợt tấn công mới với hy vọng tấn công khi đối phương chủ quan sau trận thắng vừa rồi có thể lật ngược tình thế chiến trường.

Từ Tây Nguyên, các trung đoàn 33, 174, 320 chuyển vào miền Đông Nam Bộ. Trung đoàn 174 bổ sung cho Sư đoàn 5.

Từ miền Bắc, thêm 175.000 quân cấp tốc vào miền Nam, đến nơi hao còn 137.000 quân, bổ sung cho các đơn vị. Trung đoàn 36/Sư đoàn 308, Trung đoàn 141/Sư đoàn 312 tăng cường cho Mặt trận Quảng Đà thuộc Quân khu 5. Sư đoàn 325C (gồm hai trung đoàn 95C và 101C), Trung đoàn 209/Sư đoàn 312 vào Mặt trận Tây Nguyên. Sư đoàn 308 (gồm hai trung đoàn 88, 102) và Trung đoàn 246 vào Mặt trận Đường 9. Tuy phiên chế mật danh là trung đoàn nhưng mỗi trung đoàn có quân số gần cả chục ngàn người. Mười lăm tiểu đoàn pháo cơ giới gồm 96 khẩu 85, 27 khẩu Đ74 được tăng cường cho các mặt trận. Binh chủng Đặc công đưa vào chiến trường từ tháng 3 đến tháng 8-1968 tổng cộng 37.970 quân.

108- Chiến dịch MR-6 (tỉnh Bình Thuận) (25-4 đến 16-5-1968)

Từ ngày 25-4 đến 16-5-1968, Chiến đoàn 3/506 Mỹ phối hợp với một tiểu đoàn của Trung đoàn 44/Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch MR-6, tại địa bàn tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu hành quân là để truy tìm và tiêu diệt sở chỉ huy Bộ tư lệnh Khu 6 Việt Cộng tình nghi đang đóng trên bờ sông Mao, tại khu vực cách căn cứ Sông Mao 15 cây số về phía tây bắc.

109- Chiến dịch Lam Sơn 218 (tỉnh Quảng Trị) (29-4 đến 2-5-1968) – Trận Đông Hà

Từ ngày 29-4 đến 2-5-1968, Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lam Sơn 218, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 29-4 đến 15-5-1968 đã xảy ra trận đánh ác liệt tại Đông Hà giữa liên quân Việt-Mỹ với Sư đoàn 320 Bắc Việt. Quân Mỹ gồm ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/3, 2/4, 1/9 của Chiến đoàn Robbie, hai tiểu đoàn 2/1, 3/21 của Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ. Quân VNCH là Trung đoàn 2/1 bộ binh. Phát hiện tin tình báo chiêu hồi cho biết Sư đoàn 320 Bắc Việt chuẩn bị tập kích quận lỵ Đông Hà, quân đồng minh đã chặn đánh cộng quân tại làng Đại Độ.

Từ ngày 8 đến 16-5-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ đang tham gia chiến dịch Concordia Square đã cử hai tiểu đoàn kỵ binh 1/5 và 2/5 tới tăng viện cho Chiến đoàn Robbie đang giao chiến ác liệt tại Đại Độ. Quân cộng bỏ lại trận gần 1.300 xác, số còn lại chạy qua khu phi quân sự rút trở về Bắc Việt.

110- Trận Đại Độ (tỉnh Quảng Trị, 30-4 đến 3-5-1968)

Ngày 30-4-1968, hơn 6.000 quân của Sư đoàn 320 Bắc Việt vượt vĩ tuyến 17 băng qua khu phi quân sự xâm nhập vào tỉnh Quảng Trị của Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu đoàn 2/4 thủy quân lục chiến Mỹ có biệt danh là ‘Bastards Magnificent’, dưới sự chỉ huy của trung tá William Weise đóng quân tại thôn Đại Độ, xã Cam Giang, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, lọt thỏm vào vòng vây cộng quân. Tuy quân số chỉ không tới 500 người, bằng 1/13 đối phương, nhưng quân Mỹ cố thủ vững chắc. Được sự hỗ trợ của pháo binh, máy bay ném bom, và một tiểu đoàn bộ binh hơn 400 quân nhảy dù tăng viện, quân Mỹ đã đẩy lui cộng quân về Bắc Việt sau bốn ngày giao tranh. Theo kiểm chứng, cộng quân thiệt mạng 1.568 quân. Phía Mỹ có 81 binh sĩ TQLC chết và 297 người bị thương; tiểu đoàn dù chết 29, bị thương 130 người. Trung tá Weise tiếp tục phục vụ trong Thủy quân lục chiến cho tới khi nghĩ hưu năm 1982 với cấp bậc chuẩn tướng (brigadier general) và qua đời năm 1992.

111- Một số tình hình trong tháng 5-1968

Để đối phó với cuộc tấn công Xuân Hè đợt 2 của quân Việt Cộng trong tháng 5-1968, quân Mỹ tiếp tục tăng quân sang Việt Nam, trong đó có Sư đoàn 4 bộ binh cơ giới với nhiều chiến xa và vận xa trấn đóng cạnh khu Phi quân sự, một trung đoàn thiết giáp, tám phi đoàn chiến đấu cơ, sáu tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến.

Trong tháng 5-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Đại đội C/307 công binh (1-5, đóng ở Phú Bài); Phi đoàn 542 tiêm kích tấn công TQLC (10-5, đóng ở Đà Nẵng); Phi đoàn 174 tiêm kích chiến thuật (14-5, đóng ở Phù Cát); Phi đoàn 161 trực thăng TQLC (17-5, đóng ở Quảng Trị); Đại đội 272 không yễm (21-5, đóng ở trại Bearcat, Long Thành); Đại đội 132 không yễm (23-5, đóng ở Kỳ Hà); Phi đoàn 25 tiêm kích chiến thuật (28-5, đóng ở Ubon-Thái Lan). Các đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: Phi đoàn 235 tấn công TQLC (10-5); Phi đoàn 361 trực thăng TQLC (18-5).

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân trong tháng 5-1968 gồm: Tiểu đoàn 2/1 bộ binh chuyển tới bãi đáp Baldy (8-5); Sở chỉ huy Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ chuyển tới bãi đáp Baldy (13-5); Tiểu đoàn 3/21 bộ binh và Tiểu đoàn 3/82 pháo binh chuyển tới bãi đáp Baldy (13-5); Sở chỉ huy Trung đoàn 26 TQLC chuyển tới Đà Nẵng (18-5); Phi đoàn 163 trực thăng TQLC chuyển sang Liên đoàn 16 không quân TQLC (19-5); Đại đội 93 không yễm chuyển tới Camp Holloway (24-5); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Kontum (25-5); các tiểu đoàn bộ binh 3/187, 1/506, 2/506 và Tiểu đoàn 2/319 pháo binh chuyển tới Kontum (25-5); Tiểu đoàn 7/17 không kỵ chuyển tới Pleiku; Tiểu đoàn 3/39 bộ binh chuyển tới Rạch Kiến; Đại đội 361 vũ khí thám không chuyển tới Pleiku; Phi đoàn 555 tiêm kích chiến thuật chuyển tới Udorn.

112- Các chiến dịch Drumfire 2, Robin North (tỉnh Quảng Trị) (1-5 đến 5-6-1968)

Từ ngày 1-5 đến 1-6-1968, Trung đoàn 12 pháo binh/Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ mở chiến dịch Drumfire 2, tập trung chi viện hỏa lực pháo binh cho các cuộc hành quân tiêu diệt quân Việt Cộng tại khu vực Khe Sanh và dãy núi Rockpile thuộc tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 28-5 đến 5-6, Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ tại Khe Sanh chỉ huy ba tiểu đoàn 1/1, 2/3 và 2/4, mở chiến dịch Robin North, lùng sục kỹ khu vực đông nam căn cứ Khe Sanh, chung quanh bãi đáp Loon để tìm quét quân Việt Cộng.

113- Các chiến dịch Trương Công Định/7/14, Trương Công Định/7/16 (các tỉnh Định Tường, Gò Công) (1 đến 10-5-1968)

Từ ngày 1 đến 4-5-1968, Trung đoàn 11/Sư đoàn 7 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Trương Công Định/7/14, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Gò Công.

Từ ngày 8 đến 10-5, Sư đoàn 7 bộ binh VNCH mở chiến dịch Trương Công Định/7/16, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Định Tường.

114- Các chiến dịch Hợp Tác 16, Kudzu 1 (tỉnh Định Tường) (1-5 đến 20-11-1968)

Từ ngày 1-5 đến 20-11-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ chỉ huy Chiến đoàn Funston và các tiểu đoàn bộ binh 4/47, 3/60, mở chiến dịch Kudzu 1, triển khai nhiệm vụ trấn thủ tại căn cứ Đồng Tâm trên bờ sông Tiền Giang tại tỉnh Định Tường, và cũng để nối tiếp chiến dịch Hợp Tác 1.

Trong hai ngày 2 và 3-5, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 Mỹ mở chiến dịch Hợp Tác 16, tiếp tục tìm quét quân Việt cộng tại địa bàn tỉnh Định Tường.

115- Chiến dịch Lam Sơn 218/2, 220, 222, 224/QT, 224 TT, 227 (tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên) (3-5 đến 29-6-1968)

Trong tháng 5-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy các trung đoàn bản bộ, mở liên tiếp các chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

– Trung đoàn 2 mở chiến dịch Lam Sơn 218/2 từ ngày 3 đến 8-5.

– Trung đoàn 1 mở chiến dịch Lam Sơn 220 từ ngày 4 đến 6-5.

– Trung đoàn 1 mở chiến dịch Lam Sơn 222 từ ngày 12 đến 14-5.

– Trung đoàn 1 mở chiến dịch Lam Sơn 224/QT từ ngày 14-5 đến 17-6.

– Trung đoàn 2 mở chiến dịch Lam Sơn 227 từ ngày 23 đến 29-5.

Từ ngày 23-5 đến 17-6-1968, Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 224 TT, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên.

116- Các chiến dịch Allen Brook, Mameluke Thrust (tỉnh Quảng Nam) (3-5 đến 23-10-1968)

Từ ngày 3-5 đến 24-8-1968, Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy 3 tiểu đoàn 2/7, 3/7, 3/27 mở chiến dịch Allen Brook tại khu vực Gò Nổi, tỉnh Quảng Nam, để tìm quét và ngăn chặn một cuộc tấn công có thể xảy ra vào Đà Nẵng của một số tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 308 Bắc Việt vừa mới xâm nhập vào Nam.

Ngày 28-5, hai tiểu đoàn TQLC Mỹ 1/26 và 1/27 tới thay thế hai tiểu đoàn 2/7 và 3/27 trong địa bàn chiến dịch Allen Brook. Tính chung trong chiến dịch Allen Brook, quân Mỹ chết 240; quân Việt Cộng bỏ lại trận 1.017 xác.

Từ ngày 17-5 đến 23-10, Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 TQLC Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn TQLC 1/7, 3/26 và Tiểu đoàn 1 thám báo mở chiến dịch Mameluke Thrust, để bẻ gãy một cuộc tấn công của quân Việt Cộng vào căn cứ dân vệ Thường Đức, tại tỉnh Quảng Nam. Tiểu đoàn 1/7 truy quét tại khu vực quân Mỹ gọi là Arizona Territory về phía đông trong khi Tiểu đoàn 3/26 lùng sục kỹ thung lũng Happy ở phía bắc.

Thực hiện mũi tiến quân phía bắc của chiến dịch Mameluke Thrust, từ ngày 9 đến 19-7, Tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ đã mở cuộc đột kích đường không xuống thung lũng Con Voi để truy tìm và triệt hạ các tuyến đường xâm nhập của cộng quân. Tính chung trong chiến dịch Mameluke Thrust, quân Mỹ chết 175; cộng quân bỏ lại trận 2.728 xác.

117- Chiến dịch Tổng tấn công Mậu Thân đợt 2 (Mini Tet) (4-5-1968 đến 20-6-1968)

Sai lầm chiến lược trong Kế hoạch tổng tấn công và nỗi dậy Xuân Hè 1968 đã phô bày hết trong đợt 1, làm cho thương vong của quân Việt Cộng chỉ trong hơn tháng mà lớn hơn bất kỳ thời gian nào trước đây, và một thiệt hại khôn xiết khác là mạng lưới hàng chục ngàn cán bộ nằm vùng, cơ sở bị lộ hết, mãi đến đầu năm 1975 vẫn chưa khôi phục được một phần ba.

Nhưng kế hoạch vẫn không được chấm dứt hoặc điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp tình hình. Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương Việt Cộng vẫn ra lệnh phát động tiếp đợt hai vào tháng năm, đợt ba vào tháng tám, khi mà ý chí chiến đấu của tàn quân đã suy sụp khủng khiếp và trang thiết bị hao hụt quá nhiều trong các đợt thất bại trước đó. Thậm chí sang năm 1969, Liên Xô và Trung Cộng lại thúc ép lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt tiếp tục phát động một kế hoạch tương tự như năm 1968 dù ở quy mô lực lượng chỉ còn một phần ba, với ảo tưởng, một là cho rằng quân đồng minh sau chiến thắng vang dội trước đó sẽ chủ quan, khinh địch, lơi lỏng bố phòng để cho cộng quân bất ngờ đánh thắng, hai là cục diện náo động trên chiến trường sẽ là đòn đánh chánh trị lợi hại hơn trên bàn đàm phán tại Paris và kích động phong trào phản chiến và dư luận quốc tế buộc phe đồng minh phải đơn phương chấp nhận xuống thang chiến tranh.

Tuy nhiên ảo tưởng này đã làm cho quân Việt Cộng thiệt hại khủng khiếp về quân sự, thương vong bằng cả mười năm trước cộng lại, trong khi về chánh trị, lãnh đạo đồng minh tuy chấp nhận đàm phán vãn hồi hòa bình sau khi đối phương suy kiệt nhưng là đàm phán trên thế mạnh áp đảo về mọi mặt.

Giai đoạn 1969-71 là thời kỳ Hội nghị Paris đóng băng trong khi trên chiến trường, quân Việt Cộng tiếp tục bị quân đồng minh đánh ‘tơi bời’ khắp các mặt trận Trị Thiên, Nam Lào, Cambodia, Tây Nguyên, Duyên hải Trung phần, Đông Nam phần, Đồng bằng sông Cửu Long… Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo Việt Cộng đòi giải tán các sư đoàn, trung đoàn chánh quy quay trở về lối đánh du kích có thể hiệu quả hơn, nhưng ý kiến này bị cả cố vấn Liên Xô lẫn Trung Cộng nhanh chóng bác bỏ. Phần lớn cộng quân rút bỏ lãnh thổ Việt Nam chạy sang ẩn náu trên đất Cambodia, Lào và bị truy kích sang đó. Nếu trước năm 1968, trong lực lượng chánh quy Việt Cộng, cán binh gốc miền Nam chiếm khoảng hai phần năm thì từ năm 1969, toàn bộ đều là các đợt quân miền Bắc mới vào bổ sung.

Chỉ từ năm 1972, khi tình báo Liên Xô và Trung Cộng thi nhau móc nối, mua chuộc, lừa phỉnh được nhiều nghị sĩ Mỹ đứng hẳn về phe phản chiến, kiên quyết rút khỏi chiến trường bằng mọi giá thì cộng quân mới nhanh chóng giành thế áp đảo và chiến cuộc Đông Dương ngã ngũ sau đó vài năm.

Suốt đêm 4-5 và cả ngày 5-5-1968, Việt Cộng đồng loạt mở một chiến dịch mà quân Mỹ đặt ám danh là ‘Mini Tet’, từ vùng ven ngoại ô pháo kích rocket và đạn cối vào thành phố Sài Gòn và 119 đô thị và căn cứ quân sự trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa cũng đáp trả bằng đạn pháo, bom sát thương và bom Napalm vào các vị trí tình nghi có cộng quân chiếm đóng.

Đêm 4-5-1968, lực lượng cộng quân tổng cộng khoảng 180.000 cán binh nhất loạt nổ súng tấn công vào 30 thành phố, tỉnh lỵ, 70 thị trấn, quận lỵ và chi khu, 27 bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, 44 sân bay quân sự, nhiều nhà kho, kho tàng quan trọng, nhiều căn cứ hành quân và trung tâm huấn luyện của Mỹ và VNCH. Đây được xem là đợt 2 cuộc tấn công và nổi dậy Xuân Hè Mậu Thân 1968.

Tại Sài Gòn, Ủy ban Mặt trận dân tôc giải phóng khu Sài Gòn – Gia Định dùng loa và đài radio kêu gọi dân chúng đồng loạt nổi dậy lật đổ chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa bằng vũ trang khởi nghĩa, nhưng tuyệt đối không có ai hưởng ứng.

Đêm 4-6-1968, cộng quân Sài Gòn – Gia Định lại tấn công ngay giữa thành phố Sài Gòn vào căn cứ thuỷ quân lục chiến, căn cứ biệt động quân, Tổng nha cảnh sát VNCH. Trong trận này binh sĩ và cảnh sát VNCH chết 123, bị thương 317, thiệt hại 17 trực thăng và 17 xe thiết giáp. Cộng quân chết 850, bị thương 1015, bị bắt 51, thiệt hại một số thiết bị quân sự. Tháng 5-1968, ở Sài Gòn có đến 250.000 dân tỵ nạn vì mất nhà, có 16.296 nhà sập.

Kết thúc đợt 2 chiến dịch tổng tấn công Xuân Hè (từ 4-5 đến 20-6-1968), cộng quân chết 73.629, bị thương 71.532, bị bắt 8.310.

Trong báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ công bố vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã khẳng định: ‘The Armed Forces of the Republic of Vietnam have been fighting without respite for many years. They have carried the heaviest load of casualties and the greatest personal hardships. Most Vietnamese soldiers have served their country gallantly, faithfully, and responsibly throughout the years. With the help and training of their allies, they have acquired knowledge of modern military tactics and techniques, which they have applied effectively’. (Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu liên tục không ngơi nghỉ trong nhiều năm. Họ đã vượt qua sức tải nặng nhất của thương vong và những khó khăn cá nhân tột đỉnh. Hầu hết chiến binh Việt Nam đã phục vụ đất nước của họ một cách tận tụy, trung thành và đầy trách nhiệm trong suốt nhiều năm dài. Với sự giúp đỡ và huấn luyện của các đồng minh, họ đã có được kiến thức về chiến thuật và kỹ thuật quân sự hiện đại, mà họ đã áp dụng một cách đầy hiệu quả).

118- Giao tranh ở tỉnh Bình Định (4 đến 7-5-1968)

Ngày 4-5-1968, cộng quân Trung Trung Bộ và tỉnh Bình Định mở 7 cuộc tấn công liên tiếp trên một khu vực rất hẹp tại Tân Ốc – Tây Dương Liễu đang do binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ. Kết quả, quân VNCH chết 56, bị thương 194, thiệt hại 35 xe thiết giáp. Cộng quân chết 212, bị thương 281, bị bắt và ra hàng 77, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

Trong đội hình chiến dịch Cochise Green từ ngày 5 đến 7-5-1968, Tiểu đoàn 1/50 bộ binh cơ giới Mỹ mở cuộc hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm quân Việt Cộng tại làng An Bảo, nằm giữa bãi đáp Uplift và Bồng Sơn, tỉnh Bình Định.

119- Chiến dịch Trương Công Định/CĐ/31 (tỉnh Châu Đốc) (4 đến 8-5-1968)

Từ ngày 4 đến 8-5-1968, Biệt khu 44 chiến thuật chỉ huy Tiểu đoàn 41 biệt động quân mở chiến dịch Trương Công Định/CĐ/31, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Thất Sơn, tỉnh Châu Đốc.

120- Các chiến dịch Hưng Quảng 1/43, Sông Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam) (5-5 đến 12-6-1968)

Từ ngày 5 đến 20-5-1968, Bộ tư lệnh Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở cuộc hành quân Sông Thu Bồn, truy quét quân Việt Cộng dọc theo sông Thu Bồn thuộc hai quận Điện Bàn và Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam). Quân Việt Nam Cộng Hòa đã đụng độ và giao tranh 24 trận lớn nhỏ với cộng quân Trung Trung Bộ và tỉnh Quảng Đà. Kết quả, quân VNCH chết 104, bị thương 665; thiệt hại 16 xe tăng, thiết giáp, 3 máy bay. Cộng quân bỏ lại trận 933 xác và 370 thương binh; bị bắt và ra hàng 66.

Từ ngày 26-5 đến 12-6, Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở chiến dịch Hưng Quảng 1/43, tiếp tục tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

121- Chiến dịch Dok Su Ri Baek Ma 6 (tỉnh Khánh Hòa) (5-5 đến 7-6-1968)

Từ ngày 5-5 đến 7-6-1968, Sư đoàn 9 bộ binh Hàn Quốc chỉ huy Trung đoàn 29 mở chiến dịch Dok Su Ri Baek Ma 6, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực núi Hòn Bà ở phía tây nam quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, là nơi theo tin thám báo có các đơn vị thuộc Trung đoàn 18B Bắc Việt vừa xâm nhập.

122- Các chiến dịch Mở Đường/PD, Trương Công Định/21/23, Trương Công Định/21/24 (tỉnh Phong Dinh) (7 đến 29-5-1968)

Theo chỉ thị trực tiếp của tư lệnh Quân đoàn 4-Vùng 4 chiến thuật, từ giữa năm 1968, Sư đoàn 9 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa có trách nhiệm mở rộng phạm vi tác chiến sang địa bàn của Sư đoàn 21 bộ binh, để hai sư đoàn cùng ngăn chặn các cuộc xâm nhập của cộng quân từ khu rừng U Minh và vùng biển Cà Mau vào nội địa đồng bằng sông Cửu Long.

Ttrong hai ngày 7 và 8-5-1968, Sư đoàn 9 mở chiến dịch Mở Đường/PD, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phong Dinh.

Từ ngày 25 đến 29-5, Sư đoàn 21 bộ binh VNCH mở liên tiếp hai chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phong Dinh: mở chiến dịch Trương Công Định/21/23 từ ngày 25 đến 27-5; mở chiến dịch Trương Công Định/21/24 từ ngày 27 đến 29-5.

123- Hội đàm giữa Châu Ân Lai, Trần Nghị và Xuân Thủy (Bắc Kinh, 7-5-1968)

Tháng 5-1968, phó chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Cộng kiêm trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng là Xuân Thủy dẫn đầu phái đoàn sang thăm Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai (Bài dịch của Ngọc Thu từ Cold War International History Project – Woodrow Wilson Center).

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Xuân Thủy (Bắc Kinh, 7-5-1968)

Mô tả: Chu Ân Lai dựa vào sự khác biệt giữa chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, là cách cho thấy tầm quan trọng của chiến thuật đàm phán mạnh mẽ ở Việt Nam. Ông ta cũng yêu cầu Xuân Thủy giữ các cuộc đàm phán bí mật với Liên Xô.

– Chu Ân Lai: Tình hình đàm phán về vấn đề Triều Tiên khác với tình hình của các ông. Lúc đó, (vấn đề Triều Tiên) liên quan đến một nửa Triều Tiên, nhưng tình hình mà các ông đang phải đối mặt hiện nay liên quan đến sự thống nhất Việt Nam. Phân nửa Việt Nam là vấn đề (chúng ta đã đối mặt) mười bốn năm trước đây. Khi đồng chí Mao Trạch Đông gặp chủ tịch Hồ Chí Minh lần cuối (2) ông ấy nói rằng có thể việc ký Hiệp định Geneva [1954] của chúng tôi là một sai lầm.

Sau khi chúng tôi ký hiệp định, nhiều người lính miền Nam Việt Nam rút về miền Bắc. Mỹ từ chối ký vào hiệp định. Nếu chúng tôi cũng từ chối ký hiệp định, chúng tôi có lý do để làm như vậy. Nhưng Hồ Chủ tịch nói rằng có quyền lợi liên quan đến việc (ký hiệp định). Làm như thế, sau thời kỳ khó khăn, thời kỳ Ngô Đình Diệm bắt bớ, giam giữ, và đàn áp, gây ra cái chết của hơn 200.000 người dân miền Nam Việt Nam, với kinh nghiệm đau thương này, đã đánh thức để làm cuộc cách mạng, dẫn với tình hình hiện nay. Do đó, tình hình các cuộc đàm phán Triều Tiên khá giống với tình hình quanh Hội nghị Geneva năm 1954. Các cuộc đàm phán Triều Tiên được tiến hành trên chiến trường. Cuộc chiến kéo dài gần ba năm và các cuộc đàm phán kéo dài hai năm. Nhưng khi vấn đề Triều Tiên đã được thảo luận tại Hội nghị Geneva năm 1954, chiến tranh đã chấm dứt, và lúc đó rất khó để giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Bất cứ điều gì chúng tôi nói, họ sẽ không đồng ý. Do đó, các cuộc đàm phán Triều Tiên chỉ dẫn đến đình chiến, và không có thoả thuận chính trị nào khác đạt được. Về vấn đề rút quân (nước ngoài) khỏi Triều Tiên, họ đã từ chối thảo luận. Chúng tôi đã rút quân (khỏi Triều Tiên) năm 1958, nhưng họ không chịu rút quân của họ. Tình huống mà các ông đang đối mặt lần này thì khác.

Các ông đang đàm phán với Mỹ từng bước một. Điều này có thể tốt. Bước một bước và các ông có thể quan sát bước kế tiếp. Nhưng vấn đề cơ bản là, điều mà các ông không thể có được trên chiến trường, cho dù các ông có cố gắng thế nào đi nữa, các ông sẽ không nhận được tại bàn đàm phán. Điện Biên Phủ dựng lên vĩ tuyến 17, do đó Hội nghị Geneva có thể đạt được thỏa thuận.

Có lẽ đồng chí Phạm Văn Đồng đã truyền đạt thái độ của chúng tôi sau khi trở về Việt Nam. Ý kiến ​​của chúng tôi là, các ông đồng ý (thương lượng) quá nhanh và quá vội vàng, có thể gây cho người Mỹ một ấn tượng rằng các ông sẵn sàng thương lượng. Đồng chí Mao Trạch Đông đã nói với đồng chí Phạm Văn Đồng rằng, có thể chấp nhận đàm phán, nhưng (trước tiên) các ông phải duy trì một lập trường trên cao. Thứ hai, những người Mỹ, những nước lệ thuộc, và những tên bù nhìn có một lực lượng quân sự hơn 1.000.000, và trước khi họ bị gãy xương sống, hoặc trước khi năm, sáu ngón tay của họ bị gãy, họ sẽ không chấp nhận thất bại, và họ sẽ không rời bỏ.

– Xuân Thủy: …

– Trần Nghị: Các ông không cần phải thông báo cho Liên Xô về tiến triển trong các cuộc đàm phán với Mỹ bởi vì họ có thể thông báo cho Mỹ.

– Chu Ân Lai: Các ông không cần phải thông báo cho họ điều mà các ông dự định làm vì có những trường hợp những người xét lại công bố bí mật quân sự và ngoại giao. Các ông nên thật thận trọng.

Ghi chú: 1. Xuân Thủy (1912-1985), lúc đầu là một nhà báo và là quan chức cấp cao của các tổ chức mặt trận cộng sản trong chiến tranh Đông Dương. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao năm 1962-1965, bộ trưởng nội các và là người đứng đầu phái đoàn Bắc Việt trong các cuộc đàm phán bốn bên tại Paris 1968-1973.

  1. Không rõ lúc nào, nhưng có thể vào mùa Đông-Xuân năm 1968, khi ông Hồ được báo cáo đã ở Bắc Kinh để chữa bệnh. Chúng tôi cám ơn ông William Duiker giúp làm rõ điểm này.

(*) Một tài liệu khác ghi cuộc thảo luận này bắt đầu lúc 9:45 tối ngày 7-5-1968, tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh.

124- Các chiến dịch Concordia Square, Jeb Stuart 3 (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên) (9-5 đến 3-11-1968)

Từ ngày 9 đến 16-5-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Concordia Square, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tính chung trong chiến dịch Concordia Square, quân Mỹ chết 19; quân Việt Cộng bỏ lại trận 349 xác.

Từ ngày 17-5 đến 3-11, Sư đoàn 1 kỵ binh mở tiếp chiến dịch Jeb Stuart 3, kết hợp tìm quét quân Việt Cộng, bảo vệ mùa vụ của nông dân và thực hiện chương trình bình định nông thôn tại địa bàn phía bắc tỉnh Thừa Thiên và trung tâm tỉnh Quảng Trị, đồng thời liên tục tuần tra chiến đấu quét sạch cộng quân tại khu vực từ căn cứ Camp Evans tới bãi biển Wunder.

Đêm 20-5, cộng quân Quân khu Trị Thiên tấn công một loạt các căn cứ của Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ ở khu vực Đình Lâm (tỉnh Thừa Thiên). Kết quả, quân Mỹ chết 34, bị thương 86, thiệt hại 5 máy bay. Cộng quân chết 367, bị thương 472.

Từ ngày 27 đến 30-6, Phân đội 3/5 kỵ binh Mỹ mở cuộc hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét Việt Cộng tại xã Bình An. Lữ đoàn 2/Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ sẵn sàng tăng viện khi có giao tranh lớn xảy ra. Trong chiến dịch Jeb Stuart 3, cộng quân bỏ lại trận 2.114 xác.

125- Giao tranh Đông Nam Phần (9 đến 13-5-1968)

Đêm 9-5-1968, Trung đoàn bộ binh 2 của Sư đoàn 9 cộng quân Đông Nam Bộ tập kích vào cụm quân Mỹ ở cánh đồng xóm Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa với ý định phá thủng vành đai phòng ngự bảo vệ Sài Gòn. Đến sáng sớm, cộng quân bị đánh tháo lui. Quân Mỹ chết 35, bị thương 105. Cộng quân bỏ lại trận 270 xác và 155 thương binh; bị bắt và ra hàng 31.

Ngày 13-5, quân đồng minh Mỹ và Úc Đại Lợi phối hợp mở cuộc hành quân truy quét quân Việt Cộng tại khu vực sở cao su Sở Hội, đã đụng độ với Trung đoàn bộ binh 141 thuộc Sư đoàn 7/Quân đoàn 4 cộng quân miền Đông Nam Bộ. Giao tranh ác liệt xảy ra, kết thúc bằng một trận xáp lá cà đẫm máu. Kết quả, quân Mỹ chết 38, bị thương 140; quân Úc chết 32, bị thương 117. Cộng quân bỏ lại trận 176 xác và 73 thương binh; bị bắt và ra hàng 104.

126- Trận Khâm Đức (9 đến 12-5-1968) – Chiến dịch Golden Valley (tỉnh Quảng Tín) (10 đến 12-5-1968)

Từ đêm 9 đến 12-5-1968, Sư đoàn 2 Bắc Việt với khoảng 2.500 quân, tấn công quận lỵ Khâm Đức nằm gần biên giới Lào. Tại quận lỵ Khâm Đức có cứ điểm Ngok Ta Vak và trại Lực lượng đặc biệt, được thành lập năm 1963 nhằm theo dõi và ngăn chặn các hoạt động xâm nhập của Bắc Việt từ đất Lào sang.

Chiều 9-5-1968, lúc 18 giờ 30, Trung đoàn 21 và Trung đoàn Ba Gia 1 cộng quân bắt đầu từ đất Lào tràn sang với ý định đánh chiếm cứ điểm tiền tiêu Ngok Ta Vak, cách khu trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức 7 cây số về phía tây nam. Căn cứ Ngok Ta Vak được bảo vệ bởi 1 đại đội dân vệ Việt Nam khoảng 150 người, 1 trung đội pháo 33 người thuộc Pháo đội D/Tiểu đoàn 2/12 thủy quân lục chiến Mỹ, và được chỉ huy bởi 8 cố vấn Lực lượng đặc biệt Mỹ và 3 cố vấn Úc.

Đến 5 giờ sáng10-5, Việt Cộng tấn công vào hướng đông Ngok Ta Vak. Quân đồng minh vừa cố thủ, vừa gọi trực thăng tới oanh kích sát ngay tuyến phòng thủ. Xung quanh Ngok Ta Vak, Việt Cộng vẫn tiếp tục pháo kích vào căn cứ.

Rạng sáng 10-5, Tiểu đoàn 11/21, Tiểu đoàn 40/21, Đại đội đặc công sư đoàn và Huyện đội Phước Sơn cộng quân chiếm được Trung tâm chỉ huy căn cứ Ngok Ta Vak. Tuy nhiên, các vị trí khác như trận địa pháo, sân bay trực thăng, khu gia binh… vẫn tiếp tục kháng cự. Lúc 8 giờ 30, máy bay Mỹ ném bom vào giữa đội hình làm cộng quân thương vong rất lớn.

Trước áp lực biển người của cộng quân, lực lượng đồng minh ở Ngok Ta Vak đánh điện yêu cầu được rút lui nhưng ban đầu không được chấp thuận. Sau đó đại tướng Westmoreland cho rằng trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức không đủ sức chống lại trước áp lực của cộng quân nên ra lệnh di tản khỏi căn cứ bắt đầu từ buổi sáng.

Từ ngày 10 đến 12-5-1968, Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ mở chiến dịch Golden Valley, để bảo vệ cuộc di tản của căn cứ phòng vệ dân sự Việt-Mỹ ở Khâm Đức, tỉnh Quảng Tín, đang bị một trung đoàn Việt Cộng bao vây. Đại đội A/1/46 được trực thăng vận tới căn cứ, ngay sau đó có thêm Tiểu đoàn 2/1 bộ binh.

Đến trưa 10-12, quân phòng thủ ở Khâm Đức bắt đầu đốt tiêu hủy súng ống, khí tài không mang theo được. Chiều 10-5, tướng Westmoreland thông báo cho Không lực Hạm đội 7 bắt đầu cuộc di tản bằng vận tải cơ C-130. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa rút lui vội vã khỏi Ngok Ta Vak. Đến 15 giờ ngày 10-5, cộng quân chiếm hoàn toàn khu vực Ngok Ta Vak.

Chỉ huy Mỹ điều Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn 196 thuộc Sư đoàn American (tức Sư đoàn 23 bộ binh) nhảy dù xuống trại LLĐB Khâm Đức, tăng số quân trên chiến trường lúc này lên trên 1.000 quân, nhưng vẫn không dám tung lực lượng ra cứu cứ điểm Ngok Ta Vak vì sợ bị phục kích.

Đêm 11 rạng sáng 12-5, Trung đoàn Ba Gia 1 và Trung đoàn 21 cộng quân chiếm các cứ điểm ngoại vi Khâm Đức, gồm: Đồi Tây Nam sân bay, Đồi E, Đồi Trường Bắn; Đồi Hồ Mùa Thu, Đồi Nghĩa Trang (theo mật danh tác chiến gọi là D-E-H-I-K). Cũng trong đêm 11-5, các đơn vị pháo tăng cường, gồm: Tiểu đoàn pháo 85 ly, Đại đội pháo cao xạ 23 ly, cùng các hỏa lực khác của Sư đoàn 2 đã chiếm toàn bộ các cứ điểm ngoại vi D-E-H-I-K và nã pháo dữ dội vào sân bay Khâm Đức.

Đến 6 giờ sáng 12-5, Sư đoàn 2 cộng quân cho hỏa lực bắn phá dữ dội vào sân bay Khâm Đức, đồng thời cho bộ binh tiến công bao vây chi khu quận lỵ. Mỹ cho máy bay phản lực và trực thăng ào ạt ném bom, bắn phá dữ dội, pháo đài bay B-52 liên tục ném bom rải thảm vào giữa đội hình cộng quân.

Bộ chỉ huy Sư đoàn 23 Mỹ ra lệnh cho Tiểu đoàn 2/196 và số quân còn lại ở Khâm Đức nhanh chóng lên máy bay rút lui. Vào lúc kết thúc của cuộc di tản được coi là khá thành công, người Mỹ chợt phát hiện có ba binh sĩ thuộc Không lực Mỹ đang ẩn nấp dưới một chiến hào. Mặc dù khu trại đang bị cộng quân tràn vào và đã có hai chiếc C-130 vừa bị bắn hạ, trung tá Joe M. Jackson đang lái chiếc C-123, với sự đồng tình của phi công phụ là thiếu tá Jesse Campbell, đã quay trở lại dưới hỏa lực mạnh, giải cứu thành công ba đồng đội.

Đến 12 giờ trưa 12-5-1968, cụm cứ điểm Khâm Đức bị Việt Cộng đánh chiếm hoàn toàn.

Việt Cộng tuyên bố tại Khâm Đức đã diệt hơn 300 quân đối phương, bắt giữ 104 lính khác trong đó có 2 cố vấn Mỹ, bắn rơi hai vận tải cơ C-130, 6 trực thăng, 1 phi cơ thám thính. Nếu tính cả trận Ngok Ta Vak thì đã tiêu diệt trên 500 lính, bắt sống 104 biệt kích Nùng và 2 cố vấn Mỹ; bắn rơi 2 máy bay CH-47, 2 máy bay C-130 và 9 trực thăng.

Phía Mỹ cho biết, toàn bộ trận đánh, phía Việt Nam Cộng Hòa 10 binh sĩ thiệt mạng, 58 người bị thương, 102 người bị bắt và mất tích; khoảng 150 dân thường, trong đó phần lớn là thân nhân binh sĩ trong khu gia binh tử nạn do máy bay rơi; quân Mỹ có 13 binh sĩ chết, 92 người bị thương, 2 người bị bắt và 30 người mất tích; có 2 chiếc C-130 và 7 trực thăng bị bắn rơi. Số liệu tình báo kiểm chứng cho biết trận này cộng quân thiệt mạng 345 quân.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

127- Khai mạc Hội nghị hòa đàm tại Paris (13-5-1968)

Trong chiến dịch Mậu Thân, quân Việt Cộng thất bại với thương vong quá lớn. Ngày 31-3-1968, tổng thống Jonhson tuyên bố ‘phi Mỹ hóa’ chiến tranh, hạn chế ném bom miền Bắc và chấp nhận thương lượng với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việt Cộng cũng muốn có thời gian hồi phục lực lượng nên chấp nhận đàm phán. Ngày 3-5-1968, tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố chấp nhận lời đề nghị của Bắc Việt mở cuộc hội đàm hòa bình sơ bộ tại Paris.

Ngay sau khi các nhà thương lượng Mỹ và Bắc Việt thông báo về cuộc khai mạc hòa đàm sắp tới ở Paris ngày 3-5-1968, công cuộc phòng thủ Sài Gòn càng được tăng cường thêm. Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ (mệnh danh là Sư đoàn Lão Luyện – Old Reliable) được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các tuyến đường dẫn tới phía nam Sài Gòn thuộc tỉnh Long An, một nhiệm vụ mà đơn vị này sẽ duy trì mãi cho tới khi rút khỏi Việt Nam sau đó vài năm. Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ (mệnh danh Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới – Tropic Lighting) được giao trấn giữ các tỉnh phía tây Sài Gòn giáp biên giới Cambodia. Lữ đoàn 199 bộ binh (mệnh danh Lữ đoàn Redcatchers) được giao tuần tra khu vực Biên Hòa để ngăn chặn hoạt động xâm nhập từ Chiến khu Đ. Sư đoàn 1 bộ binh (mệnh danh Sư đoàn Anh Cả Đỏ – Big Red One) bảo bệ Sài Gòn ở phía bắc. Các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa được triển khai trong phạm vi Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ đột xuất và tạm thời, tất cả đơn vị Mỹ vẫn hoạt động theo phân công như thế cho tới khi rút hết khỏi Việt Nam.

Hội nghị Paris bắt đầu từ ngày 13-5-1968 tại khách sạn Majestic, đại lộ Kléber, Paris, và chánh thức khai mạc từ 19-5-1968 giữa hai bên là Mỹ và Bắc Việt. Lần gặp thứ nhất của Hội nghị sớm đi vào bế tắc khi phía Mỹ khẳng định rằng quân đội Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam, trong khi Bắc Việt đòi cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia vào một chính phủ liên hiệp tại miền Nam.

Nhưng sau đó, Bắc Việt áp dụng xảo thuật là kiên quyết không chấp nhận Việt Nam Cộng Hòa là một bên tham gia Hội nghị, để sau đó Bắc Việt cùng với Mỹ thỏa hiệp Việt Nam Cộng Hòa và Mặt trận Giải phóng là hai bên cùng tham gia hội nghị bốn bên.

Từ ngày 10-11-1968, cuộc họp diễn ra giữa bốn bên Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận Giải phóng. Đây là một bước thắng lợi của Việt Cộng vì: một là Bắc Việt được xem ngang hàng với Mỹ, còn một tổ chức cộng sản do miền Bắc sắp đặt ở miền Nam được nhìn nhận là một chánh thể ngang hàng với chánh thể quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Ngay sau đó, Mặt trận Giải phóng gấp rút chuyển hóa công khai thành Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, ngày càng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để trở thành một thực thể chánh trị được quốc tế thân cộng công nhận.

Phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa gồm Phạm Đăng Lâm (trưởng đoàn), Nguyễn Xuân Phong (phó trưởng đoàn), Trần Văn Ân, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc An, luật sư Nguyễn Thị Vui (bà con với Huỳnh Tấn Phát và từng quen Nguyễn Thị Bình) và Nguyễn Triệu Đan (phát ngôn viên báo chí). Đoàn Việt Nam Cộng Hòa ngụ trong biệt thự thuê tại đại lộ Mayot, trong vườn Luxembourg. Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Đắc Khê – giúp Đoàn VNCH đắc lực để đối đáp với phái đoàn Mặt trận do Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu.

Phái đoàn Mặt trận Giải phóng gồm Nguyễn Văn Hiếu (trưởng đoàn), Đinh Bá Thi (phó trưởng đoàn, nhưng trực tiếp chỉ đạo phía sau), và hai thành viên phái nữ gốc miền Nam. Ngày 4-11-1968, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Nguyễn Thị Bình, ủy viên trung ương Mặt trận này tham gia công việc trù bị Hội nghị Paris về Việt Nam đến Paris. Ngày 10-12-1968, Ban Liên lạc đối ngoại Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thông cáo về việc cử đoàn đại biểu Mặt trận tham dự hội nghị Paris về Việt Nam, do Trần Bửu Kiếm, ủy viên Đoàn chủ tịch kiêm trưởng ban Liên lạc đối ngoại của Mặt trận làm trưởng đoàn. Phái đoàn Mặt trận Giải phóng tham gia hòa đàm từ 10-12-1968. Ngày 16-12-1968, phái đoàn này đến Paris. Sau đó, Trần Bửu Kiếm được thay thế bằng Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng Ngoại giao Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam làm trưởng đoàn.

Cuộc hội đàm Paris khai mạc nhưng ngay lập tức rơi vào bế tắc khi phía Mỹ khăng khăng đòi bộ đội Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam, trong khi Bắc Việt khăng khăng đòi có sự tham gia của Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào một chánh phủ liên hiệp ở miền Nam. Những yêu sách này cứ lập đi lập lại và bắt đầu cho năm năm hội đàm chánh thức và không liên tục giữa Mỹ và Bắc Việt tại Paris.

128- Chiến dịch Nevada Eagle (tỉnh Thừa Thiên) (15-5-1968 đến 28-2-1969)

Từ ngày 15-5-1968 đến 28-2-1969, Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy Lữ đoàn 1 và Lữ đoàn 2 bản bộ, phối hợp với Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 không vận Mỹ mở chiến dịch Nevada Eagle tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên. Mục tiêu chiến dịch là tìm quét quân Việt Cộng, bảo vệ mùa vụ của nông dân, cắt đứt các tuyến xâm nhập của cộng quân tại khu vực chân núi và hành quân lùng sục kỹ khu vực từ tỉnh lộ 547 tới sông Bô. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 353; cộng quân bỏ lại trận 3.299 xác.

129- Chiến dịch Toàn Thắng C/14 (tỉnh Bình Dương) (15 và 16-5-1968)

Trong hai ngày 15 và 16-5-1968, Lực lượng địa phương quân Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Toàn Thắng C/14, hành quân tuần tra bảo vệ an ninh tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

130- Chiến dịch Rockne Gold (tỉnh Ninh Thuận) (19 đến 27-5-1968)

Từ ngày 19 đến 27-5-1968, Chiến đoàn 3-506 bộ binh Mỹ, với sự tăng cường của Đại đội 206/Lực lượng xung kích cơ động MIKE, đã mở chiến dịch Rockne Gold, lùng sục và truy quét quân Việt Cộng tại khu vực rừng núi cách tỉnh lỵ Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, 20 cây số về phía tây nam. Đây là nơi mà tin thám báo cho hay đang có Tiểu đoàn 610 và Đại đội HT112 bộ đội địa phương Việt Cộng ẩn náu.

131- Giao tranh ở tỉnh Tây Ninh, Phước Tuy và Kiến Hòa (21 đến 26-5-1968)

Đêm 21-5-1968, cộng quân Đông Nam Bộ tấn công vào căn cứ Trảng Lớn của quân đồng minh cách tỉnh lỵ Tây Ninh 5 cây số về phía Bắc. Kết quả, quân Mỹ chết 8, bị thương 49; quân Việt Nam Cộng Hòa chết 55, bị thương 198; thiệt hại 21 xe quân sự, 10 lô cốt, 7 dãy nhà ở, nhà kho, 2 nhà đài ra đa. Cộng quân bỏ lại trận 462 xác, bị bắt và ra hàng 61.

