100 công ty niêm yết hàng đầu ở Singapore năm 2022

Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) sẽ phân bổ 1 tỉ USD cho các nhà quản lý quỹ tín dụng hàng đầu thế giới, một phần trong kế hoạch lớn hơn để đưa đảo quốc sư tử trở thành “thủ phủ ” về thị trường tư nhân với đầy đủ dịch vụ tài chính, Ravi Menon, giám đốc quản lý của MAS, cho biết.

Trong hội nghị thượng đỉnh SuperReturn Asia diễn ra tại Singapore, ông Menon cho biết “Tín dụng tư nhân đang có những cơ hội để đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp châu Á, tương tự như vốn sở hữu tư nhân.” Theo các đơn vị tổ chức, khoảng 1.500 nhà đầu tư vốn hữu sở tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm đã đăng ký tham dự SuperReturn Asia năm 2022, gấp đôi so với lần gần nhất hội nghị này được tổ chức vào năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu.

Khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với vô số thách thức gồm xu hướng tụt giảm nghiêm trọng, tỉ lệ lạm phát tăng cao, căng thẳng địa chính trị leo thang và rủi ro do biến đổi khí hậu ngày càng tăng, Menon cho biết các nhà đầu tư tín dụng tư nhân có vị thế tốt trong việc nắm bắt cơ hội tại châu Á và thế giới.

“Khi tín dụng tư nhân có vị trí cao hơn vốn sở hữu tư nhân trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, những người đi trước cũng có thể tạo ra lớp phòng vệ tốt hơn cho các nhà đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế có chiều hướng đi xuống,” ông cho biết thêm.

100 công ty niêm yết hàng đầu ở Singapore năm 2022
Singapore với các tòa nhà chọc trời về đêm. Ảnh: Dea/M.Borchi/DeAgostini via Getty Images

Việc MAS hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tư tín dụng tư nhân là một phần trong chương trình Private Markets Programme (Tạm dịch: Chương trình Thị trường Tư nhân) khởi động vào năm 2018, với nguồn vốn ban đầu có giá trị 5 tỉ USD. Đến nay, cơ quan này đã phân bổ 2,2 tỉ USD tới những nhà quản lý vốn sở hữu tư nhân và quỹ phát triển cơ sở hạ tầng cam kết tăng giá trị số tài sản đang quản lý (AUM) tại Singapore, với một vài trong số đó dùng văn phòng ở đảo quốc sư tử làm trụ sở trong khu vực.

“Tính kết nối và hệ sinh thái của Singapore tạo ra ‘đòn bẩy’ hoàn hảo cho các nhà quản lý vốn sở hữu tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm trong việc nắm bắt cơ hội tại châu Á. Singapore có nền kinh tế và chính trị ổn định, thị trường tài chính được quản lý tốt, hệ thống vận tải và kết nối trên nền tảng số xuất sắc, lực lượng nhân tài có kỹ năng và kết nối giao thương rộng lớn với ASEAN,” Ravi Menon cho biết.

Trong năm 2021, giá trị AUM của các công ty vốn sở hữu tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm tại Singapore tăng 42% lên 555 triệu đô la Singapore (394,4 triệu USD). Tính đến tháng 7.2022, Singapore có 428 nhà quản lý vốn sở hữu tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm, cao hơn con số 336 ghi nhận vào đầu năm 2021, MAS cho biết.

Việc những nhà đầu tư vốn sở hữu tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều tại Singapore đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các startup tại quốc gia này. Theo nghiên cứu được KPMG và HSBC công bố vào tháng 7.2022, Singapore có 12 kỳ lân và hơn 9.300 startup, đứng đầu các nước Đông Nam Á.

“Hiện nay, chúng tôi có các nền tảng về thị trường tư nhân tại Singapore như ADDX và CapBridge giúp dễ dàng tiếp cận với những cơ hội đầu tư vào vốn sở hữu tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm hơn nữa. MAS đang nỗ lực giữ chân nhiều nền tảng như vậy hơn nữa,” Menon cho biết.

Biên dịch: Minh Tuấn

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng vừa “tái cấu trúc nội bộ” với việc lập ra công ty con mới mang tên VinFast Singapore nằm trung gian giữa tập đoàn mẹ và hãng xe hơi VinFast, báo chí Việt Nam đưa tin hôm 5/12, dẫn lại thông tin từ lãnh đạo của Vingroup.

Quan sát động thái mới nhất của Vingroup, một số chuyên gia kinh tế và luật nhận định rằng việc đó giúp tập đoàn phần nào tránh được mức thuế cao và rủi ro tiềm tàng về pháp lý hoặc chính trị ở Việt Nam. Họ cũng cho rằng những ưu đãi mà chính quyền Việt Nam dành cho VinFast trở nên kém ý nghĩa khi hãng sẽ nộp thuế cho Singapore.

