5 năm nữa là năm bao nhiêu

Bài 8. Cháu hỏi bà: “Bà ơi, năm nay bà bao nhiêu tuổi ạ?”. Bà trả lời: “Năm nay, tuổi bà gấp 4,2 lần tuổi cháu. 10 năm trước tuổi bà gấp 10,6 lần tuổi bà.  Bà ước gì sống đến 100 tuổi để thấy cháu bà thành đạt !”. Bạn hãy tính tuổi cháu hiện nay (biết rằng tuổi của bà và cháu đều là số tự nhiên)

Chưa vội viết những gì đao to búa lớn. Viết những gì tử tế trước đã! Cảm ơn bạn đã đọc những dòng tôi viết!


Thông tin

  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người

Sở thích

Chưa có thông tin


Cần tim bạn

Chưa có thông tin


  • Đang cập nhật...

Đặng Hồng Thắm@Gia Vị

5 năm nữa là năm bao nhiêu

“Tôi là ai?” – câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng liệu có mấy ai trả lời được cho thỏa đáng với chính bản thân mình? Hơn 20 năm của cuộc đời, đã không ít lần chúng ta tự hỏi bản thân mình câu hỏi đó. Mỗi lần hỏi, chúng ta lại thu về được một đáp án khác nhau. Dường như không có một đáp án nào cố định cho câu đố oái oăm này. Năm 10 tuổi, ta cho rằng mình là một học sinh ngoan. Năm 18 tuổi, ta nghĩ mình là một sinh viên chăm chỉ. Và đến bây giờ, năm 21 tuổi, ta lại là một “đứa trẻ” đang chập chững bước ra đời, thời gian để ta có thể lưu luyến trường lớp, sách vở, bạn bè không còn nhiều nữa. Rồi đến năm 25, 26 tuổi, chúng ta sẽ là ai?

Hồi mới đặt chân lên giảng đường Đại học, ai cũng nghĩ 4 năm dài lắm. Bước chân vào là một cô bé, cậu bé 18 tuổi, đến khi bước chân ra đã 22 cái xuân xanh trên đầu. Thế nhưng, 4 năm trôi qua như một giấc mơ, đôi khi ta còn chưa kịp hình dung mình đang và sẽ làm gì, đôi khi ta thấy tiếc nuối vì mình đã lãng phí quá nhiều cơ hội. “Thời gian có ngừng đây bao giờ, thương tiếc rồi sẽ làm buồn vu vơ”, thôi thì không tiếc nữa! Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, chúng ta cũng không thể dự đoán chính xác được tương lai. Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm đó chính là: sống tốt cho hiện tại, hiện tại tốt thì tương lai sẽ tốt và quá khứ sẽ trở nên đẹp đẽ.

Bây giờ chúng ta đã 21 tuổi, cái tuổi mà nhiều người đã “yên bề gia thất”, “con bế con bồng”, cái tuổi mà người ta đã phải tự chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, dù đúng dù sai, cái tuổi mà sự ngây thơ, vô tư đã phải nhường chỗ cho những tính toan, dự định. Trước đây có thể chúng ta ít để ý đến tương lai, không phải vì ta vô tư, mà vì bản thân ta luôn tự nhủ: làm tốt hiện tại chắc tương lai cũng không đến nỗi. Còn bây giờ, ta bắt đầu nghĩ xa hơn một chút, người ta bảo càng già càng nghĩ xa mà.

Ước mơ không bị đánh thuế, nhưng ước mơ lại tỉ lệ nghịch với độ trưởng thành của mỗi con người. Hồi bé, ai cũng từng một lần mơ mình được làm siêu nhân, thần thánh, sau đó mơ được làm bác sĩ, công an. Lúc học phổ thông, ta lại bắt đầu mơ về những tháng ngày “ăn sung mặc sướng”, tiền bạc phủ phê, sống như những ông chúa, bà hoàng. Lên đại học, ta mơ một tháng lương tầm giá mấy mươi triệu bạc, sang hơn thì tính cả bằng đô. Nhưng với thời điểm hiện tại, chúng ta - những con người 21 tuổi – đang mơ gì? 

Tất nhiên ở thời điểm này, ta không thể mơ mình trở thành siêu nhân hay thần thánh, cũng không nên mơ lương một tháng mấy ngàn đô. Giờ đây, giấc mơ của chúng ta phải là một giấc mơ có căn cứ. Không phải ta tự ép bản thân mình, nhưng “qua rồi một thời vội vàng rong chơi, rồi một thời yêu đương sớm tối, giữa thênh thang bầu trời, nắng gió muôn nơi”, chúng ta cần phải “lớn”, “lớn” cả về thể chất lẫn tư duy.