Đêm 25-5, một trung đoàn cộng quân tấn công vào căn cứ Bình Giã thuộc xã Ngãi Giao tỉnh Phước Tuy, đang do Tiểu đoàn 3 dù Úc trấn giữ. Quân Việt Cộng bị đánh bật ra ngoại vi, bỏ lại trận 87 xác và 45 thương binh. Quân dù Úc chết 13, bị thương 11.

Ngày 26-5, cộng quân Trung Nam Bộ và Tỉnh đội Bến Tre phục kích một đoàn tàu chiến Mỹ hành quân trên sông Giồng Trôm. Sau 15 phút giao tranh, cộng quân rút lui, bỏ lại trận 44 xác và 37 thương binh. Quân Mỹ chết 5, bị thương 27, thiệt hại 1 tàu chiến.

132- Chiến dịch Matthews (tỉnh Kontum) (24-5 đến 12-6-1968)

Sau nguồn tin tình báo cho biết hai trung đoàn của Sư đoàn 325C Bắc Việt vừa từ Lào xuất hiện ở phía tây tỉnh Kontum, quân Mỹ lập tức triển khai chiến dịch Matthews từ ngày 24-5 đến 12-6-1968 để xóa bỏ hiểm họa này. Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận Mỹ bí mật không vận ban đêm từ căn cứ Phước Vĩnh tỉnh Bình Dương ra phi trường Kontum. Từ đây, Lữ đoàn 3/101 liên kết với Lữ đoàn 1/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ đang thực thi chiến dịch Lucas Green để mở cuộc đột kích vào phía tây và tây bắc Bến Hét, từ khu vực căn cứ Bến Hét tới khu vực Ba Biên Giới. Từ ngày 10 đến 17-6, Lữ đoàn 3/101 không vận trở về Phước Vĩnh sau khi hoàn thành thắng lợi chiến dịch Matthews, đẩy lui quân cộng về Lào. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 69; cộng quân bỏ lại trận 352 xác.

133- Chiến dịch Rayburn Cane (tỉnh Darlac) (25-5-1968)

Ngày 25-5-1968, Chiến đoàn Bright Light Mỹ mở chiến dịch Rayburn Cane, đột kích vào một trại tù binh Việt Cộng, cách Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac khoảng 15 cây số để giải cứu binh sĩ đồng minh và thường dân đang bị giam.

134- Giao tranh ở tỉnh Quảng Trị (31-5-1968)

Đêm 31-5-1968, Tiểu đoàn pháo binh 84 cộng quân Mặt trận Trị Thiên tập kích bằng hỏa lực vào căn cứ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở khu vực Sa Mưu (quận Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) nhằm phá kế hoạch vận chuyển tiếp tế của quân đồng minh cho cụm cứ điểm Khe Sanh trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh (20-1 đến 15-7-1968). Quân đồng minh phản kích lại dữ dội. Kết quả, quân Mỹ chết 28, bị thương 71; quân VNCH chết 114, bị thương 97; thiệt hại 11 xe quân sự, 2 máy bay. Cộng quân bỏ lại trận 327 xác và 149 thương binh, bị bắt và ra hàng 11, thiệt hại 4 khẩu pháo.

135- Chiến dịch Tà Cơn (tỉnh Quảng Trị) (tháng 5-1968)

Tháng 5-1968, phát hiện Sư đoàn 308 cộng quân hành quân vào Nam tăng viện cho Sư đoàn 304 tiếp tục vây hãm Khe Sanh, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ mở cuộc hành quân Tà Cơn, giải tỏa khu vực phía nam Tà Cơn và tấn công vào đội hình Sư đoàn 308, sát thương 170 quân.

Cũng trong tháng 5-1968, quân Mỹ huy động 6 tiểu đoàn tấn công Sư đoàn 320 và Trung đoàn 270 tại hai khu vực Tân Lâm và Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị). Quân Mỹ chết 143, bị thương 220. Cộng quân bỏ lại trận 640 xác.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

136- Một số tình hình trong tháng 6-1968

Ngày 5-6-1968, thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy bị một kẻ lạ mặt bắn trọng thương ở Los Angeles, ngay sau khi chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ ứng viên tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ tại bang California.

Thủ tướng Úc Gorton sang thăm Việt Nam từ ngày 7 đến 9-6-1968 để thống nhất với Mỹ và Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa về chương trình quân viện của Úc tại Việt Nam.

Ngày 9-6, đại tướng William C.Westmoreland rời chức vụ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV) để trở về Washington làm tham mưu trưởng Lục quân. Viên phó tư lệnh của Westmoreland là đại tướng Creighton W. Abrams trở thành tư lệnh mới của MACV từ 3-7-1968.

Cùng với sự thay đổi viên tư lệnh Mỹ, ngay lập tức tại Washington lẫn ở Sài Gòn cũng nhanh chóng có sự điều chỉnh trong Chiến lược chiến tranh của Mỹ. Theo quan niệm mới, Quân lực Mỹ tại Việt Nam sẽ không giao chiến một cách thường xuyên dài hơi trong những chiến dịch quy mô lớn có nhiều tiểu đoàn. Quan điểm mới của tướng Abrams là chú trọng bảo vệ thủ đô Sài Gòn là trung tâm đầu não Việt Nam Cộng Hòa, tăng cường quân phòng thủ tại Vùng 3 chiến thuật, nhất là phòng tuyến Sài Gòn – Biên Hòa, đồng thời liên tục triệt phá mọi sức ép của quân địch, duy trì thế chủ động bằng các chiến dịch tấn công khắp các chiến trường. Quân đồng minh chú trọng phát triển chiến thuật linh hoạt, cơ động và hỏa lực mạnh, tập trung các đơn vị Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa lùng sục truy tìm quân địch, quét sạch địa bàn, phát hiện, triệt hạ mọi kho dự trữ và vận chuyển thiết bị chiến tranh của đối phương. Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ rút từ Vùng 1 chiến thuật vào từ cuối tháng 10-1968, phối hợp Sư đoàn 25 Bộ binh Mỹ và các đơn vị bộ chiến Việt Nam khởi động các cuộc hành quân bình định, truy quét cộng quân tại Vùng 3.

Trong tháng 6-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Phi đoàn 188 tiêm kích chiến thuật (7-6, đóng ở Tuy Hòa); Phi đoàn 136 tiêm kích chiến thuật (14-6, đóng ở Tuy Hòa). Sở chỉ huy Chiến đoàn Cleland thành lập tại Đà Lạt (18-6). Các căn cứ dân vệ mới đi vào hoạt động gồm Biệt đội A-101 ở Mai Lộc (24-6), Biệt đội A-105 ở Nông Sơn (24-6). Ngày 1-6, Tiểu đoàn 4 hoàng gia Úc sang Việt Nam, cùng lúc Tiểu đoàn 2 về Úc.

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân gồm: Tiểu đoàn 7/1 không kỵ chuyển tới Vĩnh Long (3-6); Đại đội 92 không yễm chuyển tới Đồng Bà Thìn, Cam Ranh (7-6); Tiểu đoàn 3/503 bộ binh chuyển tới Bảo Lộc (15-6); Tiểu đoàn 3/1 thủy quân lục chiến rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ và Tiểu đoàn 2/7 TQLC vào thay (15-6); Phi đoàn 164 trực thăng TQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ (16-6) và Phi đoàn 265 trực thăng TQLC vào thay (15-6); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Phước Vĩnh (17-6); các tiểu đoàn bộ binh 3/187, 1/506, 2/506 và Tiểu đoàn 2/319 pháo binh chuyển tới Phước Vĩnh (17-6); Tiểu đoàn 1/20 bộ binh chuyển tới Đức Phổ (19-6); Tiểu đoàn 4/60 pháo binh chuyển tới An Khê (28-6).

137- Chiến dịch Dragon Palace 1 (tỉnh Quảng Nam) (1 đến 28-6-1968)

Từ ngày 1 đến 28-6-1968, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến (Thanh Long) Hàn Quốc mở chiến dịch Dragon Palace 1, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

138- Chiến dịch Toàn Thắng 2 (Complete Victory 2) (Vùng 3 chiến thuật) (1-6-1968 đến 16-2-1969)

Từ ngày 1-6-1968 đến 16-2-1969, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3-Vùng 3 chiến thuật Việt Nam Cộng Hòa và Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 dã chiến Mỹ mở chiến dịch Toàn Thắng 2 (Complete Victory 2), tiếp tục tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn Vùng 3 chiến thuật và chủ động bảo vệ an ninh từ xa cho thủ đô Sài Gòn. Quân Mỹ tham chiến gồm có: Sư đoàn 1 kỵ binh (từ tháng 11-1968), Sư đoàn 1 bộ binh, Sư đoàn 9 bộ binh, Sư đoàn 25 bộ binh, Lữ đoàn 3/ Sư đoàn 82 không vận (từ tháng 9-1968), Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ, Trung đoàn 11 thiết kỵ. Quân Thái Lan gồm có Trung đoàn tình nguyện hoàng gia. Quân Việt Nam Cộng Hòa tham chiến gồm có: Sư đoàn 5 bộ binh, Sư đoàn 7 bộ binh, Sư đoàn 18 bộ binh, Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn nhảy dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến.

Chiến dịch Toàn Thắng 2 bắt đầu bằng một cuộc tập kích của Lữ đoàn 3/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ vào đồn điền cao su Michelin từ khuya 1-6-1968 để tìm quét các đơn vị Việt Cộng đang ẩn núp và đánh phá tại đây.

Đôi bên đã xảy ra trận đánh ác liệt tại Tây Ninh từ ngày 17-8 đến 27-9-1968. Nhận được nguồn tin tình báo khẳng định quân Việt Cộng tại chiến khu C đang chuẩn bị lực lượng tấn công tỉnh lỵ Tây Ninh, Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ mở cuộc hành quân đánh chặn trước vào đối phương. Từ ngày 17-8, Tiểu đoàn 3/22 bộ binh bắt đầu gấp rút thiết lập căn cứ hỏa lực Buell để che chắn tỉnh lỵ từ phía bắc, trong khi ba tiểu đoàn bộ binh 1/5, 4/23, 2/27 và Tiểu đoàn 2/34 thiết giáp hành quân lùng sục, truy quét cộng quân từ tỉnh lỵ Tây Ninh tới quận lỵ Dầu Tiếng.

Đôi bên cũng giao tranh ác liệt tại Lộc Ninh (tỉnh Bình Long) từ ngày 19 đến 23-8-1968. Tối 18-8, căn cứ phòng vệ dân sự Lộc Ninh bị một trung đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh 7 Bắc Việt bao vây. Ngày 19-8, Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ lập tức cử Tiểu đoàn 1/2 bộ binh và Tiểu đoàn 2/11 thiết kỵ tới giải vây và tiếp tục truy kích cộng quân về hướng đông bắc cho tới vùng đồi 178 sát biên giới Cambodia.

Từ ngày 4 đến 6-9-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn 2/39, 2/60, 5/60, tập trung lùng sục khu vực dưới phía nam quận Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Ngày 7-9, Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ đưa quân trở lại chi khu Lộc Ninh, tỉnh Bình Long, là nơi vẫn đang bị Sư đoàn 7 Bắc Việt liên tục đóng quân đánh phá. Quân Mỹ tham chiến gồm ba tiểu đoàn bộ binh 1/2, 2/16, 1/28 của Sư đoàn 1, Phân đội 2 của Trung đoàn 11 thiết kỵ, Lữ đoàn 1/Sư đoàn Anh Cả Đỏ (chỉ huy), đã lùng sục vào khu vực đông bắc và tây bắc căn cứ Lộc Ninh. Đôi bên đã giao tranh ác liệt trong trận đánh mà đôi bên cùng gọi là Trận Lộc Ninh 4.

Ngày 13-9, thiếu tướng Keith L.Ware, tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ bị thiệt mạng cùng với bảy sĩ quan khác trong một vụ rơi trực thăng mà có thể là do bị cộng quân bắn tỉa gần quận lỵ Lộc Ninh. Đây là viên tướng Mỹ thứ tư thiệt mạng trong cuộc chiến tại Việt Nam.

Chỉ tính từ ngày 7 đến 14-9-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa đã giao tranh 11 trận lớn nhỏ với cộng quân Đông Nam Bộ tại trận Lộc Ninh. Quân Mỹ chết 143, trong đó có tướng Ware, bị thương 247; quân VNCH chết 185, bị thương 502, bị bắt 37; thiệt hại 55 xe tăng, thiết giáp, 8 máy bay. Cộng quân chết 723, bị thương 1.846, bị bắt 105, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

Ngày 18-12-1968, Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ cử Tiểu đoàn 4/9 thiết lập căn cứ hỏa lực Mole City tại vị trí cách tỉnh lỵ Tây Ninh 15 cây số về phía nam, để cắt đứt tuyến đường xâm nhập của Việt Cộng từ khu vực Cánh Thiên Thần trên đất Cambodia kéo sang.

Từ ngày 15-1 đến 22-2-1969, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ và Trung đoàn 9/Sư đoàn 5 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa cùng với các đơn vị công binh Việt-Mỹ đã lắp đặt và đưa vào hoạt động tuyến đường dây viễn thông từ Phước Vĩnh qua Đồng Xoài và Phú Riềng tới Sông Bé, thuộc hai tỉnh Bình Dương, Phước Long, và liên tục hành quân tuần tra để bảo vệ đường dây luôn thông suốt. Hoạt động này cũng góp phần trong việc kết thúc chiến dịch Toàn Thắng 2 và bước vào chiến dịch Toàn Thắng 3 (từ 16-2 đến 31-10-1969).

Tính chung trong chiến dịch Toàn Thắng 2 từ 1-6-1968 đến 16-2-1969, quân Việt Cộng bỏ lại các trận đánh tổng cộng 2.819 xác, bị phát hiện và tịch thu nhiều hầm ngầm chứa hơn 100.000 khẩu súng AK-47, 643 khẩu súng cối, 35.000 viên đạn pháo các loại và hơn 1 tấn chất nổ.

139- Chiến dịch Robin South (tỉnh Quảng Trị) (5 đến 19-6-1968)

Từ ngày 5 đến 19-6-1968, Trung đoàn 4/Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy bốn tiểu đoàn 1/4, 2/4, 3/4 và 3/9, mở chiến dịch Robin South, đột kích đánh chiếm và triệt hạ một tuyến đường vận chuyển của quân Việt Cộng mới hình thành chạy từ lãnh thổ Lào sang tỉnh Quảng Trị, sát phía nam khu phi quân sự.

140- Các chiến dịch Lam Sơn 225, 228, 235 (tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên) (7 đến 27-6-1968)

Trong tháng 6-1968, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở liên tiếp hai chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại tỉnh Quảng Trị.

– chỉ huy Trung đoàn 2 mở chiến dịch Lam Sơn 228 từ ngày 7 đến 12-6.

– chỉ huy Trung đoàn 1 mở chiến dịch Lam Sơn 235 từ ngày 25 đến 27-6.

Từ ngày 15-6 đến 12-9-1968, Lữ đoàn 3 nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy 3 tiểu đoàn dù 3, 6, 8 mở chiến dịch Lam Sơn 225, tìm quét quân Việt Cộng tại tỉnh Thừa Thiên.

141- Chiến dịch Swift Saber (tỉnh Quảng Nam) (7 đến 14-6-1968)

Từ ngày 7 đến 14-6-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/1 TQLC mở chiến dịch Swift Saber, tìm quét quân Việt Cộng tại thung lũng Con Voi, trong một khu vực nằm cách thị trấn Lệ Mỹ, tỉnh Quảng Nam 5 cây số và cách Đà Nẵng 10 cây số cùng về phía tây bắc. Đây là chiến dịch hành quân đầu tiên của Lực lượng Đổ bộ từ sau sự biến Tết Mậu Thân tháng 1-1968. Kết quả, quân Mỹ chết 3; cộng quân bỏ lại trận 1 xác.

142- Các chiến dịch Banjo Royce/Quang Trung 23-4, Harmon Green (tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng) (8 đến 27-6-1968)

Sau trận pháo kích và tập kích của cộng quân vào thị xã Đà Lạt cuối tháng trước, quân đồng minh mở chiến dịch Banjo Royce/Quang Trung 23-4 từ ngày 8 đến 18-6-1968, tìm quét quân Việt Cộng và giải tỏa an ninh khu vực. Chiến đoàn 3/506 Mỹ được không vận tới phi trường Cam Ly rồi hợp sức với Liên đoàn 2 biệt động quân và Trung đoàn 44/Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa để lùng sục kỹ khu vực ngoại vi Đà Lạt. Đây là lần đầu tiên quân Mỹ mở một chiến dịch hành quân chiến đấu tại khu vực cao nguyên Đà Lạt.

Ngày 15-6-1968, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ cho Tiểu đoàn 3/503 bộ binh không vận lên tỉnh lỵ Bảo Lộc. Ngay sau khi tới nơi, Tiểu đoàn 3/503 đã tham gia chiến dịch McLain, hành quân thám báo về phía đông nam, tìm tung tích một trung đoàn Việt Cộng vừa xuất hiện trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi hoàn thành chiến dịch Banjo Royce (8 đến 18-6), ngày 18-6, Chiến đoàn 3/506 chuyển quân tới Bảo Lộc và phối hợp với Tiểu đoàn 3/503 để mở chiến dịch Harmon Green từ ngày 18 đến 27-6-1968, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực đông nam tỉnh lỵ Bảo Lộc.

Cũng trong ngày 18-6-1968, Sở chỉ huy Chiến đoàn Cleland Mỹ được thành lập tại Đà Lạt để chỉ huy Chiến đoàn 3/506 và Tiểu đoàn 3/503 thuộc Lữ đoàn 173 không vận Mỹ đang làm nhiệm vụ tại tỉnh Lâm Đồng. Ngày 24-7-1968, Chiến đoàn Cleland đổi mật danh thành Chiến đoàn South.

143- Chiến dịch Trương Công Định/CT/21/PD/41 (tỉnh Phong Dinh) (9 và 10-6-1968)

Trong hai ngày 9 và 10-6-1968, Sư đoàn 21 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Trương Công Định/CT/21/PD/41, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phong Dinh.

144- Giao tranh ở tỉnh Kontum (10-6-1968)

Đêm 10-6-1968, cộng quân Tây Nguyên mở cuộc tấn công 6 vị trí trong hệ thống phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa ở phía tây Pô Cô (tỉnh Kontum). Đến sáng, quân Việt Cộng rút lui. Kết quả, quân Mỹ chết 4, bị thương 27; quân VNCH chết 11, bị thương 33, thiệt hại 4 khẩu pháo. Cộng quân bỏ lại trận 43 xác và 21 thương binh.

145- Chiến dịch Dok Su Ri Maeng Ho 12 (tỉnh Bình Định) (11-6 đến 19-7-1968)

Từ ngày 11-6 đến 19-7-1968, Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ (Thủ đô) Hàn Quốc chỉ huy Trung đoàn 1 bộ binh và Trung đoàn kỵ binh mở chiến dịch Dok Su Ri Maeng Ho 12, tìm quét quân Việt Cộng tại vùng núi Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách quận lỵ Phù Cát 10 cây số về phía đông bắc.

146- Các chiến dịch Kosciusko, Ulladulla (tỉnh Phước Tuy) (15 đến 30-6-1968)

Từ ngày 15 đến 20-6-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 4 Tân Tây Lan mở chiến dịch Kosciusko, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Núi Dinh và Núi Thị Vải, thuộc tỉnh Phước Tuy, cách căn cứ Núi Đất 10 cây số về hướng tây.

Từ ngày 25 đến 30-6-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 3 bộ binh, Đại đội C/3 kỵ binh mở chiến dịch Ulladulla, tiếp tục tìm quét cộng quân tại địa bàn tỉnh Phước Tuy.

147- Giao tranh ở tỉnh Định Tường (16-6-1968)

Đêm 16-6-1968, cộng quân Trung Nam Bộ mở cuộc tấn công tỉnh lỵ Mỹ Tho, tập kích 7 địa điểm, cơ quan trọng yếu trong tỉnh lỵ, nhưng giao tranh đến xế trưa 17-6 thì bị đánh bật ra ngoại vi với nhiều thương vong. Kết quả trận này, quân Mỹ chết 6, bị thương 17; quân VNCH chết 24, bị thương 51. Cộng quân bỏ lại trận 430 xác và 352 thương binh; bị bắt và ra hàng 105.

Tính chung từ tháng 2 đến giữa tháng 7-1968, cộng quân Trung Nam Bộ và tỉnh Mỹ Tho đã 5 lần tập kích vào tỉnh lỵ Mỹ Tho nhưng đều bị đánh bật trở ra với nhiều thương vong. Tổng cộng, quân Mỹ chết 34, bị thương 241; quân VNCH chết 430, bị thương 1.305. Cộng quân bỏ lại trận 2.207 xác, bị bắt và ra hàng 350.

148- Các chiến dịch Chattahoochee Swamp, Liên Kết 45, Norfolk Victory 2, Vance Canyon (tỉnh Quảng Ngãi) (19-6 đến 2-7-1968)

Từ ngày 19 đến 29-6-1968, Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ phối hợp với Sư đoàn 2 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Trong đó, Lữ đoàn 11 bộ binh nhẹ/Sư đoàn Americal chỉ huy Tiểu đoàn 3/1 mở chiến dịch Chattahoochee Swamp, Tiểu đoàn 4/3 mở chiến dịch Norfolk Victory 2. Sư đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa gồm 3 tiểu đoàn 1/4, 2/4, 4/4 của Trung đoàn 4 và 3 tiểu đoàn 1/5, 2/5, 3/5 của Trung đoàn 5, cũng mở cuộc hành quân Liên Kết 45. Liên quân Việt-Mỹ đã lùng sục kỹ thung lũng Sông Trà Khúc phía tây nam căn cứ dân vệ Hà Thanh, là nơi theo nguồn tin thám báo có Sư đoàn 3 Bắc Việt vừa từ phía bắc tỉnh Bình Định xâm nhập lên đánh phá.

Từ ngày 20-6 đến 2-7, Lữ đoàn 198 bộ binh nhẹ/Sư đoàn Americal chỉ huy hai tiểu đoàn bộ binh 5/46, 1/52 mở chiến dịch Vance Canyon, lùng sục và tập kích vào mật khu 120 của Việt Cộng tại một thung lũng hẹp, cách phía nam căn cứ dân vệ Trà Bồng 5 cây số, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

149- Chiến dịch Charlie – rút bỏ Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị) (19-6 đến 6-7-1968)

Tính đến giữa tháng 6-1968, lực lượng Mỹ được giao bảo vệ khu vực Khe Sanh gồm 5 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, trong đó có hai tiểu đoàn đóng rãi theo quốc lộ 9 để bảo vệ cho việc tiếp vận từ Cửa Việt lên Khe Sanh. Trấn giữ tập trung tại Khe Sanh là ba tiểu đoàn 2/1, 3/4 và 3/9. Trong khi đó, cộng sản Bắc Việt tập trung hai sư đoàn tại vùng đất Lào đối diện, liên tục đưa quân sang phá rối, tìm mọi cách làm cho quân Mỹ tập trung thêm quân tại đây với ý định hảo huyền là biến Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ hai.

Vào lúc đó, cũng giống như tổng thống Johson, quan điểm của đại tướng Creighton W. Abrams, tư lệnh Quân lực Mỹ tại Việt Nam, là không cần thiết phải bảo vệ khu vực rừng núi hoang vu hẻo lánh Khe Sanh bằng mọi giá, để tập trung sức tiêu diệt cộng quân ở những vị trí then chốt khác, nên tướng Abrams chỉ thị cho Thủy quân lục chiến Mỹ rút bỏ việc phòng thủ Khe Sanh, để dẫn dụ ngược lại cho cộng quân tập trung quân vào đây rồi cho máy bay ném bom tiêu diệt.

Từ ngày 19-6 đến 6-7-1968, ba tiểu đoàn Mỹ mở chiến dịch Charlie, rút quân tại khu vực căn cứ Khe Sanh. Ngày 26-6, tướng Abrams chánh thức ra lệnh rút khỏi Khe Sanh. Quân Mỹ đã rút lui an toàn về Cà Lu – Tân Lâm gần đó. Ngày 5-7, căn cứ Khe Sanh chánh thức bị đóng bỏ.

Quân Bắc Việt cũng đoán được phần nào ý định của Mỹ nên dù quân Mỹ đã rút đi hết, cũng vẫn không dám đưa quân sang khu vực Khe Sanh. Khu vực này trở nên hoang vắng trong nhiều năm trời và chỉ thật sự là vùng kiểm soát hoàn toàn của quân Việt Cộng từ khi quân Mỹ rút hết về nước.

150- Hội đàm giữa Châu Ân Lai và Phạm Hùng (Bắc Kinh, 19 đến 29-6-1968)

Tháng 6-1968, bí thư Trung ương Cục miền Nam là Phạm Hùng dẫn đầu phái đoàn sang thăm Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai (Bài dịch của Ngọc Thu từ Cold War International History Project – Woodrow Wilson Center).

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Hùng (Bắc Kinh, 19-6-1968)

Mô tả: Chu Ân Lai bàn về vai trò của Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc cách mạng Campuchia.

– Chu Ân Lai: Tôi muốn nói rằng, tôi không biết làm thế nào những người Cộng sản Khmer giải quyết mâu thuẫn giai cấp giữa họ và các lực lượng phản động tại Campuchia. Đảng Cộng sản Khmer tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang tại khu vực giáp biên giới với Việt Nam. Chính quyền Khmer đàn áp họ và cũng không muốn cung cấp gạo cho các lực lượng cách mạng Việt Nam đi qua ngả Campuchia. Vì vậy, các đồng chí Việt Nam phải đối mặt với khó khăn. Người ta nói rằng vũ khí mà Trung Quốc gửi cho các đồng chí Việt Nam đã có lần rơi vào tay Cộng sản Khmer và Sihanouk không hài lòng về điều này. Chuyện đó có thực sự xảy ra, hay những người cộng sản Khmer đã tịch thu vũ khí của Trung Quốc mà lực lượng vũ trang của chính phủ Khmer đã sở hữu?

Các ông có gặp những người cộng sản Khmer khi các ông đi ngang qua Campuchia? Đồng chí Sơn Ngọc Minh (2) không có bất kỳ mối liên lạc nào với các đồng chí của ông ấy ở trong nước Campuchia phải không? Chúng tôi không muốn Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia có bất kỳ mối quan hệ nào với Đảng Cộng sản Khmer vì vấn đề này quá phức tạp.

Gần đây, đại sứ quán của chúng tôi ở Campuchia báo cáo, Đảng Cộng sản Khmer phàn nàn rằng các đồng chí Việt Nam không cung cấp vũ khí cho họ khi cơ hội đấu tranh vũ trang chín muồi. Sẽ tốt nếu thời cơ đến. Nhưng nếu thời cơ chưa tới và một cuộc đấu tranh vũ trang bắt đầu bằng cách nào đó, thì sẽ không tốt.

Chúng tôi đã nói với đồng chí Phạm Văn Đồng và sau đó với Hồ chủ tịch rằng, chúng tôi không có các mối quan hệ trực tiếp với các đồng chí Khmer. Sẽ dễ dàng hơn nếu các đồng chí Việt Nam có thể trực tiếp trao đổi ý kiến ​​với họ. Đồng chí Phạm Văn Đồng nói rằng, chúng ta không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng Cộng sản Khmer. Tuy nhiên, tôi nghe họ phàn nàn rằng các đồng chí Việt Nam có thái độ Sô-vanh, không muốn giúp đỡ, thảo luận với họ, hoặc cung cấp vũ khí cho họ. Vấn đề này rất phức tạp. Ngay cả khi các ông có vũ khí, vẫn khó để cung cấp cho họ. Có phải là do các cán bộ Việt Nam ở cấp thấp hơn? Họ có thái độ không thích hợp trong việc đối phó với các đồng chí Khmer, nên gây hiểu lầm? Có lẽ các ông nên dạy cho quân lính Việt Nam đi ngang qua Campuchia cần chú ý nhiều hơn về vấn đề quan hệ với Đảng Cộng sản Khmer.

Dĩ nhiên không phải tất cả các quân lính liên quan đến các mối liên hệ này. Nhưng các ông nên để cho các viên chức phụ trách các vấn đề chính trị ở vài cấp biết về vấn đề này và yêu cầu họ thể hiện thái độ bình đẳng, và giải thích rõ chính sách của Đảng (Lao động) Việt Nam. Các ông nên làm cho họ hiểu được toàn bộ bối cảnh, nhận thức được nhiệm vụ lớn hơn là đánh bại Mỹ. Đánh bại Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng Campuchia. Tóm lại, các ông nên làm cho họ hiểu được cách tiếp cận quốc tế và hiểu rằng một nước không thể chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

Tôi đề nghị các ông báo cho Hồ Chủ tịch và Ban chấp hành Trung ương, và xin phép (họ) thông báo cho một số cán bộ phụ trách chính trị của vấn đề này để tránh gặp rắc rối. Chúng tôi phải đối mặt với một tình huống mà người dân Campuchia có thể xin vũ khí khi quân Việt Nam hành quân qua Campuchia. Các ông sẽ cung cấp vũ khí cho họ? Nếu các ông cung cấp, Sihanouk sẽ không hài lòng. Nếu các ông không cung cấp, những người làm cách mạng ở Campuchia sẽ nghĩ gì? Vấn đề thật là phức tạp. Các đồng chí Campuchia muốn phát triển đấu tranh vũ trang. Sihanouk sẽ đàn áp họ, và các ông không thể đi qua Campuchia. Và nếu Sihanouk đàn áp những người Cộng sản Campuchia, Trung Quốc không thể cung cấp vũ khí cho Campuchia.

Nếu toàn bộ Đông Dương tham gia các nỗ lực để đẩy Mỹ ra khỏi Việt Nam, lúc đó cách mạng Lào và Campuchia sẽ thành công, mặc dù không nhanh như mong đợi. Cán bộ của chúng tôi tại Đại sứ quán (Trung Quốc) ở Campuchia không có chức vụ cao, chúng tôi không muốn họ liên lạc với những người Cộng sản Campuchia. Vì vậy, tôi đề nghị các ông nên xem xét tình hình và nếu phù hợp, các ông nên mời các đồng chí Campuchia đến Tây Ninh hoặc Tây Nguyên để thảo luận cách tham gia chống lại người Mỹ trước, và sau đó chống lại các lực lượng phản động ở Campuchia. Các ông cũng nên xem, liệu điều này có lợi hơn hoặc sẽ tốt hơn nếu mỗi bên tiến hành cuộc đấu tranh theo cách riêng của mình. Tôi nghe từ đồng chí Phạm Văn Đồng, là tổng bí thư Đảng Cộng sản Khmer hiện tại tốt nghiệp tại Pháp và và thường đến Hà Nội.

Ghi chú: 1. Phái đoàn Việt Nam gồm có Phạm Hùng, Ba Long, Ngô Minh Loan, và Trần Văn Quang.

Phạm Hùng (1912-1988), ủy viên bộ chính trị Đảng Lao Động Việt Nam từ năm 1957, từ năm 1967 chỉ huy cuộc chiến ở miền Nam, là bí thư Trung ương Cục miền Nam (COSVN) và là chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (PLAF). Phó Thủ tướng từ năm 1976 và thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ tháng 6-1987 cho đến khi chết vào năm 1988.

Ba Long: bí danh Lê Trọng Tấn, Lê Trọng Đê (Để, Đề?) được huấn luyện quân sự ở Trung Quốc và Liên Xô, và là chỉ huy sư đoàn QĐND Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân năm 1954-1960, phó tham mưu trưởng 1961-62. Vào miền Nam phục vụ với chức phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam 1964-1969 và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong các chiến dịch miền Trung, miền Nam Việt Nam và Lào 1970-1975, đáng chú ý nhất là chức phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh hồi tháng 4-1975. Ba Long kế nhiệm Văn Tiến Dũng làm tham mưu trưởng QĐND VN, sau này trở thành bộ trưởng 1978-1980.

Trần Văn Quang: bí danh Trần Thúc Kinh (1917-), cựu chiến binh cuộc cách mạng năm 1945 ở phía Bắc Trung phần Việt Nam, ủy viên BCH TW Đảng Lao Động VN 1960-1976. Phó tổng tham mưu QĐND VN năm 1959-1961, đóng một vai trò quan trọng ở Trung ương Cục miền Nam trong nửa đầu thập niên 1960. Sau giữ các chức vụ quan trọng ở miền Trung Việt Nam trong khi là ủy viên Quân ủy Trung ương ở Hà Nội. Trở lại làm phó tổng tham mưu trưởng năm 1974-1977, và chỉ huy các lực lượng Việt Nam ở Lào năm 1978-1981. Năm 1992 được bầu làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

  1. Sơn Ngọc Minh: lãnh đạo Cộng sản Campuchia, nhiều năm sống lưu vong ở Hà Nội. Ông đã mất liên lạc với đảng ở Campuchia khi Pol Pot lên cầm quyền Đảng Cộng sản Campuchia thời gian từ năm 1960-1963.

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Hùng (Bắc Kinh, 29-6-1968)

Mô tả: Trung Quốc tư vấn Việt Nam chống lại lập trường đàm phán yếu ớt với Mỹ; Trung Quốc cũng cảnh báo chống lại áp lực của Liên Xô để thương lượng.

– Chu Ân Lai: …Rất tốt là hôm nay các ông cho chúng tôi biết rõ, rằng các ông đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Những cuộc tấn công gần đây của các ông vào các thành phố chỉ nhằm mục đích cản trở lực lượng của kẻ thù, giúp công tác giải phóng các khu vực nông thôn, huy động lực lượng lớn ở các khu đô thị. Tuy nhiên, tất cả đều không mang tính quyết định.

Những người theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô tuyên bố rằng, các cuộc tấn công vào Sài Gòn là tấn công thật, rằng chiến thuật sử dụng các vùng nông thôn để bao vây các khu thành thị là sai và rằng tiến hành một cuộc đấu tranh kéo dài là một sai lầm. Theo họ, chỉ tấn công nhẹ vào các thành phố lớn là quyết định. Nhưng nếu các ông làm (như thế), Mỹ sẽ vui mừng, khi họ có thể tập trung lực lượng để phản công, do đó gây nên sự tàn phá lớn hơn cho các ông. Thiệt hại mà các ông gánh chịu sẽ đưa đến chủ nghĩa bại trận về phía các ông. Và Liên Xô sẽ khai thác tình hình này để gây áp lực nhiều hơn cho các ông, buộc các ông phải thương lượng.

Khi các ông chấp nhận đàm phán với Mỹ, đặt các ông vào thế thụ động. Các ông bị Liên Xô cho vào bẫy. Bây giờ, Johnson có sáng kiến. Đối mặt với khó khăn, ông ta ra lệnh ném bom một phần. Và khi ông ta ít khó khăn hơn, ông ta sẽ tiếp tục ném bom, và khi ông ta gặp nhiều khó khăn hơn, một lần nữa ông ta sẽ trở lại ném bom một phần.

Thực tế, gần đây, việc ném bom đã trở nên dữ dội hơn, tập trung vào một khu vực nhỏ hơn, gây thiệt hại nhiều hơn cho các ông và tạo ra nhiều trở ngại hơn cho sự hỗ trợ của các ông ở miền Nam. Các ông chấp nhận việc ném bom một phần của họ, và đồng ý nói chuyện với họ, đã làm cho vị thế hiện tại của họ tốt hơn so với vị thế của họ năm 1966 và 1967. Mặc dù các ông vẫn duy trì các nguyên tắc của mình trong đàm phán, các ông đã giảm số lượng khó khăn của họ trong cuộc bầu cử năm nay. Đây là lỗi lầm của Liên Xô. Từ lâu, Liên Xô có những người làm tay sai cho Mỹ và giúp Mỹ chống lại những người làm cách mạng trên thế giới… Chúng tôi đã làm một danh sách những lỗi lầm mà Liên Xô đã phạm. Chúng tôi muốn chuyển cho chủ tịch Hồ Chí Minh xem xét.

Không lâu trước đó, những người Liên Xô hợp tác với Mỹ, đề ra hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Liên Hiệp Quốc, nhằm chống lại Trung Quốc. Nhưng hiệp ước đó không áp dụng lên Trung Quốc. Hiệp ước này được thiết kế để ngăn cấm phát triển vũ khí hạt nhân của một số nước khác ngoài Mỹ và Liên Xô bởi vì nó không cho phép dự trữ hạt nhân hoặc thử nghiệm dưới lòng đất. Hiệp ước này cấm các nước không có ngành công nghiệp hạt nhân phát triển khả năng hạt nhân. Đây là hành động của chủ nghĩa thực dân mới Liên Xô, chủ nghĩa thực dân mới hạt nhân Liên Xô. Liên Xô đã trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa xã hội. …Ngày 27-6, Gromyko có bài phát biểu trước Xô viết Tối cao. Bài phát biểu này đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đế quốc hoan nghênh rộng rãi.

Ghi chú: 1. Chu Ân Lai tiếp phái đoàn Việt Nam và đã có các cuộc hội đàm từ 11giờ sáng đến 6 giờ chiều. Những người tham gia các cuộc đàm phán phía Trung Quốc gồm: Chu Ân Lai, Khang Sinh, Lý Tiên Niệm, Diệp Kiếm Anh, Lý Tường (bộ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc), Hàn Niệm Long. Phía Việt Nam gồm có: Phạm Hùng, Ba Long, Lý Ban, Ngô Minh Loan.

151- Chiến dịch Lam Sơn 235/Charger (tỉnh Quảng Trị) (25 đến 27-6-1968)

Từ ngày 25 đến 27-6-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/12 mở chiến dịch Charger, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cùng lúc đó, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ huy Trung đoàn 1 mở chiến dịch Lam Sơn 235 phối hợp với quân Mỹ.

152- Chiến dịch La Ngà (tỉnh Biên Hòa) (20 đến 22-6-1968)

Từ ngày 20 đến 22-6-1968, Sư đoàn 18 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân La Ngà, truy quét tại khu vực thung lũng Sông La Ngà, đã đụng độ với một lực lượng lớn cộng quân Đông Nam Bộ. Giao tranh ác liệt diễn ra suốt ba ngày đêm, đến chiều 22-6, cộng quân mới rút lui. Kết quả, quân VNCH chết 153, bị thương 486, thiệt hại một trận địa pháo bị chiếm suốt một ngày và bị phá hỏng phần lớn. Cộng quân bỏ lại trận 622 xác và 71 thương binh.

153- Chiến dịch Shakedown (tỉnh Khánh Hòa) (21 đến 24-6-1968)

Từ ngày 21 đến 24-6-1968, Biệt đội B52 Project Delta Mỹ mở chiến dịch Shakedown, do thám hoạt động quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

154- Một số tình hình trong tháng 7-1968

Ngày 1-7-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh và Sư đoàn 101 không vận Mỹ được xác định lại là hai sư đoàn không kỵ số 1 và 101. Ngày 1-7, Sư đoàn 101 không kỵ trở thành sư đoàn cơ động đường không thứ hai tại Việt Nam, nhưng việc chuyển đổi vẫn chưa được hoàn tất cho tới tháng 6-1969.

Ngày 3-7, để tỏ thiện chí trong cuộc hòa đàm Paris, chánh quyền Bắc Việt tuyên bố trả tự do cho ba tù binh Mỹ.

Ngày 19-7, tổng thống Johnson và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hội đàm tại Honolulu (Hawaii).

Ngày 22-7, lực lượng tăng cường đầu tiên của Sư đoàn Viễn chinh hoàng gia Thái Lan (Báo Đen) đổ bộ lên Tân Cảng Sài Gòn để thay thế cho Trung đoàn Mãng Xà Vương tại trại Bearcat, Long Thành.

Ngày 25-7, các đơn vị tiền trạm của Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng. Từ đây, Lữ đoàn 1 tiếp tục được hạm tàu chở tới bãi biển Wunder và bãi đổ bộ Sharon để qua một tháng huấn luyện và làm quen với thủy thổ.

Tháng 7-1968, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật tăng thuế thu nhập mười phần trăm để trang trải các chi phí chiến tranh ngày càng leo thang ở Việt Nam.

Trong tháng 7-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm có: Tiểu đoàn 159 không yễm và Đại đội 163 không yễm (1-7, đóng ở Camp Eagle); Đại đội D/1/1 kỵ binh (12-7, đóng ở Camp Eagle); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 bộ binh (25-7, đóng ở Wunder Beach); Tiểu đoàn 1/77 thiết giáp, Tiểu đoàn 1/61 bộ binh cơ giới và Đại đội A/4/12 kỵ binh (27-7, đóng ở Wunder Beach); Tiểu đoàn 1/11 bộ binh (28-7, đóng ở bãi đáp Sharon); Tiểu đoàn 5/4 pháo binh (29-7, đóng ở bãi đáp Sharon); Đại đội A/7 công binh (30-7, đóng ở Wunder Beach); Tiểu đoàn 1/82 pháo binh (31-7, đóng ở Chu Lai). Chiến đoàn Cleland đổi thành Chiến đoàn South (24-7, tại Đà Lạt).

Các đơn vị Thái Lan sang Việt Nam gồm: Sở chỉ huy Lữ đoàn 1 Quân đội hoàng gia Thái (22-7, đóng tại trại Bearcat, Long Thành); Tiểu đoàn 1 bộ binh (22-7); Tiểu đoàn 1 pháo dã chiến (22-7); Tiểu đoàn 2 và 3 bộ binh (29-7); Phân đội tuần thám đường dài (29-7).

Các đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: các đại đội không yễm 17, 188, 200, 272 (1-7, chuyển vật chất lại cho Sư đoàn 101 không kỵ).

Các đơn vị Mỹ thay đổi vị trí đóng quân gồm: Tiểu đoàn 31 công binh chiến đấu chuyển tới Phước Vĩnh (1-7); Tiểu đoàn 4/3 bộ binh chuyển tới căn cứ hỏa lực West (5-7); Sở chỉ huy Trung đoàn 1 thủy quân lục chiến chuyển tới Quảng Trị (11-7); Tiểu đoàn 6/15 pháo binh chuyển tới Tây Ninh (15-7); Tiểu đoàn 6/77 pháo binh chuyển tới Cần Thơ (20-7); Sở chỉ huy Trung đoàn 5 TQLC chuyển tới An Hòa (22-7); Sở chỉ huy Trung đoàn 26 TQLC chuyển tới Phú Lộc (22-7); các tiểu đoàn bộ binh 1/26, 3/26 và Tiểu đoàn 1/13 TQLC chuyển tới Phú Lộc (22-7); các tiểu đoàn TQLC 1/5, 2/5, 2/11 chuyển tới An Hòa (22-7); Sở chỉ huy Sư đoàn 9 bộ binh chuyển tới Đồng Tâm (25-7); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 9 bộ binh chuyển tới Tân An (25-7); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 9 bộ binh chuyển tới Đồng Tâm (25-7); Tiểu đoàn 2/47 bộ binh chuyển tới Bình Phước (25-7); Sở chỉ huy Lữ đoàn 2/Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới Ban Mê Thuột; Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới bãi đáp Oasis; các tiểu đoàn bộ binh 1/12, 1/22, 2/35, 4/42 chuyển tới Ban Mê Thuột; Tiểu đoàn 6/31 bộ binh chuyển tới Tân An; Phi đoàn 391 tiêm kích chiến thuật thiết chế lại thành Phi đoàn 558 tiêm kích chiến thuật.

155- Đại tướng Creighton W. Abrams làm tư lệnh MACV (1-7-1968)

Ngày 1-7-1968, tổng thống Johnson cử đại tướng Creighton W. Abrams làm tư lệnh Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV), kiêm tư lệnh Quân lực Mỹ tại Việt Nam (USARV), thay cho đại tướng William Westmoreland về Washington DC làm tham mưu trưởng Lục quân.

156- Chiến dịch Phụng Hoàng (1-7-1968 đến 1975)

Từ cuối thập niên 1950, Việt Cộng tăng cường lực lượng cán binh nằm vùng trong lòng xã hội miền Nam để thu thập tin tức phục vụ cho cuộc tấn công thôn tính miền Nam, kích động các tầng lớp dân chúng và trực tiếp thực hiện các kế hoạch, chiến dịch tập kích, phá rối làm mất ổn định chánh trị, kinh tế, xã hội miền Nam.

Mạng lưới cộng sản nằm vùng bao gồm các cán binh cộng sản chuyên nghiệp lẫn các hạ tầng cơ sở đặc tình trong mọi tầng lớp dân chúng (quân nhân, công chức, tư chức, giáo chức, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, chánh trị gia, doanh gia, công nhân, nông dân, sinh viên học sinh), bị cộng sản dùng nhiều biện pháp để lừa dụ, khống chế và điều khiển. Mạng lưới này thực hiện các kế hoạch, phong trào đấu tranh chánh trị chống chánh quyền, tổ chức cung cấp nhân lực, tài chánh, lương thực và mọi vật dụng cần thiết cho các lực lượng võ trang cộng quân tại chỗ, hoặc các căn cứ gần biên giới, cung cấp thông tin tình báo, chỉ điểm dẫn đường cho quân Việt Cộng đánh phá, duy trì một dạng chánh quyền thô sơ theo kiểu xã hội hắc ám ở trong lòng xã hội miền Nam.