Các báo Việt Nam cho biết hội đồng quản trị của tập đoàn Vingoup đã phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trong hãng xe VinFast cho một công ty có tên đầy đủ là VinFast Trading and Investment Pte. Ltd., gọi tắt là VinFast Singapore. Đây là một công ty con mới của Vingroup có trụ sở chính tại Singapore.

Với bước đi này, Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast sẽ trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, từ đó, các cổ đông sẽ vẫn gián tiếp sở hữu 99,9% vốn VinFast. Trong đó, riêng Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích hơn 51% trong VinFast như hiện nay.

Việc này là bước đầu để chuẩn bị cho kế hoạch của tập đoàn về phát hành cổ phiếu VinFast lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ trong năm 2022, các báo Việt Nam tường thuật.

Trang CafeF hôm 5/12 hỏi bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup, vì sao tập đoàn “phải đi đường vòng” mà không trực tiếp IPO VinFast Việt Nam, và được bà trả lời rằng “việc niêm yết các công ty Việt Nam tại nước ngoài, nhất là tại Mỹ chưa thực hiện được do thiếu sự liên thông về pháp lý và các cơ chế phối hợp liên quan”.

Nữ phó chủ tịch của Vingroup nhấn mạnh thêm rằng “để có thể niêm yết tại Mỹ, VinFast bắt buộc phải thực hiện việc niêm yết qua VinFast Singapore vì Singapore là nước đã có sự liên thông với Mỹ trong lĩnh vực này”.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nói với VOA rằng đây là chiến thuật để nâng uy tín của hãng xe Việt Nam hiện vẫn chưa có tiếng tăm gì trên thế giới.

Ông Hiếu phân tích rằng các công ty ở Việt Nam không thể có xếp hạng tín nhiệm của riêng họ cao hơn mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia, trong khi đó, các hãng quốc tế xác định mức xếp hạng của Việt Nam chỉ là “junk bond”, tức là trái phiếu và chứng khoán của Việt Nam thuộc hạng không đáng để đầu tư.

Ngược lại, Singapore là một trong những nước có vị trí hàng đầu ở châu Á về điểm tín nhiệm quốc gia, vì vậy, khi VinFast Singapore làm IPO ở Mỹ, uy tín của công ty này “có thể sẽ tốt hơn” so với công ty ở Việt Nam, ông Hiếu nói.

Trên mạng xã hội, một số người am hiểu về kinh doanh và luật quốc tế nhìn vào một khía cạnh khác, cho rằng các ưu đãi mà nhà nước Việt Nam dành cho VinFast có nhà máy ở Hải Phòng nay thành ưu đãi cho công ty ở Singapore.

Ông Nguyễn Sơn Hải, một doanh nhân Việt Nam đồng thời là chuyên gia về luật quốc tế, chia sẻ quan điểm này. Viết trên trang cá nhân và đồng ý để VOA đăng tải lại, ông Hải chỉ ra rằng các khoản miễn giảm về thuế và tiền thuê đất, hay hỗ trợ về hạ tầng điện, nước, v.v… của Việt Nam dành cho VinFast sẽ chuyển hóa thành lợi nhuận để hãng nộp thuế tại Singapore.

“Việt Nam chỉ nhận được từ VinFast tiền nhân công rẻ mạt như với Samsung, LG thôi”, ông Hải bình luận.

Một doanh nhân Việt Nam khác, ông Nguyễn Tấn Thành, có hơn 29.000 người theo dõi qua Facebook, viết trên trang cá nhân: “Các ưu đãi này sau khi qua Singapore, sẽ được quy thành tiền để bán qua cổ phiếu. Sự hỗ trợ của cả đất nước thành tiền bỏ túi”.

Ông Thành cũng đặt câu hỏi vì sao quốc hội, chính phủ, và đảng cộng sản của Việt Nam chưa lên tiếng về việc chuyển ưu đãi ra nước ngoài. “Họ không thấy hay họ đã được đấm mõm?” ông Thành thắc mắc.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia người Mỹ gốc Việt, phân tích thêm về vấn đề này với VOA:

“Nếu bây giờ VinFast thành lập ở Singapore rồi lại sở hữu tài sản của VinFast ở Hải Phòng, ở Việt Nam thì dĩ nhiên đây là công ty nước ngoài. Trong trường hợp đó, VinFast trở về Việt Nam, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam thì họ được xem là một công ty FDI [có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài] chứ không phải là một công ty của Việt Nam nữa”.