Sau 5 năm, chúng ta phải làm “chủ” của chính bản thân mình. Ta sẽ “quản lý” mình tốt hơn, về sức khỏe, về thời gian, về tiền bạc và về mọi thứ. Người ta bảo làm chủ người khác thì dễ, nhưng làm chủ bản thân là cả một vấn đề, bởi lẽ ta rất dễ thỏa hiệp với cái tôi cứng cỏi của ta. Ai cũng đã thử làm chủ bản thân vài lần, không phải là không được, nhưng hơi vất vả. 

Sau 5 năm, chúng ta phải lo được cho những người tôi cần lo. Đoạn đường đi từ lúc mới chào đời đến hiện tại của mỗi người đã trải qua rất nhiều chông gai, thử thách, và ở một vài thử thách khó nhằn, ta đã vấp ngã đớn đau. Đã có quá nhiều bàn tay đưa ra và kéo ta đứng dậy. Họ chưa từng bảo ta sau này phải làm gì cho họ, nhưng... nếu có thể cho họ một chút niềm vui, thì đó là hạnh phúc.

Sau 5 năm, chúng ta phải sống có ích hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn. “Nếu là con chim chiếc lá. Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả. Sống là cho đâu, chỉ nhận riêng mình”. 25, 26 không phải là còn trẻ nhưng cũng chưa hẳn là đã quá già để “an dưỡng”, “ẩn dật”, ta vẫn còn trách nhiệm với xã hội, nơi ta đang sống. Mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh, dù lớn dù nhỏ.  

5 năm nữa là năm bao nhiêu

Cuộc sống luôn tồn tại những cái duyên, người ta thường bảo nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. Chúng ta không trả lời câu hỏi mình làm gì sau 5 năm nữa, chúng ta chỉ trả lời câu hỏi mình sẽ trở thành người như thế nào sau 5 năm nữa mà thôi. Trong tình yêu, người ta thường nói với nhau những lời ngọt ngào, đại loại như “đi đâu cũng được, miễn là cùng nhau”, còn chúng ta, hãy nói với bản thân mình “làm gì cũng được, miễn là không vi phạm đạo đức và pháp luật”. Có thể ban đầu, ta sẽ không thể tìm cho mình một công việc như ý, đúng chuyên môn đã được đào tạo, nhưng hãy xem đó là thử thách.

Thay vì ngồi nghĩ đến một căn biệt thự, một chiếc xe hơi, một cuộc sống hào hoa sang trọng, hãy nghĩ cách làm sao để có được những điều đó hơn. Tất nhiên, thời gian không chỉ có 5 năm. Mỗi người chúng ta còn có cả một chặng đường của cuộc đời. Đây chỉ là “kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”, hoàn thành được kế hoạch này, ta sẽ thực hiện kế hoạch tiếp theo. Nếu ta có thể làm chủ bản thân mình, có thể lo cho những người mình cần lo và có thể sống có ích cho xã hội thì không lý do gì có thể ngăn cản ta trong những chặng đường kế tiếp: kiếm thêm nhiều tiền, làm việc mình yêu thích, xây dựng gia đình, ... Tất cả đều có thể!

Chúng ta sắp đối mặt với một bước ngoặc lớn của cuộc đời: tốt nghiệp đại học. Bao nhiêu nỗi lo toan sẽ bủa vây cuộc đời mỗi người lúc đó, và có thể, đáp án cho câu hỏi “chúng ta là ai sau 5 năm nữa” sẽ lại đổi thay. Trong thời điểm hiện tại, ta chỉ có thể trả lời như thế. Những bà mẹ vẫn hay nhắc con mình một câu rằng: mẹ không cần con nuôi mẹ, chỉ cần con tự nuôi được bản thân mình. Vâng! Lo tốt cho bản thân mình trước khi muốn lo cho người khác, đó là lẽ dĩ nhiên.

Thời gian để hoạch định, dự tính cho đời sinh viên cũng không còn nhiều. Sau kì thực tập, những con người 21 tuổi như chúng ta sẽ bắt đầu một giai đoạn mới. Hi vọng sau 5 năm nữa, ngồi đọc lại những dòng này, chúng ta đã đáp ứng được kha khá “chỉ tiêu” mà chính bản thân mình đề ra lúc này.

5 năm nữa là năm bao nhiêu

Và còn một điều quan trọng nữa, dù là sau 5 năm, 10 năm hay 20 năm, chúng ta vẫn là chúng ta. Đừng vì bất cứ lý do gì mà thay đổi cái tâm. Vật chất có thể làm ra, nhưng có những thứ một khi đã mất đi rồi, ta có dùng cả đời cũng không mua lại được. "Sau này chúng ta cái gì cũng có, nhưng không có chúng ta", đó là điều đáng tiếc!