Theo ước tính của tình báo đồng minh, vào cuối năm 1967 tại Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 95.000 cán binh và du kích Việt Cộng có nhiệm vụ thực hiện sách lược ‘chiến tranh nhân dân’, ‘trường kỳ kháng chiến’ do Bắc Việt đề ra, tiến hành các hoạt động khủng bố, ám sát, phá hoại mọi nguồn lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ cho công cuộc Nam xâm của quân đội tại Bắc Việt. Các đối tượng bị mật vụ cộng sản ám sát thường là người Mỹ, các binh sĩ và viên chức chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, lãnh đạo thôn ấp làng xã, các thường dân là thân nhân của các đối tượng vừa nêu và cả dân thường vô tội.

Hệ thống tình báo, phản gián của Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh ra sức chống lại Việt Cộng bằng nhiều biện pháp tổng hợp và chuyên nghiệp. Riêng trong hai năm 1966-67, thực hiện chương trình hợp tác quân sự và dân sự mang tên Chương trình phối hợp và khai thác tình báo (Intelligence coordination and exploitation – ICEX), mỗi tháng đã phát hiện và bắt giữ vài trăm đối tượng Việt Cộng nằm vùng. Thế nhưng lực lượng nằm vùng cộng sản vẫn liên tục bền bỉ phát triển được lực lượng thường xuyên phá hoại với mức độ mỗi lúc một tăng. Chỉ tính riêng trong năm 1969 là năm hoạt động chỉ bằng phân nửa trước năm 1968, lực lượng mật vụ nằm vùng đã đánh bom, gài mìn, bắn giết hơn 6.000 người, ám sát 1.200 người, gây thương tích hơn 15.000 người; trong số người thiệt mạng có 90 viên chức xã và xã trưởng, 240 viên chức ấp và trưởng ấp, 229 dân tản cư và 4.350 thường dân địa phương.

Sau thất bại của Chiến dịch tổng tấn công Tết Mậu Thân, phần lớn trong số 95.000 cán binh và cơ sở nằm vùng bị lộ, bị tiêu diệt hoặc bỏ chạy ra vùng cộng sản. Vì thế quân Việt Cộng phải tìm cách khẩn trương tung cán bộ lập những mạng lưới nằm vùng mới, trong khi đó phía Việt Nam Cộng Hòa cũng khẩn trương truy lùng xóa sổ những thành phần nằm vùng còn sót lại hoặc mới lập của đối phương.

Chương trình Phụng Hoàng (còn gọi là Phượng Hoàng) là một kế sách của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa có mục đích tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản (HTCSCS). Chương trình được chánh thức thực hiện theo sắc lệnh ngày 1-7-1968 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Chương trình Phụng Hoàng đặt dưới sự điều khiển chung của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tổng nha Cảnh sát và Cơ quan Hỗ trợ phát triển cách mạng và hoạt động dân sự vụ (Civil Operations and Revolutionary Development Support – CORDS). CORDS vừa được thành lập tại Sài Gòn ngày 9-5-1967, do Robert W. Komer, phó tư lệnh Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV), trực tiếp điều hành, rồi đến ngày 7-10-1968 thì giao lại cho người phó là William E. Colby điều hành.

Chiến dịch này cũng là một kế hoạch phản gián do Lực lượng Cảnh sát đặc biệt (CSĐB) Việt Nam phối hợp với Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) thực hiện từ năm 1968 đến 1975 nhằm phát hiện cán binh cộng quân nằm vùng. Phái bộ CIA lúc đầu do Evan J. Parker, rồi sau đó do Ted Shackley cùng các phụ tá như Thomas Clines, Donald Gregg và Richard Secord làm cố vấn. Lực lượng CSĐB làm nòng cốt tác chiến, mà trực tiếp là các đơn vị CSĐB cấp tỉnh-thị xã, gọi mật hiệu là các FĐB; trong khi trực tiếp theo dõi, chỉ huy và điều hành chiến dịch là các uỷ ban Phụng Hoàng địa phương, bao gồm các đại diện dân sự, quân sự, cảnh sát, cứu tế xã hội, cơ quan tình báo và tuyên truyền.

Tháng 10-1969, tổng thống Thiệu đưa chiến dịch Phụng Hoàng ra công khai và phát động dân chúng tố cáo, phát hiện cộng sản. Tháng 1-1970, có khoảng 450 cố vấn Mỹ hỗ trợ Chiến dịch Phụng Hoàng, đến năm 1973 thì hoàn toàn do phía Việt Nam Cộng Hòa đảm nhận, trong khi CIA vẫn tiếp tục hỗ trợ tin tức tình báo.

Để thực thi Chương trình Phụng Hoàng, Lực lượng CSĐB đã đề ra ba công tác chủ yếu là: Phát hiện HTCSCS; Thiết lập Văn khố hồi chánh viên; Tiêu diệt HTCSCS.

Để phát hiện HTCSCS, các FĐB đã tổ chức hệ thống lưới tình báo, tiến hành thẩm vấn nguồn tin và thẩm vấn hồi chánh viên.

Hệ thống lưới tình báo gồm ba loại là lưới tình báo chuyên nghiệp, lưới tình báo diện địa và lưới tình báo nhân dân. Lưới tình báo chuyên nghiệp gồm các tình báo viên và mật báo viên xâm nhập hay nội tuyến đang hoạt động trong các tổ chức cộng sản. Các HTCSCS bị phát hiện qua lưới này tuy chánh xác nhưng không thể vô hiệu hóa ngay vì vấn đề nuôi dưỡng hay bảo mật. Chỉ khi nào kế hoạch xâm nhập chấm dứt thì công tác đánh phá HTCSCS mới thực hiện.

Lưới tình báo diện địa gồm các mật báo viên và cảm tình viên diện địa, tức là những thành phần không nằm trong tổ chức cộng sản hoạt động. Những HTCSCS bị lưới này phát hiện được CSĐB lập hồ sơ cung cấp cho Uỷ ban Phượng Hoàng địa phương để tổ chức hành quân Phượng hoàng truy bắt.

Lưới tình báo nhân dân dù không thuộc trách nhiệm tổ chức của CSĐB, nhưng CSĐB có nhiệm vụ hướng dẫn chuyên môn cho các Ban chỉ huy Cảnh sát quốc gia quận và các Trưởng cuộc Cảnh sát xã trong việc thiết lập tổ chức tình báo nhân dân tại địa phương.

Trong hoạt động thẩm vấn nguồn tin, mỗi FĐB tỉnh-thị xã đều có một trung tâm thẩm vấn trực thuộc (gọi là G thẩm vấn), có nhiệm vụ thẩm vấn, khai thác các can phạm cộng sản, kể cả với diện tình nghi (là người bị bắt trong các cuộc hành quân Phụng Hoàng, chưa bị kết án), để phát hiện HTCSCS và thu thập tin tức thỏa mãn các nhu cầu tình báo.

Trong hoạt động thẩm vấn hồi chánh viên, tại mỗi tỉnh ngành CSĐB đều có biệt phái Thẩm vấn viên, đã được thụ huấn khóa Thẩm vấn chánh trị, thông qua Ty Chiêu hồi thực hiện công tác thẩm vấn, khai thác tin tức về HTCSCS.

Để hỗ trợ công việc của Uỷ ban Phụng Hoàng địa phương, FĐB đã thiết lập hệ thống văn khố Đặc biệt, bằng cách: Khai thác tất cả các tin tức tình báo trong ngành và của các cơ quan khác có liên quan đến HTCSCS, để mở hồ sơ cá nhân, lập danh thẻ và cập nhật hóa lý lịch của HTCSCS hoạt động trong lãnh thổ trách nhiệm; đồng thời, lập trận liệt lý lịch và trận liệt ảnh của mục tiêu đối đầu (chẳng hạn như là Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh của Việt Cộng).

Để tiêu diệt và vô hiệu hóa HTCSCS, Chương trình Phụng Hoàng có ba cách là: giết chết, bắt giam và hồi chánh. Trong đó, ngành CSĐB chỉ có nhiệm vụ trong hai cách đầu, còn nhiệm vụ hồi chánh thuộc Ty Chiêu hồi.

FĐB không phải là một đơn vị chiến đấu, mà là một cơ quan tình báo có lực lượng võ trang trực thuộc. Vì vậy, việc bắt sống đối phương để khai thác tin tức là vấn đề ưu tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện mục tiêu HTCSCS có võ khí và xuất hiện trong vùng ‘xôi đậu’, kém an ninh thì lực lượng đặc nhiệm hoặc biệt kích do tin tình báo của FĐB sẽ tổ chức đột kích hay phục kích và có thể hạ sát các HTCSCS nếu bị kháng cự để bảo đảm an toàn cho lực lượng.

Việc bắt giữ đối phương để khai thác tin tức là nhiệm vụ ưu tiên và thường xuyên của FĐB. FĐB phải vận dụng mọi phương tiện sẵn có và khả năng chuyên môn để truy tầm, bắt giữ các HTCSCS hoạt động công khai hoặc bán công khai trong lãnh thổ trách nhiệm. Tuy cộng sản bị đặt ngoài vòng pháp luật, nhưng để tránh mọi oan sai cho người dân và sự lạm quyền của viên chức chấp hành, mọi công tác liên quan đến việc bắt, giam giữ và kết án phải được thi hành nghiêm chỉnh theo luật định.

Trong thủ tục bắt người, mặc dầu đối tượng là HTCSCS, nhưng giới chức thi hành việc bắt giữ phải được tuyên thệ trước Tòa để có quyền Tư pháp cảnh lại, phụ tá Biện lý. Trong FĐB, những giới chức có được quyền này gồm: trưởng và phó FĐB cấp tỉnh, trưởng G (phòng) Công tác tỉnh, trưởng G (phòng) Thẩm vấn tỉnh, trưởng H (ban) Đặc nhiệm của G Công tác tỉnh, trưởng H (ban) Truy tố của G Thẩm vấn tỉnh.

Trong thủ tục giam người, theo luật định thì tất cả tình nghi HTCSCS (chưa được Uỷ ban An ninh tỉnh xét xử) bị bắt đều phải giao về Trung tâm tạm giam thuộc Bộ chỉ huy Cảnh sát quốc gia tỉnh, và FĐB phải làm hồ sơ truy tố đưa ra UBAN tỉnh xét xử trong vòng 30 ngày. Tùy theo số lượng tạm giam của các tình nghi HTCSCS, UBAN tỉnh sẽ nhóm họp hàng tuần hoặc lâu hơn. Ngay sau cuộc họp, số nghi can không đủ yếu tố sẽ được phóng thích tại chỗ, còn số can phạm bị kết án sẽ được FĐB chuyển qua Trung tâm cải huấn tỉnh để thụ hình.

Trong việc kết án, ngoại trừ những can phạm có tang vật như võ khí, chất nổ… sẽ bị truy tố ra Tòa án quân sự, các nghi can HTCSCS bị bắt đều do UBAN tỉnh xét xử và kết án. Tuy đối tượng bị kết án là HTCSCS, nhưng thành phần xét xử cũng như thủ tục kết án vẫn phải đảm bảo tánh cách dân chủ và công bằng.

Về thành phần UBAN tỉnh: Trừ các cơ quan hội viên có dính líu đến việc phát hiện và bắt giữ HTCSCS như FĐB, Ty An ninh quân đội, Phòng 2 Tiểu khu, Ty Chiêu Hồi…, cuộc họp của UBAN tỉnh bắt buộc phải có đại diện của ba ngành Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp: tỉnh trưởng (Hành pháp) làm chủ tịch Uỷ ban; chủ tịch Hội đồng tỉnh (Lập pháp) làm phó chủ tịch; Biện lý Tòa Sơ thẩm địa phương (Tư pháp) làm cố vấn pháp luật. Ngoài ra, Ty Nội an của Tòa Hành chánh tỉnh với tư cách là tổng thư ký của UBAN có nhiệm vụ triệu tập phiên họp và tóm kết cung từ của các HTCSCS do FĐB chuyển qua để trình bày tội trạng của từng cá nhân cho UB xét xử.

Về tội trạng và án phạt: Theo định nghĩa của Chương trình Phụng Hoàng, HTCSCS là những thành phần hoạt động cho Việt Cộng nhưng không phải là thành phần quân sự. Thành phần này được chia làm ba loại và thời hạn an trí được ấn định rõ ràng cho từng loại. Loại A gồm các đảng viên cộng sản và các cán bộ HTCSCS có chức vụ trong các tổ chức các cấp từ tỉnh, quận, xã v.v… Thời hạn an trí 2 năm và có thể tái xét (thời gian gia hạn không được quá một nửa án phạt). Loại B gồm tất cả cán bộ HTCSCS. Cán bộ là người có khả năng chỉ huy từ hai người trở lên. Thời hạn an trí là 1 đến 2 năm và có thể tái xét. Loại G là người không thuộc hai loại trên. Thời hạn an trí dưới 1 năm và không được tái xét. Theo Chương trình Phụng Hoàng, HTCSCS bị bắt, sau khi được UBAN xác nhận tội trạng là loại A hoặc B mới được liệt kê vào số HTCSCS bị tiêu diệt (vô hiệu hóa). Thí dụ, trong một tuần, FĐB bắt giữ được 20 HTCSCS, sau khi UBAN xét xử, dù tất cả đều bị xử giam, nhưng thời hạn an trí đều dưới 1 năm (loại C) thì xem như trong tuần đó FĐB chẳng vô hiệu hóa được một HTCSCS nào cho chương trình Phụng Hoàng.

Về thủ tục xét xử: Trong một phiên họp, không cần biết số HTCSCS đưa ra xét xử nhiều hay ít, UBAN tỉnh vẫn phải xét hỏi và định án từng người một. Nghi can HTCSCS được đưa ra trình diện trước Uỷ ban để nghe đại diện Ty Nội an đọc tóm lược tội trạng và có quyền bào chữa cũng như trả lời những câu hỏi của Uỷ ban trong phiên họp. Sau khi định án, chủ tịch UBAN tỉnh phải tuyên bố tội trạng và án phạt ngay trong phiên họp. Thủ tục này được áp dụng để ngăn ngừa những việc lừa gạt, hoặc làm tiền với thân nhân của can phạm có thể xảy ra.

Việc truy bắt HTCSCS thường được FĐB thực hiện bằng nhiều cách: bắt thông thường, bắt cóc khống chế, hành quân Phụng Hoàng, hành quân Đại Phong, kế hoạch Lá Rừng…

Trong trường hợp thông thường, khi phát hiện HTCSCS hoạt động công khai hợp pháp trong khu vực trách nhiệm, một viên chức FĐB có quyền Tư pháp cảnh lại cùng vài nhân viên, số lượng ít nhiều tùy theo khả năng trốn chạy của mục tiêu, đến tận nhà đưa lệnh mời điều tra của chỉ huy trưởng Cảnh sát quốc gia hoặc của trưởng FĐB để bắt giải về cơ quan FĐB, sau khi thông báo với chánh quyền địa phương. Ngay sau đó, FĐB phải điện trình Tỉnh trưởng kiêm chủ tịch Uỷ ban An ninh xin lệnh tạm giam nghi can.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

Trong trường hợp cần bắt cóc khống chế, FĐB tổ chức bắt cóc đối với mục tiêu được chấm định để khống chế sử dụng trong công tác tình báo chuyên nghiệp. Việc bắt giữ phải được bảo mật một cách tuyệt đối. Mục tiêu được theo dõi kỹ càng và chứng cớ tội phạm (hành vi hoạt động cho Việt Cộng), phải chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt giữ. Để tránh sự tò mò của dân chúng, việc bắt giữ được thực hiện trên lộ trình mục tiêu thường di chuyển và ở địa điểm hoang vắng được nghiên cứu trước. Sau khi bắt giữ, mục tiêu được đưa đến nhà an toàn và tại đây FĐB sẽ chuyển mục tiêu về cơ quan và lập thủ tục tạm giam như trường hợp truy bắt thông thường. Nếu thành công, hồ sơ hợp tác phải thanh toán nhanh chóng để mục tiêu được trở lại nhà trong ngày một cách bình thường như không có gì xảy ra.

Lực lượng Phụng Hoàng đã mở các cuộc hành quân Phượng Hoàng (Phụng Hoàng) để truy bắt cộng sản. Sau khi nghiên cứu kết quả khai thác can phạm, hồ sơ phỏng vấn hồi chánh viên và tin tức phát hiện HTCSCS của các lưới tình báo, FĐB sẽ chấm định vùng có thể tổ chức hành quân Phượng Hoàng trong lãnh thổ trách nhiệm. Hành quân Phượng Hoàng là cuộc hành quân tránh chạm địch nhưng phải có kết quả tốt về công tác tóm bắt HTCSCS. Tùy tình hình an ninh của khu vực hành quân, FĐB hoặc sẽ sử dụng lực lượng đặc nhiệm, hoặc phối hợp với lực lượng võ trang trực thuộc Bộ chỉ huy Cảnh sát quốc gia tỉnh, như Cảnh sát dã chiến và Thám sát đặc biệt tỉnh… Khu vực tổ chức Hành quân Phượng Hoàng phải được thông báo cho Tiểu khu trước khi thực hiện để tránh ngộ nhận. Hồ sơ lý lịch và hình ảnh của HTCSCS bị phát hiện sống trong khu vực hành quân được văn khố đặc biệt của FĐB cung cấp đầy đủ cho Ban chỉ huy Hành quân sử dụng. Các HTCSCS bị bắt trong cuộc hành quân Phượng Hoàng sẽ được chuyển về trại tạm giam của Bộ chỉ huy Cảnh sát quốc gia tỉnh và sẽ được FĐB thẩm cung, lập hồ sơ trình Uỷ ban An ninh tỉnh xét xử trong vàng 30 ngày.

Lực lượng Phụng Hoàng cũng đã mở hình thức hành quân Đại Phong để truy bắt cộng sản. Hành quân Đại Phong là phương cách bắt giữ HTCSCS của FĐB qua sự nhận diện của Hồi chánh viên. HTCSCS ra hồi chánh thường hoạt động trong vùng mất an ninh hoặc bán an ninh. Những vùng này ngoài sự kiểm soát quả chánh quyền quốc gia, nên FĐB không thể biết dân sống trong đó ai là HTCSCS, ai là thường dân, và hàng ngày dân chúng từ trong vùng đó ra vùng an ninh sinh hoạt, có thể có cả HTCSCS. FĐB sẽ đưa hồi chánh viên đến những lộ trình đi về vể nhận diện. Khi hồi chánh viên nhận diện người nào thì FĐB sẽ cho theo dõi để chận bắt ở một địa điểm khác cách xa cổ quan sát để tránh náo động có thể làm lộ công tác hành quân.

Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cộng quân đã thất bại và thiệt hại nặng nề vì đã đánh giá sai về số lượng và chất lượng của cơ sở hợp pháp trong vùng quốc gia kiểm soát. Khi quân Việt Cộng đánh vào thành phố, không được ai giúp đỡ và hướng dẫn đường đi nước bước nên nhanh chóng rơi vào hoang mang và không còn tinh thần chiến đấu. Đến lúc rút chạy, cộng quân cũng không biết ngõ ngách rút lui an toàn. Kinh nghiệm này làm cho phía quốc gia thấy được muốn vô hiệu hóa cuộc tấn công của Việt Cộng vào thành phố là phải vô hiệu hóa những thành phần có thể liên hệ và giúp đỡ cộng quân đang sống trong thành phố hoặc vùng quốc gia kiểm soát. Lực lượng Phụng Hoàng đã thực hiện Kế hoạch Lá Rừng (F6) để thực hiện công tác này. Kế hoạch chỉ được thực hiện trong tình trạng khẩn trương, tức là lúc tình hình an ninh lãnh thổ bị đe dọa, tức có thể xảy ra cuộc tấn công của Việt Cộng. Khối Đặc biệt sẽ dùng mật mã Cảnh sát đặc biệt chỉ thị cho các FĐB trên toàn quốc chuẩn bị thi hành Kế hoạch F6. Công tác chuẩn bị của FĐB như sau:

– Lập danh sách tất cả những người nào bị tình nghi có thể có cảm tình với Việt Cộng, như có liên hệ gia đình, là cựu đảng viên, cựu can cứu cộng sản… đang sinh sống trong tỉnh lỵ.

– Chỉ thị các G Đặc biệt quận cũng lập danh sách tương tự thuộc địa bàn quận lỵ.

– Sau khi tổng kết danh sách toàn tỉnh, chỉ huy trưởng Cảnh sát quốc gia hoặc trưởng FĐB đích thân mang tận tay trình tỉnh trưởng, kèm theo nội dung kế hoạch để xin tỉnh trưởng giúp đỡ và phối hợp thực hiện.

– Chọn địa điểm cô lập: theo kế hoạch thì tất cả các thành phần nằm trong danh sách sẽ được cô lập khi kế hoạch được thực hiện, vì vậy FĐB phải nghiên cứu tìm một địa điểm rộng rãi, cách biệt với khu dân cư, tránh được sự doom ngó của giới truyền thông báo chí, nhưng phải nằm trong vùng an ninh và thuận tiện cho việc di chuyển rồi xin tỉnh trưởng cho phép sử dụng cho kế hoạch.

– Sau khi tỉnh trưởng đồng ý, FĐB sẽ điện trình danh sách về Trung ương và chờ lệnh thực hiện. Khi được lệnh thi hành, vào giờ G., FĐB sẽ mời tất cả các đối tượng có trong danh sách đến địa điểm quy định, thường là trường học, sân banh…

– Sau đó bộ chỉ huy Cảnh sát quốc gia tỉnh điều động tất cả các phương tiện di chuyển cơ hữu (xe của ban công xa, tàu thuyền của Giang cảnh…) để di chuyển số người này đến địa điểm cô lập.

Một điểm rất phức tạp và tế nhị là cách đối xử của chánh quyền với thành phần bị cô lập. Bởi vì họ không phải là tội phạm, nên chánh quyền phải xem họ giống như thường dân, và phải vận dụng tất cả nhân lực, vật lực để giúp họ trong thời gian bị cô lập. Việc đối xử này đòi hỏi rất nhiều công sức và ngân quỹ. Có thể nói hầu hết các ty, sở thuộc Tòa hành chánh tỉnh đều phải bỏ công sức vào việc thi hành kế hoạch này: Bộ chỉ huy Cảnh sát quốc gia lo an ninh khu vực; Bình định phát triển phụ trách lều lán, chổ ở, chổ ngủ; Ty Xã hội và Ty Tài chánh phụ trách việc ăn uống; Ty Y tế lo khám sức khỏe… Thành phần nằm trong danh sách sẽ sinh hoạt tại địa điểm cô lập cho đến khi Kế hoạch F6 chấm dứt. Sau Tết Mậu Thân, Kế hoạch F6 đã được Khối Đặc biệt thực hiện, với kết quả là Việt Cộng không thể mở cuộc tổng tấn công đồng loạt các nơi như dự định, ngoại trừ một vài nơi cộng quân phải sử dụng lực lượng quân sự lón vì nhu cầu chiến lược, như Quảng Trị, Bình Long…

Theo số liệu của Uỷ ban Phụng Hoàng trung ương, cả năm 1969 có 19.534 cộng quân nằm vùng đã bị vô hiệu hóa, trong đó có 6.187 chết trong khi giao tranh, 8.515 bị bắt, 4.832 chiêu hồi. Năm 1970, là 20.857; năm 1971 là 40.994. Năm 1995, phó thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Cơ Thạch thừa nhận rằng Chương trình Phụng Hoàng đã phá hoại nghiêm trọng hệ thống cơ sở cách mạng, làm tổn thất đến 95% cơ sở cách mạng tại phần lớn các khu vực ở miền Nam.

Việt Cộng chịu nhiều tổn thất trong chiến dịch Phụng Hoàng nên tìm mọi cách chống lại. Hoạt động tuyên truyền đối phó của các chuyên gia mật vụ cộng sản Bắc Việt, Liên Xô, Trung Cộng, Đông Âu, và tại Mỹ và Tây Âu, đã tạo ra được những bài báo đăng rải rác trên một số tờ báo phương Tây, cho rằng trong các hoạt động của chiến dịch Phụng Hoàng có cả việc tổ chức ám sát và tra tấn nhiều người bị tình nghi là cộng sản. Từ đó đã tạo ra một cuộc tranh cãi trong dư luận về việc chiến dịch Phụng Hoàng vi phạm quyền con người.

Năm 1971, bị buộc phải trả lời điều trần trước Quốc hội Mỹ, William E. Colby đưa ra dẫn chứng khẳng định mọi việc thi hành The Phoenix Program đều tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam Cộng Hòa. Những người bị tình nghi cộng sản hoặc có liên quan đến cộng sản đều bị đưa ra xét xử tại Tòa án quân sự Việt Nam, trong đó những bản án tử hình chỉ dành cho những cán binh cộng sản có hoạt động giết người hoặc phá hoại cụ thể. Colby khẳng định: ‘Chương trình Phoenix không phải là một chương trình ám sát. Chương trình Phoenix là một phần của chương trình bình định tổng thể. …có 20.587 Việt Cộng đã bị giết chết, chủ yếu là trong các tình huống chiến đấu …bởi lực lượng quân sự hoặc bán quân sự’ (The Phoenix program was not a program of assassination. The Phoenix program was a part of the overall pacification program. …20,587 Viet Cong had been killed, mostly in combat situations…by regular or paramilitary forces).

157- Chiến dịch Thor (tỉnh Quảng Trị) (1 đến 30-7-1968)

Từ ngày 1 đến 30-7-1968, Quân đoàn 1 dã chiến Mỹ chỉ huy lực lượng hải lục không quân tại Vùng 1 chiến thuật mở chiến dịch Thor, tập trung hỏa lực tập kích vào đội hình quân Bắc Việt đang xâm nhập vào khu phi quân sự phía bắc tỉnh Quảng Trị.

158- Chiến dịch Dragon Palace 2 và 3 (tỉnh Quảng Nam) (3 đến 18-7-1968)

Trong tháng 7-1968, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến (Thanh Long) Hàn Quốc mở liên tiếp các pha chiến dịch Dragon Palace, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam: mở chiến dịch Dragon Palace 2 từ ngày 3 đến 15-7; mở chiến dịch Dragon Palace 3 từ ngày 15 đến 18-7.

159- Chiến dịch Pocahontas Forest (tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín) (5-7 đến 3-8-1968)

Từ ngày 5-7 đến 3-8-1968, Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ/Sư đoàn Americal Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn bộ binh 4/3, 3/21, 4/31 và Tiểu đoàn 1/26 thủy quân lục chiến, phối hợp với ba tiểu đoàn 2/5, 3/5, 4/5 thuộc Sư đoàn 2 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Pocahontas Forest, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Tín giáp ranh tỉnh Quảng Nam. Quân đồng minh đã lùng sục kỹ thung lũng Hiệp Đức (còn gọi là thung lũng Antenna hay thung lũng Tử Thần) nằm giữa quận lỵ Hiệp Đức và xã An Hòa và sát ranh giới giữa quận Hiệp Đức, tỉnh Quảng Tín với quận Đức Dục, tỉnh Quảng Nam.

160- Các chiến dịch Baek Joo 17, Hao Sun Jin 3 (Bình Định, Khánh Hòa) (6-7 đến 18-8-1968)

Từ ngày 6 đến 18-7-1968, Sư đoàn 9 bộ binh (Bạch Mã) Hàn Quốc mở chiến dịch Baek Joo 17, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Từ ngày 30-7 đến 18-8-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn Bạch Mã mở chiến dịch Hao Sun Jin 3, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Định.

161- Chiến dịch Hưng Quảng 1/51 (tỉnh Quảng Nam) (9 đến 12-7-1968)

Từ ngày 9 đến 12-7-1968, Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở chiến dịch Hưng Quảng 1/51, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

162- Chiến dịch Eager Yankee/Houston 4 (tỉnh Thừa Thiên) (9 đến 16-7-1968)

Từ ngày 9 đến 16-7-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/7 thủy quân lục chiến mở chiến dịch Houston 4 tại địa bàn chiến dịch của Trung đoàn 5 TQLC Mỹ. Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 2/4 cũng mở chiến dịch Eager Yankee tại cùng địa bàn. Quân Mỹ đã lùng sục kỹ dãi thung lũng hẹp nằm cách quận lỵ Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên 10 cây số về phía tây nam. Ngày 22-7-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 TQLC Mỹ được giao nhiệm vụ tiếp

163- Chiến dịch BK/44/7 (tỉnh Châu Đốc) (11 đến 18-7-1968)

Từ ngày 11 đến 18-7-1968, Biệt khu 44 chiến thuật chỉ huy Tiểu đoàn 43 biệt động quân mở chiến dịch BK/44/7, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Châu Đốc.

164- Chiến dịch July Action (tỉnh Quảng Trị) (17-7 đến 3-8-1968)

Từ ngày 17-7 đến 3-8-1968, Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ mở chiến dịch July Action tại địa bàn chiến dịch Lancaster 2 phía bắc căn cứ Caroll thuộc tỉnh Quảng Trị. Trung đoàn 9 TQLC chỉ huy ba tiểu đoàn 1/9, 2/9, 3/9 mở cuộc đột kích đường không xuống thung lũng Sông Ngàn/Helicopter, trong khi Trung đoàn 3 TQLC chỉ huy ba tiểu đoàn 1/3, 2/3, 3/3 lùng sục kỹ khu vực chung quanh đỉnh núi Mutter.

Xa hơn về phía tây, Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa lùng sục thung lũng Sông Cam Lộ phía tây bắc dãy núi Rockpile.

165- Giao tranh ở tỉnh Bình Thuận (17 đến 21-7-1968)

Từ ngày 17 đến 21-7-1968, Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp quân Mỹ mở cuộc hành quân truy quét tại khu vực Tuy Hòa và Phước Long (tỉnh Bình Thuận) đã đụng độ và giao tranh 11 trận lớn nhỏ lực lượng cộng quân Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ tại khu vực này. Kết quả, quân Mỹ chết 5, bị thương 47; quân VNCH chết 59, bị thương 280. Cộng quân bỏ lại trận 248 xác và 105 thương binh; bị bắt và ra hàng 52. Đôi bên thiệt hại một số thiết bị quân sự.

166- Chiến dịch Quyết Chiến (Vùng 4 chiến thuật) (17-7-1968 đến 4-3-1969)

Từ ngày 17-7-1968 đến 4-3-1969, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4-Vùng 4 chiến thuật mở chiến dịch Quyết Chiến, là một hoạt động bình định dài hạn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tham chiến gồm Sư đoàn 7 bộ binh, Sư đoàn 9 bộ binh, Sư đoàn 21 bộ binh, Liên đoàn 4 biệt động quân, một số tiểu đoàn của Sư đoàn thủy quân lục chiến và Vùng sông ngòi Hải quân. Các chiến dịch hành quân của Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ cũng đặt dưới sự ảnh hưởng chung của chiến dịch Quyết Chiến. Chiến dịch Quyết Chiến bao gồm nhiều chiến dịch có thời gian, địa bàn và quy mô nhỏ hơn trong đó.

Từ ngày 23 đến 25-7, Sư đoàn 7 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy một trung đoàn phối hợp với Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ mở cuộc hành quân truy quét quân Việt Cộng tại khu vực các xã Nhơn Thạnh, Mỹ Thạnh, Lương Phú, Thuận Điền, Tân Hòa, Phước Long, Long Mỹ, Thạnh Phú Đông, Hiệp Hưng và Long Hòa (quận Giồng Trôm, tỉnh Kiến Hòa). Đôi bên đã xảy ra 21 trận giao tranh lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 1, bị thương 22; quân VNCH chết 17, bị thương 24; thiệt hại 2 tàu, 1 trực thăng. Cộng quân bỏ lại trận 108 xác, bị bắt và ra hàng 12.

Từ ngày 29-7 tới 8-8, Giang lực lưu động Mỹ (nòng cốt là Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh) mở cuộc đột kích sâu nhất chưa từng có vào đồng bằng sông Cửu Long, quét sạch mật khu 480 của Việt Cộng tại tỉnh Chương Thiện. Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa cũng mở cuộc hành quân Lữ Đoàn 2/9 để cùng tác chiến với Giang lực lưu động Mỹ.

Từ ngày 12 đến 14-8, Sư đoàn 7 mở cuộc đột kích vào mật khu 470 Việt Cộng nằm cách 10 cây số phía tây nam căn cứ phòng vệ dân sự Mỹ An, thuộc tỉnh Kiến Phong.

Từ ngày 21 đến 23-8, Sư đoàn 21 chỉ huy Trung đoàn 33 mở cuộc hành quân tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Ba Xuyên, cách tỉnh lỵ Sóc Trăng (Khánh Hưng) 10 cây số về phía tây nam.

Từ ngày 6 đến 11-12-1968, Liên đoàn chiến thuật 117/2 Bravo Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 4 TQLC VNCH mở cuộc hành quân tập kích vào mật khu 480 Việt Cộng nằm cách quận lỵ Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện 10 cây số về phía nam-tây nam.

167- Các chiến dịch Merino, Platypus (tỉnh Phước Tuy) (18-7 đến 13-8-1968)

Từ ngày 18 đến 24-7-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 4 Úc – Tân Tây Lan mở chiến dịch Merino, hành quân thám báo vào phía đông mật khu Hắc Dịch của Việt Cộng tại phía đông tỉnh Phước Tuy và truy tìm tung tích Trung đoàn 274 Việt Cộng trong khu vực.

Từ ngày 29-7 đến 13-8, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy hai tiểu đoàn 1 và 3 kéo quân trở lại mật khu Hắc Dịch để mở chiến dịch Platypus, hành quân thám báo và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực từ mật khu này cho tới đồn diền cao su Courtenay.

168- Chiến dịch Bình Tây 24/GĐ 3 (tỉnh Kontum) (18 đến 27-7-1968)

Từ ngày 18 đến 27-7-1968, Biệt khu 24 chiến thuật chỉ huy Trung đoàn 42 bộ binh mở chiến dịch Bình Tây 24/GĐ 3, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Kontum.

169- Chiến dịch Swift Play (tỉnh Quảng Nam) (23 và 24-7-1968)

Trong hai ngày 23 và 24-7-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/7 thủy quân lục chiến mở chiến dịch Swift Play, tại khu vực Gò Nổi thuộc tỉnh Quảng Nam. Rồi sau đó lực lượng ngày trở về thuộc quyền chỉ huy của Sư đoàn 1 TQLC Mỹ và ở lại Hội An cho tới ngày 18-10-1968.

170- Chiến dịch Quyết Thắng 324 (tỉnh Quảng Ngãi) (26-7 đến 26-8-1968)

Từ ngày 26-7 đến 8-8-1968, Sư đoàn 2 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Quyết Thắng 324, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

171- Cuộc biểu tình của tín đồ đạo Cao Đài (tỉnh Tây Ninh) (27-7 và 11-8-1968)

Ngày 27-7-1968, hơn 15.000 tính đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh họp mít tinh và tuần hành tại khu vực Tòa Thánh Tây Ninh, mang theo ảnh của hàng ngàn dân chúng bị quân Việt Cộng giết chết từ cuộc tấn công Tết Mậu Thân đến tháng 8-1968 để phản đối.

Nửa tháng sau, ngày 11-8-1968, hơn 20.000 tín đồ Cao Đài lại mít tinh biểu tình tuần hành phản đối cộng quân tiếp tục thực hiện ‘phong trào tấn công và nổi dậy’ ở miền Nam Việt Nam.

172- Chiến dịch Lữ Đoàn 2/9 (tỉnh Chương Thiện) (29-7 tới 8-8-1968)

Từ ngày 29-7 tới 8-8-1968, Tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lữ Đoàn 2/9, phối hợp với Giang lực lưu động Mỹ đột kích quét sạch mật khu 480 của Việt Cộng tại tỉnh Chương Thiện. Cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ này cũng nằm trong đội hình chiến dịch dài hạn Quyết Chiến tại Vùng 4 chiến thuật.

173- Hoạt động cộng quân ở miền Nam (30-7-1968)

Hai ngày 30 và 31-7-1968, Việt Cộng tổ chức Hội nghị Đại biểu lần thứ hai của Mặt trận Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam để thông qua Chương trình chính trị. Chương trình có đoạn viết: Cứu nước là sự nghiệp của toàn dân, và sức mạnh bảo đảm thắng lợi là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam chủ trương đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước, không phân biệt xu hướng chính kiến, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, đoàn kết trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và chủ quyền dân tộc hiện nay cũng như trong giai đoạn kiến thiết đất nước sau này.

174- Một số tình hình trong tháng 8-1968

Ngày 10-8-1968, Trung đoàn tình nguyện hoàng gia Thái Lan (Mãng Xà Vương) rời khỏi Sài Gòn về nước sau gần một năm phục vụ tại Việt Nam.

Ngày 26-8, thuật ngữ Sư đoàn kỵ binh đường không, tức Sư đoàn không kỵ, được Lục quân Mỹ chánh thức rút lại và các tên hiệu của các sư đoàn dạng này tại Việt Nam chánh thức gọi lại như cũ là Sư đoàn 1 kỵ binh (cơ động đường không) và Sư đoàn 101 không vận (cơ động đường không).

Trong tháng 8-1968, các đơn vị Mỹ sang Việt Nam gồm: Sở chỉ huy Quân đoàn 24 (15-8, đóng tại Phú Bài); Phi đoàn 462 trực thăng thủy quân lục chiến (21-8, đóng tại Phú Bài); Phi đoàn 334 tiêm kích tấn công TQLC (30-8, đóng tại Đà Nẵng). Các đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: Chiến đoàn Xray (9-8); Đại đội D/16 thiết giáp (25-8); Phi đoàn 122 tiêm kích tấn công TQLC (30-8); Tiểu đoàn 3/27 TQLC (31-8); Phi đoàn 163 trực thăng TQLC (31-8).

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân trong tháng gồm: Tiểu đoàn 2/26 TQLC chuyển vào Chiến đoàn đổ bộ thay cho Tiểu đoàn 2/4 TQLC rút ra (13-8); Tiểu đoàn 7/9 pháo binh chuyển tới Tây Ninh (15-8); Tiểu đoàn 1/50 bộ binh chuyển tới An Khê (17-8); Phi đoàn 265 trực thăng TQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ (19-8); các tiểu đoàn bộ binh 1/12, 1/22, 2/35, 4/503 chuyển tới Đức Lập (lần lượt vào các ngày 27, 26, 25 và 25-8); Sở chỉ huy Trung đoàn 1 TQLC chuyển tới Đà Nẵng (31-8); các tiểu đoàn TQLC 1/1, 2/1 chuyển tới Đà Nẵng (31-8); Tiểu đoàn 3/60 bộ binh chuyển tới Mỏ Cày; Tiểu đoàn 5/60 bộ binh chuyển tới Cần Giuộc; Đại đội 196 không yễm chuyển tới Chu Lai.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

175- Các chiến dịch Diamantina, Lyrebird, Magnetic, Nowra (tỉnh Phước Tuy) (8-8 đến 6-9-1968)

Trong tháng 8-1968, Chiến đoàn 1 Úc liên tục mở các chiến dịch hành quân tại địa bàn tỉnh Phước Tuy.

– chỉ huy Tiểu đoàn 4 Úc-Tân Tây Lan mở chiến dịch Lyrebird từ ngày 1 đến 31-8, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực núi Dinh, cách căn cứ Núi Đất 10 cây số về phía tây.

– chỉ huy Tiểu đoàn 1 mở chiến dịch Nowra từ ngày 8-8 đến 6-9, liên tục hành quân tuần tra bảo vệ an ninh chung quanh khu vực quận Long Điền.

– chỉ huy Tiểu đoàn 3 mở chiến dịch Magnetic trong một ngày 23-8, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm Việt Cộng tại cù lao Long Sơn.

– chỉ huy Tiểu đoàn 3 mở chiến dịch Diamantina từ ngày 28-8 đến 5-9, hành quân thám báo tại khu vực cách căn cứ Núi Đất 10 cây số về phía đông bắc.

176- Các chiến dịch An Truyền, Lam Sơn 245, Lam Sơn 246, Lam Sơn 250, Somerset Plain, (tỉnh Thừa Thiên) (2-8-1968 đến 24-4-1969)

Từ ngày 2-8-1968 đến 24-4-1969, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Trung đoàn 54 mở chiến dịch Lam Sơn 245, liên tục mở các cuộc hành quân tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên.

Sau cuộc hành quân Lam Sơn 218, liên quân Việt-Mỹ tái chiếm được thung lũng A Sầu, nhưng sau khi đại quân rút đi, chỉ để lại vài tiểu đoàn hổn hợp Việt-Mỹ trấn giữ thì quân Việt Cộng lại kéo quân tái chiếm. Từ tháng 4 đến tháng 12-1968, Lực lượng đặc biệt Việt-Mỹ đã tung nhiều toán thám kích tiền phong hoạt động tại ‘thung lũng tử thần’ này.

Từ ngày 4 đến 20-8-1968, liên quân Việt-Mỹ mở chiến dịch Somerset Plain/Lam Sơn 246, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn rừng núi phía tây tỉnh Thừa Thiên, nhằm tái kiểm soát thung lũng A Sầu, tảo thanh vùng A Lưới – Tà Bạt và mật khu 609.

Quân Mỹ gồm hai tiểu đoàn 1/327, 2/327 của Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận, Đại đội C/1/505 bộ binh của Sư đoàn 82 không vận, Đại đội B/1/9 kỵ binh của Sư đoàn 1 kỵ binh, đã mở chiến dịch Somerset Plain.

Bộ tư lệnh Khu 11 chiến thuật – Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy hai tiểu đoàn 2/1 và 3/1 mở chiến dịch Lam Sơn 246.

Quân đồng minh đã tập kích tiêu diệt lực lượng bộ đội Bắc Việt vừa xâm nhập trở lại thung lũng A Sầu thuộc vùng rừng núi phía tây tỉnh Thừa Thiên sau chiến dịch Delaware. Khuya 9-8-1968, Sư đoàn 101 Mỹ và Trung đoàn 1/1 VNCH có pháo binh, máy bay và xe tăng yễm trợ đã hành quân chiếm các khu vực đã định. Khi một tiểu đoàn lính Mỹ có trực thăng yễm trợ tiến vào kiểm soát khu vực cuối cùng ở phía tây nam thung lũng A Sầu đã đụng độ một trận giáp lá cà ác liệt với đối phương. Quân Mỹ chết 24, bị thương 57, rớt hai trực thăng. Cộng quân chết 77, bị thương 45, bị bắt và đầu hàng 11, phải rút bỏ sang Lào. Trong suốt mùa thu 1968, quân Việt-Mỹ hầu như kiểm soát hoàn toàn khu vực, nhưng cuối năm 1968 thì cộng quân lại tái xâm nhập.

Từ ngày 7 đến 27-8, Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lam Sơn 250, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trong hai ngày 8 và 9-8, Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/501 mở chiến dịch An Truyền, tìm quét quân Việt Cộng tại khu làng An Truyền thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Đêm 16 rạng sáng 17-8, cộng quân Quân khu Trị Thiên tấn công vào căn cứ đóng quân Mỹ tại khu vực Tân Điền (tỉnh Thừa Thiên). Sau 30 phút giao tranh, cộng quân rút lui. Quân Mỹ chết 7, bị thương 24, thiệt hại 31 xe quân sự, 6 lô cốt, 4 kho xăng, 1 kho đạn. Cộng quân chết 58, bị thương 139, bị bắt và ra hàng 14, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

Nửa đêm 29-8, cộng quân Trị Thiên bất ngờ thọc sâu tấn công vào doanh trại sở chỉ huy hành quân Mỹ ở làng Dương Hòa nằm bên tả ngạn Hương Giang, cách trung tâm Huế 14 cây số. Sau một trận đánh chớp nhoáng 35 phút, cộng quân rút lui với nhiều thiệt hại. Quân Mỹ chết 17, bị thương 48, thiệt hại 12 đại bác 105 ly và 175 ly, 1 trực thăng. Cộng quân chết 154, bị thương 103, bị bắt 18, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

177- Nước Mỹ chia rẽ và bất ổn trong cuộc chiến Việt Nam (8-1968)

Ngày 8-8-1968, Richard M. Nixon được Đảng Cộng hòa chọn làm ứng viên tranh cử tổng thống pháp nhiệm 1969-72. Nixon là phó tổng thống dưới thời tổng thống Dwight D. Eisenhower (1953-61). Trong số những cam kết tranh cử, Nixon khẳng định sẽ thực hiện ‘một kết thúc danh dự cho cuộc chiến tại Việt Nam’ (an honorable end to the war in Vietnam).

Ngày 28-8-1968, trong khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ diễn ra ở Chicago, có 10.000 người biểu tình chống chiến tranh tụ tập trên các đường phố trung tâm Chicago và sau đó phải đối mặt với 26.000 cảnh sát và Vệ binh quốc gia làm nhiệm vụ. Có những hành vi bạo động của người biểu tình và có cuộc đàn áp của nhà chức trách. Hình ảnh xung đột được đăng tải trên báo chí và chiếu trực tiếp trên truyền hình. Ước tính có 800 người biểu tình và hàng trăm cảnh sát bị thương. Hàng trăm người bị bắt giữ. Hàng chục ngôi nhà, công sở và xe cộ bị đập phá và đốt cháy. Bên cạnh các tin bài đăng về biểu tình, phần lớn ý kiến được hỏi đều bày tỏ thái độ chán ghét tột cùng với sự dính líu của nước Mỹ tại một xứ sở xa xôi như Việt Nam.