Về sự được và mất giữa Việt Nam và Singapore khi Vingroup tái cấu trúc VinFast, doanh nhân kiêm chuyên gia luật Nguyễn Sơn Hải đưa ra dự báo rằng tập đoàn mẹ sẽ tìm cách để báo phần lớn lợi nhuận cho VinFast Singapore và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore, phần chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ chỉ ở mức tượng trưng.

Theo ông Hải, lý do là mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Singapore thấp hơn, kết hợp với các yếu tố là Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) yêu cầu rằng công ty IPO ở Mỹ phải có lợi nhuận, và cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ tham gia vào VinFast Singapore với đòi hỏi là phải có lợi nhuận và chia cổ tức ở Singapore để không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thêm như ở Việt Nam.

Vẫn ông Hải bình luận thêm về những hệ lụy từ thủ pháp kinh doanh của VinFast: “Nhân dân và chính quyền Hải Phòng đang kỳ vọng VinFast đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách thành phố sẽ chưng hửng. Bà con 3 xã của huyện Cát Hải đã vui vẻ nhường nhà đất tổ tiên ra đi, cho VinFast lấy hàng ngàn hectare đất làm nhà máy, và các quan chức đã ngày đêm ủng hộ VinFast để hãng đóng góp cho thành phố phát triển sẽ rất hụt hẫng với cú quay xe của VinFast”.

Đồng quan điểm với ông Hải, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng chính phủ Việt Nam cần phải xem xét lại những ưu đãi về nhà xưởng, đất đai, thuế, v.v…

Với việc VinFast Singapore nay sở hữu VinFast Việt Nam, các chế độ về thuế, phí, thuê đất, v.v… phải áp dụng tương tự như các hãng xe nước ngoài như Toyota hay Honda đang lắp xe ở Việt Nam, họ đưa ra ý kiến.

Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu và những người am hiểu về kinh doanh và pháp lý còn lưu ý về một điều nữa có thể nằm trong toan tính của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đó là khi đặt công ty ở Singapore, hãng sẽ chịu rủi ro chính trị và pháp lý ít hơn so với ở Việt Nam. Ông Hiếu nói với VOA:

“Chẳng hạn như có chuyện gì đó, chính phủ Việt Nam muốn tịch thu tài sản của VinFast, thì trong trường hợp này, VinFast có thể tránh được biện pháp của chính phủ hoặc tránh được những phán quyết của tòa án Việt Nam. Đây có thể nói là một sự bảo vệ cho tài sản của VinFast”.

Hãng xe do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập năm 2017 lâu nay thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá trong nước xoáy vào lòng tự hào dân tộc để thu hút sự ủng hộ của khách hàng Việt.

Theo quan sát của VOA, sau khi Vingroup tiến hành tái cấu trúc với việc lập ra VinFast Singapore, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ phải xem xét lại dự định mua xe của hãng cũng như sự ủng hộ dành cho hãng.

Nghiên cứu phân tích chứng khoán và các bài viết trên trang web này nhằm mục đích chia sẻ thông tin và không phục vụ như là đề xuất của bất kỳ giao dịch nào. Bạn sẽ cần phải đưa ra phán đoán độc lập của riêng bạn về phân tích. Nguồn của báo cáo được ghi có vào cuối bài viết bất cứ khi nào tham khảo.

Công ty giàu nhất ở Singapore là gì? Oct 27, 2022

Các công ty lớn nhất ở Singapore bằng vốn hóa thị trường.

Những công ty nổi tiếng nào ở Singapore?

