15 tháng 7 dương là bao nhiêu âm năm 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày 15 tháng 7 là ngày thứ 196 (197 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 169 ngày trong năm.

<< Tháng 7 năm 2024 >>CN T2 T3 T4 T5 T6 T71 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • 649 – Thái tử Lý Trị lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Cao Tông.
  • 1099 – Thập tự chinh thứ nhất: Binh sĩ Kitô giáo chiếm Nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem từ Đế quốc Fatima Hồi giáo.
  • 1240 – Quân Novgorod dưới quyền Aleksandr Nevsky đánh bại quân Thụy Điển trên sông Neva.
  • 1741 – Aleksei Chirikov trông thấy vùng đất tại Đông Nam Alaska, ông phái người vào bờ và họ trở thành những người châu Âu đầu tiên viếng thăm Alaska.
  • 1799 – Các binh sĩ Pháp phát hiện ra Phiến đá Rosetta ở gần thành phố cảng Rosetta thuộc Ai Cập.
  • 1870 – Công ty Vịnh Hudson chuyển giao Đất Rupert và Lãnh thổ Tây Bắc cho Canada, đây là lần khuếch trương lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Canada.
  • 1903 - Ford Motor nhận đơn hàng đầu tiên.
  • 1910 – Emil Kraepelin đặt tên cho căn bệnh Alzheimer theo tên đồng nghiệp ông, bác sĩ tâm thần và thần kinh học Alois Alzheimer.
  • 1916 – William Boeing hợp thành tổ chức Công ty Sản phẩm Hàng không Thái Bình Dương tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, tiền thân của hãng Boeing.
  • 1922 – Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập trong một cuộc họp tại phủ Tokyo, đương thời là một chính đảng bất hợp pháp.
  • 1966 – Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa phát động Chiến dịch Hastings nhằm ngăn chặn một đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua khu phi quân sự chia cắt hai miền.
  • 2003 – AOL Time Warner giải thể Netscape, Quỹ Mozilla được thành lập nhằm đảm bảo Mozilla có thể tồn tại mà không cần Netscape.

Sinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1922 – Mai Chí Thọ, Đại tướng đầu tiên của Công an Nhân dân Việt Nam
  • 1926 – Trần Bạch Đằng, nhà chính trị, nhà văn Việt Nam
  • 1606 – Rembrandt, họa sĩ danh tiếng người Hà Lan
  • 1909 – Hoài Thanh, nhà phê bình văn học nổi tiếng người Việt Nam
  • 1910 – Nguyễn Duy Trinh, chính khách Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • 1998 - Cheng Xiao người Trung Quốc ,ca sĩ, diễn viên thành viên nhóm nhạc nữ Cosmic Girls.
  • 2004 - Bessie, thành viên nhóm nhạc K-POP
  • 2000- Julio Peña , diễn viên , ca sĩ người Tây Ban Nha

Mất[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1855 - Anrê Nguyễn Kim Thông, tín hữu Công giáo Việt Nam,được Giáo Hoàng Giao Phaolo II phong hiển thánh năm 1988
  • 1888 – Nguyễn Phúc Miên Hoang, tước phong Kiến Phong Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1836)
  • 1895 – Nguyễn Phúc Hồng Kiện, tước phong An Phước Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1837)
  • 1904 – Antôn Paplôvich Sêkhốp là nhà vǎn nổi tiếng Nga (s. 1860)
  • 1907 - Thu Cẩn, thi sĩ, nhà cách mạng Trung Quốc (sinh năm 1875).
  • 2017 – Maryam Mirzakhani, nhà toán học người Iran, phụ nữ đầu tiên nhận huy chương Fields năm 2014 (s. 1977).
  • 2011 - Đặng Văn Quang, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Những ngày lễ và kỷ niệm[sửa | sửa mã nguồn]

- Lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7 tức ngày 15/7 Âm lịch.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

15 tháng 7 dương là bao nhiêu âm năm 2024
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 15 tháng 7.

Ngày 15/7 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng 7 âm lịch, đây là một ngày lễ quan trọng của người Việt Nam, có nguồn gốc từ Đạo giáo và Phật giáo. Ngày này có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng chủ yếu là để báo hiếu cha mẹ, tổ tiên, và xá tội vong nhân.

Tháng 7 âm lịch năm 2023 có 30 ngày. Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch 2023 rơi vào Thứ Tư, ngày 30 tháng 8 Dương lịch năm 2023.

Ngày 15/7 âm lịch còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày lễ xá tội vong nhân.

Vào ngày này ở Việt Nam ta thường có nhiều hoạt động ý nghĩa để những con cháu có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ, tổ tiên như: ăn chay, niệm Phật, đi chùa cầu an, tham gia lễ hội thả hoa đăng, bông hồng cài áo...

Đồng thời, mỗi gia đình cũng thường chuẩn bị những mâm cơm cúng rằm tháng 7 chuẩn hương vị truyền thống để cúng gia tiên, thần linh, mong cầu bình an, may mắn.

15 tháng 7 dương là bao nhiêu âm năm 2024

Ngày 15/7 âm lịch là ngày gì? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ hằng năm? (Hình từ Internet)

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ hằng năm?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Cách tính lương cho người lao động khi làm việc vào các ngày lễ như thế nào?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Người sử dụng lao động có phải thưởng cho người lao động vào các dịp lễ không?

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, việc thưởng vào dịp lễ hoàn toàn không mang tính bắt buộc mà sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả, tình hình sản xuất, kinh doanh của mình và thực hiện theo Quy chế thưởng do công ty công bố.