Vào lúc này, nước Mỹ đang trải qua một thời kỳ chia rẽ và bất ổn xã hội tồi tệ nhất kể từ thời Nội chiến một trăm năm trước đó. Ngay cả thời kỳ Mỹ tham chiến trong Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, tình hình xã hội vẫn đoàn kết và ổn định hơn nhiều. Chỉ trong tám tháng đầu năm 1968 tại Mỹ, đã có 221 cuộc biểu tình sinh viên phản chiến tại 101 trường cao đẳng và đại học.

178- Các chiến dịch Dodge Valley, Hưng Quảng 1/60, Hưng Quảng 1/62, Hưng Quảng/1/65, Sussex Bay, Victory Dragon 1 (tỉnh Quảng Nam) (12-8 đến 11-9-1968)

Trong tháng 8-1968, quân đồng minh Việt – Mỹ – Hàn liên tục mở các chiến dịch hành quân tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 12 đến 16-8-1968, Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy ba trung đoàn 1, 7, 27 mở chiến dịch Dodge Valley.

Từ 12-8 đến 11-9, Lữ đoàn 2 TQLC (Thanh Long) Hàn quốc mở chiến dịch Victory Dragon 1.

Hạ tuần tháng 8-1968, Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở liên tiếp hai chiến dịch: chiến dịch Hưng Quảng 1/60 từ ngày 21 đến 23-8; chiến dịch Hưng Quảng 1/62 từ 23 đến 26-8.

Từ ngày 29-8 đến 9-9, Sư đoàn 1 TQLC Mỹ chỉ huy sáu tiểu đoàn 1/1, 2/5, 3/5, 2/7, 3/7, 2/27, phối hợp với Lữ đoàn Thanh Long mở chiến dịch Sussex Bay, tại khu vực quân Mỹ gọi là Dodge City, ở phía nam Gò Nổi. Cùng lúc đó, hai tiểu đoàn biệt động quân 21 và 39 Việt Nam thuộc Biệt khu Quảng Đà cũng mở chiến dịch Hưng Quảng/1/65 để phối hợp với chiến dịch Sussex Bay.

179- Chiến dịch Tổng tấn công 1968 (đợt 3) (từ 17-8 đến 28-9-1968)

Thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tháng 8-1968, từ ngày 17-8-1968, quân Việt Cộng lại huy động 133.000 quân mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy đợt 3, đồng loạt đánh vào 27 thành phố, tỉnh lỵ, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 17 sân bay, 3 tổng kho và 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ – Việt Nam Cộng Hòa. Đôi bên thiệt hại nhiều sinh mạng binh sĩ và thiết bị quân sự. Kết thúc đợt 3 chiến dịch ngày 28-9-1968, cộng quân chết 55.738, bị thương 60.826, bị bắt 2.752.

Nhận định về thất bại trong cuộc tổng tấn công đợt hai và đợt ba 1968, báo cáo của Quân uỷ trung ương tại Hội nghị 21 Trung ương Đảng Việt Cộng tháng 7-1973 đã thừa nhận phần nào: Do không kịp thời đánh giá lại tình hình, đặc biệt là khi so sánh lực lượng địch ta và hình thái phát triển của cuộc chiến tranh đã có những bất lợi, ta đã không kịp thời chuyển hướng tiến công, vẫn tiếp tục đánh vào thành thị, để sơ hở nông thôn. Khi địch đã quay về phòng ngự, ra sức giữ thành thị và ngăn chặn chủ lực ta để tập trung lực lượng tiến hành bình định nông thôn, ta lại đánh giá không hết âm mưu và sức mạnh mới của địch trong biện pháp chiến lược quét và giữ. Các đợt tiến công tiếp theo của quân và dân ta không còn sức mạnh và không đạt hiệu quả. Đồng bằng Khu 5 và Nam Bộ gặp khó khăn ngay từ giữa năm 1968. Lực lượng chủ lực của ta ở miền Nam trãi qua các đợt chiến đấu liên tục, ác liệt bị tổn thất lớn, sức chiến đấu bị giảm sút.

(…) Sau đợt tổng tiến công và nỗi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, các lực lượng vũ trang của ta ở miền Nam tổ chức tiếp hai đợt tiến công trong mùa hè và mùa thu 1968, gây cho địch một số tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Nhưng do không thấy hết âm mưu mới và sự thay đổi của địch trong cách điều hành chiến tranh, đánh giá thấp khả năng và sự phản kích của địch, nên khi Mỹ nguỵ thực hiện chiến lược quét và giữ, các chiến trường đã chậm trễ trong việc chuyển sang đánh phá bình định, không tập trung lực lượng chính trị, quân sự của ta đối phó với âm mưu và thủ đoạn mới của địch. Từ nửa cuối năm 1968, thế tiến công của ta bắt đầu yếu đi, lực lượng vũ trang ba thứ quân bị hao mòn. Phong trào đấu tranh quân sự, chính trị của quần chúng ở nông thôn giảm sút. Vùng giải phóng bị thu hẹp. Bộ đội chủ lực Miền và các quân khu chỉ cỏn một bộ phận đứng được ở các lõm căn cứ ở đồng bằng, phần lớn phải di chuyển lên vùng giáp ranh, hoặc lên các căn cứ miền núi.

Tháng 1-1998, nhân dịp 30 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM phối hợp với Viện Lịch sử quân sự tổ chức cuộc hội thảo, có sự tham gia của nhiều cán bộ khoa lịch sử và các nhân vật từng tham gia cuộc chiến như: các cán bộ Đảng gồm Nguyễn Văn Linh, Trần Bạch Đằng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu), Vũ Tang Bồng…; các đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân; các thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Phạm Văn Trà, Trần Văn Quang; các trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Lê Quang Đạo, Nguyễn Đình Ước, Nguyễn Thới Bưng; các thiếu tướng Hoàng Đan, Nguyễn Đôn Tự, Phan Trung Kiên; các đại tá Nguyễn Huy Toàn, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Văn Minh, Tống Ngọc Trăng, Trần Thanh Phương, Trương Minh Hoạch…

Báo Tuổi Trẻ ấn hành tại Sài Gòn trong bài giới thiệu về cuộc hội thảo, đã loan tin rằng trong hội nghị đã thừa nhận con số thương vong của các cán binh cộng quân trong ba cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè và cả năm 1968 là gần 600.000 người. Một số bài tham luận trong cuộc hội thảo này sau đó được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân cho in trong tập sách ‘Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968’ xuất bản năm 1998.

Bài tham luận của đại tá Nguyễn Quốc Dũng, phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự có đoạn: “Nhìn chung, các công trình tổng kết và nghiên cứu, các ý kiến phát biểu đều thống nhất và góp phần khẳng định sự đúng đắn trong đánh giá của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về ‘thắng lợi có tầm chiến lược quyết định của cuộc Tổng‎ tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968’. Về mặt chỉ đạo và hiệu quả chiến lược, thắng lợi đó là ‘chọn đúng hướng tiến công rất hiểm là thành thị, sáng tạo cách đánh mới rất bất ngờ và đầy hiệu lực, giành thắng lợi oanh liệt khi Mỹ đang dốc cố gắng cao nhất về quân sự, tạo được bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng; làm rung chuyển cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới; làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, mở đầu quá trình xuống thang chiến tranh của đế quốc Mỹ’. Về khuyết điểm, công‎ trình tổng kết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ ‘sai lầm lớn về chỉ‎ đạo chiến lược là sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và‎ nổi dậy Tết Mậu Thân ta đã không kịp thời chuyển hướng tiến công, vẫn tiếp tục đẩy cuộc chiến tranh cách mạng vào thành thị, dẫn đến những tổn thất lớn về thế và lực, tình‎ hình khó khăn kéo dài mãi cho đến đầu năm 1970 mới từng bước được phục hồi ổn định’.‎

‎ Về mặt chỉ đạo, vấn đề tổng công kích – tổng khởi nghĩa‎ trong chiến tranh cần được tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. Đây là một phương thức và cũng là một khả năng mà lãnh đạo có thể và cần thiết phải dự kiến và tranh thủ, nhất là trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. Việc đề ra mục tiêu quá cao (nêu khẩu‎ hiệu giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân). Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã phân tích, phê phán. Tổng khởi nghĩa theo ý định trong‎ kế hoạch ban đầu đã không diễn ra; nhưng các cuộc nổi dậy,‎ sự tham gia rất rộng rãi, trên nhiều lĩnh vực, trước, trong và sau cuộc Tổng tiến công của nhân dân Sài Gòn và các đô‎ thị và vùng nông thôn là một thực tiễn sinh động cần phải khẳng định.‎ Về cách đánh, có ý kiến cho rằng chỉ cần (hoặc nếu như chỉ) tổ chức một cuộc tập kích chiến lược, không kéo dài thành nhiều đợt sẽ đỡ tổn thất hơn.”

Bài tham luận của trung tướng Lê Quang Đạo có đoạn: “Thắng lợi Mậu Thân rất lớn song chúng ta cũng đã mắc một số khuyết điểm: chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên ta đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công Tết Mậu Thân; ta đã không kịp thời kiểm điểm và rút kinh nghiệm… để có chủ trương chuyển hướng kịp thời. Cũng do lúc đó đề ra yêu cầu quá cao, không sát thực tế nên Tổng khởi nghĩa đã không diễn ra. Việc chậm chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình thực tiễn là một sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Ta bị tổn thất nghiêm trọng và gặp nhiều khó khăn từ giữa năm 1968 đến 1969. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta đánh giá thấp thắng lợi Mậu Thân. Đó là một tháng lợi cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến vĩ đại. Nếu nhảy từ cực đoan này sang cực đoan kia, như Lê-nin từng nói, thì chúng ta không thể đánh giá đúng hiện thực lịch sử.”

Bài tham luận của thượng tướng Trần Văn Quang có đoạn: “Sau 30 năm với độ lùi của lịch sử, với cách nhìn nhận, đánh giá mới, khách quan và bình tĩnh hơn, chúng tôi thấy cuộc tiến công và nổi dậy ở Trị Thiên – Huế năm 1968 thắng lợi là rất to lớn và căn bản trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, với ý nghĩa tác động sâu sắc và toàn diện như trình bày ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi to lớn đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan lúc bấy giờ đã làm hạn chế một phần mức độ thắng lợi, đồng thời cũng để lại không ít những hậu quả nặng nề.

Sau khi chiếm giữ nhiều ngày các vị trí, mục tiêu quan trọng của địch ở Thừa Thiên và thành phố Huế, trước tình hình và yêu cầu mới, quân ta lần lượt rút lui. Địch sau cơn choáng váng đã nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, quay sang phản kích ác liệt. Trước sức phản kháng tàn bạo của địch, lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta, nhất là ở cơ sở bị tiêu hao nặng. Địch chiếm lại vùng giải phóng, càn quét bắn phá vùng căn cứ giáp ranh, tiến công lên cả căn cứ của ta ở miền tây Huế, gây cho ta nhiều khó khăn.

Những khó khăn và tổn thất của ta sau năm 1968 là nghiêm trọng, song chi là bước lùi tạm thời. Những khó khăn ấy không thể xóa được ý nghĩa và thành quả thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Thực tế chiến trường đã chứng minh là chỉ một thời gian ngắn sau đó ta đã lấy lại được thế trận chủ động, giáng cho địch liên tiếp nhiều thất bại trong mùa khô 1971-1972 và sau đó tháng 1-1973 buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, chấp nhận thất bại, rút quân đội Mỹ về nước. Tuy nhiên, nhìn nhận lại sự kiện tiến công và nổi dậy ở Trị Thiên – Huế Tết Mậu Thân, chúng tôi thấy những khó khăn sau năm 1968 ta có thể tránh được hoặc hạn chế được ở mức thấp hơn, nếu lúc đó, chúng tôi – những người lãnh đạo chỉ huy trực tiếp, tỉnh táo hơn, đặt yêu cầu mục đích nhiệm vụ đúng mức, phù hợp với tình hình lúc đó, có phương châm hành động linh hoạt, quyết đoán hơn. Cố nhiên, trong lịch sử không có tử “nếu như”, song chúng tôi vẫn muốn vấn đề nhơ vậy để thấy được rằng ngoài nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của các cấp lãnh đạo chỉ huy chiến trường là rất lớn. Qua công tác chỉ đạo, chỉ huy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên – tuế, có thể rút ra một số bài học và kinh nghiệm sau đây:

Một là, đưa cuộc chiến tranh vào hậu phương địch, lấy thành phố Huế làm mục tiêu chính để tiến công là đúng, nhưng yêu cầu giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân là chưa phù hợp với khả năng và so sánh tương quan lực lượng địch – ta lúc đó; đánh giá quá cao yếu tố chính trị – tinh thần, đánh giá chưa đúng vài trò quyết định trong chiến tranh là tiêu diệt đội quân chủ lực – công cụ chiến tranh chủ yếu của địch.

Hai là, kế hoạch tiến công và nổi dậy của Bộ tư lệnh Quân khu Trị Thiên có nhiều ưu điểm, thể hiện trong việc chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị lực lượng tương đối chu đáo tuy lực lượng ít mà tinh, bộ đội có tinh thần chiến đấu cao, chọn cách đánh lúc mở màn thích hợp, kết hợp,tương đối nhịp nhàng giữa công kích và nổi dậy của quần chúng, công tác nghi binh, giữ bí mật tốt… Nhưng Bộ tư lệnh Quân khu cũng phạm phải những khuyết điểm, đó là chỉ có một phương án giành toàn thắng mà không tính đến các khả năng, tình huống khác, không có phương án 2, phương án 3 và lực lượng dự bị chiến dịch. Trong quá trình chỉ đạo tác chiến chưa nắm chắc bộ đội, xử lý không kịp thời, để bộ đội lâm vào thế phòng ngự bị động đối phó. Đặc biệt là sau một tuần lễ chiến đấu trong thành phố, khi thấy không thể giành toàn thắng đã không kịp thời thay đổi hướng và phương châm tiến công. Lẽ ra lúc đó ta phải chỉ đạo chuyển sang kìm chế địch ở trong thành phố, chuyển hướng phát triển về nông thôn, kéo địch ra ngoài căn cứ vững chắc để tiêu diệt chúng ngoài công sự; chuyền yêu cầu đấu tranh chính trị từ hình thức khởi nghĩa sang đấu tranh bảo vệ các cơ sở cách mạng, chuyển ngay những cơ sở bị lộ ra khỏi thành phố, chuẩn bị đối phó địch khủng bố.

Ba là, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy chưa có một kế hoạch phối hợp thật chặt giữa mũi tiến công của chủ lực với mũi đấu tranh nổi dậy của quần chúng nhân dân ở thành phố và các địa phương. Trong tư tưởng chỉ đạo của chúng tôi lúc đó, cố nhiên không có ai xem nhẹ vai trò quyết định của đòn chủ lực. Song, cách chỉ đạo, bố trí lực lượng lại phạm phải một thiếu sót nữa là bố trí lực lượng chủ lực của Bộ chủ yếu tập trung trên cùng một hướng với lực lượng chiến tranh nhân dân địa phương của Trị Thiên – Huế. Ở đây, chúng tôi đã không hình dung hết các khả năng. Do vậy, không chỉ đạo kế hoạch chuẩn bị chiến trường cho chủ lực như xây dựng đường vận động; trận địa triển khai, bảo đảm vật chất kỹ thuật. Vì thế, khi Bộ Tổng tư lệnh có ý định tăng cường các đội chủ lực vào phía nam Quảng Trì và Thừa Thiên thì các cấp chỉ huy bị động, lúng túng không triển khai được.

Những thiếu sót và khuyết điểm trên đây trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên – Huế thật sự là những bài học kinh nghiệm xương máu, vô cùng sâu sắc”.

Bài tham luận của Trần Bạch Đằng có đoạn: “Tháng 8-1967, Thường vụ Khu ủy gặp Thường vụ Trung ương Cục và Quân ủy Miền – bấy giờ, đồng chí Phạm Hùng làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh và Hoàng Văn Thái, Phan Văn Đáng, Phó Bí thư. Khu ủy giao tôi dự thảo kế hoạch hoạt động nội thành, kết hợp các mũi và các cánh, sau khi Thường vụ Khu ủy bổ sung, tôi phải bảo vệ kế hoạch ấy trước Trung ương Cục và Quân ủy Miền. Bản kế hoạch được thông qua. Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch là dựa vào lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng du kích và vũ trang nhân dân, lực lượng chính trị quần chúng tạo cú bất ngờ giữa thủ đô định rồi cung lực lượng chủ lực chiếm lĩnh các trọng điểm của thành phố.

Vào thời điểm đó, chúng tôi gặp một khó khăn rất lớn: đợt khủng bố lớn của địch đánh vào Đảng bộ nội thành – một số đồng chí Khu ủy viên bị bắt như anh Trần Văn Kiều, chị Lê Thị Riêng và một số cán bộ cốt cán khác, một mảng tổ chức quần chúng bị thiệt hại nặng do tên. Ba Trà, Bảy Nhỏ, Ca Vĩnh Phối phản (Ba Trà là ủy viên Đảng ủy Trí vận, Bảy Nhỏ là Thường vụ phân khu ủy Dĩ An – thị xã Gia Định, Ca Vĩnh Phối là phân khu ủy viên Thủ Đức-Thị Nghè). Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, Hội bảo vệ nhân phẩm và một số tổ chức khác bị địch giải tán, những người cầm đầu bị bắt. Tuy nhiên, lực lượng chủ lực của phong trào quần chúng là thanh niên và công đoàn thì bảo tồn được. Lực lượng biệt động và du kích vũ trang không chuyên thoát khỏi cuộc khủng bố. Nghĩa là các điều kiện chủ yêu ở nội thành còn nguyên vẹn.

Tháng 10, Khu ủy mở hội nghị cán bộ trên đầu nguồn Sông Vàm Cỏ Đông. Tôi chủ trì cuộc hội nghị đó. Hội nghị nghiên cứu chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Cục, kế hoạch của Khu ủy. Hầu như không có một ý kiến phản bác. Tất cả đều tập trung nghe và suy ngẫm phần việc của mình.

Sau đó, một loạt hội nghị do Trung ương Cục triệu tập bàn biện pháp hợp đồng giữa các cánh, các đội, các khu vực. Lực lượng chủ lực các khu, kể cả Tây Nam Bộ và một số tiểu đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn vừa đặt chân đến Nam Bộ, được điều về chiến trường trọng điểm. Tổ chức chỉ huy chiến trường cũng được bố trí. Thành lập khu trọng điểm do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí Thư Đảng ủy tiền phương tức Sài Gòn và phụ cận) do đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Mai Chí Thọ phụ trách Tiền phương Bắc, đồng chí Võ Văn Kiệt và tôi phụ trách Tiền phương Nam. Bộ tư lệnh Tiền phương Bắc (còn gọi là Tiền phương I), phụ trách quân chủ lực hướng bắc, tây bắc, và đông thành phố, bao gồm Phân khu 1, 4, 5 và một phần Phân khu 2 (tức Củ Chi, Hoè Môn, Dĩ An, Gò Vấp, Lái Thiêu, Thủ Đức một phần Bình Tân) mục tiêu là khu Quán Tri, Sân bay Tân Sơn Nhất, các căn cứ quân sự Gia Định, Bộ Tổng tham mưu, đồng thời phụ trách các tiểu đoàn chiếm lĩnh nối tiếp biệt động nội thành.

Bộ tư lệnh Tiền phương Nam (còn gọi là Tiền phương II) phụ trách các đơn vị chủ lực hướng nam và một phần tây nam, toàn bộ lực lượng biệt động và quần chúng vũ trang, phụ trách nội thành (từ Quận 1 đến Quận 8, trừ Quận 9), điều khiển Phân khu 3 (Nhà Bè và Bình Chánh), một phần Phân khu 2, tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa), dùng biệt động đánh các mục tiêu Đại sứ quán Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Bộ tơ lệnh Hải quân, kho xăng Nhà Bè, Tổng nha Cảnh sát, dùng lực lượng chủ lực đánh chiếm nửa sân bay Tân Sơn Nhất, phát động quần chúng chiếm các xóm lao động, chờ đón quân chủ lực vào thành .

Đầu năm dương lịch 1968, Bộ tư lệnh Tiền phương Nam chuyển xuống Bố Bà Tây (Rừng Nhúm) và Bộ tư lệnh Tiền phương Bắc chuyển xuống Củ Chi. Chúng tôi tiếp tục hoàn thành những chi tiết cuối cùng trước khi nổ súng. Đồng chí Trần Văn Trà hỏa tốc ra Hà Nội báo cáo và trở về mang ý kiến cuối cùng của Bộ Chính trị trước ngày nổ súng không bao lâu. Chỉ đạo của Bộ Chính trị và đồng chí Lê Duẩn có một ý kiến quan trọng mà nhất thời chúng tôi chưa hiểu hết ý nghĩa: tổng công kích – tổng khởi nghĩa là một quá trình. Bộ Chính trị quyết định nổ súng đêm mùng Hai, rạng mùng Ba Tết.

Với chúng tôi, ngày giờ đó khá cập rập và có phần mâu thuẫn với dự kiến của chúng tôi: chúng tôi dự kiến đêm Bốn rạng mồng Năm sẽ eo một cuộc tập hợp quần chúng lớn ở vườn Tao Đàn, gọi là Tết Quang Trung, tập họp hàng vạn người. Cũng vào thời điểm ấy, một biến cố xảy ra: chuyện đổi lịch, lùi Tết Nguyên Đán trước một ngày. Do đó, Huế và Khu 5 nổ súng trước chúng tôi.

Đảng ủy Tiền phương Nam tập kết ở Ba Thu và khi nhận được quyết định ngày N giờ G – trưa hai mươi chín Tết, lập tức hành quân. Biệt động nổ súng đúng giờ vào các mục tiêu: dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tư lệnh Hải quân. Riêng mục tiêu Tổng nha Cảnh sát, kho xăng Nhà Bè, không thực hiện được. Lực lượng ta chiếm một nửa phía nam sân bay Tân Sơn Nhất. Các tiểu đoàn do Bộ tư lệnh Tiền phương Nam phụ trách cùng các lực lượng bán vũ trang – gồm cán bộ, công nhân viên các cơ quan Khu ủy và Trung ương Cục lọt sâu vào nội thành, kết hợp với lực lượng quần chúng, làm chủ một vùng rộng đến tận khu ngã sáu Chợ Lớn, Cầu Muối, Chợ Thiếc. Nhưng lực lượng chính quy không thọc vào được thành phố nên cuối cùng, chúng tôi phải rút. Sau đợt Một, đến tháng Năm, ta thực hiện đợt Hai. Lần này, biệt động không còn đủ sức đánh các mục tiêu, nhưng cửa ngõ tây nam vẫn mở, quân ta thọc sâu vào tận đường Tổng Đốc Phương. So với đợt Một, đợt Hai quân chủ lực tiến sâu hơn: Chiếm ngã tơ Hàng Xanh, bắc đường Chi Lăng giữa thị xã Gia Định.

(…) Mậu Thân không phải không có những vấn đề cần đánh giá cho rõ. Cái tên “Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa” thiếu chính xác. Sau này, nó được điều chỉnh lại là “Tổng tiến công và nổi dậy”, lúc đầu việc bố trí kế hoạch tiến công còn máy móc, khiến lực lượng biệt động và lực lượng vũ trang tại chỗ không được các đơn vị mũi nhọn yểm trợ – phần lớn các tiểu đoàn yểm trợ do Bộ tư lệnh Tiền phương Bắc phụ trách. Trục hành tiến nặng theo hướng Bắc – nơi địch rất dày nhiều lớp phòng thủ, trong khi phía Nam chúng sơ khoáng.

Lẽ ra, với đợt Một, Mậu Thân đã hoàn thành trách nhiệm và liền sau đó nếu giữ vùng ven thì tình hình sẽ thuận cho ta, ít nhất, đỡ tổn thất. Có thể đây là cái sai nghiêm trọng nhất của Mậu Thân. Tuy vậy, Mậu Thân vẫn là một cuộc tiến công chiến lược mà lòng dũng cảm, óc sáng tạo, nghệ thuật chọn thời cơ, mục tiêu của chiến sĩ, chỉ huy, lãnh đạo đạt trình độ cao, cung cấp cho đời sau những bài học quý giá.”

Bài tham luận của thượng tướng Lê Ngọc Hiền có đoạn: “(…) b. Ba khuyết điểm chủ yếu: Một là: Chủ quan, đánh giá chưa chính xác, đúng với thực tế tình hình… Hai là: Đề ra mức yêu cầu gần như ‘giành toàn thắng’ như trong Nghị quyết Trung ương Đảng là quá cao. Ba là: Chậm và chưa chuyển kịp thời hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ thành phố về nông thôn, rừng núi để ta bị tổn thất nặng nề.

  1. Bài học kinh nghiệm sâu sắc. Những ưu điểm, khuyết điểm chủ yếu trên đây tựu trung lại thành hai chủ đề chính của những bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với chúng ta về: đánh giá địch, ta và đề ra phương châm, phương thức thích hợp, vận dụng sáng tạo trong quá trình chiến tranh.
  2. Ở đỉnh cao nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; ta vẫn kiên trì quan điểm đúng đần đánh giá địch – ta. Đã tiếp tục phân tích trong cái mạnh ‘ghê gớm’ của địch lúc chúng huy động lực lượng ở đỉnh cao nhất tìm ra chỗ yếu đồng thời lại là chỗ hiểm yếu do chúng chủ quan sơ hở để ra quyết định mạnh dạn, táo bạo lấy các thành phố trung tâm đầu não làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta. Nhưng một khi chỗ yếu đó của địch đã được khắc phục, ta đã chủ quan không dự đoán ngay trong kế hoạch từ trước để vận dụng phương châm cho linh hoạt, thay đổi kịp thời, nhanh nhậy chuyển hướng tiến công chủ yếu về nông thôn – rừng núi…
  3. Chúng ta lại càng nhận thức sâu sắc thêm, để ra phương châm chỉ đạo chiến lược các mặt thích hợp là vấn đề khoa học, nghệ thuật cao trong chỉ đạo toàn cuộc chiến tranh; thì vận dụng linh hoạt phương châm, phương thức ở các thời điểm khác nhau trong các giai đoạn chiến tranh từ khi khởi đầu, lúc ở đỉnh cao, khi kết thúc, lại càng là một vấn đề hệ trọng của khoa học quân sự. Nếu Mỹ có công nghệ cao và vũ khí, trang bị kỹ thuật bậc nhất thế giới, gấp 10 gấp 100 lần hơn ta thì ta khiêm tốn và tự hào mà nói khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã là gấp 10 gấp 100 lần hơn Mỹ. Ta phải luôn chăm lo đến việc phát huy, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự ưu việt, không để sút kém lạc hậu. Phải chăm lo thường xuyên đến việc tổng kết kinh nghiệm của ta và học tập tham khảo kinh nghiệm, khoa học quân sự tiên tiến, hiện đại trên thế giới để không ngừng tiếp tục phát triển thế ưu việt của nền khoa học, nghệ thuật quân sự nước ta. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là bài học sâu sắc cho chúng ta về những vấn đề trên.”

Bài tham luận của trung tướng Nguyễn Đình Ước có đoạn: “Mậu Thân 1968 không phải không có khuyết điểm nghiêm trọng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (7-1973), Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm và công nhận: ‘Chúng ta cũng đã mắc một số khuyết điểm: chủ quan trong việc đánh giá tình hình cho nên ta đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công Tết Mậu Thân, ta đã không kịp thời kiểm điểm và rút kinh nghiệm ngay, nhằm đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời’. Đúng là trong đánh giá tình hình, Đảng ta rất sắc sảo và nhạy bén, tạo và nắm được thời cơ chiến lược, thấy được chỗ sơ hở của địch ở đô thị, thấy được động thái của địch ở chiến trường, phát hiện giới hạn khả năng tham chiến của Mỹ ở Việt Nam (theo tính toán của Mỹ giới hạn đó là hai năm rưỡi, nay đã quá 3 năm) và những bế tắc về chiến thuật, chiến lược của Mỹ… Nhưng chúng ta có phần chưa sát tình hình, đề ra yêu cầu quá cao: Tổng khởi nghĩa trong lúc quân đội của địch còn tới hơn một triệu tên. Về vấn đề chuyển hướng, nguyên nhân chính là do chỉ đạo chưa sát của trên nhưng cũng còn do dưới báo cáo lên thiếu chân thực, thường bốc đồng về thành tích. Có chiến trường do chưa dứt điểm được nên cố dấn. Mặt trận Quảng Đà và một số nơi khác còn đề nghị trên cho tiếp tục đánh đợt 3. Đây là một khuyết điểm trong điều hành chiến tranh của ta. Đại tướng Hoàng Văn Thái sau này nhớ lại: ‘Ở B9 hồi ấy, chúng tôi cũng có phần trách nhiệm, lúc đó cũng quá nhiệt tình, phấn chấn, say sưa thắng lợi, nghe báo cáo của dưới không hết, báo cáo lên trên không đầy đủ… cũng góp phần làm cho trên không đủ cơ sở để đánh giá lại tình hình cho thật khách quan, đúng như nó có”.

Lẽ dĩ nhiên, trong cuộc chiến đấu ác liệt, liên tiếp và kéo dài đó, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó. Mỹ đã thú nhận: ở Huế ta đã diệt 300 tên ác ôn. Còn bọn Mỹ đã giết hại 14.000 dân thường. Một sĩ quan Mỹ đã tuyên bố: phải ném bom san bằng cả tỉnh ly Bến Tre, Mỹ Tho… để cứu lấy nó. Theo sách Sổ tay sự kiện chiến tích Việt Nam của hai tác giả Mỹ Stein và Leepson: Năm 1968 ‘là năm gia tăng ghê gớm số thương vong của Mỹ ở miền Nam. Nó gần gấp hai tổng số thương vong của tất cả các năm trước cộng lại (30.610 so với 16.201)’. Cũng theo hai tác giả này, số binh lính Mỹ bị giết ở miền Nam năm 1968 là 14.5891. Về phía ta, chỉ riêng B2 thương vong năm 1968 cao hơn tất cả các năm từ 1961 đến 1970. Thương vong của ta tuy có lớn nhưng để đánh bại ý chí xâm lược của một siêu cường thì sự hy sinh cao cả ấy là cần thiết và xứng đáng.

Điểm cuối cùng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi khi bàn về Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa.

Đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Có người trên cơ sở đối chiếu chủ trương đề ra (Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa) với thực tế diễn biến không xảy ra (chỉ có Tổng công kích, không có Tổng khởi nghĩa) mà cho rằng đề ra như vậy là sai. Có người cho về lý luận thì đúng nhưng thực tế không xảy ra. Lại có ý kiến không coi là sai mà chỉ cho đó là một khả năng ta chưa thực hiện được. Muốn đánh giá đúng hay sai phải căn cứ trên cả hai cơ sở lý luận và thực tiễn.

Về lý Luận: Lê-nin đã chỉ ra ba điều kiện để tổng khởi nghĩa có thể xảy ra và thắng lợi: 1. Không những đội tiên phong mà cả đại bộ phận giai cấp cách mạng thấy sự cần thiết phải làm cách mạng và sẵn sàng chiến đấu hy sinh để lật đổ chính quyền cũ, dựng lên chinh quyền mới. 2. Kẻ thù của cách mạng bị khủng hoảng, suy yếu, cắn xé lẫn nhau. 3. Giai cấp trung gian đứng về phía cách mạng, ủng hộ và sẵn sàng đi theo cách mạng, chống lại kẻ thù.

Đồng chí Lê Duẩn cũng đã nói: ‘Muôn tiến tới tổng khởi nghĩa thì phải làm cho quân đội dịch bị đánh bại, mà ở đây quân đội địch bị đánh bại chủ yếu do Lực lượng vũ trang cách mạng của ta’. Đồng chí còn nhấn mạnh: Trong chiến tranh cách mạng chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam: ‘để có tổng khởi nghĩa phải có tổng công kích về quân sự và tổng công kích về quân sự phải đi trước một bước’… Tuy nhiên điều kiện của Cách mạng tháng Mười Nga và Cách mạng tháng Tám khác với kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta. Nghị quyết Trung ương 14 (1-1968) cũng chỉ rõ điều đó: ‘Ta tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa không phải trong điều kiện kẻ địch đã kiệt quệ trong một cuộc thế giới chiến tranh (như trong trường hợp Cách mạng Tháng 10 Nga hay Cách mạng Tháng 8 của ta) mà là trong khi địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn’. Song từ kinh nghiệm Cách mạng Tháng 8-1945 và Đồng Khởi 1960 cho thấy khả nặng huy động lực lượng quần chúng nổi dậy là có thể thực hiện được. Mặt khác, ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, đánh địch bằng cả lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, bằng cả tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng trên cả ba vùng chiến lược: nông thôn đồng bằng, rừng núi, và đô thị, ta cũng đã xây dựng được lực lượng chính trị và quân sự tương đối mạnh, ta đang trên thế thắng và đang nắm quyền chủ động trên khắp các chiến trường… còn địch quân số tuy đông nhưng tinh thần đã bạc nhược và bắt đầu suy sụp, về chính trị, quân địch đang lâm vào tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng’.

Nhưng thực tế tổng khởi nghĩa đã không diễn ra như dự kiến. Nguyên nhân do ta đánh giá thấp kẻ địch (Mỹ-Ngụy còn khá đông và tiềm lực chiến tranh còn mạnh), phần khác do những nỗ lực chủ quan của ta cũng chưa đủ (chẳng hạn chưa chuẩn bị kịp lực lượng quần chúng nổi dậy ở đô thị, chủ lực chưa có thể tạo những quả đấm mạnh đánh quỵ các trung đoàn chủ lực của địch và bẻ gãy các cuộc phản kích của chúng… ). Tuy đề ra như vậy nhưng trong thực tế thì việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo, không nhất thiết đề ra tổng khởi nghĩa là phải thực hiện cho bằng được trong bất kể tình huống nào. Đề ra Tổng khởi nghĩa đồng thời với tổng công kích, Đảng ta cho đó là một ‘khả năng, một dự kiến có thể phát triển của tình hình. Ta cố gắng phấn đấu để đạt được khả năng đó vì nếu kết hợp được cả tổng công kích – tổng khởi nghĩa, ta phát huy được cao độ sức mạnh tổng hợp thì thắng lợi của ta càng to lớn hơn. Ngược lại, nếu không đủ điều kiện để Tổng khởi nghĩa ta tập trung tiến công về quân sự là chủ yếu, không cố thực hiện tổng khởi nghĩa non, dễ bị địch đàn áp gây tổn thất lớn”.

180- Chiến dịch Tây Ninh 2 (17-8 đến 28-9-1968)

Từ ngày 17-8 đến 28-9-1968, cộng quân Đông Nam Bộ và các tỉnh đội Tây Ninh, Bình Long mở chiến dịch Tây Ninh 2, tấn công vào căn cứ Sư đoàn 25 bộ binh (Tia Chớp Nhiệt Đới) Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa tại khu vực Tây Ninh và ngoại vi Sài Gòn. Trong chiến dịch, đôi bên đã giao tranh 90 trận lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 262, bị thương 690; quân VNCH chết 850, bị thương 2.510; thiệt hại 90 xe quân sự, 51 đại bác, 26 máy bay. Cộng quân chết 5.910, bị thương 7.562, bị bắt và ra hàng 211, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

Đêm 21 rạng sáng 22-8, Trung đoàn 5 bộ binh/Sư đoàn 5 và bộ đội đặc công cộng quân Đông Nam Bộ tấn công vào cụm tuyến phòng thủ cơ giới Mỹ ở Chà Là, một gò đất cao ở phía đông tỉnh lỵ Tây Ninh. Giao tranh ác liệt xảy ra, đến sáng cộng quân rút lui. Kết quả, quân Mỹ chết 38, bị thương 85, thiệt hại 4 xe tăng, thiết giáp, 8 khẩu pháo. Cộng quân chết 466, bị thương 575, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

Cách năm ngày sau, đêm 26 rạng 27-8-1968, cộng quân Đông Nam Bộ lại tấn công một lần nữa vào cụm căn cứ cơ giới Chà Là, do 3 tiểu đoàn hỗn hợp thuộc Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ trấn giữ. Kết quả, quân Mỹ chết 13, bị thương 36, thiệt hại 6 xe trong đó có 2 xe tăng, thiết giáp. Cộng quân chết 137, bị thương 144, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

Cũng trong khuôn khổ chiến dịch Tây Ninh, đêm 25-8-1968, Trung đoàn 88 bộ binh cộng quân miền Đông Nam Bộ mở trận pháo kích trên đường số 22, đoạn cầu Đá Hàng, ấp Vên Vên (quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) nhằm cắt đường giao thông, hỗ trợ hướng tấn công chủ yếu của cộng quân vào cụm cứ điểm Chà Là, Chà Phí.

181- Chiến dịch Proud Hunter và Swift Pursuit (tỉnh Quảng Trị) (18-8 đến 19-9-1968)

Từ ngày 18 đến 21-8-1968, Chiến đoàn đổ bộ Alpha Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/26 thủy quân lục chiến mở chiến dịch Proud Hunter, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực bờ biển Cửa Việt và ngay phía nam khu phi quân sự thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là chiến dịch đầu tiên của Tiểu đoàn đổ bộ 2/26.

Từ ngày 23-8 đến 19-9, Lực lượng Alpha chỉ huy Tiểu đoàn 2/26 mở tiếp chiến dịch thứ hai là Swift Pursuit, phối hợp với Tiểu đoàn 2/7 TQLC tìm quét cộng quân về phía đông nam, tại khu vực từ Mai Lộc tới Ba Lòng, phía đông quận lỵ Đông Hà.

182- Chiến dịch Bình Tây 7 và Bình Tây 42/9 (tỉnh Kontum và Pleiku) (18 đến 25-8-1968)

Từ ngày 18 đến 25-8-1968, Biệt khu 24 chiến thuật chỉ huy Trung đoàn 42 bộ binh mở liên tiếp hai chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực bắc Cao nguyên Trung phần.

– mở chiến dịch Bình Tây 7 từ ngày 18 đến 21-8 tại địa bàn tỉnh Kontum.

– mở chiến dịch Bình Tây 42/9 trong hai ngày 24 và 25-8 tại địa bàn tỉnh Pleiku.

183- Chiến dịch Bi Ho 16 và Hao Sun Jin 3-3 (tỉnh Bình Định) (20 đến 26-8-1968)

Cuối tháng 8-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn 9 bộ binh Hàn Quốc mở liên tiếp hai chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Định: mở chiến dịch Bi Ho 16 từ ngày 20 đến 24-8 ; mở chiến dịch Hao Sun Jin 3-3 từ ngày 22 đến 26-8.

184- Chiến dịch Dân Sinh 22/6 (tỉnh Bình Định) (22-8 đến 12-12-1968)

Từ ngày 22-8 đến 12-12-1968, Sư đoàn 22 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Lữ đoàn 173 không vận Mỹ mở chiến dịch Dân Sinh 22/6, hành quân do thám tại khu vực đồng bằng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định.

185- Chiến dịch Quảng Đà (22-8 đến 5-9-1968)

Từ ngày 22-8 đến 5-9-1968, Bộ tư lệnh cộng quân Quân khu 5 mở chiến dịch Quảng Đà, tấn công vào nhiều vị trí quân đồng minh tại tỉnh Quảng Nam và thị xã Đà Nẵng.

Đêm 22 rạng 23-8, cộng quân Trung Trung Bộ và tỉnh Quảng Đà tấn công vào Đà Nẵng và vành đai phòng thủ xung quanh thành phố, tập kích đồng loạt nhiều vị trí trong tỉnh Quảng Nam.

Đêm 23-8, cộng quân Tỉnh đội Quảng Đà tấn công vào thị trấn Vĩnh Điện (Đà Nẵng). Quân Mỹ chết 25, bị thương 38; quân VNCH chết 60, bị thương 324. Cộng quân chết 482, bị thương 653.

Cũng trong đêm 23-8, Tiểu đoàn 1 bộ binh Tỉnh đội Quảng Đà tập kích vào Tiểu đoàn 776 lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa đóng tại căn cứ Non Nước (núi Ngũ Hành Sơn) quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Sau một trận giao tranh giáp lá cà, quân VNCH chết 101, bị thương 187. Cộng quân chết 133, bị thương 143, bị bắt 21.

Từ ngày 23 đến 25-8, quân đồng minh gồm 4 tiểu đoàn Việt Nam và 3 tiểu đoàn Mỹ có máy bay và xe cơ giới yểm trợ, mở cuộc hành quân truy quét tại khu vực phía nam Đà Nẵng đã đụng độ liên tiếp 4 trận với cộng quân Quân khu 5 và tỉnh Quảng Đà tại khu vực cầu Cẩm Lệ cách trung tâm Đà Nẵng 3 cây số về phía nam, trên một địa hình trống trãi. Kết quả, quân Mỹ chết 42, bị thương 67; quân VNCH chết 70, bị thương 536; thiệt hại 1 máy bay, 20 xe tăng, xe thiết giáp và xe phun lửa. Cộng quân chết 937, bị thương 1.650, bị bắt 97, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

Tính từ ngày 22-8 đến 5-9-1968, đôi bên đã giao tranh 150 trận lớn nhỏ. Quân Mỹ chết 184, bị thương 670; quân VNCH chết 360, bị thương 2.436; thiệt hại 12 máy bay, 25 xe quân sự, 8 đại bác, 6 kho xăng, 2 kho đạn, 10 lô cốt, 26 cầu cống, 20 khu tập trung. Cộng quân chết 5.920, bị thương 8.080, bị bắt 170, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

186- Chiến dịch Tiến Bộ (tỉnh Quảng Đức) (24-8 đến 9-9-1968)

Đêm 22 rạng 23-8-1968, một trung đoàn cộng quân Tây Nguyên tấn công vào chi khu quân sự Đức Lập, một căn cứ phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa thuộc tỉnh Quảng Đức ở phía tây nam Ban Mê Thuột.

Từ ngày 24-8 đến 9-9-1968, Sư đoàn 23 bộ binh VNCH mở chiến dịch Tiến Bộ, tìm quét quân Việt Cộng và giải vây cho Đức Lập. Khuya 24-8, hai tiểu đoàn bộ binh 1/45 và 2/45 VNCH và Biệt đội A-223 thuộc Lực lượng xung kích cơ động Mỹ đã khẩn cấp không vận tăng viện cho căn cứ. Cùng lúc đó, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ cũng cho Tiểu đoàn 4/503 bộ binh rút khỏi chiến dịch Bolling để không vận lên phi trường Đông Ban Mê Thuột, rồi biệt phái vào đội hình Lữ đoàn 2/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ. Các tiểu đoàn bộ binh Mỹ 1/12, 1/22, 2/35 và 4/503 đã mở cuộc đột kích đường không xuống khu vực căn cứ Đức Lập để cùng với lực lượng Việt-Mỹ tại đây tìm diệt các đơn vị Việt Cộng còn lại.

Kết quả, quân Mỹ chết 13; quân VNCH chết 61, bị thương 355; thiệt hại 1 máy bay, 3 xe quân sự, 1 kho xăng. Cộng quân chết 330, bị thương 512, bị bắt 32, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

187- Hội nghị 15 Đảng Việt Cộng (28-8-1968)

Từ ngày 28-8-1968, Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 họp hội nghị 15, đánh giá tình hình trên chiến trường miền Nam, quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tiến lên giành thắng lợi quan trọng hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

188- Một số tình hình trong tháng 9-1968

Ngày 13-9-1968, thiếu tướng Keith L.Ware, tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ bị thiệt mạng cùng với bảy sĩ quan khác vì rơi trực thăng khi đang chỉ huy một trận đánh trong chiến dịch Toàn Thắng 2 (từ 1-6-1968) nhằm giải tỏa quận lỵ Lộc Ninh đang bị Sư đoàn 7 Bắc Việt vây hãm. Đây là viên tướng Mỹ thứ tư thiệt mạng trong cuộc chiến tại Việt Nam.

Trong tháng 9-1968, có thêm bốn phi đoàn chiến đấu cơ và phần còn lại của Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến, trong đó có các chi đội thiết giáp trực thuộc sang tới Việt Nam. Các đơn vị Mỹ sang Việt Nam trong tháng 9-1968 còn có: Tiểu đoàn 116 công binh chiến đấu (14-9, đóng ở Bảo Lộc); Tiểu đoàn 3/197 pháo binh (20-9, đóng ở Phú Lợi); chiến hạm USS New Jersey (BB-62) (29-9).

Các đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: Sở chỉ huy Trung đoàn 27 thủy quân lục chiến (10-9); Tiểu đoàn 2/27 TQLC (10-9); các tiểu đoàn TQLC 2/13, 1/27 (12-9); Tiểu đoàn 6/71 pháo binh (22-9).