Các công ty đại chúng lớn nhất.Có bao nhiêu công ty Fortune 500 ở Singapore?Danh sách này hiển thị tất cả 2 công ty Singapore trong Fortune Global 500, xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu hàng năm.Cập nhật ngày 27 tháng 10 năm 2022Khám phá các công ty Cap Singapore lớn đang ở SGX. Các công ty này được tổ chức bởi giới hạn thị trường.576 công ty Công tyGiá cuối cùng7d trở lại1y trở lại
Vốn hóa thị trườngDBS Group Holdings S$33.78 4.3% 7.1% S$84.4b S$39.18 PB1.6x1.6x E11.1%11.1% 4.3% Các nhà phân tích nhắm mục tiêu
Định giáOversea-Chinese Banking S$11.99 4.0% 1.6% S$52.9b S$14.12 PB1x1x E7.9%7.9% 4.7% Các nhà phân tích nhắm mục tiêu
Định giáUnited Overseas Bank S$27.06 4.1% 1.2% S$43.6b S$33.38 PB1.1x1.1x E12.8%12.8% 4.4% Ngân hàng
Z74Singapore Viễn thôngSingapore Telecommunications S$2.45 2.9% -2.0% S$39.8b S$3.23 PE19x19x E9.3%9.3% 3.8% Viễn thông
C6lsingapore AirlinesSingapore Airlines S$5.14 2.0% -1.2% S$33.3b S$5.81 PS4.4x4.4x E62.5%62.5% 0% Vận chuyển
F34Wilmar InternationalWilmar International S$3.60 2.6% -16.7% S$22.6b S$5.44 PE6.9x6.9x E1.3%1.3% 4.5% Thực phẩm, Đồ uống & Thuốc lá
J36Jardine Matheson HoldingsJardine Matheson Holdings US$46.03 -3.8% -20.5% US$13.3b US$64.17 PE7.1x7.1x E3.0%3.0% 4.6% Hàng hóa vốn
Đầu tư 9cicapitalandCapitaLand Investment S$3.03 -4.1% -11.9% S$16.0b S$4.35 PB1x1x E14.9%14.9% 4.0% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiThai Beverage S$0.57 0.9% -19.7% S$14.3b n/a PE14.5x14.5x E8.0%8.0% 3.3% Thực phẩm, Đồ uống & Thuốc lá
J36Jardine Matheson HoldingsCapitaLand Integrated Commercial Trust S$1.89 8.6% -12.1% S$12.7b S$2.28 PB0.9x0.9x E-1.0%-1.0% 5.5% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiHongkong Land Holdings US$3.88 -8.1% -29.6% US$8.7b US$5.95 PB0.3x0.3x E11.8%11.8% 5.7% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiJardine Cycle & Carriage S$29.92 -1.9% 33.0% S$11.9b S$35.77 PE9.1x9.1x E3.9%3.9% 4.2% Hàng hóa vốn
BN4KeppelKeppel S$6.96 6.4% 29.4% S$11.7b S$8.19 PE10.9x10.9x E-2.8%-2.8% 5.2% Hàng hóa vốn
Đầu tư 9cicapitalandCapitaLand Ascendas REIT S$2.63 6.5% -14.9% S$11.0b S$3.20 PB1.1x1.1x E-1.9%-1.9% 5.8% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiSingapore Technologies Engineering S$3.24 3.8% -15.4% S$10.1b S$4.23 PE18.2x18.2x E11.9%11.9% 4.9% Hàng hóa vốn
Đầu tư 9cicapitalandGenting Singapore S$0.79 0.6% 0.6% S$9.5b n/a PE52.8x52.8x E23.5%23.5% 1.3% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiSingapore Exchange S$8.42 2.7% -13.0% S$9.0b S$10.14 PE19.9x19.9x E6.9%6.9% 3.8% C38ucapitaland Integrated Trust
Nắm giữ đất H78HongKongMapletree Pan Asia Commercial Trust S$1.67 7.7% -23.4% S$8.7b S$1.97 PB1.5x1.5x E15.2%15.2% 4.9% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiGreat Eastern Holdings S$17.99 1.1% -16.4% S$8.5b n/a PE9x9x n/a 3.6% C38ucapitaland Integrated Trust
Nắm giữ đất H78HongKongMapletree Logistics Trust S$1.52 6.3% -24.8% S$7.3b S$1.81 PB1x1x E-0.8%-0.8% 6.0% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiCity Developments S$7.60 3.8% 3.8% S$6.9b S$9.47 PB0.8x0.8x E-18.4%-18.4% 2.8% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiMapletree Industrial Trust S$2.23 4.7% -18.9% S$6.1b S$2.73 PB1.1x1.1x E0.3%0.3% 6.2% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiUOL Group S$6.04 1.5% -16.5% S$5.1b S$8.41 PB0.5x0.5x E-16.7%-16.7% 2.5% Địa ốc
Đồ uống Y92thaiSembcorp Industries S$2.87 2.5% 42.8% S$5.1b S$4.01 PE7.2x7.2x E-10.8%-10.8% 2.8% C38ucapitaland Integrated Trust

Nắm giữ đất H78HongKong

Có bao nhiêu công ty được liệt kê công khai ở Singapore?

Singapore SGX: Tổng số dữ liệu được liệt kê của các công ty đã được báo cáo tại 745.000 đơn vị vào tháng 9 năm 2018. ... Các chỉ số liên quan cho Singapore SGX: Tổng số công ty được liệt kê ..

Công ty giàu nhất ở Singapore là gì?

Các công ty lớn nhất ở Singapore bằng vốn hóa thị trường.

Những công ty nổi tiếng nào ở Singapore?

Các công ty đại chúng lớn nhất.

Có bao nhiêu công ty Fortune 500 ở Singapore?

Danh sách này hiển thị tất cả 2 công ty Singapore trong Fortune Global 500, xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu hàng năm.