Các đơn vị Mỹ thay đổi vị trí đóng quân trong tháng gồm: Phi đoàn 165 trực thăng TQLC chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ (1-9); Phi đoàn 265 TTTQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ (1-9) để chuyển sang Liên đoàn 36 không quân TQLC (30-9); Phi đoàn 362 TTTQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ(5-9); Phi đoàn 363 TTTQLC chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ (6-9); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 83 không vận chuyển tới Phú Lợi (24-9); các tiểu đoàn bộ binh 1/505, 2/505, 1/508 chuyển tới Phú Lợi; Tiểu đoàn 2/321 pháo binh, Phân đội B/1/17 kỵ binh, Đại đội C/307 công binh và Đại đội A/82 không yễm chuyển tới Phú Lợi; Tiểu đoàn 1/506 bộ binh chuyển tới Camp Eagle (16-9); Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Camp Eagle (24-9); Tiểu đoàn 2/506 bộ binh và Tiểu đoàn 2/319 pháo binh chuyển tới Camp Eagle (24-9); Tiểu đoàn 1/69 thiết giáp chuyển tới bãi Oasis.

189- Đợt tấn công ở đồng bằng sông Cửu Long (1 đến 7-9-1968)

Trong một tuần lễ đầu tháng 9-1968, cộng quân Trung và Tây Nam Bộ mở đợt tấn công hơn 40 vị trí quân sự và hành chánh Việt Nam Cộng Hòa tại các tỉnh lỵ Mỹ Tho (tỉnh Định Tường), Trúc Giang (tỉnh Kiến Hòa), Tân An (tỉnh Long An), các chi khu quân sự An Hữu, Chợ Gạo (tỉnh Định Tường), Kiến Văn (tỉnh Kiến Phong), Tri Tôn (tỉnh Châu Đốc), Mõ Cày, Giồng Trôm (tỉnh Kiến Hòa).

Đôi bên đã giao tranh 215 trận lớn nhỏ trong một tuần lễ. Kết quả, quân Mỹ chết 15, bị thương 87; quân VNCH chết 360, bị thương 1.050; thiệt hại 110 xe quân sự, 14 tàu xuồng chiến, 32 máy bay, 17 đại bác, 4 kho xăng, 3 kho đạn. Cộng quân chết 1.975, bị thương 2.730, bị bắt và ra hàng 250.

190- Chiến dịch Alamo (tỉnh Bình Long, Phước Long) (1 đến 30-9-1968)

Từ ngày 1 đến 30-9-1968, Biệt đội B52 Project Delta Mỹ mở chiến dịch Alamo, xuất phát từ Quản Lợi, hành quân tuần tra thám báo dọc theo bờ sông Bé để truy tìm tung tích Sư đoàn 5 Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Long giáp với tỉnh Phước Long.

191- Chiến dịch Quyết Chiến/BX/44/17 (tỉnh Kiến Phong) (1 đến 4-9-1968)

Từ ngày 1 đến 4-9-1968, Biệt khu 44 chiến thuật chỉ huy Tiểu đoàn 41 biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa, có tăng cường Phân đội 7/1 kỵ binh Mỹ, mở chiến dịch Quyết Chiến/BX/44/17, đột kích mật khu 470 Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Kiến Phong và thu được một kho võ khí và lương thực lớn. .

192- Chiến dịch Champaign Grove (tỉnh Quảng Ngãi) (3 đến 24-9-1968)

Từ ngày 3 đến 24-9-1968, Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ mở chiến dịch Champaign Grove để ngăn chặn từ xa một cuộc tấn công của quân Việt Cộng. Phát hiện nguồn tin Sư đoàn 3 Bắc Việt đang chuẩn bị lực lượng tập kích căn cứ phòng vệ dân sự Hà Thanh, Sư đoàn Americal đã chỉ huy Chiến đoàn Galloway Mỹ (gồm Tiểu đoàn 1/1 kỵ binh và ba tiểu đoàn bộ binh 3/1, 4/3, 1/20) và Chiến đoàn Luật (gồm hai tiểu đoàn bộ binh 2/4, 4/6 Việt Nam Cộng Hòa) hành quân truy quét khu vực từ tỉnh lỵ Quảng Ngãi tới căn cứ Hà Thanh, rồi sau đó tập trung đột kích vào thung lũng Sông Ré. Tính chung trong chiến dịch, quân Mỹ chết 15; quân VNCH chết 21; quân Việt Cộng bỏ lại trận 378 xác.

193- Các chiến dịch Eagle 2/Toàn Thắng/9/68, Toàn Thắng/199/723, Toàn Thắng/500/B/23 (tỉnh Tây Ninh) (4-9 đến 31-10-1968)

Trong hai tháng 9 và 10-1968, các đơn vị thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã mở liên tiếp ba chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Từ ngày 4 đến 10-9, Sư đoàn 25 bộ binh mở chiến dịch Toàn Thắng/199/723.

Từ ngày 11 đến 25-9, Sư đoàn nhảy dù chỉ huy bốn tiểu đoàn 2, 5, 6, 9, phối hợp với ba tiểu đoàn 2, 3, 4 của Sư đoàn thủy quân lục chiến, mở chiến dịch Eagle 2/Toàn Thắng/9/68, dọc theo biên giới giáp Cambodia phía tây căn cứ Trại Bí.

Đêm 19-9, Trung đoàn bộ binh 5/Sư đoàn 5 cộng quân pháo kích và tập kích vào sân bay Bến Củi do một đơn vị hỗn hợp Mỹ-Việt trấn giữ. Kết quả, binh sĩ và nhân viên kỹ thuật Mỹ chết 3, bị thương 7; quân VNCH chết 8, bị thương 11; thiệt hại 12 máy bay, một số nhà trại. Cộng quân chết 24, bị thương 11, bị bắt 8, thiệt hại một số thiết bị quân sự.

Từ ngày 24-9 đến 31-10, Sở chỉ huy Tiểu khu Tây Ninh chỉ huy Lực lượng địa phương quân và nghĩa quân mở chiến dịch Toàn Thắng/500/B/23.

194- Các chiến dịch Crown, Hawkesbury, Innamincka, Sceptre, Windsor (tỉnh Phước Tuy) (7-9 đến 12-10-1968)

Trong tháng 9-1968, Chiến đoàn 1 Úc mở liên tiếp các chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phước Tuy.

– chỉ huy Tiểu đoàn 4 Úc – Tân Tây Lan mở chiến dịch Innamincka từ ngày 7 đến 12-9, lùng sục tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực núi Nhãn, cách xã Ngãi Giao 5 cây số về phía tây.

– chỉ huy Tiểu đoàn 1 Úc và Tiểu đoàn 4 Úc – Tân Tây Lan mở chiến dịch Hawkesbury từ ngày 12 đến 24-9, hành quân thám báo truy tìm quân Việt Cộng tại mật khu Hắc Dịch (tức Hát Dịch), kéo dài lên phía bắc tới dọc theo ranh giới giáp ba tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy.

– chỉ huy Tiểu đoàn 3 Úc mở chiến dịch Crown từ ngày 19 đến 25-9.

– chỉ huy Tiểu đoàn 4 Úc – Tân Tây Lan mở chiến dịch Sceptre từ ngày 28-9 đến 6-10, hành quân thám báo tung tích cộng quân dọc theo quốc lộ 2 từ phía bắc xã Ngãi Giao tới giáp ranh tỉnh Long Khánh.

– chỉ huy hai tiểu đoàn 1 và 3 Úc mở chiến dịch Windsor từ ngày 29-9 đến 12-10, trở lại tập kích mật khu Hát Dịch ở phía tây tỉnh Phước Tuy, giáp ranh hai tỉnh Biên Hòa và Long Khánh.

195- Chiến dịch Tiến Bộ 24 (tỉnh Quảng Đức) (9-9 đến 31-10-1968)

Từ ngày 9-9 đến 31-10-1968, Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Tiến Bộ 24, truy tìm tung tích quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Đức, đặc biệt tập trung vào khu vực từ chi khu Đức Lập tới ranh giới tỉnh Darlac ở phía bắc. Lữ đoàn 2/Sư đoàn 4 bộ binh và Tiểu đoàn 4/503 của Lữ đoàn 173 không vận Mỹ vẫn đóng tại vùng lân cận căn cứ Đức Lập sẵn sàng tăng viện khi cần thiết.

196- Các chiến dịch Lam Sơn 260, Lam Sơn 261, Lam Sơn 266, Phú Vang, Vĩnh Lộc (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên) (10-9-1968 đến 24-4-1969)

Từ ngày 10 đến 20-9-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/501 bộ binh phối hợp với Trung đoàn 54/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Vĩnh Lộc/Lam Sơn 260, tập trung quân bao vây cù lao Vĩnh Lộc, tỉnh Thừa Thiên, cách ly địa bàn và truy tìm du kích Việt Cộng.

Từ ngày 11-9-1968 đến 24-4-1969, Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 261, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.

Từ ngày 21 đến 23-9-1968, Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 266, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 27-9 đến 10-10-1968, Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/501 bộ binh, Tiểu đoàn 2/17 kỵ binh, phối hợp với Tiểu đoàn 2/54 của Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Phú Vang, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm cộng quân tại quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, phía đông thị xã Huế.

197- Chiến dịch Comanche Falls 1 (tỉnh Quảng Trị) (10-9 đến 3-10-1968)

Từ ngày 10-9 đến 3-10-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Comanche Falls 1, tìm quét quân Việt Cộng tại thung lũng Ba Lòng, từ tỉnh lỵ Quảng Trị tới xã Ba Lòng.

198- Các chiến dịch Hưng Quảng 1/70, Victory Dradon 2 (tỉnh Quảng Nam) (11-9 đến 1-10-1968)

Từ ngày 11-9 đến 1-10-1968, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến (Thanh Long) Hàn Quốc mở chiến dịch Victory Dradon 2, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 12 đến 17-9, Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở chiến dịch Hưng Quảng 1/70, tìm quét cộng quân tại tỉnh Quảng Nam.

199- Các chiến dịch Pioneer 1/11, Sullivan (tỉnh Quảng Trị) (13-9 đến 4-10-1968)

Ngay sau khi tới Việt Nam, từ ngày 13-9 đến 1-10-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ mở chiến dịch đầu tiên của mình tại Việt Nam mật danh Sullivan, tấn công trước để chặn đứng cuộc xâm nhập của một trung đoàn Bắc Việt từ khu phi quân sự tràn vào quận Gio Linh phía bắc tỉnh Quảng Trị. Từ ngày 26-9 đến 4-10, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 cũng cùng lúc mở thêm chiến dịch Pioneer 1/11, tìm quét cộng quân tại tỉnh Quảng Trị.

200- Các chiến dịch Homestead, Quyết Thắng 2 (tỉnh Kiến Hòa) (14-9 đến 25-10-1968)

Từ ngày 14 đến 30-9-1968, Giang lực lưu động (Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9) Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn 3/47, 4/47, 3/60 và Chiến đoàn 117, mở chiến dịch Homestead, nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình bình định cấp tốc trên địa bàn tỉnh Kiến Hòa, giải tỏa thông suốt mọi tuyến thủy vận trong địa bàn, đặc biệt là trên sông Hàm Luông chảy qua đông nam cù lao Mỏ Cày.

Từ ngày 15-9 đến 25-10, Sư đoàn 7 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Trung đoàn 10, một số tiểu đoàn của hai trung đoàn 11 và 12, lực lượng bảo an binh tỉnh Kiến Hòa, 3 đại đội thám kích, 2 hải đoàn xung phong số 21 và 23, đã mở cuộc hành quân Quyết Thắng 2, truy quét cộng quân tại khu vực quận Giồng Trôm và vùng phụ cận thuộc tỉnh Kiến Hòa, đồng thời cũng phối hợp với chiến dịch Homestead của quân Mỹ. Quân đồng minh Việt-Mỹ trong cuộc hành quân này đã sử dụng 300 tàu chiến, 50 đại bác, và hàng trăm lượt máy bay trực thăng, phóng pháo cơ.

Trong 40 ngày hành quân, quân đồng minh đã áp dụng các chiến thuật hạm đội nhỏ trên sông, trực thăng vận, phát hiện và giao tranh với cộng quân 82 trận lớn nhỏ. Quân Mỹ chết 54, bị thương 440; quân VNCH chết 260, bị thương 774; thiệt hại 79 tàu chiến, 25 trực thăng, 10 khẩu đại pháo. Cộng quân chết 1.657, bị thương 3.070, bị bắt 204, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

201- Chiến dịch Bình Tây 3/5 (tỉnh Kontum) (15-9 đến 25-10-1968)

Từ ngày 15-9 đến 25-10-1968, Biệt khu 24 chiến thuật chỉ huy Trung đoàn 42 bộ binh mở chiến dịch Bình Tây 3/5, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Kontum.

202- Chiến dịch Golden Sword (Vùng 1 và Vùng 3 chiến thuật) (16-9 đến 19-10-1968)

Để thực hiện việc chuyển đổi Sư đoàn 101 không vận thành một lực lượng cơ động đường không, Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ (MACV) quyết định trả Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 về với sư đoàn cũ ở Vùng 1 chiến thuật, để đổi lấy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 không vận chuyển sang.

Từ ngày 16-9 đến 19-10-1968, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 mở chiến dịch Golden Sword, để di chuyển về căn cứ Camp Eagle (tỉnh Thừa Thiên), trong khi Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 cũng chuyển quân về căn cứ Phú Lợi ở tỉnh Bình Dương thuộc Vùng 3 chiến thuật.

203- Giao tranh ở tỉnh Biên Hòa và duyên hải Trung Phần (20 đến 24-9-1968)

Đêm 20 rạng 21-9-1968, cộng quân Đông Nam Bộ tập kích vào sân bay Bình Sơn (tỉnh Biên Hòa) đang do một tiểu đoàn quân Thái Lan trấn giữ. Sân bay cách quận lỵ Long Thành 4 cây số về phía đông. Sau 30 phút giao tranh, quân Thái Lan chết 7, bị thương 15, thiệt hại 4 máy bay và một số nhà trại. Cộng quân chết 30, bị thương 61.

Từ ngày 21 đến 24-9, cộng quân Quân khu 5 đồng loạt tấn công 7 căn cứ đóng quân của Sư đoàn Americal Mỹ và hơn 120 vị trí Việt Nam Cộng Hòa ở các tỉnh duyên hải Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định. Đôi bên diễn ra 146 trận giao tranh lớn nhỏ chỉ trong 4 ngày. Kết quả, quân Mỹ chết 82, bị thương 207; quân VNCH chết 147, bị thương 355; thiệt hại 2 máy bay, 16 xe quân sự. Cộng quân chết 544, bị thương 1.090, bị bắt và ra hàng 24.

204- Chiến dịch Dân Sinh 41/65 (tỉnh Bình Định) (22-9 đến 6-10-1968)

Từ ngày 22-9 đến 6-10-1968, Trung đoàn 41/Sư đoàn 22 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy hai tiểu đoàn phối hợp với Tiểu đoàn 1/503 thuộc Lữ đoàn 173 không vận Mỹ, mở chiến dịch Dân Sinh 41/65, lùng sục kỹ thung lũng Suối Cá, để truy tìm Trung đoàn 18 Bắc Việt đang đánh phá tại tỉnh Bình Định.

205- Chiến dịch Owen Mesa (tỉnh Thừa Thiên) (25-9 đến 14-10-1968)

Từ ngày 25-9 đến 14-10-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn 1/26, 3/26 mở chiến dịch Owen Mesa tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên. Quân Mỹ đã hành quân tuần tra bảo vệ an ninh quốc lộ 1 từ quận lỵ Phú Lộc đến Cầu Truồi và đèo Hải Vân.

690 nguyễn văn linh phường trương quang trọc quảng ngãi

206- Trận hải kích Vĩnh Linh (Bắc Việt) (30-9-1968)

Ngày 30-9-1968, chiến hạm USS New Jersey của Hải quân Mỹ đã bắn ba loạt 20 trái pháo 16 inch vào một vị trí quân sự của Việt Cộng ở phía bắc khu phi quân sự, thuộc đặc khu Vĩnh Linh. Đây là trận đánh đầu tiên từ một chiến hạm Mỹ vào lãnh thổ Bắc Việt kể từ tháng 7-1953.

207- Chiến dịch Talladega Canyon (tỉnh Quảng Nam) (30-9 đến 5-10-1968)

Từ ngày 30-9 đến 5-10-1968, Tiểu đoàn 2/7 đổ bộ thủy quân lục chiến Mỹ mở chiến dịch Talladega Canyon, đổ bộ tìm quét quân Việt Cộng tại khu Gò Nổi, tỉnh Quảng Nam.

208- Một số tình hình trong tháng 10-1968

Ngày 21-10-1968, để tỏ thiện chí trong cuộc hòa đàm Paris, phía Mỹ tuyên bố trả tự do cho 14 tù binh Bắc Việt.

Ngày 27-10, có 50.000 người biểu tình tại London để phản đối chiến tranh tại Việt Nam.

Các đơn vị Mỹ sang Việt Nam trong tháng 10-1968 gồm có: Tiểu đoàn 4/77 pháo binh (17-10, đóng ở Gia Lễ/Camp Eagle); Phi đoàn 22 hành quân đặc biệt (25-10, đóng ở Nakhon Phanom); Tiểu đoàn 2/138 pháo binh (30-10, đóng ở Gia Lễ/Camp Eagle); Phi đoàn 16 hành quân đặc biệt (30-10, đóng ở Ubon). Các đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: Tiểu đoàn 2 hỏa tiển phòng không (12-10); Sở chỉ huy Liên đoàn 97 pháo binh (25-10).

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân trong tháng gồm: Tiểu đoàn 3/187 bộ binh chuyển tới Camp Eagle (4-10); Tiểu đoàn 4/503 bộ binh chuyển tới Tuy Hòa (14-10); Sở chỉ huy Trung đoàn 26 thủy quân lục chiến chuyển tới Đà Nẵng (15-10); các tiểu đoàn TQLC 1/13, 1/26, 3/26 chuyển tới Đà Nẵng (15-10); Tiểu đoàn 2/7 TQLC chuyển lên tàu Liên đoàn Sẵn sàng xung phong (18-10); Tiểu đoàn 1/12 bộ binh chuyển tới Mewal (21-10); Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận chuyển tới Camp Evans (26-10); Tiểu đoàn 1/22 bộ binh chuyển tới Ban Mê Thuột (29-10); Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Quản Lợi (31-10); các tiểu đoàn kỵ binh 2/7, 2/8, 2/12 chuyển tới Quản Lợi (ngày 30, 29 và 29-10); Tiểu đoàn 1/16 bộ binh (Sư đoàn 1 bộ binh) chuyển đổi thành bộ binh cơ giới với trang bị từ Tiểu đoàn 5/60 (Sư đoàn 9 bộ binh).

209- Các chiến dịch Lê Hồng Phong, Phượng Hoàng (tỉnh Bình Thuận) (1 đến 24-10-1968)

Từ ngày 1 đến 10-10-1968, Trung đoàn 44/Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy hai tiểu đoàn 2/44, 3/44 phối hợp với Tiểu đoàn 3/506 của Chiến đoàn South của Mỹ mở chiến dịch Phượng Hoàng, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực giữa hai quận Hàm Thuận và Thiện Giáo, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Từ ngày 11 đến 24-10, Trung đoàn 44/Sư đoàn 23 chỉ huy hai tiểu đoàn 2/44, 3/44, phối hợp với Tiểu đoàn 1/69 thiết giáp và Tiểu đoàn 3/506 bộ binh Mỹ, mở chiến dịch Lê Hồng Phong, tấn công tìm quét tại khu rừng Việt Cộng gọi là Rừng Lê Hồng Phong, cách tỉnh lỵ Phan Thiết 30 cây số về phía đông bắc.

210- Chiến dịch Victory Dragon 3 và 5 (tỉnh Quảng Nam) (1-10 đến 30-11-1968)

Từ ngày 1 đến 30-10-1968, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến (Thanh Long) Hàn Quốc mở chiến dịch Victory Dragon 3, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ ngày 31-10 đến 30-11, Lữ đoàn Thanh Long mở tiếp chiến dịch Victory Dragon 5.

211- Chiến dịch Dukes Glade (tỉnh Quảng Nam) (2 đến 9-10-1968)

Từ ngày 2 đến 9-10-1968, Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 4/21 mở chiến dịch Dukes, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Núi Mật-tỉnh Quảng Nam, cách bãi đáp Ross 8 cây số về hướng bắc – tây bắc.

212- Các chiến dịch Comanche Falls 2, Liberty Canyon (tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và Vùng 3 chiến thuật) (3-10 đến 15-11-1968)

Từ ngày 3-10 đến 2-11-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Comanche Falls 2, đột kích quét bỏ mật khu 101 Việt Cộng nằm giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, nằm cách thị trấn Hải Lăng 15 cây số về phía tây nam.

Từ ngày 28-10 đến 15-11, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Liberty Canyon, để di chuyển đội hình chiến đấu sư đoàn. Đây là cuộc dàn quân lớn nhất từ trước tới giờ trong phạm vi một chiến dịch. Sư đoàn 1 đã huy động toàn bộ lực lượng bản bộ, vận chuyển bằng máy bay và hạm tàu từ căn cứ Camp Evans ở Vùng 1 chiến thuật vào căn cứ Phước Vĩnh ở Vùng 3 chiến thuật, để đảm nhiệm vùng tác chiến mới dọc theo biên giới giáp Cambodia.

213- Giao tranh ở tỉnh Bình Long và Gia Định (3 đến 10-10-1968)

Đêm 3-10-1968, cộng quân Đông Nam Bộ tấn công vào căn cứ hỗn hợp Mỹ-Việt ở cách tỉnh lỵ An Lộc (tỉnh Bình Long) 11 cây số về phía tây nam. Kết quả, quân Mỹ chết 17, bị thương 52; quân VNCH chết 62, bị thương 128; thiệt hại 31 xe tăng, thiết giáp. Cộng quân chết 168, bị thương 363.

Liên tiếp các đêm 4, 5, 9, 10-10-1968, lực lượng đặc công và pháo binh cộng quân Đông Nam Bộ mở các đợt pháo kích và tập kích vào cảng Nhà Bè, cách trung tâm Sài Gòn 10 cây số về phía đông nam, làm cháy và chìm 6 tàu buôn neo đậu trong khu vực này. Trong đó, riêng trận tập kích vào đêm 10-10-1968 đã làm cháy 1 tàu trọng tải 13.000 tấn chứa khoảng 15 triệu lít xăng.

214- Các chiến dịch Eager Hunter, Garrard Bay, Henderson Hill, Hưng Quảng 1/74, Maui Peak, Sabine Draw, Talladega County, War Bonnet 2 (tỉnh Quảng Nam) (5-10 đến 6-12-1968)

Sau khi nhận được tin báo Sư đoàn 2 Bắc Việt đang tập trung quân chuẩn bị tấn công căn cứ dân vệ Thường Đức, tỉnh Quảng Nam, Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn TQLC 1/1, 2/5, 3/5, 3/7 và Tiểu đoàn đổ bộ 2/7 TQLC, mở chiến dịch Maui Peak từ ngày 5 đến 19-10-1968, lùng sục khu vực quân Mỹ gọi là Arizona Territory về phía đông nam và thung lũng Sông Vu Gia về phía tây nam Thường Đức. Cùng lúc đó, Trung đoàn 51 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa cũng mở chiến dịch Hưng Quảng 1/74 để phối hợp với quân Mỹ, cho hai tiểu đoàn 1 và 2 tập kích đường không chiếm lãnh tuyến đường đèo huyết mạch cách Thường Đức 7 cây số về phía tây bắc.

Theo sự yêu cầu của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật, từ ngày 13-10 đến 14-11, Biệt đội B52 Project Delta Mỹ mở chiến dịch War Bonnet 2, xuất phát từ xã An Hòa hành quân do thám địch tình quân Việt Cộng tại thung lũng Happy.

Từ ngày 24-10 đến 6-12, Trung đoàn 5/Sư đoàn 1 TQLC Mỹ mở chiến dịch Henderson Hill, tìm quét cộng quân tại khu vực cùng địa bàn với chiến dịch Mameluke Thrust ở vùng lân cận căn cứ Thường Đức. Quân Mỹ đã lùng sục thung lũng Happy ở phía bắc và khu vực Arizona Territory về phía đông nam căn cứ Thường Đức, khu vực Châu Phong phía bắc lòng chảo An Hòa. Trong chiến dịch Henderson Hill, quân Mỹ chết 110; cộng quân bỏ lại trận 703 xác.

Từ ngày 25-10 đến 16-11, Chiến đoàn đổ bộ Alpha Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/26 TQLC đổ bộ lên Đà Nẵng mở chiến dịch Eager Hunter, tìm quét cộng quân tại các xã ven biển của tỉnh Quảng Nam, từ dãy núi Ngũ Hành Sơn (quân Mỹ gọi là Marble) tới tỉnh lỵ Hội An.

Từ ngày 27-10 đến 15-11, một đại đội của Tiểu đoàn 2/26 phối hợp với hai tiểu đoàn TQLC 2/1 và 2/4 Mỹ mở chiến dịch Garrard Bay tại cùng địa bàn và mục tiêu như chiến dịch Eager Hunter.

Trong hơn nửa tháng hành quân chiến dịch Eager Hunter và Garrard Bay, quân đồng minh đã giao tranh với cộng quân Mặt trận B1 tất cả 48 trận lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 71, bị thương 123; quân Đại Hàn chết 86, bị thương 106; quân VNCH chết 281, bị thương 502; thiệt hại 85 xe quân sự, 66 máy bay. Cộng quân chết 1.244, bị thương 1.850, bị bắt và ra hàng 250.

Đêm 26-10, đặc công và du kích cộng quân tấn công vào đồn Chợ Cá của quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ tại địa bàn thôn Ái Mỹ, xã Đại An, quận Đại Lộc. Quân VNCH chết 7, bị thương 25. Cộng quân bị phản kích chết 34, bị thương 11, trong đó bỏ lại trận 13 xác và 9 thương binh. Từ ngày 27 đến 31-10-1968, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/7 TQLC mở chiến dịch Talladega County, tìm quét cộng quân tại quận Đại Lộc.

Từ ngày 27-10 đến 1-11, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn TQLC 1/7, 2/7, 3/7, mở chiến dịch Sabine Draw, có cùng địa bàn và mục tiêu như chiến dịch Henderson Hill, nhằm lùng sục, tìm quét quân Việt Cộng ở vùng lân cận căn cứ Thường Đức.

Ngay sau khi có tin tình báo cho thấy quân đồng minh kết thúc chiến dịch Garrard Bay ngày 15-11-1968, từ đêm 16 rạng sáng 17-11, cộng quân Mặt trận B1 phản kích lại bằng một loạt trận tấn công và pháo kích vào các căn cứ đồng minh tại Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và hàng chục quận lỵ, địa điểm xung yếu thuộc lực lượng căn cứ phòng ngự liên hợp vững chắc của quân đồng minh tại khu vực Nam Hải Vân của Vùng 1 chiến thuật.

215- Chiến dịch Bình định cấp tốc Biên Hòa – Phước Tuy (5-10 đến 30-11-1968)

Những tháng cuối năm 1968, trong khi bình định thí điểm hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, quân đồng minh phát hiện ra sơ hở của Việt Cộng ở nông thôn, liền lập tức huy động lực lượng thực hiện Kế hoạch bình định cấp tốc, nhằm giải tỏa an ninh ở nông thôn đồng bằng, đẩy lui bộ đội chủ lực Việt Cộng.

Từ ngày 5-10 đến 30-11-1968, quân Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ phối hợp mở cuộc hành quân Bình định cấp tốc, truy quét quân Việt Cộng ở khu vực hai tỉnh Biên Hòa và Phước Tuy.

Trong gần 2 tháng, quân đồng minh và cộng quân Đông Nam Bộ đã đụng độ và giao tranh 147 trận lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 65, bị thương 379; quân VNCH chết 260, bị thương 941; thiệt hại 44 máy bay, 78 xe quân sự các loại. Cộng quân chết 1.065, bị thương 1.987, bị bắt 170, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.

216- Các chiến dịch Dale Common, Logan Field, Vernon Lake 1 (tỉnh Quảng Ngãi) (7-10 đến 2-11-1968)

Từ ngày 7 đến 13-10-1968, Lữ đoàn 11 khinh binh/Sư đoàn Americal Mỹ mở chiến dịch Logan Field, tìm quét quân Việt Cộng tại mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi từng bị Tiểu đoàn bộ đội địa phương 48 Việt Cộng kiểm soát trong một thời gian dài.

Trong hai ngày 18 và 19-10, Lữ đoàn 11 Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/1 mở chiến dịch Dale Common, lùng sục, tìm quét cộng quân tại thung lũng Sông Vệ ở phía tây quận Mộ Đức.

Sau khi kết thúc chiến dịch Dale Common, Lữ đoàn 11 chuẩn bị trở về căn cứ thì được lệnh của Sư đoàn Americal tiếp tục ở lại thung lũng Sông Vệ, rồi cho hai tiểu đoàn 3/1, 4/3 mở chiến dịch Vernon Lake 1 từ ngày 25-10 đến 2-11, để truy tìm và tiêu diệt các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Bắc Việt mà theo tin thám báo vừa xuất hiện tại vùng này.

217- Trận Phou Pha Thi (10-10-1968)-Chiến dịch không kích Cánh Đồng Chum (1968-1972)

Ngày 10-10-1968, quân Việt Cộng tấn công Đài radar Mỹ ở Phou Pha Thi, đang do các đơn vị biệt kích Lào trấn giữ.

Để ngăn chặn việc bành trướng binh lực cộng quân và duy trì quyền kiểm soát an ninh ở Lào, Không lực Mỹ đã dội bom ồ ạt vào những khu vực tình nghi có quân Việt Cộng và Pathet Lào ẩn náu tại Cánh Đồng Chum từ năm 1968 đến 1972, làm cộng quân thiệt hại và thương vong rất nhiều; tuy nhiên do binh lực từ Bắc Việt đưa sang Lào vẫn liên tục không khi nào ngừng nên an ninh khu vực đối với quốc gia Lào vẫn không được vãn hồi như họ mong đợi.

218- Chiến dịch Baek Ma 9 (tỉnh Khánh Hòa) (11-10 đến 1-11-1968)

Từ ngày 11-10 đến 1-11-1968, Sư đoàn 9 bộ binh (Bạch Mã) Hàn Quốc mở chiến dịch Baek Ma 9, hành quân lùng sục khu vực rừng núi nằm cách thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 8 cây số về phía nam-tây nam để truy tìm Trung đoàn 18 Việt Cộng. Kết quả giao tranh, quân Việt Cộng chết 382; Tiểu đoàn 7/Trung đoàn 18 bị xóa sổ. Báo cáo của Sư đoàn 9 khẳng định, trong ngày 25-10-1968, tức kỷ niệm đúng 18 năm thành lập sư đoàn, đã diệt được 204 quân cộng trong khi quân Hàn không có ai bị thiệt mạng.

219- Các chiến dịch Capital, Harvest (tỉnh Phước Tuy) (12-10 đến 30-11-1968)

Từ ngày 12-10 đến 30-11-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy hai tiểu đoàn 1 và 3 Úc, Tiểu đoàn 4 Úc – Tân Tây Lan, Phân đội A/3 kỵ binh Úc, mở chiến dịch Capital, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực phía đông tỉnh Phước Tuy, từ quận Xuyên Mộc tới núi Mây Tào.

Từ ngày 25-10 đến 2-11, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 3 mở chiến dịch Harvest, hành quân do thám địch tình và ngăn chặn các tuyến xâm nhập quân Việt Cộng vào tỉnh Phước Tuy.

220- Hội nghị Chiến tranh du kích toàn miền Nam (15-10-1968)

Từ ngày 15 đến 19-10-1968, lãnh đạo Việt Cộng tổ chức Hội nghị Chiến tranh du kích toàn miền Nam lần thứ tư. Tại hội nghị, ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam, kiêm phó chỉ huy các lực lượng võ trang giải phóng miền Nam Việt Nam là Nguyễn Thị Định được cử ra đọc bản Báo cáo tổng kết tình hình và kết quả phong trào chiến tranh du kích trong thời gian qua.

Mặc dầu tại một hội nghị sau này do Thành ủy TPHCM và Viện Lịch sử quân sự Hà Nội tổ chức vào tháng 1-1998 tại TPHCM đã thừa nhận con số thương vong của các cán binh cộng quân trong ba cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè và cả năm 1968 là gần 600.000 người, nhưng tại hội nghị 1968, để che dấu thất bại và củng cố lại tinh thần cán binh trong công cuộc giải phóng miền Nam, hội nghị đã tuyên bố khẳng định: Trong cuộc tấn công và nổi dậy đồng loạt, phong trào chiến tranh du kích đã góp phần xứng đáng và đã có một bước phát triển mới mạnh mẽ, phong phú. Hội nghị đã chọn ba ngọn cờ đầu về phong trào chiến tranh du kích toàn miền Nam để tuyên dương, đó là: Bến Tre anh dũng đồng khởi thắng Mỹ, diệt nguỵ; Trà Vinh toàn dân nỗi dậy đoàn kết lập công; Thừa Thiên tiến công nỗi dậy anh dũng, kiên cường.

Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên phải thú nhận: ‘Mậu Thân năm 1968 trong một đêm xuống đồng bằng 10.000 người khi về chỉ còn 30‘.

221- Các chiến dịch Lam Sơn 271, Phú Vang 2 và 3 (tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên) (15-10 đến 6-11-1968)

Từ ngày 15 đến 17-10-1968, Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lam Sơn 271, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Từ ngày 25-10 đến 6-11, Trung đoàn 54/Sư đoàn 1 VNCH phối hợp với Tiểu đoàn 1/501 bộ binh và Tiểu đoàn 2/17 kỵ binh của Sư đoàn 101 không vận Mỹ, mở hai pha chiến dịch Phú Vang 2 và 3, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, ở phía đông thị xã Huế.

222- Chiến dịch Dok Su Ri Bi Ho 17 (tỉnh Bình Định) (15 đến 20-10-1968)

Từ ngày 15 đến 20-10-1968, Sư đoàn bộ binh Thủ đô (Mãnh Hổ) Hàn Quốc mở chiến dịch Dok Su Ri Bi Ho 17, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực rừng núi Phù Cát-tỉnh Bình Định.

223- Hội đàm giữa Trần Nghị và Lê Đức Thọ (Bắc Kinh, 17-10-1968)

Trong năm 1968, lực lượng phụ thuộc của Trung Cộng và Việt Cộng tại Cambodia là Đảng Nhân dân cách mạng Khmer (tức Khmer Đỏ) công khai đổi tên thành Đảng Cộng sản Khmer.

Từ năm 1965 đến 1968, Trung Cộng cử hàng trăm ngàn chuyên gia, bộ đội công binh sang giúp Việt Cộng làm đường. Viện trợ của Trung Cộng cho Bắc Việt cũng ngày mỗi tăng.

Trong cuộc gặp thứ trưởng Bộ Ngoại thương Bắc Việt ngày 9-10-1968 tại Bắc Kinh, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Trần Nghị phản đối Bắc Việt đang ngã về Liên Xô và yêu cầu phải lựa chọn: Hoặc là muốn đánh thắng Mỹ thì phải cắt quan hệ với Liên Xô, hoặc là muốn thỏa hiệp với Mỹ, dùng viện trợ của Trung Quốc đánh Mỹ để đạt mong muốn đàm phán với Mỹ thì viện trợ của Trung Quốc sẽ mất hết ý nghĩa của nó.

Ngày 17-10-1968, Trần Nghị gặp đại sứ Bắc Việt thông báo tuyên bố của giới lãnh đạo Trung Cộng về cuộc đàm phán giữa Bắc Việt và Mỹ: Lần này nếu các đồng chí chấp nhận bốn bên đàm phán tức là giúp cho Johnson và Hamphray đạt được thắng lợi trong bầu cử, để cho nhân dân miền Nam Việt Nam vẫn ở dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ và bù nhìn, không được giải phóng, làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam còn có khả năng bị tổn thất lớn hơn nữa. Như vậy giữa hai đảng và hai nước chúng ta còn cần nói chuyện gì nữa? Đe doạ cắt quan hệ giữa hai đảng là một thủ đoạn trắng trợn, một sức ép lớn nhất của những người lãnh đạo Trung Cộng đối với Bắc Việt, và Trung Cộng không chỉ đe dọa mà còn gây khó thật sự.

Cũng trong tháng 10-1968, trưởng ban Tổ chức Trung ương.Đảng Việt Cộng kiêm cố vấn đặc biệt phái đoàn Bắc Việt tại Hội nghị Paris là Lê Đức Thọ dẫn đầu phái đoàn sang thăm Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với Trần Nghị (Bài dịch của Ngọc Thu từ Cold War International History Project – Woodrow Wilson Center).

Thảo luận giữa Trần Nghị và Lê Đức Thọ (Bắc Kinh, 17-10-1968)

Mô tả: Trần Nghị chỉ trích Việt Nam về các nhượng bộ Mỹ trong quá khứ, phá hoại Trung Quốc và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Trần Nghị cũng chỉ trích Việt Nam về việc chấp nhận đề nghị đàm phán của Liên Xô.

– Trần Nghị: (1) Từ tháng 4 vừa qua, khi các ông chấp nhận việc ngưng ném bom một phần của Mỹ và tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với họ, các ông đã đánh mất thế chủ động trong các cuộc đàm phán với họ. Bây giờ, các ông chấp nhận đàm phán bốn bên. Các ông thất bại một lần nữa. Do đó, điều này sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân ở miền Nam.

(2) Hiện nay, Washington và Sài Gòn đang công bố các cuộc đàm phán, cho thấy thực tế là các ông đã chấp nhận các điều kiện của Mỹ đưa ra. Các ông trở về nhà để nhận chỉ thị của đảng, tất cả càng chứng minh điều đó cho người dân thế giới. Qua việc chấp nhận của các ông về các cuộc đàm phán bốn bên, các ông đã cho phép chính phủ bù nhìn được công nhận hợp pháp, do đó, loại bỏ tình trạng của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân miền Nam.

Vì vậy, người Mỹ đã giúp chế độ bù nhìn của họ có được tư cách hợp pháp trong khi các ông đã làm cho Mặt trận (Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam) mất uy tín của mình. Điều này làm cho chúng tôi tự hỏi rằng, phải chăng các ông đã làm tăng vị thế của kẻ thù, trong khi làm suy yếu chúng ta. Các ông đang hành động trái ngược với những lời dạy của Hồ chủ tịch, các nhà lãnh đạo vĩ đại của nhân dân Việt Nam, do đó hủy hoại uy tín của Hồ chủ tịch đối với nhân dân Việt Nam.

(3) Thời gian này, các ông chấp nhận đàm phán bốn bên sẽ giúp cho Johnson và (phó tổng thống Mỹ và là ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ, ông Hubert H.) Humphrey giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, do đó để cho người dân miền Nam vẫn còn dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ và các con rối của họ. Các ông chẳng những không giải phóng người dân miền Nam, mà còn gây thiệt hại cho họ nhiều hơn nữa. Chúng tôi không muốn các ông mắc thêm một sai lầm nữa. Chúng tôi tin rằng người dân miền Nam Việt Nam không muốn đầu hàng và họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến. Nhưng giờ đây, (để đạt được) mục đích thì khó khăn hơn và cái giá phải trả (cho chiến thắng) đắt hơn nhiều.

(4) Theo ý ​​của chúng tôi, trong một thời gian rất ngắn, các ông đã chấp nhận các đề xuất thỏa hiệp và đầu hàng do những người theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô đưa ra. Cho nên, giữa hai đảng và và hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, không còn điều gì để nói. Tuy nhiên, như Hồ chủ tịch đã nói, mối quan hệ giữa chúng ta là mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em, do đó, chúng ta sẽ cân nhắc những thay đổi tình hình trong tháng 11 và sẽ có ý kiến ​​nhiều hơn nữa.

– Lê Đức Thọ: Về vấn đề này, chúng ta hãy chờ xem. Và thực tế sẽ cho chúng ta câu trả lời. Chúng tôi đã có kinh nghiệm trong 15 năm qua. Hãy để thực tế chứng minh.

– Trần Nghị: Chúng ta đã ký hiệp định Geneva năm 1954 khi Mỹ không đồng ý làm như vậy. Chúng ta đã rút các lực lượng vũ trang của chúng ta từ Nam ra Bắc, như vậy để cho người dân ở miền Nam bị giết hại. Vào thời điểm đó, chúng ta đã làm sai mà chúng tôi (người Trung Quốc) chia sẻ một phần (trách nhiệm).

– Lê Đức Thọ: Bởi vì chúng tôi đã nghe theo lời của các ông (3).

– Trần Nghị: Các ông chỉ nhắc điều đó tại Hội nghị Geneva, các ông đã sai lầm bởi vì các ông nghe theo lời khuyên của chúng tôi. Nhưng lần này, các ông sẽ sai lầm nếu các ông không nghe lời của chúng tôi.

Ghi chú: 1. Lê Đức Thọ (*) (1910-1990), thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương, là phó bí thư Trung ương Cục miền Nam (dưới quyền Lê Duẩn) năm 1949-1954 (trước năm 1951 là Xứ ủy Nam bộ). Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1954. Từ năm 1963 làm trưởng ban Giám sát miền Nam, đã hội đàm bí mật với Henry Kissinger tại Paris từ tháng 2-1970, và từng là trưởng đoàn đàm phán của Bắc Việt trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris. Cùng với Kissinger, năm 1973, được trao giải Nobel Hòa bình mà ông từ chối nhận.

  1. Trên đường trở về từ đàm phán Paris, Lê Đức Thọ dừng chân tại Bắc Kinh. Ông đã gặp gỡ và báo cáo với ông Trần Nghị, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Sau đó, ông được yêu cầu thông báo cho Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cũng như các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhóm Lãnh đạo Cách mạng Văn hóa về nội dung của cuộc đàm thoại. Ngày 17-10, một lần nữa, Trần Nghị đã gặp Lê Đức Thọ để truyền đạt ý kiến ​​cá nhân của Chu Ân Lai dựa trên các chỉ thị chung của Mao Chủ tịch và các Ủy viên TƯĐCS Trung Quốc.
  2. Xem các bài luận văn do ông Stein Tonnenson giới thiệu trong Tài liệu Làm việc số 22: ‘77 cuộc hội thoại giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo nước ngoài về các cuộc chiến tranh Đông Dương, 1964-1977’, về ý kiến của các đại từ được sử dụng trong cuộc trao đổi này.

224- Kế hoạch SEALORDS (Vùng sông ngòi hải quân) (từ 18-10-1968 đến 27-11-1971)

Dưới sự giám sát của tân tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam là phó đô đốc Elmo R.Zumwalt Jr., Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phối hợp thực hiện hoạt động hải quân hỗn hợp lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, là Kế hoạch chiến lược SEALORDS từ ngày 18-10-1968. SEALORDS là từ viết tắt của Southeast Asia Lake, Ocean, River, and Delta Strategy, tức Chiến lược biển, sông hồ và đồng bằng Đông Nam Á. Quân đồng minh tham chiến gồm các chiến đoàn 115, 116, 117 Mỹ và các Vùng hải quân, Vùng sông ngòi Việt Nam Cộng Hòa.

Bắt đầu trong tháng 11-1968 là một loạt chiến dịch hành quân ngăn chặn nhằm cắt đứt các tuyến vận chuyển và tiếp tế của Việt Cộng từ lãnh thổ Cambodia sang, và mở liên tục các cuộc hành quân triệt phá các căn cứ cộng quân sâu trong đồng bằng sông Cửu Long.

Lực lượng tham gia suốt thời kỳ 1968-71 có hơn 1.200 pháo hạm và chiến hạm, liên tục tuần tra trên các vùng biển, sông rạch để ngăn chặn, phát hiện và tiêu diệt cộng quân, trọng tâm là cắt đứt tuyến vận chuyển đường thủy từ Cambodia xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các trạm hậu cần đường thủy của Việt Cộng tại đồng bằng sông Cửu Long và tại các vùng sông biển khác ở Đông Nam Phần và duyên hải Trung Phần đều bị triệt hạ thành công trong ba năm 1968-71.

Thực hiện Kế hoạch SEALORDS, Hải quân đồng minh đã mở hàng loạt chiến dịch dài hạn.

– Chiến dịch Search Turn/Trần Hưng Đạo 6 từ ngày 8-11-1968 đến 27-11-1971 ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

– Chiến dịch Foul Deck/Trần Hưng Đạo 1 từ ngày 16-11-1968 đến 10-3-1971 ở hai tỉnh Châu Đốc và Kiên Giang.

– Chiến dịch Giant Slingshot/Trần Hưng Đạo 2 từ ngày 6-12-1968 đến 31-7-1971 ở bốn tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Kiến Tường.

– Chiến dịch Barrier Reef/Trần Hưng Đạo 9 từ 3-1-1969 đến 1-8-1971 ở tỉnh Kiến Tường.

– Chiến dịch Sea Float/Trần Hưng Đạo 3 từ ngày 27-6-1969 đến 1-9-1970 ở tỉnh An Xuyên.

– Chiến dịch Ready Deck/Trần Hưng Đạo 5 từ 11-8-1969 đến 1-10-1971 ở tỉnh Bình Dương.

-Chiến dịch Breezy Cove/Trần Hưng Đạo 10 từ ngày 25-9-1969 đến 5-6-1971 ở tỉnh An Xuyên.

225- Chiến dịch Rich (tỉnh Quảng Trị) (23 đến 27-10-1968)

Từ ngày 23 đến 27-10-1968, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn1/61 bộ binh cơ giới mở chiến dịch Rich, lùng sục, tìm quét quân Việt Cộng tại khu phi quân sự phía bắc Cồn Tiên (Côn Thiện), thuộc tỉnh Quảng Trị. Trong chiến dịch, quân Mỹ chết 212; cộng quân bỏ lại trận 308 xác và 41 thương binh.

226- Chiến dịch Dawson River Afton (tỉnh Quảng Trị) (24-10 đến 25-12-1968)

Từ ngày 24-10 đến 25-12-1968, Trung đoàn 5/Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn bản bộ mở chiến dịch Dawson River Afton, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực phía trên thung lũng Da Krong thuộc tỉnh Quảng Trị, cách xã Ba Lòng 12 cây số về phía tây nam. Theo kế hoạch đề ra ban đầu, dự kiến chiến dịch sẽ kết thúc ngày 25-12-1968.

Ngày 28-11, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ tiếp quản quyền chỉ huy và đổi tên chiến dịch Dawson River Afton thành chiến dịch Dawson River, đồng thời mở rộng phạm vi hành quân tới thung lũng Ba Lòng, từ xã Ba Lòng tới Cà Lu, và kéo dài chiến dịch cho tới ngày 27-1-1969.

227- Phong trào chống chánh quyền cuối năm 1968

Ngày 25-7-1968, Tòa án mặt trận Vùng 3 chiến thuật tuyên phạt chủ bút tờ báo Sinh Viên 5 năm tù giam về tội phổ biến tài liệu thân cộng và chống chánh quyền. Đây là tờ báo do mật vụ cộng quân nằm vùng thành lập và điều hành.

Ngày 27-10-1968, cộng quân nằm vùng tổ chức 500 người thuộc các giới, đại diện cho 24 đoàn thể, tôn giáo, nghiệp đoàn… do cộng quân thành lập hoặc khống chế tại Sài Gòn, tham dự một cuộc họp lớn tại chùa Ấn Quang, trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tuyên bố đấu tranh đòi lập lại hòa bình, bằng cách yêu cầu quân Mỹ rút về nước, để nội bộ nhân dân Việt Nam được tự quyết định vận mệnh của mình, đòi lật đổ Nội các chiến tranh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ – Trần Văn Hương, thay thế bằng một nội các hòa bình thân cộng sản.

Từ cuối năm 1968, trong khi ở Mỹ ngày càng có nhiều cuộc biểu tình lớn đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đòi rút quân Mỹ về nước do các tổ chức cánh tả, cộng sản và phản chiến chuyên nghiệp nhận lương từ Liên Xô, Trung Cộng tổ chức, thì tại Việt Nam, cộng quân cũng liên tục tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình, lực lượng tham gia chủ yếu là những thanh niên trốn quân dịch, với khẩu hiệu Đòi hòa bình và hòa hợp, hòa giải dân tộc.

228- Kết thúc cuộc không kích Rolling Thunder (31-10-1968)

Trong tháng 10-1968, Không quân Mỹ tiếp tục thực hiện cuộc không kích Rolling Thunder trên miền Bắc. Ngày 16-10-1968, Bắc Việt tuyên bố Phòng không đảo Cồn Cỏ bắn rơi 3 máy bay Mỹ.

Đến lúc này, Việt Cộng ở cả miền Bắc lẫn miền Nam đều gặp thiệt hại quá nặng nề sau chiến dịch Mậu Thân và cuộc không kích Rolling Thunder; ngày càng công khai tỏ rõ dấu hiệu kiệt quệ, vì thế phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt chiến tranh để trì hoãn tình hình.

Sau khi tiêu diệt phần lớn chủ lực cộng quân tại miền Nam trong loạt trận Xuân Hè 1968, cho rằng nguy cơ từ Việt Cộng đã giảm bớt đáng kể, và để tỏ rõ thiện chí nhằm phục vụ cuộc hòa đàm với Việt Cộng, ngày 31-10-1968 tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố ‘phi Mỹ hóa chiến tranh’, chấm dứt chiến dịch Rolling Thunder từ ngày 1-11-1968, chỉ ném bom miền Bắc hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào và chấp nhận cởi mở thương lượng với Chính phủ Bắc Việt, với hy vọng thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình.

Để đối phó với Rolling Thunder, Liên Xô và Trung Cộng đã cung cấp hệ thống phòng không bố trí dày đặc. Trong hơn bốn năm, từ tháng 8-1964 đến 11-1968, lực lượng phòng không miền Bắc công bố với chủ đích tuyên truyền, là đã bắn rơi 3.243 máy bay Mỹ trên lãnh thổ miền Bắc, trong đó có 6 chiếc B52, bắn chết và bắt sống gần 7.000 phi công; địa phương bắn rơi nhiều máy bay nhất là Quảng Bình (569 chiếc).

Trong khi đó phía Mỹ và báo chí quốc tế cho biết tổn thất của Mỹ thấp hơn rất nhiều, trong khi thiệt hại về người và của của Bắc Việt dưới chấn động của hàng trăm ngàn tấn bom đạn oanh kích là vô cùng khủng khiếp. Đến hết tháng 10-1968, Mỹ thừa nhận có 911 máy bay bị bắn hạ và 300 phi công bị bắt.

Tổng cộng trong bốn năm hoạt động, các phi vụ Sấm Rền đã ném 1.000.000 tấn bom xuống lãnh thổ Bắc Việt, tương đương với 800 tấn mỗi ngày. Mỹ đã thực hiện 2.380 phi vụ máy bay B-52, hơn 300.000 phi vụ máy bay tiêm kích-ném bom của Hải quân và Không quân. Nhiều thị trấn và làng mạc phía nam của Hà Nội và phía Nam vĩ tuyến 20 đã bị san bằng. Người Mỹ ước tính có 52.000 thường dân Bắc Việt thiệt mạng trong các cuộc ném bom.

Tuy gây thiệt hại rất lớn về vật chất cho Bắc Việt, nhưng trong thực tế Chiến dịch Rolling Thunder vẫn không đủ sức ngăn chặn dòng chảy binh lính, chiến cụ đưa vào miền Nam hoặc gây tổn hại tinh thần cho nhà cầm quyền Bắc Việt. Thậm chí qua hệ thống tuyên vận, tinh thần đoàn kết chống Mỹ trong đảng viên và quần chúng nhân dân còn được nâng cao thêm. Cũng có một số người chán ghét chế độ cộng sản tại Bắc Việt, nhưng chắc chắn họ càng căm ghét hơn cảnh bom rơi trên xứ sở của đồng bào họ, làm cho bao người thân quen thiệt mạng và mọi người luôn mong cho miền Nam được mau sớm ‘giải phóng’ để kết thúc chiến tranh.

229- Một số tình hình trong tháng 11-1968

Ngày 5-11-1968, ứng cử viên Đảng Cộng hòa Richard M. Nixon thắng sít sao ứng viên Đảng Dân chủ Hubert Humphrey trong cuộc bầu cử để trở thành tổng thống đời thứ 37 của Mỹ.

Ngày 27-11, Henry Kissinger, giáo sư Đại học Harvard được Nixon mời làm cố vấn An ninh quốc gia.

Trong tháng 11-1968, hầu như không có thêm đơn vị Mỹ nào sang Việt Nam cũng như rời Việt Nam về nước. Ngày 20-11, Tiểu đoàn 9 hoàng gia Úc sang tới Việt Nam, đóng ở Núi Đất, thay cho Tiểu đoàn 3 khởi hành về Úc trong ngày.

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân trong tháng gồm có: Phân đội B/1/9 kỵ binh chuyển tới Quản Lợi (1-11); các tiểu đoàn không yễm 227, 228, 229 và Đại đội 11 không yễm chuyển tới Phước Vĩnh (1 đến 7-11); Sở chỉ huy Lữ đoàn 2/Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới Kontum (2-11); các tiểu đoàn bộ binh 1/12, 1/22 và Tiểu đoàn 4/42 pháo binh chuyển tới Kontum (2-11); các phân đội kỵ binh A/1/9, C/1/9 chuyển tới Tây Ninh Tây (2-11); Tiểu đoàn 2/20 pháo binh chuyển tới Phước Vĩnh (5-11); Phân đội D/1/9 kỵ binh chuyển tới Phước Vĩnh (5-11), rồi tới Quản Lợi(19-11); Sở chỉ huy Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Phước Vĩnh (7-11); Đại đội E/52 bộ binh chuyển tới Phước Vĩnh (7-11); Sở chỉ huy Lữ đoàn 2/Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Quản Lợi (7-11); các tiểu đoàn kỵ binh 1/7, 5/7 và Tiểu đoàn 1/77 pháo binh chuyển tới Quản Lợi (7-11); các tiểu đoàn kỵ binh 1/8, 1/12 chuyển tới Tây Ninh Tây(7-11); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Tây Ninh Tây (12-11); Tiểu đoàn 1/5 kỵ binh chuyển tới Quản Lợi (12-11); Tiểu đoàn 2/5 kỵ binh chuyển tới Phước Vĩnh (12-11); Tiểu đoàn 2/19 pháo binh chuyển tới Tây Ninh Tây (12-11); Tiểu đoàn 6/33 pháo binh chuyển tới Phú Bài (25-11).

230- Chiến dịch El Paso (tỉnh Quảng Trị) (1 đến 30-11-1968)

Từ ngày 1 đến 30-11-1968, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật và Bộ tư lệnh Lực lượng 3 thủy bộ Mỹ phối hợp mở chiến dịch El Paso, sử dụng lực lượng bộ binh, nhảy dù, thủy quân lục chiến, pháo binh và không quân Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ, để ném bom, bắn diệt và tập kích vào đội hình đóng quân và vận chuyển quân Việt Cộng tại địa bàn rừng núi phía tây và phía bắc tỉnh Quảng Trị.

231- Cuộc biểu tình ở Sóc Trăng và trận đánh trên sông Bến Tre (1-11-1968)

Ngay sau khi được tin tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc không quân oanh tạc miền Bắc Việt Nam, cộng quân Tây Nam Bộ tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 1-11-1968 với 500 dân trong và ngoài tỉnh lỵ Khánh Hưng (Sóc Trăng), xuống đường kéo đến Tòa hành chánh tỉnh Ba Xuyên đấu tranh đòi chính quyền VNCH chấm dứt chiến tranh ngay lập tức, vãn hồi hòa bình ở miền Nam Việt Nam, và yêu cầu quân Mỹ phải rút hết về nước, để cho nội bộ nhân dân miền Nam Việt Nam được tự quyết định vận mệnh của mình.

Cũng ngay lúc đó, vào đêm 1-11-1968, cộng quân Tây Nam Bộ và tỉnh Bến Tre tấn công căn cứ nổi của hải quân Mỹ trên sông Tiền Giang, làm chết 11, bị thương 39 binh sĩ Mỹ, chìm 6 tàu, phá hủy một trận địa pháo. Cộng quân bị phản kích chết 72, bị thương 108, thiệt hại 11 khẩu pháo.

232- Chiến dịch Vernon Lake 2 (tỉnh Quảng Ngãi) (2-11-1968 đến 28-2-1969)

Từ ngày 2-11-1968 đến 28-2-1969, Lữ đoàn 11 bộ binh nhẹ/Sư đoàn Americal Mỹ mở chiến dịch Vernon Lake 2, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực rừng núi tỉnh Quảng Ngãi giữa hai thung lũng Sông Vệ và Sông Ré, cách căn cứ phòng vệ dân sự Minh Long 10 cây số về phía tây nam. Trong chiến dịch, quân Mỹ chết 35, bị thương 91; cộng quân bỏ lại trận 455 xác.

233- Việt Cộng tuyên bố lập trường (3-11-1968)

Ngày 3-11-1968, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường về giải pháp chánh trị cho miền Nam Việt Nam, gọi là Bản giải pháp 5 điểm:

1- Miền Nam Việt Nam quyết phấn đấu để thực hiện quyền thiêng liêng của mình : độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

2- Đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân chư hầu và các phương tiện chiến tranh của chúng ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

3- Công việc nội bộ ở miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết theo Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc và dân chủ rộng rãi ; tổ chức tổng tuyển cử tự do ở miền Nam Việt Nam.

4- Vịệc thống nhất nước Việt Nam sẽ do nhân dân Việt Nam ở hai miền giải quyết từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai bên, không có sự can thiệp của nước ngoài.

5- Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập : không liên minh quân sự với nước ngoài dưới bất cứ hình thức nào ; đặt quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Thiết lập quan hệ láng giềng tốt với vương quốc Cambodia trên cơ sở tôn trọng độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Cambodia trong biên giới hiện tại và với Lào trên cơ sở tôn trọng hiệp ước Genève năm 1962 về Lào.

Trong các ngày 3, 4 và 5-11-1968, hai đoàn đại biểu của hai tổ chức Việt Cộng là Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam đã hội đàm chung để trao đổi ý kiến về những vấn đề có quan hệ đến cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 5-11-1968, họ đưa ra một bản Thông cáo chung, nhất trí cho rằng: Trong tình hình lúc này, giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam phải dựa trên lập trường 5 điểm theo tuyên bố ngày 3-11-1968 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

234- Hoạt động Đoàn 559 Việt Cộng (mùa khô 1968-1969)

Vào mùa khô 1968-69, Bắc Việt đưa vào Nam hơn 90.000 tấn xăng dầu bằng xe xi-téc, bao nilon. Trong ba năm 1969-71, Đoàn 559 lắp đặt xong tuyến đường ống xăng dầu dài gần 1.000 cây số. Khởi điểm từ Hà Nội, qua sông Hồng, sông Mã, sông Lam, tuyến ống chia thành hai nhánh. Một nhánh vượt Cổng Trời sang Tây Trường Sơn theo đường 12 vào Ka Vát, Bản Xôi, Lằng Khằng (Lào). Nhánh kia qua sông Gianh theo đường 10, đường 18 vượt sông Sê Băng Hiên vào đến bắc đường 9.

235- Trận không kích C12 cơ yếu cộng quân (tỉnh Tây Ninh) (đầu tháng 11-1968)

Sau khi ứng cứu thành công tại căn cứ Khe Sanh đầu năm 1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ theo lệnh của đại tướng tư lệnh MACV Creighton Abrams về trấn đóng tại vùng giáp ranh ba tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh từ tháng 7-1968, để thực hiện chiến lược ‘quét và giữ’, bảo vệ vùng Đông Nam Phần. Máy bay Mỹ hằng ngày bay tầm soát trên từng đọt cây trong khu vực truy sát quân Việt Cộng bằng súng máy trực thăng. Đầu tháng 11-1968, một đơn vị phi cơ và trực thăng Mỹ truy sát khu vực căn cứ Văn phòng trung ương cục tại vùng giáp ranh tỉnh Tây Ninh và biên giới Cambodia, thì phát hiện đơn vị cơ yếu C12 cộng quân và bắn chết toàn bộ, thu nhiều tài liệu quan trọng.

236- Các chiến dịch Quyết Chiến/44/37, Quyết Chiến/44/42, Seven Mountains (tỉnh Châu Đốc và Kiến Phong) (5 đến 29-11-1968)

Nhận được nguồn tin tình báo chánh xác, Biệt khu 44 chiến thuật chỉ huy Tiểu đoàn 41 biệt động quân mở chiến dịch Quyết Chiến/44/37 từ ngày 5 đến 10-11-1968, tìm quét một tiểu đoàn Việt Cộng đang ẩn náu và đánh phá tại khu vực cách tỉnh lỵ Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong 10 cây số về phía bắc-đông bắc.

Từ ngày 17 đến 29-11, Biệt khu 44 chiến thuật mở chiến dịch hành quân phối hợp Việt-Mỹ, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Thất Sơn, tỉnh Châu Đốc. Quân Mỹ mở chiến dịch Seven Mountains (Bảy Núi) bên cạnh quân Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Quyết Chiến/44/42.

Khuya 17-11, Biệt đội A-503/Lực lượng 5 xung kích cơ động MIKE Mỹ và một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Nhảy dù Việt Nam nhảy dù xuống chiếm lãnh khu vực phía đông núi Cô Tô. Cùng lúc đó, Biệt đội A-401/Lực lượng 4 MIKE Mỹ và hai tiểu đoàn 43, 44 thuộc Liên đoàn 4 biệt động quân VNCH xuất phát từ căn cứ dân vệ Ba Xoài theo đường bộ tiến vào khu vực Thất Sơn, cùng lùng sục tìm quét quân Việt Cộng. Tiểu đoàn 6/77 pháo binh Mỹ ở Cần Thơ đã cung cấp hỏa lực cho chiến dịch.

237- Các chiến dịch Dok Su Ri Hwa Rang 6, Dok Su Ri Hae San Jin 5, Dok Su Ri Yul Pung 68-4, Dok Su Ri Jae Gu 166, Dok Su Ri Hwa Rang 68-5, Dok Su Ri Bo Ho Jun Jin 12 (tỉnh Bình Định, Phú Yên) (6-11 đến 3-12-1968)

Trong tháng 11-1968, Sư đoàn bộ binh Thủ đô (Mãnh Hổ) Hàn Quốc mở liên tiếp sáu chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.

– chỉ huy Trung đoàn 26 bộ binh mở chiến dịch Dok Su Ri Hwa Rang 6 từ ngày 6 đến 10-11, dọc theo bờ biển từ tỉnh lỵ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến quận lỵ Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

– chỉ huy Trung đoàn 26 mở chiến dịch Dok Su Ri Hae San Jin 5 từ 12 đến 17-11, tại Phú Yên.

– chỉ huy Tiểu đoàn 3/Trung đoàn kỵ binh mở chiến dịch Dok Su Ri Yul Pung 68-4 từ ngày 18 đến 20-11, tại khu vực tây nam tỉnh lỵ Quy Nhơn.

– chỉ huy Trung đoàn 1 bộ binh mở chiến dịch Dok Su Ri Jae Gu 166 từ ngày 21 đến 28-11, tại tỉnh Bình Định.

– chỉ huy Trung đoàn 1 bộ binh mở cùng lúc chiến dịch Dok Su Ri Hwa Rang 68-5 từ ngày 23 đến 30-11, tại tỉnh Bình Định.

– chỉ huy Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 1 bộ binh mở chiến dịch Dok Su Ri Bo Ho Jun Jin 12 từ ngày 25-11 đến 3-12, tại tỉnh Bình Định.

238- Các chiến dịch Daring Endeavor, Điện Bàn, Hưng Quảng/1/81, Hưng Quảng/12/4, Meade River, Nicoliet Bay, Swift Move (tỉnh Quảng Nam) (7-11 đến 9-12-1968)

Từ ngày 7 đến 13-11-1968, Trung đoàn 26/Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn 1/13, 1/26, 3/26 mở chiến dịch Nicoliet Bay, tìm quét quân Việt Cộng tại tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 10 đến 20-11, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ mở chiến dịch Daring Endeavor, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 10-11, Tiểu đoàn 2/7 TQLC của Lực lượng Bravo đổ bộ lên bờ biển đông nam tỉnh lỵ Hội An, rồi phối hợp với Phân đội 1/1 kỵ binh và Đại đội F/8 kỵ binh tăng cường từ Sư đoàn Americal để hành quân tại khu vực quân Mỹ gọi là Barrier Island.

Đêm 15 rạng sáng 16-11, cộng quân Quân khu 5 đồng loạt pháo kích và tấn công vào 24 mục tiêu của quân đồng minh tại thị xã Đà Nẵng, trong đó có Đài phát thanh, cơ quan quân vụ thị xã, các đồn cảnh sát Hoàng Hoa Thám, Hoàng Diệu, Chợ Cồn, Hòa Thuận, Ty cảnh sát Gia Long, nhiều cơ quan chánh quyền khu phố, hàng chục đồn bót. Kết quả loạt trận này, quân VNCH chết 69, bị thương 10; quân Mỹ chết 4, bị thương 2; thiệt hại 1 kho xăng và rất nhiều tài sản kiến trúc. Cộng quân bị phi pháo phản kích chết 78, bị thương 133, bị bắt 24.

Từ ngày 16-11 đến 9-12, hơn 7.000 quân đồng minh gồm Trung đoàn 51 bộ binh Việt Nam, một trung đoàn TQLC Mỹ, một tiểu đoàn Đại Hàn, có nhiều xe tăng, đại bác, máy bay yểm trợ, phối hợp mở cuộc hành quân bình định cấp tốc Điện Bàn, truy quét cộng quân ở quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau 24 ngày hành quân, quân đồng minh và cộng quân đụng độ và giao tranh 37 trận lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 38, bị thương 109; quân Đại Hàn chết 30, bị thương 92; quân VNCH chết 107, bị thương 308; thiệt hại 18 trực thăng. Cộng quân chết 582, bị thương 937, bị bắt và ra hàng 58.

Từ ngày 16 đến 20-11, Trung đoàn 51 Việt Nam Cộng Hòa cũng cùng lúc mở chiến dịch Hưng Quảng/12/4, tìm quét cộng quân tại tỉnh Quảng Nam.

Đêm 17 rạng sáng 18-11, một tiểu đoàn Đại Hàn hành quân tại khu vực ngoại vi tỉnh lỵ Hội An đã đụng độ với 200 cộng quân Quân khu 5. Giao tranh khoảng 90 phút, quân Đại Hàn chết 25, bị thương 27. Cộng quân bỏ lại trận 107 xác và 45 thương binh.

Từ ngày 20-11 đến 9-12, Sư đoàn 1 TQLC Mỹ mở chiến dịch Meade River, tìm quét cộng quân tại khu vực Gò Nổi và thị trấn mà quân Mỹ gọi là Dodge City ở phía đông nam quận lỵ Đại Lộc. Chiến dịch này cũng nhằm hỗ trợ cho chiến dịch bình định cấp tốc Lê Lợi 1 mở màn tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 8-12-1968. Quân Mỹ tham chiến gồm Tiểu đoàn 2/26 của Chiến đoàn đổ bộ Alpha và 5 tiểu đoàn TQLC 1/1, 2/5, 3/5, 1/7, 3/26 của Sư đoàn 1. Trong chiến dịch Meade River, quân Mỹ chết 352; cộng quân bỏ lại trận 847 xác.

Cùng lúc đó, Biệt khu Quảng Đà cũng chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh VNCH mở chiến dịch Hưng Quảng/1/81 và Tiểu đoàn 2/7 của Chiến đoàn đổ bộ Bravo mở chiến dịch Swift Move ở suốt dãy bờ biển phía đông tỉnh lỵ Hội An để phối hợp với Sư đoàn 1 Mỹ.

239- Chiến dịch Search Turn/Trần Hưng Đạo 6 (tỉnh An Giang và Kiên Giang) (8-11-1968 đến 27-11-1971)

Thực hiện Kế hoạch chiến lược SEALORDS, Hải quân đồng minh Việt-Mỹ đã mở chiến dịch đầu tiên mang mật danh Search Turn/Trần Hưng Đạo 6, từ ngày 8-11-1968 đến 27-11-1971 tại vùng sông ngòi hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, nhằm ngăn chặn và tiêu diệt các toán xâm nhập của quân Việt Cộng một cách thường xuyên và lâu dài.

Hải quân đồng minh đã thiết lập một hệ thống chốt chặn đồng thời liên tục mở các cuộc tuần tra giang thuyền trên tất cả tuyến sông rạch từ tỉnh lỵ Long Xuyên tỉnh An Giang tới tỉnh lỵ Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng liên tục hành quân tuần tra dọc theo sông Cái Lớn từ Rạch Giá tới quận lỵ Kiên Hưng, và cấp tốc đào mới và mở rộng một con kênh từ Rạch Giá tới Hà Tiên và liên tục tuần tra, nhằm cắt đứt mọi tuyến xâm nhập của quân Việt Cộng từ Cambodia theo đường biển Vịnh Thái Lan và biên giới Hà Tiên vào đồng bằng sông Cửu Long.

240- Việt Cộng thành lập Phong trào hòa bình (10-11-1968)

Ngày 10-11-1968, mật vụ Việt Cộng nằm vùng thành lập thêm một tổ chức gọi là Phong trào đòi hòa bình tại Sài Gòn, nhằm mục đích vừa đấu tranh đòi hòa bình vừa tiếp tục quấy phá tại miền Nam Việt Nam, để tìm cách kéo dài thời gian nhằm có điều kiện khôi phục lại lực lượng tổn thất nặng nề, kiệt quệ nặng nề sau cuộc tổng tấn công 1968, rồi khi hồi phục lại lực lượng quân sự sẽ tiếp tục đánh chiếm miền Nam Việt Nam.

241- Các chiến dịch Cầu Truồi/Truồi Bridge, Nam Hòa 1 (tỉnh Thừa Thiên) (11-11 đến 7-12-1968)

Từ ngày 11 đến 18-11-1968, Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/327 bộ binh, phối hợp với Liên đội 7 kỵ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Cầu Truồi/Truồi Bridge, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực cầu Truồi, tỉnh Thừa Thiên.

Từ ngày 15-11 đến 7-12, Sư đoàn 101 Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/501 bộ binh, phối hợp với Trung đoàn 3/Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Nam Hòa 1, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực quân Mỹ gọi là Leech Island, thuộc quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên.

242- Giao tranh ở các tỉnh Kontum, Tây Ninh (12 đến 14-11-1968)

Đêm 12-11-1968, căn cứ hỏa lực 29 của Mỹ ở phía nam Bến Hét, tỉnh Kontum bị một trung đoàn Việt Cộng đánh chiếm.

Đêm 13 rạng sáng 14-11, cộng quân Đông Nam Bộ tấn công vào căn cứ hỗn hợp Việt-Mỹ tại Sóc Con Trăng (Tây Ninh), đến trưa 14-11 thì rút lui. Quân Mỹ chết 2, bị thương 34; quân VNCH chết 41, bị thương 174; thiệt hại 14 xe thiết giáp, 8 trực thăng. Cộng quân bỏ lại trận 384 xác và 68 thương binh.

243- Chiến dịch Sheridan Sabre (tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh) (16-11-1968 đến 2-4-1969)

Sau khi hoàn tất việc tái bố trí quân tại Vùng 3 chiến thuật, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ mở chiến dịch Sheridan Sabre từ ngày 16-11-1968 đến 2-4-1969 tại địa bàn ba tỉnh địa đầu là Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Sư đoàn 1 đã huy động toàn lực sư đoàn liên tục mở các cuộc hành quân dọc theo dãi biên giới giáp Cambodia từ Bù Gia Mập (tỉnh Phước Long) qua tỉnh Bình Long tới Thiện Ngôn (tỉnh Tây Ninh). Cuộc hành quân đầu tiên xuất phát tại bãi đáp Grant đã cắt đứt tuyến đường xâm nhập của Việt Cộng từ Vùng Lưỡi Câu – Cambodia tới đồn điền cao su Michelin.

Đêm 16-11, cộng quân Đông Nam Bộ đã đụng độ và giao tranh ác liệt với một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ tại khu vực Thiện Ngôn, tỉnh Tây Ninh. Sau 50 phút giao tranh giáp lá cà, quân Mỹ chết 73, bị thương 82; cộng quân bỏ lại trận 156 xác và 77 thương binh.

Ngày 3-12, Sư đoàn 1 kỵ binh chỉ huy Tiểu đoàn 2/7 tập kích đường không xuống bãi đáp Eleano để truy tìm tung tích một tiểu đoàn Việt Cộng mà theo tin tình báo đang chuẩn bị lực lượng tấn công căn cứ dân vệ Chí Linh, thuộc tỉnh Phước Long.

244- Chiến dịch Ares/7-68 (tỉnh Phước Long) (16-11-1968 đến 16-1-1969)

Từ ngày 16-11-1968 đến 16-1-1969, Biệt đội Project Delta Mỹ mở chiến dịch Ares/7-68, hành quân do thám địch tình quân Việt Cộng tại khu vực FOB Đồng Xoài tỉnh Phước Long.

245- Chiến dịch Foul Deck/Trần Hưng Đạo 1 (các tỉnh Châu Đốc, Kiên Giang) (16-11-1968 đến 10-3-1971)

Từ ngày 16-11-1968 đến 10-3-1971, Hải quân đồng minh Việt-Mỹ mở chiến dịch thứ hai của Kế hoạch chiến lược SEALORDS tại địa bàn hai tỉnh Châu Đốc và Kiên Giang, với mật danh Foul Deck/Trần Hưng Đạo 1.

Lực lượng giang thuyền Việt-Mỹ đã thiết lập những chốt chặn mới dọc theo con kênh Vĩnh Tế nối từ tỉnh lỵ Châu Phú tỉnh Châu Đốc thuộc lưu vực sông Hậu Giang, tới quận lỵ Hà Tiên tỉnh Kiên Giang thuộc khu vực bờ biển Vịnh Thái Lan. Từ các chốt chặn trọng yếu ở Châu Phú, Tịnh Biên, Vĩnh Gia, Tô Châu, quân đồng minh liên tục tuần tra trên kinh Vĩnh Tế và khu vực biên giới, ngăn chặn, phát hiện và quét sạch các tuyến xâm nhập của quân Việt Cộng từ Cambodia vào đồng bằng sông Cửu Long. Cán binh Việt Cộng buộc phải đau đớn gọi kinh Vĩnh Tế là con kinh Vĩnh Biệt, làm cho việc tiếp tế lương thực, võ khí và binh đội từ Cambodia vào các mật khu Bảy Núi, U Minh… hầu như bị cắt đứt hoàn toàn trong một thời gian dài.

246- Hội đàm giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng (Bắc Kinh, 17-11-1968)

Tháng 11-1968, thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn sang thăm Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Cộng (Bài dịch của Ngọc Thu từ Cold War International History Project – Woodrow Wilson Center).

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng (Bắc Kinh, 17-11-1968)

Mô tả: Mao Trạch Đông khuyên Việt Nam lợi dụng việc xuống tinh thần của Mỹ và tổng thống mới Nixon. Mao Trạch Đông cũng cho rút số quân Trung Quốc không cần thiết, hứa sẽ gửi trở lại khi cần.

– Mao Trạch Đông: Ông ở đây vài ngày, phải không? Tôi hơi quan liêu.

– Phạm Văn Đồng: Ông khỏe không, Mao chủ tịch?

– Mao Trạch Đông: Không khỏe lắm. Tôi bị ho vài ngày. Tới lúc lên Thiên Đàng rồi. Dường như tôi được triệu đến để gặp vị Chúa tốt bụng. Hồ chủ tịch khỏe không?

– Phạm Văn Đồng: Khỏe. Ông ấy khỏe hơn (khi) ở Bắc Kinh. Lý do chính là ông ấy đã nhận được sự chăm sóc y tế tốt tại Bắc Kinh, kể từ khi trở về, ông ấy vẫn khỏe.

– Mao Trạch Đông: Thời tiết ở Bắc Kinh có thể không thích hợp cho Hồ chủ tịch.

– Phạm Văn Đồng: Rất thích hợp.

– Mao Trạch Đông: Theo tôi, có lẽ Quảng Châu tốt hơn.

– Phạm Văn Đồng: Thay mặt Hồ chủ tịch, Bộ Chính trị, tôi muốn gửi đến ông, Mao chủ tịch, phó chủ tịch Lâm (Bưu) và các đồng chí khác lời chúc mừng trân trọng của chúng tôi.

– Mao Trạch Đông: Cảm ơn ông.

– Phạm Văn Đồng: Hôm nay, trong phái đoàn của chúng tôi có hai đồng chí ở miền Nam (chỉ vào đồng chí Mười Cúc, và đồng chí Lê Đức Anh (2)).

– Mao Trạch Đông: Có phải đây là lần đầu tiên đồng chí Lê Đức Anh đến Trung Quốc? (Bắt tay Mười Cúc, Mao Chủ tịch nói rằng họ đã gặp nhau vào năm 1966).

– Lê Đức Anh: Tôi đến Trung Quốc một lần vào năm 1962, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp Mao chủ tịch.

– Mao Trạch Đông: Tôi hơi quan liêu. Ông đến đây, nhưng tôi đã không gặp ông. Ông có thể sa thải tôi vì tôi quan liêu. Chúng tôi sẽ triệu tập Đại hội Đảng, và Đại hội có thể sa thải tôi. Điều đó cũng tốt. Có lẽ bây giờ tôi nên thư giãn, chỉ làm những việc nhỏ như quét nhà. Gần đây, tôi đã không tham gia vào trận nào.

Các ông muốn đàm phán với Mỹ, và họ cũng muốn đàm phán với các ông. Mỹ gặp khó khăn lớn. Họ có 3 vấn đề cần giải quyết, cụ thể là các vấn đề ở Mỹ, chủ yếu là ở Mỹ, Châu Âu, và Châu Á. Họ đã tham gia ở châu Á cho đến giờ là 4 hoặc 5 năm. Không phải vô tư. Các nhà tư bản Mỹ đầu tư ở châu Âu chắc không hài lòng và bất đồng. Và trong lịch sử, Mỹ luôn để các nước khác tham chiến trước và (họ) chỉ tham gia khi cuộc chiến đã xong nửa chặng đường.

Nhưng sau Đệ nhị Thế chiến, họ bắt đầu chiến đấu ở Triều Tiên và sau đó là Việt Nam. Nhưng những cuộc chiến này chủ yếu họ chiến đấu một mình, ít có sự tham gia của các nước khác. Các ông gọi đó là một cuộc chiến đặc biệt, một cuộc chiến giới hạn, nhưng đối với Mỹ, họ tập trung tất cả lực lượng vào đó. Hiện nay, các đồng minh của họ ở châu Âu đang phàn nàn rất nhiều, nói rằng (Mỹ) giảm quân (ở châu Âu) và rút bớt số quân có kinh nghiệm và các trang thiết bị tốt (từ châu Âu), chưa kể đến việc rút quân khỏi Nam Hàn và Hawaii. Dân số Hoa Kỳ có 200 triệu người, nhưng họ không chịu đựng nổi cuộc chiến. Nếu họ muốn huy động vài chục ngàn quân, họ phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. (Đến đây là cuộc trò chuyện giữa Mao Chủ tịch và một phụ nữ trẻ mới bước vào, đưa cho ông ta một tách trà nóng. Ông quay sang cô).

– Người phụ nữ trẻ: Làm ơn đừng lau mặt của ông!

– Mao: Tại sao không? Khăn chứa chất độc à? Tôi sẽ không nghe theo. (Mao cầm lên một gói thuốc lá. Ông ta cố gắng, nhưng không mở ra được. Sau đó, ông ta đưa gói thuốc cho người phụ nữ trẻ).

– Mao: Tôi không thể mở. Cô mở nó. Tên cô là gì?

– Người phụ nữ trẻ: Leng Feng.

– Mao: Tên đó có nghĩa là làn gió mát mẻ vào mùa hè? (Sau đó, ông ta quay trở lại những người khách Việt Nam: ‘Thử dùng những điếu thuốc này’!)

– Mao Trạch Đông: Sau vài năm chiến đấu chống họ, các ông nên xem rằng không chỉ khó khăn cho các ông, mà còn (khó khăn) cho kẻ thù của các ông. Các ông đã và đang chiến đấu hơn một chục năm. 23 năm trôi qua kể từ khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, mà đất nước của các ông vẫn tồn tại. Các ông đã chiến đấu chống Nhật, Pháp, và bây giờ các ông đang chiến đấu chống Mỹ. Nhưng Việt Nam vẫn tồn tại như các nước khác, và hơn thế nữa, đã phát triển hơn nhiều.

– Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.

– Mao Trạch Đông: Tại sao Hội nghị Geneva được triệu tập? (Ông ta hỏi đồng chí Chu Ân Lai). Trong quá khứ, tôi đã nói rằng chúng ta đã phạm sai lầm khi chúng ta đến hội nghị Geneva năm 1954. Vào thời điểm đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn hài lòng. Khó khăn cho Hồ chủ tịch phải từ bỏ miền Nam, và bây giờ khi tôi nghĩ lại, tôi thấy ông ấy đúng. Tâm trạng của người dân miền Nam vào thời điểm đó đang dâng cao. Tại sao chúng ta có Hội nghị Geneva? Có lẽ, Pháp muốn có.

– Chu Ân Lai: Đó là đề nghị của Liên Xô. Vào thời điểm đó Khrushchev đang nắm quyền. Và trong tháng 1-1954, Liên Xô muốn giải quyết vấn đề.

– Mao Trạch Đông: Bây giờ, tôi không thể nhớ toàn bộ câu chuyện. Nhưng tôi thấy sẽ tốt hơn nếu hội nghị này có thể hoãn lại một năm, để quân đội từ miền Bắc có thể đi vào miền Nam và đánh bại (kẻ thù).

– Phạm Văn Đồng: Vào thời điểm đó, chúng tôi chiến đấu trên cả nước, không có sự phân chia giữa miền Bắc và miềnNam.

– Mao Trạch Đông: Chúng ta đã phải đánh một trận quyết định. Dư luận thế giới vào thời điểm đó cũng muốn có hội nghị này. Theo tôi, vào lúc đó người Pháp muốn rút lui, Mỹ thì chưa (sẵn sàng) đến, và Diệm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (3). Tôi nghĩ để rút các lực lượng của chúng tôi ở (miền Bắc) có nghĩa là chúng tôi đã giúp đỡ họ. Một lần, tôi đã nói điều này với Hồ chủ tịch, và hôm nay tôi nói điều này một lần nữa với các ông. Có lẽ quan điểm của tôi không đúng. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã để mất một cơ hội, như trong hiệp định, có một điều khoản về việc rút quân.

– Chu Ân Lai: Rút các lực lượng vũ trang.

– Mao Trạch Đông: Nhưng đó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Đó chỉ là vấn đề về chém giết. Và chém giết dẫn đến chiến tranh. Khi chiến tranh nổ ra, người Mỹ đến, lúc đầu là các cố vấn, và sau đó là lính chiến đấu. Nhưng bây giờ, họ lại nói rằng người Mỹ ở Việt Nam là các cố vấn.

– Phạm Văn Đồng: Họ không thể là cố vấn.

– Mao Trạch Đông: Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng họ sẽ là cố vấn.

– Phạm Văn Đồng: Hãy để đồng chí Mười nói về điều đó.

– Mười Cúc: Thưa Bác Mao! Hồ chủ tịch, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng của chúng tôi, ra lệnh cho chúng tôi chiến đấu cho đến khi không còn người Mỹ trên đất nước chúng tôi, kể cả các cố vấn. Máu của chúng tôi đã đổ ra trong nhiều năm nay. Tại sao chúng tôi phải chấp nhận họ ở lại làm cố vấn?

– Mao Trạch Đông: Cho nên sẽ mất thời gian nếu các ông không để cho họ làm cố vấn.

– Mười Cúc: Đúng vậy, Bác Mao. Chúng tôi liên tục chiến đấu cho đến khi miền Nam hoàn toàn được độc lập và tự do, cho đến khi đạt được mục đích thống nhất đất nước. Làm như thế, chúng tôi tuân lệnh của Hồ chủ tịch cũng như lệnh của ông. Đây là điều mà Trung ương Đảng của chúng tôi nghĩ và cũng là những gì mà toàn bộ người dân Việt Nam mong muốn.

– Mao Trạch Đông: Nghĩ như vậy rất tốt. Buộc phải chiến đấu và đàm phán cùng một lúc. Sẽ khó khăn nếu các ông chỉ dựa vào các cuộc thương lượng để yêu cầu họ ra đi.

– Phạm Văn Đồng: Họ sẽ không đi đâu mà chỉ ở lại.

– Mao Trạch Đông: Liên quan tới vấn đề chiến đấu, Mỹ dựa vào lực lượng không quân. Có khoảng 9 hoặc 10 sư đoàn Mỹ. Số quân đội Mỹ chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên lớn hơn. Người ta nói rằng họ có 5 sư đoàn – khoảng 200.000 quân – triển khai ở châu Âu. Nhưng con số này là cường điệu. Số máy bay đã giảm. Một số quân lính đã được gửi tới để củng cố Đệ thất Hạm đội. Tôi không biết có bao nhiêu sư đoàn đang được triển khai ở Mỹ.

– Wang Xinting: Chín sư đoàn. (Diệp Kiếm Anh sửa lại: 6 sư đoàn và 4 trung đoàn).

– Phạm Văn Đồng: Các sư đoàn tốt nhất của Mỹ đã được triển khai ở miền Nam ViệtNam.

– Mao Trạch Đông: (Mỹ đối mặt với ba vấn đề:) thứ nhất thiếu quân, thứ hai thiếu trang thiết bị và cuối cùng là thiếu những người có kinh nghiệm.

– Chu Ân Lai: Họ có 6 sư đoàn và 6 trung đoàn được triển khai ở Mỹ.

– Mao Trạch Đông: Nhưng chiến trường Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Ở đó, họ có 9 sư đoàn và 4 trung đoàn. Nhưng theo như tôi nhớ, họ đã có 7 sư đoàn ở đó.

– Chu Ân Lai: Sau đó, họ đã tăng cường.

– Mao Trạch Đông: Tôi vẫn không hiểu tại sao bọn tư bản Mỹ đi đến Đông Nam Á và lợi ích gì mà các nhà tư bản người Mỹ tìm thấy ở đây. Khai thác tài nguyên thiên nhiên? Tất nhiên, khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên. Dầu, cao su ở Indonesia. Cao su ở Malaysia. Ở nước các ông có cao su không?

– Phạm Văn Đồng: Nhiều lắm.

– Mao Trạch Đông: Cao su và chè. Nhưng tôi không nghĩ rằng Mỹ cần thực phẩm hoặc cây cối.

– Phạm Văn Đồng: Mỹ tìm các thứ khác khi chiến đấu ở Việt Nam.

– Mao Trạch Đông: Họ chiến đấu ở miền Nam, nhưng mục tiêu phía Bắc và xa hơn nữa là Trung Quốc. Họ không đủ sức để nhắm mục tiêu vào các khu vực khác.

– Phạm Văn Đồng: Nhưng họ là đế quốc.

– Mao Trạch Đông: Tất nhiên, đế quốc phải có thuộc địa. Họ muốn các nước như nước của chúng ta trở thành thuộc địa. Trước đây, Trung Quốc đã từng là nước bán thuộc địa của đế quốc hơn 100 năm. Họ đã cướp cái gì của chúng ta? Kỹ thuật và nông nghiệp của Trung Quốc đã không phát triển.

– Chu Ân Lai: Họ cướp vật liệu.

– Mao Trạch Đông: vật liệu gì?

– Chu Ân Lai: Cây đậu tương.

– Mao Trạch Đông: Anh quốc khai thác than của Trung Quốc. Mỹ không cần than của Trung Quốc. Họ nói rằng Trung Quốc không có dầu. Về cơ bản, họ không liên quan đến việc sản xuất thép và kỹ nghệ. Họ sản xuất dệt may, nhưng Nhật Bản và Anh sản xuất nhiều nhất. Vì vậy, tôi thấy rằng mục tiêu của họ là dập tắt ngọn lửa, bởi vì lửa đã bùng phát trên đất nước các ông. Bởi vì các nhà tư bản muốn dập tắt ngọn lửa, họ phải thiết kế máy móc để làm như vậy, nên kiếm được tiền. Họ chi bao nhiêu tiền ở Việt Nam mỗi năm?

– Phạm Văn Đồng: Hơn 30 tỷ đô la.

– Mao Trạch Đông: Mỹ không thể mở rộng chiến tranh. Khoảng 4 năm là cao nhất. Hiện tại, ngọn lửa chưa được dập tắt, ngược lại, (nó) càng bùng lên dữ dội. Một số nhóm tư bản kiếm được nhiều lợi, nhưng số khác thì không. Vì lợi ích đã không được chia đều, nên họ mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này có thể bị khai thác. Hơn nữa, các nhà tư bản được hưởng lợi ít hơn bây giờ trở nên ít tận tâm. Tôi đã thấy điều này trong những bài phát biểu khác nhau trong chiến dịch tranh cử. Gần đây, có một bài viết của một phóng viên người Mỹ cảnh báo một cái bẫy khác. Phóng viên tên là (Walter) Lippman. (Ông ta đã viết rằng) Mỹ hiện đang bị mắc kẹt tại Việt Nam và đang cố gắng thoát khỏi vũng lầy. Tuy nhiên, họ sợ sa vào bãi lầy khác. Đó là lý do tại sao trường hợp của các ông vẫn còn hy vọng. Năm 1964, trong một cuộc hội thoại 5 giờ với Hồ chủ tịch, tôi nói rằng, năm đó có thể là năm quyết định bởi vì nó là năm bầu cử ở Mỹ. Mỗi ứng cử viên tổng thống phải đối mặt với vấn đề này. Liệu Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu hay thoát khỏi vũng lầy? Tôi nghĩ rằng sẽ khó hơn cho họ tiếp tục chiến đấu. Nhưng châu Âu đã không tham gia, điều này khác với cuộc chiến Triều Tiên.

– Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.

– Mao Trạch Đông: Trong cuộc chiến Triều Tiên, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia.

– Phạm Văn Đồng: Pháp cũng đã tham gia.

– Mao Trạch Đông: Chỉ trên danh nghĩa và thực sự không nhiều.

– Phạm Văn Đồng: Có một trung đoàn từ Pháp.

– Mao Trạch Đông: Chúng tôi không có ấn tượng bởi sự tham gia của Pháp.

– Chu Ân Lai: Có tổng cộng 16 nước tham gia trong cuộc chiến, gồm cả Nam Hàn.

– Mao Trạch Đông: Nhật Bản và Đài Loan không tham gia trong cuộc chiến Việt Nam.

– Phạm Văn Đồng: Họ khôn khéo. Đôi khi, chúng tôi rất lo ngại Nhật Bản sẽ tham gia.

– Mao Trạch Đông: Nhật Bản sẽ không tham gia. Có thể tham gia về tài chính. Ít nhất, Nhật Bản có lợi về mặt vũ khí. Mỹ đánh giá cao lực lượng của họ. Một lần nữa, họ mắc phải một sai lầm cũ: phân tán lực lượng. Đó không phải là ý kiến của tôi, mà là ý kiến của (tổng thống Mỹ đắc cử Richard M.) Nixon. Ông ta nói rằng lực lượng Mỹ quá phân tán. Lực lượng của họ đang nằm rải rác tại Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ngay cả ở châu Á, lực lượng Mỹ cũng không tập trung. Có 70.000 quân Mỹ, gồm 2 sư đoàn thủy quân lục chiến tại Nam Hàn. Có một sư đoàn ở Hawaii. Các căn cứ không quân và hải quân cần nhiều quân dự bị hơn nữa. Do đó, các ông có thể hiểu các nhóm cầm quyền Mỹ nghĩ như thế nào. Nếu ông là tổng thống Mỹ, ông sẽ nghĩ gì? Tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ tấn công Bắc Việt. Nhưng dự đoán của tôi đã sai khi họ ném bom miền Bắc. Nhưng bây giờ, khi họ dừng lại, dự đoán của tôi được chứng minh là đúng. Nếu, trong tương lai, họ tiếp tục ném bom, tôi sẽ sai một lần nữa. Dẫu sao đi nữa, tôi đúng được một ngày. Tuy nhiên, rất tốt là các ông đã chuẩn bị cho một số lựa chọn thay thế. Trong tất cả những năm chiến đấu, quân đội Mỹ đã không tấn công miền Bắc, cảng Hải Phòng đã không bị phong tỏa, và các đường phố của Hà Nội đã không bị đánh bom. Điều đó cho thấy Mỹ đang để dành một quân bài. Có một lúc, họ cảnh báo (rằng họ) sẽ đuổi các máy bay của các ông vào căn cứ không quân của các ông. Nhưng trên thực tế, họ đã không làm điều đó. Điều này cho thấy những cảnh báo của họ vô nghĩa.

– Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã nhận ra điều này.

– Mao Trạch Đông: Sau đó, họ đã không lặp lại cảnh báo này. Họ đã không đề cập đến hoạt động máy bay của các ông. Họ cũng biết có bao nhiêu người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, nhưng không đề cập đến điều này, mà đã làm ngơ. Có lẽ chúng ta nên rút số quân (Trung Quốc) không cần thiết. Các ông đã thảo luận vấn đề này chưa?

– Chu Ân Lai: Chúng ta sẽ thảo luận với đồng chí Lý Ban, với Đại sứ của chúng tôi và các chuyên gia quân sự.

– Mao Trạch Đông: Trong trường hợp họ đến, chúng tôi sẽ trở lại. Sẽ không có vấn đề gì.

– Phạm Văn Đồng: Để chúng tôi suy nghĩ lại.

– Mao Trạch Đông: Các ông cứ nghĩ lại. Hãy giữ những người mà các ông vẫn còn cần và chúng tôi sẽ rút những người mà các ông không cần hoặc chưa cần đến. Trong tương lai, khi các ông cần (sự trợ giúp), chúng tôi sẽ trở lại. Về không quân cũng vậy: nếu các ông cần căn cứ không quân của Trung Quốc, các ông cứ sử dụng, nếu các ông không cần đến, không sử dụng. Chúng tôi đồng ý với khẩu hiệu chiến đấu của các ông trong khi đàm phán. Một số đồng chí lo lắng rằng Mỹ sẽ đánh lừa các ông. Nhưng tôi nói với họ đừng (lo lắng). Đàm phán giống như chiến đấu vậy. Các ông đã rút ra kinh nghiệm, hiểu rõ các quy tắc. Nhưng đôi khi họ có thể đánh lừa các ông. Như các ông đã nói, Mỹ đã không giữ lời.

– Phạm Văn Đồng: Họ rất tinh quái.

– Mao Trạch Đông: Nhiều trường hợp, thậm chí họ còn nói rằng các hiệp định đã ký vô giá trị. Nhưng mọi việc đều có quy tắc của nó. Người Mỹ không thể nào làm điều đó được. Các ông sẽ thương lượng với họ trong 100 năm? Đồng chí thủ tướng của chúng tôi nói: Nếu Nixon không thể giải quyết vấn đề trong thời gian hai năm, ông ta sẽ gặp rắc rối. Ông có phải là người đại diện chính trong các cuộc đàm phán? (hỏi Lê Thanh Nghị (4)).

– Chu Ân Lai: Đồng chí Lê Đức Thọ là đại diện chính. Đây là đồng chí Lê Thanh Nghị.

– Mao Trạch Đông: Cả hai đều có họ Lê!

– Phạm Văn Đồng: Như Mao chủ tịch đã nói, chúng tôi tiến hành chiến đấu trong khi đàm phán. Nhưng chiến đấu nên được tiến hành ở một mức độ nhất định trước khi các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Ngồi tại bàn đàm phán không có nghĩa là (chúng ta) ngưng chiến đấu. Ngược lại, chiến đấu phải quyết liệt. Bằng cách đó, chúng ta có thể đạt được vị trí cao hơn, thông qua tiếng nói của chiến thắng và mạnh mẽ, những người biết làm thế nào để chiến đấu đến cùng và biết rằng cuối cùng kẻ thù sẽ thất bại. Đây là thái độ của chúng tôi. Nếu chúng tôi nghĩ ngược lại, chúng tôi sẽ không thắng. Liên quan đến điều này, miền Nam phải chiến đấu quyết liệt, đồng thời thực hiện đấu tranh chính trị. Hiện nay, điều kiện ở miền Nam rất tốt. Triệu tập hội đàm ở Paris là nguồn động viên mới cho người dân miền Nam. Họ nói rằng nếu Mỹ thất bại ở miền Bắc, chắc chắn sẽ thất bại ở miềnNam.

– Mao Trạch Đông: Có đúng là quân đội Mỹ vui mừng khi đàm phán được công bố?

– Mười Cúc (5): Mao chủ tịch, tôi muốn nói với ông rằng người Mỹ ăn mừng tin tức. Hàng ngàn người tụ tập lại để nghe radio nói về các cuộc đàm phán. Khi ra lệnh chiến đấu, một số đã viết trên mũ của họ: ‘Tôi sẽ sớm trở về nhà, xin đừng giết tôi’. Quân đội Sài Gòn đang rất chán nản. Nhiều người trong số họ công khai phản đối Thiệu (6), nói rằng: ‘Nếu ông Thiệu muốn đánh, hãy để cho ông ta đến Khe Sanh và làm điều đó’. Tinh thần chiến đấu của quân đội và các viên chức chính phủ Sài Gòn rất thấp. Những người dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam được khích lệ và quyết tâm chiến đấu mạnh mẽ hơn. Chúng tôi thấy rằng vì chúng tôi mạnh, chúng tôi có thể buộc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. Vì vậy, (đây) là thời điểm chúng ta nên chiến đấu nhiều hơn, do đó có thể đánh bại họ. Đây là nguyện vọng chung và tinh thần của nhân dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam, Bác Mao.

– Mao Trạch Đông: Số lính Mỹ chào đón các cuộc đàm phán (và) mong được về nhà là lớn hay nhỏ?

– Mười Cúc: Lớn. Chúng tôi sẽ chiến đấu mạnh hơn, và đồng thời đẩy mạnh công tác vận động nhân dân và làm mất tinh thần của kẻ thù.

– Mao Trạch Đông: Tốt. Tôi được nghe kể rằng quân đội Mỹ phải ở lại nơi trú ẩn dưới lòng đất. Các ông cũng phải làm như vậy. Mùa mưa thì thế nào?

– Mười Cúc: Chúng tôi phải sử dụng áo mưa để che cho (lính).

– Mao Trạch Đông: Mùa mưa kéo dài bao lâu?

– Mười Cúc: Mỗi mùa sáu tháng, mùa mưa và mùa khô.

– Mao Trạch Đông: Lâu vậy hả?

– Mười Cúc: Nhưng trời mưa suốt trong ba tháng.

– Mao Trạch Đông: Tháng nào?

– Mười Cúc: Tháng Năm, tháng Sáu, và tháng Bảy.

– Mao Trạch Đông: Giờ có phải là mùa khô?

– Mười Cúc: Cuối mùa mưa và bắt đầu mùa khô.

– Phạm Văn Đồng: Các mùa khác nhau ở nước tôi.

– Mao Trạch Đông: Các mùa ở miền Bắc có khác với ở miền Nam không?

– Mười Cúc: Bác Mao, lần này giống như trước đây, chúng tôi được triệu tập ra Bắc, báo cáo tình hình ở miền Nam và nhận chỉ thị mới từ Hồ chủ tịch và Bộ Chính trị. Sau đó, Hồ chủ tịch và Ủy ban Trung ương của chúng tôi bảo đồng chí Lê Đức Anh và tôi đi cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị sang Trung Quốc báo cáo với chủ tịch Mao, phó chủ tịch Lâm Bưu, và các lãnh đạo khác của Trung Quốc về tình hình ở miền Nam. Ngày hôm kia, qua thủ tướng Chu Ân Lai, chúng ta biết rằng chủ tịch Mao khen ngợi chúng tôi, chúng tôi cảm thấy được khuyến khích.

– Mao Trạch Đông: Chúng tôi đã nói ở đây, trong căn phòng này.

– Mười Cúc: Chúng tôi biết rằng, mỗi khi giành được chiến thắng, Mao chủ tịch gửi cho chúng tôi một bức thư khen ngợi. Điều này thực sự là một nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam. Chiến thắng của chúng tôi đạt được ở miền Nam là nhờ có sự hỗ trợ tuyệt vời, cũng như sự khuyến khích của nhân dân Trung Quốc và (khuyến khích) của ông, Mao chủ tịch.

– Mao Trạch Đông: Phần của tôi thì rất nhỏ.

– Mười Cúc: Rất lớn, rất quan trọng.

– Mao Trạch Đông: Chủ yếu là những nỗ lực của các ông. Đất nước các ông đoàn kết, Đảng của các ông đoàn kết, lực lượng vũ trang của các ông đoàn kết, nhân dân của các ông, bất kể từ Nam hay Bắc đều đoàn kết, điều đó rất tốt.

– Mười Cúc: Chúng tôi cho rằng sự hỗ trợ tinh thần của Trung Quốc là quan trọng nhất. Ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, chúng tôi có hậu phương lớn là Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, cho phép chúng tôi chiến đấu đến lúc nào cũng được. Hỗ trợ vật chất cũng rất quan trọng. Chúng tôi buộc quân đội Mỹ vào các nơi trú ẩn dưới lòng đất cũng nhờ súng đại bác của Trung Quốc đã cho chúng tôi.

– Phạm Văn Đồng: Sự thật là như vậy.

– Mười Cúc: Thậm chí chúng tôi sử dụng vũ khí của Trung Quốc để tấn công Sài Gòn. Đối phương sợ hãi.

– Mao Trạch Đông: Dường như các ông tiếp thu luận lý về vũ khí (logic of weapons).

– Phạm Văn Đồng: Đúng là chúng tôi dựa vào vũ khí của Trung Quốc.

– Mười Cúc: Chúng tôi dựa vào sức mạnh của nhân dân, nhưng nếu không có vũ khí của Trung Quốc, thì sẽ khó khăn hơn.

– Mao Trạch Đông: Tay không, không thể làm được. Phải có vũ khí tốt trong tay.

– Mười Cúc: Như Bác Mao nói, chúng ta phải chiến đấu chống lại kẻ thù với súng và các bị gạo.

– Mao Trạch Đông: Có lẽ tôi cũng đang tiếp thu luận lý về vũ khí (logic of weapons).

– Phạm Văn Đồng: Trung Quốc đã cung cấp cho chúng tôi số lượng lớn vũ khí và gạo.

– Mười Cúc: Quân đội của chúng tôi rất cảm động khi biết Mao chủ tịch thậm chí quan tâm đến sức khỏe của họ. Ngoài vũ khí, chúng tôi còn nhận được gạo và thực phẩm Trung Quốc để quân đội của chúng tôi có thể ăn uống tốt hơn, do đó khỏe mạnh hơn.

– Mao Trạch Đông: Nguồn tiếp tế đã tới chưa?

– Mười Cúc: Vài thứ đã tới. Ví dụ như, bột trứng, đậu nành, gia vị.

– Phạm Văn Đồng: Rất tốt.

– Mao Trạch Đông: Nhiều loại tiếp tế khác có thể có sẵn. Chúng ta cũng phải cảm ơn Sihanouk.

– Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã cân nhắc vai trò của ông ấy.

– Mao Trạch Đông: Một vài loại phí tổn đường bộ thì cần thiết. Đáng để chi tiêu cho việc này.

– Phạm Văn Đồng: Chúng tôi ước tính rằng số tiền này thậm chí còn lớn hơn viện trợ của Mỹ.

– Mười Cúc: Trước đây, Mỹ đã cho Campuchia $20 triệu đô một năm. Bây giờ, số tiền mà Trung Quốc trả cho Sihanouk về gạo và phí đường bộ vượt quá $20 triệu. Để giúp đỡ chúng ta, Sihanouk vừa có lợi, vừa được tiếng tốt.

– Phạm Văn Đồng: Ông ấy cũng có lợi từ việc phòng thủ của chúng tôi ở biên giới phía Đông Campuchia với miền Nam Việt Nam.

– Mười Cúc: Cộng thêm sự đồng cảm Trung Quốc.

– Mao Trạch Đông: Về phần chính trị, đôi khi ông ấy vẫn còn làm chúng tôi ngạc nhiên. Gần đây, ông ấy có thể cảm thấy bị Mỹ bỏ rơi, nên ông ấy đã hai lần tuyên bố Mỹ nên rút một số quân, không nên rút hết. Gần đây, ông ấy đã tuyên bố trên Đài phát thanh Paris rằng Mỹ nên rút quân nhưng không đưa họ về lại Mỹ, và rằng Mỹ không nên triển khai quân đội ở Campuchia, mà ở Thái Lan hay ở Philippines, để Trung Quốc sẽ không xâm lược đất nước của ông ấy. Ông ta thường nói bằng giọng điệu chống cộng. Theo những gì ông ta nói, có bằng chứng về việc Mỹ muốn rút quân. Nếu họ rút quân, Sihanouk sẽ lo lắng, và Thái Lan và Philippines cũng sẽ lo lắng. Ở miền Nam (Việt Nam), người đầu tiên lo lắng là Thiệu. Họ thực sự muốn quân đội Mỹ ở lại. Vì vậy, thế giới bây giờ đang trong tình trạng hỗn loạn lớn. Những nước đó không đủ mạnh, cần sự giúp đỡ của các siêu cường, như trong trường hợp của Sihanouk. Ngay cả các nhà tư bản Nhật vẫn còn cần sự hỗ trợ của Mỹ. Người Nhật dường như hoan nghênh các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, trên thực tế thì họ không (thích đàm phán), bởi vì làm các nhà tư bản, họ nhận được rất nhiều lợi nhuận từ chiến tranh. Nhiều loại vũ khí Mỹ được sản xuất tại Nhật Bản.

– Phạm Văn Đồng: Chúng tôi chú ý tới điểm này. Chúng tôi rất ngạc nhiên là Nhật Bản dường như muốn đóng góp vào việc giải quyết chiến tranh. Nhưng chúng ta phải xem xét thái độ thực sự của họ.

– Mao Trạch Đông: Một số người nói một đường và nghĩ một nẻo. Khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản bị phá sản. Khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến, Nhật Bản bắt đầu hưởng lợi.

– Phạm Văn Đồng: Đó là chính sách tốt nhất của Nhật Bản.

– Mao Trạch Đông: Các nhà tư bản Philippines cũng làm như vậy. Họ không đóng góp nhiều quân vào các nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở miền Nam ViệtNam. Nhưng kể từ khi quân đội Mỹ có trụ sở ở Philippines, các nhà tư bản Philippines được lợi rất nhiều. Các nhà tư bản Thái cũng vậy.

– Phạm Văn Đồng: Trường hợp Thái Lan thì rất rõ ràng. Nhưng không phải họ là những người ra quyết định. Phải là người Việt Nam quyết định liệu Mỹ sẽ đi hay ở lại. Chúng tôi, tất cả người dân Việt Nam, xác định chiến đấu và đẩy họ đi. Chúng tôi đang chuẩn bị tập trung lực lượng và chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam. Có thể chúng tôi sẽ tham gia vào các trận chiến quy mô lớn trong thời gian tới. Chắc chắn, cuộc chiến sẽ quyết liệt.

– Mao Trạch Đông: Đầu mùa xuân này các ông đã chiến đấu khá tốt. Chúng tôi đã gợi ý rằng các ông đánh những trận quy mô lớn như trận Điện Biên Phủ. Vào thời điểm đó chúng tôi không biết các khu giải phóng của các ông thật sự đã bị chia cắt. Tình trạng này (vẫn) còn xảy ra ở mỗi tỉnh?

– Phạm Văn Đồng: Còn, nhưng tình trạng này không ảnh hưởng đến các nỗ lực của chúng tôi để bao vây Sài Gòn và các căn cứ khác hoặc phong tỏa các điểm quan trọng trong mạng lưới giao thông và liên lạc của họ. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến những trận đánh quy mô lớn như Điện Biên Phủ, nhưng chúng tôi phải tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi chúng tôi làm như thế.

– Mao Trạch Đông: Các ông cần phải có các căn cứ nối kết với nhau về mặt địa lý. Nếu không có điều kiện này, thật khó để các ông tập trung lực lượng cho trận đánh quy mô lớn. Và có một vấn đề khác là: chế độ của Thiệu sợ Quân Giải phóng (Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam). Thực tế này chứng minh rằng, Quân Giải phóng thích ảnh hưởng dân chúng ở miền Nam, không phải Thiệu. Phương tiện truyền thông đại chúng của họ đã nói về điều đó, không phải nói một cách chính thức, nhưng dựa vào các nguồn tin chính thức. Chính phủ nào thực sự có uy tín tại miền Nam Việt Nam? Chính phủ Nguyễn Hữu Thọ (7) hay chính phủ Nguyễn Văn Thiệu? Cả hai đều có họ Nguyễn. Gần đây, Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng chơi hết mình, giả vờ như ông ta không muốn tham dự hội nghị Paris. Nhưng trên thực tế, Mỹ đã nhìn thấy rất rõ, rằng vấn đề Việt Nam không thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Quân Giải phóng. Các ông đã đọc tất cả (thực tế) này rồi phải không?

– Mười Cúc: Chúng rất phức tạp.

– Mao Trạch Đông: Bây giờ Mỹ tôn trọng Đảng và Chính phủ Việt Nam do Hồ chủ tịch lãnh đạo, tôn trọng Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam của chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Mỹ cũng không đánh giá cao bè lũ của Thiệu, coi chúng không hiệu quả.

– Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.

– Mao Trạch Đông: Mỹ cung cấp cho Sài Gòn rất nhiều tiền, nhưng phần lớn đã bị biển thủ.

– Phạm Văn Đồng: Ở Paris, những người đại diện của Thiệu dùng lời lẽ phản đối Mỹ. Lúc đó, chúng tôi hỏi các đại diện Mỹ, tại sao Mỹ cho phép Sài Gòn làm như vậy. Harriman trả lời rằng Sài Gòn làm như vậy để cố gắng chứng tỏ rằng họ không phải là những con rối.

– Mao Trạch Đông: Họ đã được lệnh bày tỏ sự đối lập với Mỹ, đó là lý do tại sao. Có lẽ nhóm Harriman sẽ bị thay thế. Có lẽ Nixon sẽ chỉ định những nhà đàm phán mới.

– Phạm Văn Đồng: Dĩ nhiên.

– Lê Đức Anh: Mao chủ tịch, quân đội của chúng tôi ở miền Nam đang trải qua (giai đoạn) giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự. Chúng tôi đang chuẩn bị nhận vũ khí do Mao chủ tịch (và) Đảng Cộng sản Trung Quốc cung cấp, và để thiết lập chiến trường cho các chiến dịch ác liệt sắp tới. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số đội ngũ tinh nhuệ của quân đội Mỹ ở miền Nam. Theo sau chỉ thị của Hồ chủ tịch, dựa trên kinh nghiệm gần đây nhất của chúng tôi, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ có được chiến thắng tuyệt vời.

– Phạm Văn Đồng: Từ đầu năm nay, chúng tôi đã gây thương vong nặng nề cho một số đội ngũ ưu tú của Mỹ, chẳng hạn như sư đoàn 25, sư đoàn 1, và các đơn vị xe thiết giáp của họ. Chỉ riêng một trận đánh hồi tháng 8 ở Tây Ninh, chúng tôi đã giết chết và làm bị thương 12.000 lính, đa số là lính Mỹ, phá hủy 1.100 xe tăng, xe bọc thép, và hơn 100 súng đại bác. Khi quân bộ binh của chúng tôi tiến lên, xe tăng và xe bọc thép Mỹ rút lui, họ rất sợ quân lính của chúng tôi được trang bị vũ khí do Mao chủ tịch cung cấp. Chẳng hạn như, (các loại) vũ khí như thế gồm B40.

– Mao Trạch Đông: Vũ khí đó có mạnh không?

– Lê Đức Anh: Rất hiệu quả để đánh xe tăng.

– Mao Trạch Đông: Chúng ta có loại vũ khí này trước đây không? (Hỏi ông Xinting Wang)

– Wang Xinting: Không, chúng ta không có.

– Diệp Kiếm Anh: Chúng ta đã sử dụng B90 trong chiến tranh Triều Tiên.

– Phạm Văn Đồng: Xe tăng sẽ tan chảy khi chúng gặp phải loại vũ khí này.

– Lê Đức Anh: Và những người điều khiển sẽ bị đốt chết.

– Mao Trạch Đông: Tốt. Chúng ta có thể sản xuất loại này nhiều hơn nữa không?

– Wang Xinting: Có, nhưng để sản xuất đạn cho loại vũ khí này thì khó hơn là sản xuất vũ khí.

– Lê Đức Anh: Kẻ thù có các mâu thuẫn nội bộ. Quân đội Sài Gòn chỉ trích Mỹ là hèn nhát (và) không tin vào họ nữa.

– Mao Trạch Đông: Quân đội Sài Gòn chỉ trích người Mỹ hả?

– Lê Đức Anh: Quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn không tin nhau. Cả hai đều sợ Quân Giải phóng.

– Mao Trạch Đông: Có lẽ đúng.

– Lê Đức Anh: Trong một sự cố gần đây xảy ra từ ngày ngày 25-10 đến ngày 7-11, một đơn vị của Sư đoàn Bộ binh Thứ nhất của Mỹ từ chối chiến đấu. Trong chiến dịch tháng 8, chúng tôi đã giết chết một chỉ huy sư đoàn. Quân lính tại sư đoàn đó đó đã tổ chức ăn mừng cái chết của ông ta.

– Mười Cúc: Tướng này rất tàn bạo.

– Mao Trạch Đông: Không văn minh.

– Lê Đức Anh: Ở Tây Ninh, chúng tôi loại bỏ 14 đại đội của Sư đoàn 25. Hoa Kỳ đã công nhận điều đó.

– Mao Trạch Đông: Tây Ninh là ở đâu?

– Lê Đức Anh: 60 km về phía Tây Bắc Sài Gòn và gần biên giới với Campuchia.

– Mao Trạch Đông: Chúng tôi biết Sư đoàn 25 rất rõ. Chúng tôi đã đánh với nó ở Triều Tiên. Lúc đó, do những sai lầm của Bành Đức Hoài, nó đã không hoàn toàn bị nghiền nát. Quân đoàn 40 của chúng tôi dưới sự chỉ huy của Diệp Kiếm Anh đầu tiên đánh với nó. Chúng tôi không biết nhiều về Sư đoàn Thứ nhất.

– Diệp Kiếm Anh: Chúng tôi đã dứt điểm một trung đoàn. Vào lúc đó, Sư đoàn Thứ nhất chưa có mặt ở Triều Tiên.

– Mao Trạch Đông: Các đơn vị kỵ binh Mỹ cũng chiến đấu hả? Thật ra, đó là các đơn vị bộ binh phải không?

– Lê Đức Anh: Đó là các đơn vị bộ binh hèn nhát.

– Mao Trạch Đông: Tại Triều Tiên, họ đã ngạo mạn. Nhưng hiện nay, từ khi bị các ông đánh, họ đã trở nên hèn nhát. Các đơn vị này đã được triển khai ở phía Tây Triều Tiên phải không? (hỏi Diệp Kiếm Anh).

– Diệp Kiếm Anh: Ở phía Đông Triều Tiên.

– Mao Trạch Đông: Những sai lầm mà chúng tôi mắc phải ở Triều Tiên đó là chúng tôi muốn nuốt chửng một hoặc hai sư đoàn trong một trận chiến duy nhất. Nhưng chúng tôi đã không thể. Các trận chiến đã cho thấy rằng chúng tôi chỉ có thể nuốt một trung đoàn. Nếu chúng ta sử dụng tất cả các lực lượng của chúng ta để dứt điểm Sư đoàn 25, sẽ mất vài tuần.

– Hoàng Văn Thái (8): Vào thời điểm đó, không có B40.

– Mao Trạch Đông: Vào thời điểm đó, đã có 800 khẩu đại bác cho mỗi sư đoàn của kẻ thù. Về phía chúng tôi, đã có 800 khẩu đại bác trong ba quân đội (? three armies) (9). Tất cả các sư đoàn Trung Quốc cộng lại không bằng một sư đoàn Mỹ.

– Phạm Văn Đồng: Hiện nay, chúng được trang bị rất tốt.

– Mao Trạch Đông: Chắc chắn rồi, 18 năm trôi qua kể từ năm 1950.

– Lê Đức Anh: Mao chủ tịch, chúng tôi hiện có khả năng xâm nhập và chiến đấu ở bất cứ nơi đâu. Chúng tôi thậm chí có thể xâm nhập vào các căn cứ được bảo vệ kỹ nhất.

– Mao Trạch Đông: Đó là lý do tại sao họ nguyền rủa các ông vì đánh bừa bãi. Họ muốn ám chỉ rằng họ là những người khác biệt duy nhất.

– Mười Cúc: Họ càng bị đánh bại, thì họ càng nguyền rủa chúng tôi.

– Lê Đức Anh: Bây giờ, quân Mỹ ở Sài Gòn và các thành phố khác không thể thư giãn. Họ phải ở lại hầm trú ẩn dưới lòng đất. Họ biết rằng chúng tôi đang đánh bằng vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi càng đánh nhiều hơn, tập trung lực lượng của chúng tôi vào chiến đấu với họ ở nông thôn cũng như ở các căn cứ lớn của họ. Chúng tôi sẽ chiến đấu quyết liệt hơn.

– Mao Trạch Đông: Cần giáo dục chính trị cho quân đội của các ông. Các ông nên tận dụng lợi thế của các cuộc đàm phán cho giáo dục chính trị. Trước mỗi trận đánh lớn, luôn là một mệnh lệnh để dành thời gian cho giáo dục chính trị. Mỗi năm, nên có hai hoặc ba, hoặc bốn chiến dịch lớn là nhiều nhất. Quân đội chính quy nên dành thời gian còn lại cho giáo dục chính trị.

– Phạm Văn Đồng: Đó là những gì chúng tôi làm.

– Mao Trạch Đông: Khi chúng tôi đánh Nhật trong cuộc chiến tranh giải phóng, hàng năm, chúng tôi chỉ đánh vài chiến dịch. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng chúng tôi vẫn không đủ thời gian cho giáo dục chính trị. Không thể nào đánh nhau hàng tháng. Chúng ta cần thời gian để huấn luyện quân sự, tuyển dụng, và nhận thêm nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược cũng như củng cố hậu phương. Có rất nhiều điều để làm giữa các trận đánh.

– Mười Cúc: Chúng tôi đang cố gắng để sẵn sàng về mọi mặt. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhìn thấy mệnh lệnh về giáo dục chính trị quân đội của chúng tôi.

– Mao Trạch Đông: Rất cần thiết. Nên có ít nhất một khoảng thời gian lớn để tiến hành giáo dục chính trị. Có thể mất hai hoặc ba tháng, hoặc vài tuần. Khoảng cách giữa các trận đánh là thời điểm thích hợp để thực hiện điều đó.

– Mười Cúc: Đó là những gì hiện chúng tôi đang làm. Chúng tôi đang rút kinh nghiệm, chuẩn bị nhiều hơn cả về vật chất lẫn tâm lý cho những trận đánh lớn và chiến thắng lớn sắp tới. Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, chúng tôi tiếp tục chiến đấu vì chúng tôi thấy rằng chiến trường quyết định kết quả cuối cùng. Trong thời gian giáo dục chính trị, chúng ta phải ngăn chặn những ý nghĩ hy vọng phát triển quá nhiều từ các cuộc đàm phán.

– Mao Trạch Đông: Lối suy nghĩ này có thể xuất hiện. Luôn có xu hướng về lối suy nghĩ ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, xu hướng nào cũng chỉ ngắn ngủi và tạm thời.

– Mười Cúc: Thời gian này, chúng tôi được triệu tập ra Bắc, Hồ chủ tịch và Bộ Chính trị đã nói với chúng tôi rằng, kẻ thù đang chịu đựng thất bại nặng nề, nên họ phải chấp nhận thương lượng mặc dù họ vẫn kiên trì. Liên quan đến điều này, chúng tôi phải duy trì lối suy nghĩ nghiêng về sự kiên nhẫn, về tổng cách mạng và về các trận đánh lớn. Và chúng tôi đang theo đúng hướng dẫn này.

– Mao Trạch Đông: Tốt.

– Phạm Văn Đồng: Các đồng chí Mười Cúc, Lê Đức Anh, các đồng chí khác và tôi biết ơn đối với ông, Mao chủ tịch, đã dành thời gian tiếp đón và nói chuyện với chúng tôi. Những điều mà chủ tịch nói với chúng tôi hôm nay và những gì đồng chí thủ tướng Chu Ân Lai và đồng chí Khang Sinh nói với chúng tôi ngày trước càng khuyến khích tất cả chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng những điều Mao chủ tịch nói rất đúng, rất phù hợp với tình hình của chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

– Mao Trạch Đông: Một số (suy nghĩ của tôi) không nhất thiết chính xác. Chúng tôi phải tham khảo những phát triển thực tế.

– Phạm Văn Đồng: Cuối cùng, chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên tình hình thực tế ở Việt Nam và dựa vào sự hiểu biết các quy tắc chiến tranh của chúng ta như thế nào. Đây cũng là điều Mao chủ tịch đã nói với Hồ chủ tịch và các đồng chí Việt Nam khác. Một lần nữa, chúng tôi xin được nhắc lại trước Mao chủ tịch và các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng chúng tôi quyết định chiến đấu đến cùng cho đến khi nào giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi cho sự hỗ trợ và viện trợ mà chủ tịch Mao và ĐCS Trung Quốc đã cung cấp cho chúng tôi cũng như nhân dân Trung Quốc anh em. Chúng tôi chúc Mao chủ tịch có nhiều sức khỏe.

– Mao Trạch Đông: Tôi chúc Hồ chủ tịch nhiều sức khỏe, sống lâu. Tôi cũng chúc các đồng chí khác trong Bộ Chính trị của các ông dồi dào sức khỏe.

– Phạm Văn Đồng: Cảm ơn Mao Chủ tịch.

Ghi chú: 1. Tháng 11-1968, một phái đoàn Bắc Việt do Phạm Văn Đồng dẫn đầu (trên đường trở về từ Moscow) và một phái đoàn Trung ương Cục miền Nam do Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đến thăm Trung Quốc. Họ có ba cuộc họp với Chu Ân Lai vào ngày 13, 15, 17-11, trong các cuộc họp đó, Phạm Văn Đồng đã thông báo với Trung Quốc về các cuộc hội đàm của ông với Liên Xô và các cuộc đàm phán ở Paris. Sau khi gặp Chu Ân Lai, phái đoàn đã yêu cầu một cuộc họp với chủ tịch Mao Trạch Đông. Tối ngày 17-11-1968, Mao tiếp phái đoàn tại nhà riêng ở Trung Nam Hải. Có sự hiện diện của Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Chen Boda, Khang Sinh, Wang Xinting (phó tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – PLA), Diệp Kiếm Anh và những người khác phía Trung Quốc, và Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, và những người khác, phía Việt Nam.

  1. Lê Đức Anh: (1920 -), sĩ quan quân đội, phó tổng tham mưu QĐND Việt Nam năm 1963-1964, tham mưu trưởng và sau đó làm phó tư lệnh Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân từ năm 1964-1968 (chức vụ này ông vẫn còn nắm khi ông viếng thăm Trung Quốc cùng với Nguyễn Văn Linh vào năm 1968), tư lệnh Quân khu 9 (Đồng bằng sông Cửu Long) năm 1969-1974. Một trong những phó tư lệnh của Chiến dịch Hồ Chí Minh hồi tháng 4-1975, và tổng tư lệnh lực lượng xâm chiếm Campuchia vào năm 1978. Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐCS 1982-1997, và chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1992-1997.
  2. Thật ra lúc đầu Ngô Đình Diệm trở thành thủ tướng vào ngày 16-6-1954, trong Hội nghị Geneva.
  3. Lê Thanh Nghị: (1911-1989), thành viên lâu đời của Đảng Cộng sản Quốc tế, đã từng ở trong Trung ương Đảng thời kỳ Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1980 là ủy viên Bộ Chính trị và là phó thủ tướng phụ trách kinh tế, gồm cả viện trợ kinh tế từ nước ngoài.
  4. Nguyễn Văn Linh: (Nguyễn Văn Cúc hoặc Mười Cúc) (1913?-1998), là thành viên lâu đời của ĐCS Quốc tế, người gốc miền Bắc, Việt Nam, nhưng phần lớn cuộc đời sống ở miền Nam. Trở thành người lãnh đạo hàng đầu của đảng ở miền Nam khi Lê Duẩn ra Hà Nội năm 1957, và sau này phục vụ như là cấp phó của Nguyễn Chí Thanh và người kế nhiệm của ông là Phạm Hùng làm lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. Sau năm 1975, trở thành người chịu trách nhiệm điều hành miền Nam Việt Nam, và giữ chức tổng bí thư Đảng CSVN thời kỳ cải cách 1986-1991.
  5. Nguyễn Văn Thiệu: (1924 – 2001), Tướng quân đội, tổng thống Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) từ năm 1967-1975.
  6. Nguyễn Hữu Thọ: (1910-1996) là luật sư và là thành viên bí mật của ĐCS Đông Dương, phó chủ tịch Phong trào Hòa bình Sài Gòn theo sau các thỏa thuận trong hiệp định Geneva năm 1954, bị chính phủ Diệm bắt giữ nhiều năm, sau đó được MTGPMN giải phóng. Là chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam từ khi thành lập năm 1960, và từ năm 1969 chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Phó chủ tịch nước CHXHCNVN từ năm 1976-1980.
  7. Hoàng Văn Thái: bí danh Hoàng Văn Xiêm (1906-1986), là sĩ quan quân đội, hiệu trưởng trường Quân chính, trụ sở của Việt Minh tại Tân Trào trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Là tổng tham mưu trưởng QĐNDVN đầu tiên từ năm 1945-1953, chỉ huy các chiến dịch chính trong Chiến tranh Đông Dương, trở thành ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1961, và là thành viên của Hội đồng Quốc phòng năm 1964. Tư lệnh Quân khu 5 (Nam Trung bộ ViệtNam) 1966-1967. Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân năm 1967-1973, phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN và thứ trưởng Bộ Quốc phòng 1974-1981. Ủy viên Trung ương Đảng Lao động VN/ Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1960-1976, và một lần nữa từ năm 1982-1986.
  8. Một bản đã chỉnh sửa về cuộc hội đàm này đã được đăng tải ở Bắc Kinh vào năm 1994 (Mao Trạch Đông wenxuan waijiao, trang 580-583). Phiên bản này có nội dung như sau:

– Mao Trạch Đông: Do thời gian gần đây không có trận đánh nào, các ông có ý định thương lượng với người Mỹ. Các ông có quyền thương lượng, nhưng rất khó để làm cho Mỹ rút quân thông qua đàm phán. Mỹ cũng muốn thương lượng với các ông, bởi vì họ đang ở trong một tình thế khó xử. Họ phải đối phó với các vấn đề trong ba khu vực: thứ nhất là châu Mỹ – nước Mỹ, thứ hai là châu Âu, và thứ ba là châu Á. Vài năm qua, Mỹ đã đưa các lực lượng chính đóng quân ở châu Á và đã tạo ra sự mất cân bằng. Về vấn đề này, các nhà tư bản Mỹ đầu tư ở châu Âu không hài lòng. Hơn nữa, trong lịch sử, Mỹ luôn để cho các nước khác đánh trước, họ sẽ nhảy vào lúc nửa chừng. Chỉ sau Đệ nhị Thế chiến, Mỹ bắt đầu đi đầu trong chiến đấu, trước tiên là Chiến tranh Triều Tiên và sau đó là chiến tranh Việt Nam.

Ở Việt Nam, Mỹ đang dẫn đầu, nhưng chỉ một số nhỏ của các nước khác đi theo. Cho dù đây là cuộc chiến đặc biệt hay một cuộc chiến giới hạn, Mỹ hoàn toàn hết lòng cho cuộc chiến. Bây giờ họ không có khả năng chú ý đến các nước khác. Chẳng hạn như, quân đội của họ ở châu Âu phàn nàn, nói rằng thiếu hụt nhân lực và những người lính có kinh nghiệm và những người chỉ huy đã bị loại bỏ và các trang thiết bị tốt hơn đã bị di dời. Mỹ cũng đã bố trí lại quân lính từ Nhật Bản, Nam Hàn, và các khu vực khác của châu Á. Mỹ nói rằng dân số của họ có 200 triệu người? Nhưng họ không thể chịu đựng cuộc chiến tranh. Họ chỉ gửi đi có vài ngàn quân. Có sự giới hạn trong quân lính của họ.

Sau khi chiến đấu hơn một chục năm, các ông không chỉ nghĩ về những khó khăn của riêng mình. Các ông cũng nên nhìn vào những khó khăn của đối phương. Đã 23 năm kể từ khi Nhật đầu hàng hồi năm 1945, nhưng đất nước của các ông vẫn còn tồn tại. Ba nước đế quốc đã đưa quân xâm lược, chống lại các ông: Nhật Bản, Pháp, và Mỹ. Nhưng đất nước ông không chỉ sống sót mà còn phát triển.

Dĩ nhiên, chủ nghĩa đế quốc muốn đánh. Một trong những mục đích chiến tranh của họ là dập tắt ngọn lửa. Một đám cháy đã bắt đầu ở nước các ông, và chủ nghĩa đế quốc muốn dập lửa. Mục đích thứ hai là kiếm tiền thông qua sản xuất vũ khí. Để dập tắt ngọn lửa thì phải sản xuất máy dập lửa, điều này sẽ mang lại lợi nhuận. Hàng năm Mỹ tiêu trên 30 tỷ đô ở nước các ông.

Tục lệ của người Mỹ là không đánh cuộc chiến lâu dài. Những cuộc chiến họ đã chiến đấu, trung bình khoảng 4-5 năm. Đám cháy ở nước các ông không thể dập. Ngược lại, nó đã lan rộng. Các nhà tư bản ở Mỹ bị chia thành phe phái. Khi phe này kiếm được lợi nhuận nhiều hơn và phe kia kiếm được lợi nhuận ít hơn, sự mất cân bằng trong việc chia chiến lợi phẩm sẽ xảy ra và rắc rối sẽ bắt đầu trong nước. Những mâu thuẫn này cần được khai thác. Các nhà tư bản độc quyền kiếm được ít tiền không sẵn sàng tiếp tục chiến tranh. Mâu thuẫn này có thể được phát hiện trong các bài diễn văn bầu cử được hai phe thực hiện. Đặc biệt, nhà báo Mỹ, Walter Lippmann, đã đăng một bài báo gần đây, cảnh báo không để rơi vào cái bẫy khác. Ông ấy nói rằng Mỹ đã rơi vào một cái bẫy ở Việt Nam và rằng vấn đề hiện nay là làm cách nào để leo ra khỏi cái bẫy này. Ông ấy sợ rằng Mỹ có thể đã rơi vào những cái bẫy của họ. Vì vậy, mục tiêu của các ông là đầy hứa hẹn.

Năm 1964, tôi có trò chuyện với chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hàng Châu. Lúc đó, Mỹ đã nối lại các cuộc tấn công ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đã không gia hạn ném bom. Tôi nói rằng Mỹ có thể kết thúc chiến tranh năm đó bởi vì đó là năm bầu cử ở Mỹ. Bất kỳ tổng thống nào lên cầm quyền, ông ta sẽ gặp phải vấn đề là liệu Mỹ có nên tiếp tục cuộc chiến tranh hay rút quân bây giờ. Tôi tin rằng những khó khăn mà Mỹ phải đối mặt sẽ tăng nếu họ tiếp tục cuộc chiến. Tất cả các nước ở châu Âu không tham gia cuộc chiến này.

Tình trạng này khác hẳn với chiến tranh Triều Tiên. Có lẽ Nhật Bản sẽ không tham chiến. Nhật có thể trợ giúp về kinh tế vì họ có thể kiếm tiền bằng cách sản xuất đạn dược. Tôi nghĩ người Mỹ đánh giá cao sức mạnh của họ trong quá khứ. Bây giờ Mỹ lặp đi lặp lại cách thực hành của họ trong quá khứ bằng cách kéo căng lực lượng của họ. Không chỉ chúng tôi nói điều này, Nixon cũng đã nói như vậy. Mỹ đã kéo căng lực lượng của họ không chỉ ở châu Mỹ và châu Âu, mà còn ở châu Á. Lúc đầu, tôi không tin rằng Mỹ sẽ tấn công miền Bắc Việt Nam. Sau đó Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, chứng tỏ lời nói của tôi không chính xác. Bây giờ Mỹ đã ngừng ném bom. Lời nói của tôi, một lần nữa, chính xác. Có lẽ Mỹ sẽ tiếp tục ném bom, chứng tỏ lời nói của tôi không chính xác lần thứ hai. Nhưng cuối cùng lời của tôi sẽ chứng minh chính xác: Mỹ đã ngừng ném bom. Vì vậy, tôi tin rằng các ông làm một số kế hoạch đối phó những tình huống bất ngờ cũng đúng thôi.

Tóm lại, trong những năm qua, quân đội Mỹ không xâm lược miền Bắc Việt Nam. Mỹ đã không phong tỏa Hải Phòng cũng không ném bom thành phố Hà Nội. Mỹ đã để dành một phương pháp. Có lúc họ tuyên bố rằng họ sẽ thực hành một (chính sách) ‘truy kích nóng’. Nhưng khi máy bay của các ông đã bay trên đất nước chúng tôi, Mỹ đã không thực hiện việc ‘truy kích nóng’. Do đó, Mỹ đã đánh lừa. Họ không bao giờ nhắc đến thực tế là máy bay của các ông đã sử dụng sân bay của chúng tôi. Lấy một ví dụ khác. Trung Quốc có rất nhiều người làm việc tại nước các ông. Mỹ biết điều đó, nhưng chưa bao giờ đề cập đến, như thể điều đó không hề tồn tại.

Về những người còn lại Trung Quốc đã gửi qua đất nước của các ông, những người không còn cần thiết, chúng tôi có thể cho rút họ về. Các ông đã thảo luận vấn đề này chưa? Nếu Mỹ đến nữa, chúng tôi cũng sẽ gửi mọi người đến cho các ông. Làm ơn thảo luận về vấn đề này để xem các đơn vị nào của Trung Quốc mà các ông muốn giữ. Hãy giữ lại những đơn vị nào có ích cho các ông. Chúng tôi sẽ rút hết các đơn vị mà các ông không sử dụng. Chúng tôi sẽ gửi tới cho các ông nếu các ông cần họ trong tương lai. Điều này cũng giống như máy bay của các ông đã sử dụng sân bay Trung Quốc: sử dụng chúng nếu các ông cần và không sử dụng nếu các ông không cần. Cách làm việc là như vậy.

Tôi ủng hộ chính sách của các ông, chiến đấu trong khi đàm phán. Một số đồng chí của chúng tôi lo sợ rằng các ông có thể bị người Mỹ lừa gạt. Tôi nghĩ các ông sẽ không bị. Phải chăng đàm phán cũng giống như chiến đấu? Chúng tôi có thể có được kinh nghiệm và biết các khuôn mẫu qua chiến đấu. Đôi khi người ta không thể không bị lừa. Như các ông đã nói rằng, người Mỹ không giữ lời. Johnson đã từng nói công khai rằng, ngay cả các thỏa thuận đôi khi không có giá trị. Nhưng mọi thứ đều có quy luật của nó. Lấy các cuộc đàm phán của các ông làm ví dụ, các ông định thương lượng trong một trăm năm? Thủ tướng của chúng tôi đã nói rằng, nếu Nixon tiếp tục các cuộc đàm phán thêm hai năm nữa và vấn đề không được giải quyết, ông ta sẽ gặp khó khăn trong việc giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ nữa.

Thêm một điểm nữa, chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam sợ Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Một số người ở Mỹ đã chỉ ra rằng, chính phủ thực sự hiệu quả cho dân chúng miền Nam Việt Nam không phải là chính phủ Sài Gòn, mà là Mặt trận Giải phóng. Đây không phải là lời tuyên bố được cho là của người nào trong Quốc hội Mỹ. Đây là tin tức từ các nhà báo, nhưng tên của người nói đã không được xác định. Tuyên bố này được quy cho một cá nhân của cái gọi là chính phủ Mỹ. Tuyên bố đặt ra một câu hỏi: Ai đại diện cho chính phủ có uy tín thực sự tại miền Nam Việt Nam? Nguyễn Văn Thiệu hay Nguyễn Hữu Thọ? Vì vậy mặc dù Mỹ công khai ca ngợi Nguyễn Văn Thiệu, nói rằng ông ta sẽ không đi đến Paris để tham dự các cuộc đàm phán, thực ra, họ nhận ra rằng, vấn đề không thể được giải quyết nếu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không tham gia các cuộc đàm phán.

247- Chiến dịch Kudzu 2 (tỉnh Định Tường) (20-11 đến 16-12-1968)

Từ ngày 20-11 đến 16-12-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn 3/47, 4/47, 3/60 mở chiến dịch Kudzu 2, liên tục tuần tra tìm quét quân Việt Cộng và bảo vệ an ninh căn cứ Đồng Tâm tại tỉnh Định Tường.

248- Chiến dịch Double Eagles 1, 2, 3 (tỉnh Bình Thuận) (23-11-1968 đến 4-1-1969)

Từ tháng 11-1968, Chiến đoàn South Mỹ phối hợp với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa mở một loạt chiến dịch Double Eagle tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Trong đó, chiến dịch đầu tiên mang mật danh Double Eagles 1 diễn ra từ ngày 23-11 đến 4-12. Tiểu đoàn 3/506 bộ binh và Đại đội B/7/17 kỵ binh Mỹ đã phối hợp với Tiểu đoàn 3/44 của Sư đoàn 23 bộ binh VNCH lùng sục truy quét cộng quân tại khu vực cách xã Lương Sơn 10 cây số về phía bắc.

Đêm 25-11, cộng quân Quân khu 6 tấn công vào căn cứ Sông Mao đang do 1 tiểu đoàn và 1 đại đội bộ binh, 1 chi đoàn và 1 chi đội thiết giáp VNCH, 1 đại đội kỵ binh không vận Mỹ trấn giữ. Sau hơn 10 giờ giao tranh, căn cứ Sông Mao thất thủ, tổn thất 1 sở chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn với số quân Mỹ chết 23, bị thương 38, quân VNCH chết 162, bị thương 198, bị bắt 11, số còn lại rút bỏ căn cứ, thiệt hại 18 xe quân sự. Cộng quân chết 395, bị thương 510.

Đến chiều 25-11, một trung đoàn quân Mỹ từ Phan Thiết tổ chức không vận và pháo kích tấn công vào căn cứ. Trưa 26-11, cộng quân rút lui khỏi căn cứ Sông Mao với quân số 168 chết, 243 bị thương, 27 bị bắt. Quân Mỹ chết 25, bị thương 58, thiệt hại 8 trực thăng, 11 xe quân sự.

Từ ngày 5 đến 12-12-1968, Chiến đoàn South Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/506 bộ binh phối hợp với hai tiểu đoàn 1/44, 3/44 của Sư đoàn 23 bộ binh VNCH mở chiến dịch Double Eagles 2, hành quân do thám tung tích cộng quân tại địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ ngày 17-12-1968 đến 4-1-1969, Chiến đoàn South Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/506 bộ binh phối hợp với Tiểu đoàn 1/44 của Sư đoàn 23 bộ binh VNCH mở chiến dịch Double Eagles 3, hành quân do thám địch tình cộng quân tại khu vực cách quận lỵ Sông Mao, tỉnh Bình Thuận 12 cây số về phía tây bắc.

249- Chiến dịch Piedmont Swift (tỉnh Hậu Nghĩa) (24 đến 30-11-1968)

Từ ngày 24 đến 30-11-1968, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ mở chiến dịch Piedmont Swift, tìm quét cộng quân tại tỉnh Hậu Nghĩa, từ quận lỵ Đức Huệ tới Gò Dầu Hạ, cắt đứt các tuyến đường xâm nhập của cộng quân từ khu vực Cánh Thiên Thần trên đất Cambodia sang lãnh thổ Việt Nam.

250- Giao tranh ở tỉnh Bình Long (27 đến 29-11-1968)

Ngày 25-11-1968, Bộ chỉ huy Các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam ra mệnh lệnh: thực hiện quét sạch bọn ác ôn ngoan cố ở cơ sở, làm tan rã các đội bình định nông thôn, tiêu diệt các toán Phượng hoàng và các tổ chức gián điệp do thám của địch, giữ vững và phát triển vùng giải phóng.

Liên tiếp các đêm 27, 28, 29-11-1968, cộng quân Đông Nam Bộ và tỉnh Thủ Dầu Một mở các đợt pháo kích và tấn công vào quận lỵ Lộc Ninh (tỉnh Bình Long) và giao tranh 11 trận lớn nhỏ với quân đồng minh gồm 5 đại đội Mỹ và 3 tiểu đoàn VNCH trấn giữ. Kết quả, quân Mỹ chết 5, bị thương 98; quân VNCH chết 43, bị thương 180. Cộng quân chết 308, bị thương 473.

251- Chiến dịch Dawson River (tỉnh Quảng Trị) (28-11-1968 đến 27-1-1969)

Ngày 28-11-1968, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ đổi tên chiến dịch Dawson River Afton thành chiến dịch Dawson River, đồng thời mở rộng phạm vi hành quân tới thung lũng Ba Lòng, từ xã Ba Lòng tới Cà Lu, thuộc tỉnh Quảng Trị. Chiến dịch Dawson River do hai tiểu đoàn 1/9, 2/9 thực hiện cho tới ngày 27-1-1969.

252- Một số tình hình trong tháng 12-1968

Ngày 24-12-1968, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố ngừng bắn 24 giờ kể từ 18 giờ chiều 24-12 để dân chúng vui đón lễ Thiên chúa giáng sinh.

Các đơn vị Mỹ sang Việt Nam trong tháng 12-1968 gồm: Tiểu đoàn 78 bộ binh biệt lập (15-12, đóng tại Phú Lợi); Tiểu đoàn 79 bộ binh biệt lập (15-12, đóng tại Ái Tử); Đại đội A/377 pháo binh không quân (20-12, đóng tại Camp Eagle); Phi đoàn 17 hành quân đặc biệt (20-12, đóng tại Nha Trang); Đại đội D/151 bộ binh viễn thám (30-12, đóng tại Long Bình). Đơn vị Mỹ rời Việt Nam gồm: Đại đội F/51 bộ binh viễn thám (26-12).

Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân trong tháng gồm: Tiểu đoàn 3/11 thiết kỵ chuyển tới Blackhorse (3-12); Tiểu đoàn 4/39 bộ binh chuyển tới Mỹ Điền (6-12); Sở chỉ huy Trung đoàn 3 thủy quân lục chiến chuyển tới An Hòa (13-12); Các tiểu đoàn TQLC 1/3, 3/3 chuyển tới An Hòa (13-12); Sở chỉ huy Trung đoàn 4 TQLC chuyển tới Cam Lộ; Đại đội F/16 pháo binh chuyển tới Quản Lợi; Đại đội 147 không yễm chuyển tới Đồng Tâm; Tiểu đoàn 35 công binh chiến đấu chuyển tới Bình Thủy (30-12); Phi đoàn 362 trực thăng TQLC chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ thay cho Phi đoàn 363 trực thăng TQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ (8-12); Phi đoàn 164 trực thăng TQLC chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ thay cho Phi đoàn 165 trực thăng TQLC rút khỏi Chiến đoàn đổ bộ (28-12).

253- Chiến dịch Green (tỉnh Quảng Trị) (1 đến 30-12-1968)

Từ ngày 1 đến 30-12-1968, Bộ tư lệnh Lực lượng 3 thủy bộ Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1 thủy xa mở chiến dịch Green, tìm quét cộng quân tại khu vực Mỹ Lộc và Cửa Việt, ven biển đông bắc tỉnh Quảng Trị.

254- Chiến dịch Victory Dragon 6 (tỉnh Quảng Nam) (1-12-1968 đến 3-1-1969)

Từ ngày 1-12-1968 đến 3-1-1969, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến Hàn Quốc mở chiến dịch Victory Dragon 6, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

255- Các chiến dịch Dok Su Ri Jae Gu 17, Dok Su Ri Bi Ho 17-2, Dok Su Ri Jae Gu 18, Dok Su Ri Bun Kae 68-5 (tỉnh Bình Định, Phú Yên) (1-12-1968 đến 15-1-1969)

Trong tháng 12-1968, Sư đoàn bộ binh Thủ Đô (Mãnh Hổ) Hàn Quốc mở liên tiếp các chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.

– chỉ huy hai tiểu đoàn 1 và 3/Trung đoàn 1 mở chiến dịch Dok Su Ri Jae Gu 17 từ ngày 1 đến 21-12, tại khu vực núi Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách quận lỵ Phù Cát 10 cây số về phía đông bắc.

– chỉ huy Trung đoàn 26 mở chiến dịch Dok Su Ri Bi Ho 17-2, từ 4 đến 16-12 tại Phú Yên.

– chỉ huy Trung đoàn 1 bộ binh mở chiến dịch Dok Su Ri Jae Gu 18 từ ngày 22 đến 29-12-1968 tại tỉnh Bình Định.

– chỉ huy Trung đoàn kỵ binh, Tiểu đoàn 1/Trung đoàn 1 bộ binh, Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 26 bộ binh, mở chiến dịch Dok Su Ri Bun Kae 68-5 từ ngày 23-12-1968 đến 15-1-1969 tại Bình Định.

256- Chiến dịch Speedy Express (tỉnh Định Tường, Kiến Hòa,Vĩnh Bình) (1-12-1968 đến 31-5-1969)

Sau khi rút khỏi chiến dịch Quyết Chiến, Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ bắt đầu mở một chiến dịch hành quân mùa khô để hỗ trợ cho chương trình bình định cấp tốc tại đồng bằng sông Cửu Long. Chiến dịch mang tên Speedy Express, do hai lữ đoàn 1 và 2 diễn ra tại các tỉnh Định Tường, Kiến Hòa và bắc Vĩnh Bình từ ngày 1-12-1968 đến 31-5-1969. Trong chiến dịch, cộng quân chết tổng cộng 10.899 quân. Pha 1 chiến dịch tập trung bình định nông thôn tại quận Hàm Long phía tây tỉnh Kiến Hòa.

Trong hai ngày 11 và 12-3-1969, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 9 Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/39 hành quân tại khu vực cách căn cứ dân vệ Mỹ Phước Tây 5 cây số về phía tây.

257- Giao tranh ở tỉnh Bình Dương (1-12-1968)

Sau loạt trận ở Lộc Ninh, đêm 1-12-1968, cộng quân Đông Nam Bộ và tỉnh Thủ Dầu Một tiếp tục pháo kích và tấn công vào căn cứ Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ ở Rạch Kiến, gần quận lỵ Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đến sáng 1-12, cộng quân rút lui. Kết quả, quân Mỹ chết 4, bị thương 55. Cộng quân bỏ lại trận 46 xác và 37 thương binh.

258- Chiến dịch Hardin Falls (tỉnh Quảng Tín) (2-12-1968 đến 28-2-1969)

Từ ngày 2-12-1968 đến 28-2-1969, Sư đoàn Americal Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/1 kỵ binh, Tiểu đoàn 1/46 bộ binh và Tiểu đoàn 26 công binh mở chiến dịch Hardin Falls, hỗ trợ chương trình bình định cấp tốc tại địa bàn cách quận lỵ Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín 10 cây số về phía nam-tây nam.

259- Các chiến dịch Boundary Rider, Goodwood, King Hit (tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy) (3-12-1968 đến 17-2-1969)

Từ ngày 3-12-1968 đến 17-2-1969, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy hai tiểu đoàn 1 và 9 mở chiến dịch Goodwood, hành quân do thám địch tình quân Việt Cộng tại phía tây mật khu Hát Dịch, phía đông quốc lộ 15 thuộc địa bàn tỉnh Biên Hòa.

Trong hai ngày 10 và 11-12-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 9 mở chiến dịch King Hit, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm quân Việt Cộng tại xã An Nhựt ở giữa Bà Rịa và Đất Đỏ thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 12-12-1968, Phân đội 4/Trung đoàn không vụ đặc biệt Tân Tây Lan tới Việt Nam và phiên chế vào Trung đoàn 2 không vụ đặc biệt Úc đóng tại căn cứ Núi Đất.

Từ ngày 27 đến 31-12-1968, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 9 mở chiến dịch Boundary Rider, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phước Tuy.

260- Đấu tranh chánh trị (tháng 12-1968)

Thực hiện kế hoạch đấu tranh chánh trị của Trung ương cục miền Nam, trong tháng 12-1968, mật vụ cộng quân nằm vùng tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình ở các vùng đô thị miền Nam.

Ngày 4-12, Việt Cộng tổ chức 400 nông dân ở Cần Thơ xuống đường biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh, quân Mỹ rút về nước, để cho người Việt Nam được tự quyết định công việc của mình.

Ngày 24-12, cộng quân Sài Gòn – Gia Định tổ chức 1.500 sinh viên các trường đại học Sư phạm, Y khoa, Văn khoa, Nông lâm súc, Vạn Hạnh và khoảng 1.000 học sinh các trường trung học xuống đường biểu tình, tuần hành đòi lật đổ chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ – Trần Văn Hương, đòi quân Mỹ rút hết về nước.

Ngày 28-12, cộng quân tổ chức cho hơn 1.000 công nhân, lao động tại căn cứ Đồng Dù (quận Củ Chi tỉnh Bình Dương) bãi công đòi tăng lương và làm chậm trễ công trình xây dựng tại khu vực căn cứ Đồng Dù theo kế hoạch, đồng thời đòi chánh quyền chấm dứt chiến tranh, đòi quân Mỹ rút hết về nước.

261- Các chiến dịch Fayette Canyon, Hưng Quảng/1/81B, Lê Lợi 1, Taylor Common, Valiant Hunt (tỉnh Quảng Nam) (6-12-1968 đến 7-3-1969)

Từ ngày 6-12-1968 đến 7-3-1969, Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ mở một chiến dịch tìm quét quy mô lớn mật danh Taylor Common, nhằm tiêu diệt mật khu 112 Việt Cộng ở phía tây nam khu lòng chảo An Hòa, tỉnh Quảng Nam.

Pha một chiến dịch bắt đầu với việc Trung đoàn 5 TQLC và Tiểu đoàn đổ bộ 2/7 kết thúc chiến dịch Meade River để tập trung 6 tiểu đoàn 1/5, 2/5, 3/5, 2/7, 2/26, 3/26, liên tục tuần tra bảo vệ an ninh tuyến quốc lộ từ quận lỵ Đại Lộc tới An Hòa. Sau khi Trung đoàn 3 TQLC với ba tiểu đoàn 1/3, 2/3, 3/3 kéo đến An Hòa ngày 13-12, lực lượng phối hợp mang mật danh Chiến đoàn Yankee đã mở cuộc tập kích đường không xuống mật khu 112 dọc theo sông Thu Bồn và quét mạnh về phía Sông Cái và Arizona Territory để tiêu diệt cộng quân và triệt hạ hoàn toàn mật cứ. Trong chiến dịch, cộng quân bỏ lại trận 1.299 xác và thương binh.

Từ ngày 8 đến 10-12-1968, Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở chiến dịch Hưng Quảng/1/81B, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Từ ngày 8-12-1968 đến 10-2-1969, Liên đoàn 1 biệt động quân chỉ huy ba tiểu đoàn 21, 37, 39 mở chiến dịch bình định cấp tốc Lê Lợi 1, thực hiện bình định tại khu vực Arizona Territory ở phía tây bắc An Hòa, và cũng để hỗ trợ phối hợp với chiến dịch Taylor Common của quân Mỹ.

Từ ngày 15-12-1968 đến 5-1-1969, Chiến đoàn đổ bộ Alpha Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/26 TQLC mở chiến dịch Valiant Hunt, đổ bộ lên phía nam hòn Barrier phía đông nam tỉnh lỵ Hội An để tìm quét quân Việt Cộng.

Từ ngày 15-12-1968 đến 28-2-1969, Lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ/Sư đoàn Americal Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn 2/1, 4/31, 1/46 mở chiến dịch Fayette Canyon, để hỗ trợ cho chiến dịch Taylor Common, tập kích vào thung lũng Antenna thuộc tỉnh Quảng Nam, cách An Hòa 12 cây số về phía tây nam. Chỉ tính trong chiến dịch Fayette Canyon, quân Mỹ chết 72; quân Việt Cộng bỏ lại trận 322 xác.

262- Chiến dịch Robin Hood (tỉnh Quảng Ngãi) (6 đến 12-12-1968)

Từ ngày 6 đến 13-12-1968, Lực lượng 1 xung kích cơ động MIKE Mỹ chỉ huy Biệt đội A-111 mở chiến dịch Robin Hood, hành quân truy tìm tung tích quân Việt Cộng tại thung lũng Sông Na, tỉnh Quảng Ngãi, cách căn cứ dân vệ Ba Tơ 8 cây số về phía đông bắc, nhằm bẻ gãy từ trước một cuộc chuẩn bị tấn công vào căn cứ này theo tin tình báo cung cấp.

263- Chiến dịch Giant Slingshot/Trần Hưng Đạo 2 (các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Kiến Tường) (6-12-1968 đến 31-7-1971)

Từ ngày 6-12-1968 đến 31-7-1971, liên quân Việt-Mỹ thực hiện chiến dịch phối hợp ngăn chặn thứ ba của Kế hoạch SEALORDS, mang mật danh là Giant Slingshot/Trần Hưng Đạo 2 tại địa bàn bốn tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An và Kiến Tường. Hai chiến đoàn 116 và 117 của Hải quân Mỹ phối hợp với Vùng sông ngòi Việt Nam Cộng Hòa cho giang thuyền liên tục tuần tra trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây để cắt đứt mọi tuyến xâm nhập của quân Việt Cộng từ khu Mỏ Vẹt, Cambodia vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Quân đồng minh đã lập một hàng rào phòng tuyến ngăn chặn hiệu quả bắt đầu từ Bến Sỏi (cách tỉnh lỵ Tây Ninh 6 cây số về phía tây nam), kéo dài đến sông Vàm Cỏ Đông qua Gò Dầu Hạ, Bàu Trai, Bến Lức, tới ngã tư sông giao nhau với sông Vàm Cỏ Tây rồi tiếp tục chảy qua Tân An, Tuyên Nhơn, Mộc Hóa.

264- Chiến dịch Marshall Mountain (tỉnh Quảng Trị) (9-12-1968 đến 28-2-1969)

Từ ngày 9-12-1968 đến 28-2-1969, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ phối hợp với Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Marshall Mountain tại cùng địa bàn với chiến dịch Napoleon/Sline, để bình định dọc theo dãi bờ biển phía đông tỉnh Quảng Trị.

265- Các chiến dịch Phú Vang 4, Rawlins Valley, Todd Forest (tỉnh Thừa Thiên) (12-12-1968 đến 13-1-1969)

Từ ngày 12-12-1968 đến 9-1-1969, Trung đoàn 54/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Tiểu đoàn 1/501 của Sư đoàn 101 không vận Mỹ mở chiến dịch Phú Vang 4, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm quân Việt Cộng tại quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thị xã Huế 13 cây số về hướng đông nam.

Từ ngày 16 đến 24-12-1968, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 không vận Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn 3/187 và 1/506, phối hợp với Trung đoàn 3/Sư đoàn 1 bộ binh VNCH mở chiến dịch Rawlins Valley, tìm quét quân Việt Cộng tại thung lũng Sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên, cách quận lỵ Nam Hòa 15 cây số về phía tây nam.

Từ ngày 31-12-1968 đến 13-1-1969, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/506 phối hợp với một tiểu đoàn của Trung đoàn 3/Sư đoàn 1 VNCH mở chiến dịch Todd Forest, hành quân do thám địch tình cộng quân tại thung lũng Sông Bồ, thuộc tỉnh Thừa Thiên, cách thị xã Huế 15 cây số về phía tây nam.

266- Chiến dịch Quyết Chiến/9/38 (tỉnh Vĩnh Bình) (13 đến 19-12-1968)

Từ ngày 13 đến 19-12-1968, Sư đoàn 9 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Quyết Chiến/9/38, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Bình.

267- Chiến dịch Navajo Warhorse (tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Tây Ninh) (15-12-1968 đến 16-1-1969)

Từ ngày 15-12-1968 đến 16-1-1969, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn 1/7, 1/8 mở chiến dịch Navajo Warhorse, tìm quét quân Việt Cộng dọc theo khu vực Cánh Thiên Thần và Mỏ Vẹt, đứng giạng chân theo đường ranh giới giữa Vùng 3 và Vùng 4 chiến thuật, giữa ba quận Tuyên Nhơn (tỉnh Kiến Tường), Đức Huệ (tỉnh Hậu Nghĩa) và Gò Dầu Hạ (tỉnh Tây Ninh), đồng thời thực hiện phối hợp chiến thuật cơ động đường không với lực lượng giang thuyền trong chiến dịch Giant Slingshot.

Ngày 17-12, một đoàn quân xa Mỹ bị phục kích trên tỉnh lộ Tây Ninh, gần biên giới Cambodia. Sư đoàn 1 kỵ binh cho một đơn vị bộ chiến trực thăng vận tiếp ứng. Quân Mỹ chết 5, bị thương 11, cháy 4 xe. Cộng quân bỏ lại trận 38 xác chết và 65 thương binh.

Ngày 22-12, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 kỵ binh đụng độ với cộng quân tại vị trí cách Gò Dầu Hạ, tỉnh Tây Ninh 11 cây số về phía Tây. Quân Mỹ chết 17, bị thương 12. Cộng quân bị đánh bật sang Cambodia, chết 81, bị thương 105, bị thu 34 súng cộng đồng, 165 lựu đạn, 19.000 viên đạn.

Lữ đoàn 1/1 kỵ binh đã đánh chiếm các căn cứ cộng quân tại phía đông tỉnh Tây Ninh, tịch thu hàng trăm tấn võ khí, đạn dược. Các đường mòn vận chuyển của cộng quân khắp Vùng 3 cũng bị triệt phá, thu nhiều võ khí, thiết bị. Chỉ huy Sư đoàn 1 kỵ binh cũng điều Lữ đoàn 2 hành quân cắm sâu vào phía nam vùng Lưỡi Câu, Lữ đoàn 3 thọc sâu vào Chiến khu Đ, triệt phá hệ thống tiếp vận tại chỗ, buộc các đơn vị cộng quân phải phân tán thành các đơn vị nhỏ để lần hồi tiêu diệt, làm cho hệ thống hậu cần tại chổ của cộng quân Khu 7 hoàn toàn bị tê liệt trong vài tháng đầu năm 1969.

268- Chiến dịch Silver Mace, U Minh 2 (tỉnh An Xuyên, Kiên Giang) (16-12 đến 6-1-1969)

Từ ngày 16 đến 23-12-1968, quân Mỹ gồm hai chiến đoàn 115, 116 Hải quân, hai biệt đội A-403, 404 thuộc Lực lượng xung kích cơ động MIKE, đã mở chiến dịch Silver Mace, tìm quét quân Việt Cộng đang ẩn náu và đánh phá tại khu vực cửa sông Cửa Lớn tại bán đảo Cà Mau. Xuất phát từ căn cứ Bình Thủy, Cần Thơ, quân Mỹ đã tiến quân theo đường sông và đường biển tới địa bàn chiến dịch.

Từ ngày 22-12-1968 đến 6-1-1969, Sư đoàn 21 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với quân Mỹ mở cuộc hành quân U Minh 2, truy quét cộng quân tại khu vực rừng U Minh thuộc hai tỉnh Kiên Giang và An Xuyên. Sau nửa tháng hành quân, quân đồng minh đã đụng độ và giao tranh với cộng quân Tây Nam bộ 68 trận lớn nhỏ. Kết quả, quân Mỹ chết 13, bị thương 74; quân VNCH chết 161, bị thương 525; thiệt hại 32 tàu chiến, 7 máy bay. Cộng quân chết 637, bị thương 1.060, bị bắt và ra hàng 81, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự và kho tàng.

269- Chiến dịch Quyết Chiến/BK/44/55 (tỉnh Châu Đốc) (23-12-1968 đến 4-3-1969)

Từ ngày 23-12-1968 đến 4-3-1969, Bộ tư lệnh Biệt khu 44 Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Quyết Chiến/BK/44/55, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Châu Đốc.

270- Giao tranh ở tỉnh Darlac (28-12-1968)

Đêm 28-12-1968, cộng quân Tây Nguyên và tỉnh Đắc Lắc đồng loạt tấn công vào vị trí quân đồng minh tại quận lỵ và chi khu quân sự Buôn Hồ (tỉnh Darlac). Sau 45 phút chiến đấu, cộng quân rút lui. Kết quả, quân Mỹ chết 4, bị thương 6; quân VNCH chết 37, bị thương 176; thiệt hại 12 đại bác và súng cối, 8 lô cốt, 3 bồn xăng. Cộng quân bỏ lại trận 232 xác và 131 thương binh.

271- Tình hình tại đồng bằng sông Cửu Long cuối năm 1968

Sau cuộc phản kích thắng lợi Mậu Thân 1968, liên quân Mỹ-Việt nỗ lực bình định đồng bằng sông Cửu Long. Quân Việt Nam Cộng Hòa mở liên tục các chiến dịch bình định đặc biệt, bình định cấp tốc, gom dân vào các địa bàn bảo vệ, đóng thêm 1.000 đồn bót, đánh bật cán binh Việt Cộng ra khỏi địa bàn dân cư.

Nếu trước nay quân Mỹ hoạt động chủ yếu ở các quân khu 1, 2, 3, thì từ năm 1968 đã tăng cường hoạt động ở miền Tây. Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ và hai lữ đoàn Mỹ kéo về các tỉnh Long An, Định Tường, Kiến Hòa. Bộ tư lệnh Sư đoàn 9 Mỹ chuyển từ Long Thành (tỉnh Biên Hòa) xuống căn cứ Đồng Tâm (tỉnh Định Tường). Mỹ cũng thành lập Lực lượng Giang thuyền lưu động và các toán biệt kích người nhái SEAL thuộc Hải quân Mỹ, hoạt động trong khu vực Rừng Sác (Cần Giờ, tỉnh Gia Định) và miền Tây Nam Phần.

Mỹ cũng xây dựng một căn cứ quân sự lớn tại Đồng Tâm, ở phía tây tỉnh lỵ Mỹ Tho giáp sông Tiền và quốc lộ 4. Giang đoàn 117 xung phong của Hải quân Mỹ và Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 Mỹ cũng phối hợp thành Lực lượng Giang thuyền lưu động, hoạt động trên khắp vùng thủy lộ miền Tây, sử dụng những căn cứ nổi tự hành cỡ lớn. Quân Mỹ cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị Việt Nam như Vùng 4 sông ngòi, các sư đoàn 7 và 21 bộ binh, Lữ đoàn Bravo thủy quân lục chiến trong các cuộc hành quân.

Cũng giống như tại các quân khu 1, 2, 3, Lực lượng đặc biệt Mỹ cũng thành lập một loạt tám trại dân vệ dọc theo biên giới của Quân khu 4 từ Đồng Tháp Mười đến Hà Tiên, như Thạnh Trị, Tuyên Nhơn, Cái Cái, Bình Thành Thôn, Chi Lăng, Ba Xoài, Vĩnh Gia, Tô Châu, sau đó các căn cứ này được chuyển giao cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hình thành 8 tiểu đoàn biệt động quân biên phòng, trực thuộc Biệt khu 44.

Theo báo cáo của Khu uỷ cộng sản Khu 9, trong số 250 xã ở miền Tây đến cuối năm 1968 có 50 xã hoàn toàn sạch bóng cộng quân, 40 xã chỉ còn từ một đến hai đảng viên, số còn lại đều nằm im không dám hoạt động mạnh. Các trung đoàn chủ lực cũng bị đánh hầu như tan rã phải rút phân tán sâu vào các vùng Trà Vinh, U Minh, Đồng Tháp Mười dưỡng quân. Số quân du kích sụt giảm nghiêm trọng, tân binh lại không bắt thêm được tại chỗ, ngay cả tại những xã thuộc vùng giải phóng, trong khi quân từ Bắc Việt đưa vào đang gặp khó do nhiều cung đường vận chuyển bị phá tan.

272- Thành lập Lực lượng Nhân dân tự vệ (năm 1968)

Lực lượng Nhân dân tự vệ thành lập từ năm 1968, thành phần thường chọn từ những người không thuộc diện quân dịch, như người được hoãn dịch (gia đình có quân nhân tại ngũ), người đã giải ngũ, người quá tuổi quân dịch, thương binh nhẹ giải ngũ… để có nhiệm vụ phòng vệ làng xã chống lại các toán thu thuế, bắt lính, tuyên truyền của quân Việt Cộng.

Cũng có nhiều người xin vào nhân dân tự vệ là để tránh ra mặt trận, và có một số ít nhân dân tự vệ bị tuyên truyền đi theo cộng quân, nhưng tuyệt đại đa số lực lượng này trở thành mối đe doạ nguy hiểm cho các toán công tác nằm vùng của cộng quân suốt từ 1968 đến 1975. Chẳng hạn tác giả Bill Laurie – trong bài viết ngày 18-3-2006 – đã trích dẫn một số sách báo cũ ở Mỹ về các tin chiến sự: Hai Việt Cộng đang bắt cóc một nhân dân tự vệ thì một nhân dân tự vệ khác xuất hiện, dùng súng M1 bắn chết hai Việt Cộng, thu được một súng AK47 và một súng lục 9 ly. Hoặc: Đêm nay cả hai ấp Prey Vang và Tahou bị Việt Cộng bắn súng nhỏ và B40. Nhân dân tự vệ đẩy lui hai toán trinh sát nhẹ. Hay: Một nhân dân tự vệ mới 18 tuổi là người bắn cháy chiếc xe tăng đầu tiên trong hàng mấy chục xe tăng T54 Việt Cộng bị bắn cháy tại chiến trường An Lộc năm 1972. Trong một báo cáo của Việt Cộng ghi: Chúng tăng cường các lực lượng bù nhìn, củng cố chính quyền bù nhìn và thiết lập mạng lưới tiền đồn cùng các lực lượng tự vệ bù nhìn ở nhiều làng xã. Chúng cung cấp thêm trang bị kỹ thuật và phương tiện lưu động cho lực lượng bù nhìn, thiết lập những tuyến phòng vệ, và dựng ra cả một hệ thống phòng thủ và đàn áp mới ở các khu vực đông dân cư. Kết quả là chúng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho lực lượng ta.

273- Tình hình đến ngày 31-12-1968

Tính chung trong năm 1968, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và quân Việt Cộng đã diễn ra hàng ngàn trận giao tranh lớn nhỏ. Quân VNCH chết (KIA) 20.482, bị thương (WIA) 109.580, bị bắt hoặc đào ngũ 520; quân Mỹ chết 14.314, bị thương 100.088, bị bắt 401. Quân Việt Cộng chết 289.358, bị thương 260.743, bị bắt hoặc ra hàng 29.094. Tổng thiệt hại 579.195 quân.

Tính đến ngày 31-12-1968, có hơn 495.000 binh sĩ Mỹ tại Việt Nam. Trong đó, Lục quân có 359.303 người; Thủy quân lục chiến có 80.716 người. Tổng số thương vong quân Mỹ tại Việt Nam từ năm 1959 đến 1968 là 30.610 KIA và 207.495 WIA. Trong năm 1968, trung bình mỗi tháng có hơn 1.000 người Mỹ thiệt mạng.

Quân số Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đến 31-12-1968 gồm 820.000 người. Tổn thất của quân VNCH tính từ năm 1965 đến hết 1968 là 88.343 KIA.

Đánh giá về các hoạt động của Lực lượng đồng minh Thế giới tự do tại Việt Nam cuối năm 1968, báo cáo của Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (USMACV) nêu rõ: Vào quý bốn, lực lượng đồng minh tại Vùng 2 chiến thuật đã mở các cuộc hành quân lớn khắp vùng để tiêu diệt quân địch và tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có thể đẩy mạnh chiến dịch Bình định cấp tốc. Thành phần chủ chốt trong các hoạt động toàn diện là các cuộc hành quân chiến thuật quy mô nhỏ. Thí dụ như, vào quý bốn… lực lượng Hàn Quốc đã tiến hành 195 cuộc hành quân quy mô nhỏ.

Ước tính có khoảng 150.000 binh sĩ từ Bắc Việt thâm nhập vào miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh trong năm 1968. Mặc dù Mỹ đã tiến hành trung bình 200 cuộc không kích mỗi ngày trong năm vào tuyến đường mòn Trường Sơn, nhưng cuối năm 1968, tại đây vẫn có 10.000 xe tải đang hoạt động trên đường vào bất kỳ thời điểm nào.

Trong năm 1968, quân Việt Cộng đã mở các chiến dịch đánh phá trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa: Đấu tranh chính trị (từ 12-67); Đường 9 – Khe Sanh (20-1); Quảng Đà (22-8); Samlot – Battambang (đầu tháng 2); Tây Nguyên (3-1); Tây Ninh 2 (17-8); Thượng Lào – Nậm Bạc (12-1); Tổng tấn công 1968 đợt 3 (17-8); Tổng tấn công Mậu Thân đợt 2 (4-5); Tổng tấn công Tết Mậu Thân đợt 1 (30-1); Xuân Hè 1968 (29-1)…

Trong năm 1968, quân đồng minh tại Việt Nam đã mở các chiến dịch hành quân: Adairsville (từ 31-1-1968); Akron 5 (10-1); Alamo (1-9); Alcorn Cove (21-3); Allen Brook (3-5); Allons (22-4); Altoona (13-1); An Truyền (8-8); Ares/7-68 (16-11); Ashgrove Tram (25-3); Atlas 1 (3-4); Attala (20-1); BK/44/7 (11-7); Badger Catch (23-1); Baek Joo 17 (6-7); Baek Ma 9 (11-10); Ballard (9-4); Ballistic Armor (22-1); Banjo Royce (8-6); Baxter Garden (19-4); Bẫy Rập Lớn 2 (11-1); Bi Ho 16 (20-8); Biên Hòa-Phước Tuy (5-10); Big Trap 2 (11-1-1968); Bình Tây 3/5 (15-9); Bình Tây 7 (18-8); Bình Tây 24/GĐ 3 (18-7); Bình Tây 42/9 (24-8); Bold Dragon 3 (17-3); Boundary Rider (27-12); Box Springs (16-3); Brilliant Dragon 1 (1-4); Brilliant Dragon 2 (17-4); Brilliant Dragon 3 (27-4); Brilliant Dragon 4 (19-5); Brilliant Dragon 5 (26-5); Burlington Trail (8-4); Cánh Đồng Chum (?-10); Capital (12-10); Carentan (3-3); Carentan 2 (1-4); Carlisle (3-4); Carrington 2 (1-4); Casey (20-1); Cầu Truồi (11-11); Champaign (20-3); Champaign Grove (3-9); Charger (25-6); Charlie (19-6); Charlton (12-4); Chattahoochee Swamp (19-6); Checkers (15-1); Clarksville (27-3); Clayton (20-2); Clearwater (1-1); Clifton Corral (15-4); Coburg (24-1); Cochise Green (30-3); Comanche Falls 1 (10-9); Comanche Falls 2 (3-10); Complete Victory 1 (8-4); Complete Victory 2 (1-6); Concordia Square (9-5); Cooktown Orchird (1-4); Coronado 10 (18-1); Coronado 11 (12-2); Coronado 12 (4-3); Crown (19-9); Dale Common (18-10); Dandenong (18-2); Daring Endeavor (10-11); Dawson River (28-11); Dawson River Afton (24-10); Dân Sinh (30-3); Dân Sinh 22/6 (22-8); Dân Sinh 41/65 (22-9); Dân Thắng (20-1); Delaware (19-4); Diamantina (28-8); Do Kae Bi 6 (5-4); Do Kae Bi 7 (16-4); Dodge Valley (12-8); Dok Su Ri Baek Ma 6 (5-5); Dok Su Ri Bi Ho 17 (15-10); Dok Su Ri Bi Ho 17-2 (4-12); Dok Su Ri Bo Ho Jun Jin 12 (25-11); Dok Su Ri Bun Kae 68-5 (23-12); Dok Su Ri Hae San Jin 5 (12-11); Dok Su Ri Hwa Rang 6 (6-11); Dok Su Ri Hwa Rang 68-5 (23-11); Dok Su Ri Jae Gu 17 (1-12); Dok Su Ri Jae Gu 18 (22-12); Dok Su Ri Jae Gu 166 (21-11); Dok Su Ri Maeng Ho 10 (16-2); Dok Su Ri Maeng Ho 12 (11-6); Dok Su Ri Yul Pung 68-4 (18-11); Double Eagle 1 (23-11); Double Eagles 2 (5-12); Double Eagles 3 (17-12); Dragon Palace 1 (1-6); Dragon Palace 2 (3-7); Dragon Palace 3 (15-7); Drumfire 2 (1-5); Dukes Glade (2-10); Duntroon (10-1); Durango City (27-1); Đại Độ (15-4); Điện Bàn (16-11); Đường Của Dân (17-3); Eager Hunter (25-10); Eager Yankee (9-7); Eagle 2 (11-9); El Paso (1-11); Falcon (8-1); Fayette Canyon (15-12); Ford (10-3); Fortress Attack (27-1); Foul Deck (16-11); Fracture Jaw (1-2); Garrard Bay (27-10); Gator (14-1); Giant Slingshot (6-12); Golden Sword (16-9); Golden Valley (10-5); Goodwood (3-12); Green (1-12); Hao Sun Jin 3 (30-7); Hao Sun Jin 3-3 (22-8); Hardin Falls (2-12); Harmon Green (18-6); Harrisburg (7-3); Harvest (25-10); Haverford (13-1); Hawkesbury (12-9); Henderson Hill (24-10); Ho San Guin 2 (3-2); Homestead (14-9); Houston (26-2); Houston 4 (9-7); Hợp Tác 1 (8-2); Hợp tác 7 (8-4); Hợp Tác 16 (2-5); Huế City (1-2); Hưng Quảng 1/43 (26-5); Hưng Quảng 1/51 (9-7); Hưng Quảng 1/60 (21-8); Hưng Quảng 1/62 (23-8); Hưng Quảng/1/65 (29-8); Hưng Quảng 1/70 (12-9); Hưng Quảng 1/74 (5-10); Hưng Quảng/1/81 (20-11); Hưng Quảng/1/81B (8-12); Hưng Quảng/12/4 (16-11); Innamincka (7-9); Jasper Square (10-4); Jeb Stuart 1 (22-1); Jeb Stuart 3 (17-5); July Action (17-7); King Hit (10-12); Kosciusko (15-6); Kudzu 1 (1-5); Kudzu 2 (20-11); Lam Sơn 68 (1-2); Lam Sơn 181 (20-1); Lam Sơn 193/1 (10-3); Lam Sơn 193/2 (10-3); Lam Sơn 194 (10-3); Lam Sơn 203 (28-3); Lam Sơn 206 (4-4); Lam Sơn 207 (1-4); Lam Sơn 210 (6-4); Lam Sơn 212 (18-4); Lam Sơn 214 (19-4); Lam Sơn 216 (19-4); Lam Sơn 218 (29-4); Lam Sơn 218/2 (3-5); Lam Sơn 220 (4-5); Lam Sơn 222 (12-5); Lam Sơn 224/QT (14-5); Lam Sơn 224 TT (23-5); Lam Sơn 225 (15-6); Lam Sơn 227 (23-5); Lam Sơn 228 (7-6); Lam Sơn 235/Charger (25-6); Lam Sơn 245 (2-8); Lam Sơn 246 (4-8); Lam Sơn 250 (7-8); Lam Sơn 260 (10-9); Lam Sơn 261 (11-9); Lam Sơn 266 (21-9); Lam Sơn 271 (15-10); Lancaster 2 (21-1); Lê Hồng Phong (11-10); Lê Lợi 1 (8-12); Liberty Canyon (28-10); Liên Kết 45 (19-6); Logan Field (7-10); Los Banos (27-3); Lữ Đoàn 2/9 (29-7); Lyrebird (1-8); MR-6 (25-4); Maeng Ho 11 (20-4); Magnetic (23-8); Mameluke Thrust (17-5); Marshall Mountain (9-12); Matthews (24-5); Maui Peak (5-10); McLain (20-1); Meade River (20-11); Merino (18-7); Midura (23-2); Mingo (3-3); Mini-Têt (1-2); Miracle (6-2); Mở Đường/PD (7-5); Nam Hòa 1 (15-11); Napoleon/Saline (29-2); Navajo Warhorse (15-12); Neosho 2 (20-1); Nevada Eagle (15-5); Niagara 1 (7-1); Niagara 2 (23-1); Nicoliet Bay (7-11); Night Owl (1-4); No Name No.2 (10-4); Norfolk Victory (8-4); Norfolk Victory 2 (19-6); Nowra (8-8); Oakleigh (16-2); Osceola 2 (21-1); Owen Mesa (25-9); Patrick (1-3); Pegasus (1-4); Pershing 2 (20-1); Phú Vang (27-9); Phú Vang 2 và 3 (25-10); Phú Vang 4 (12-12); Phù Cát (23-1); Phượng Hoàng (1-7); Phượng Hoàng tỉnh Bình Thuận (1-10); Piedmont Swift (24-11); Pinnaroo (5-3); Pioneer 1/11 (26-9); Platypus (29-7); Pocahontas Forest (5-7); Proud Hunter (18-8); Quang Trung 23-4 (8-6); Quick Kill (20-3); Quick Track (1-4); Quyết Chiến (17-7); Quyết Chiến/9/38 (13-12); Quyết Chiến/44/37 (5-11); Quyết Chiến/44/42 (17-11); Quyết Chiến/BK/44/55 (23-12); Quyết Chiến/BX/44/17 (1-9); Quyết Thắng (Vùng 3 chiến thuật, 11-3); Quyết Thắng 2 (15-9); Quyết Thắng 324 (26-7); Rawlins Valley (16-12); Rayburn Cane (25-5); Recovery (2-2); Rice (1-4); Rich (23-10); Robin Hood (6-12); Robin North (28-5); Robin South (5-6); Rock (6-3); Rockne Gold (19-5); Sabine Draw (27-10); Saline (30-1); Samurai 4 (4-3); San Angelo (15-1); San Francisco (16-3); Sceptre (28-9); Scotland 2 (15-4); SEALORDS (18-10); Search Turn (8-11); Seven Mountains (17-11); Shakedown (21-6); Sheridan Sabre (16-11); Show Low (5-3); Silver Mace (16-12); Somerset Plain (4-8); Sông Thu Bồn (5-5); Speedy Express (1-12); Stern Victory (11-3); Sullivan (13-9); Sultan 2 (5-1); Sussex Bay (29-8); Swift Move (20-11); Swift Play (23-7); Swift Pursuit (23-8); Swift Saber (7-6); Tà Cơn (x-5); Talladega Canyon (30-9); Talladega County (27-10); Tampa 2 (26-2); Taylor Common (6-12); Thor (1-7); Tiến Bộ (24-8); Tiến Bộ 24 (9-9); Toàn Thắng 1 (8-4); Toàn Thắng 2 (1-6); Toàn Thắng/9/68 (11-9); Toàn Thắng/199/723 (4-9); Toàn Thắng/500/B/23 (24-9); Toàn Thắng C/14 (15-5); Todd Forest (31-12); Trần Hưng Đạo 1 (16-11); Trần Hưng Đạo 2 (6-12); Trần Hưng Đạo 2-Sài Gòn (17-2); Trần Hưng Đạo 6 (8-11); Trần Hưng Đạo-Sài Gòn (4-2); Truồi Bridge (11-11); Truy Kích 11 (4-3); Trương Công Định (7-3); Trương Công Định/7/11 (21-4); Trương Công Định/7/14 (1-5); Trương Công Định/7/16 (8-5); Trương Công Định/21/23 (25-5); Trương Công Định/21/24 (27-5); Trương Công Định/CĐ/31 (4-5); Trương Công Định/CT/21/PD/41 (9-6); Trương Công Định/SĐ/21 (25-3); U Minh 2 (22-12); Ulladulla (25-6); Uniontown 3 (10-2); Unnamed (28-4); Valiant Hunt (15-12); Valley Forge (7-3); Vance Canyon (20-6); Velvet Hammer (14-4); Vernon Lake 1 (25-10); Vernon Lake 2 (2-11); Victory Dragon 1 (12-8); Victory Dradon 2 (11-9); Victory Dragon 3 (1-10); Victory Dragon 5 (31-10); Victory Dragon 6 (1-12); Vĩnh Lộc (10-9); Virginia (18-4); Walker (16-1); Wallowa 2 (4-10); War Bonnet 2 (13-10); Weatherford 1 (3-4); Wilderness (8-3); Windsor (29-9); Wood Pecker (1-4); Woolgoolga (28-3); Worth (12-3), v.v…