1 con cá lóc nặng bao nhiêu kg?

Mới đây, một nông dân tại ấp Ba, xã đảo Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) đã bắt được tại khe suối phía sau nhà một con cá lóc nặng tới 12kg.

1 con cá lóc nặng bao nhiêu kg?

Một con cá lóc nặng hơn 10kg được nuôi tại Cần Thơ.

 

Ông Nguyễn Minh Thành, Trưởng Ban nhân dân ấp Ba cho biết, con cá lóc có bộ vẩy rất to, thân dài gần 1 mét (kể cả vây đuôi) với màu đen đặc trưng của cá tự nhiên khác hoàn toàn với cá nuôi.

 

Đáng tiếc là con cá lóc trên đã chết do người sở hữu nó không biết cách chăm sóc nuôi dưỡng và cũng bởi con cá quá to không thích nghi với môi trường nuôi nhốt chật hẹp.

 

Cá lóc là loại cá nước ngọt hiện được coi là thế mạnh đặc sản của địa phương. Nguồn cá sinh sản tự nhiên còn lại không nhiều, chủ yếu tập trung ở 3 huyện vùng U Minh Thượng.

 

Đa phần nguồn cá lóc cung cấp cho thị trường hàng ngày là cá nuôi, có trọng lượng trung bình từ 1-2 kg. Kể cả cá tự nhiên hay cá lóc nuôi hiếm thấy con nào có trọng lượng từ 5-6kg. Có thể đây là con cá lóc có nguồn gốc tự nhiên lớn nhất được tìm thấy tại tỉnh Kiên Giang.

Chiều 16-5, gia đình anh Ngô Hoàng Phúc (ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long) cho biết trong ngày 14-5, khi tát ao phía sau nhà anh đã bắt được con cá lóc "khủng" nặng đến 6,8 kg.

“Lúc mới đụng vào mình cá, tôi cứ tưởng khúc cây ngâm dưới ao, đến khi nó vẫy vùng mới biết là con cá lóc”-  anh Phúc kể và cho hay từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ chưa thấy con cá lóc đồng nào to như thế.

Anh Phúc nói từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ chưa thấy con cá lóc đồng nào to như thế (ảnh CTV)

Biết được thông tin cá lóc khủng nặng 6,8 kg, nhiều người hiếu kỳ đến xem và hỏi mua với giá 300.000 đồng/kg nhưng gia đình anh không bán. Gia đình nuôi tiếp để khi có khách thì đãi.

Cá lóc đồng gần 7 kg (ảnh CTV)

Theo người dân, cá lóc nuôi có thể trọng lượng 4-5 kg hoặc nặng hơn là bình thường, nhưng cá lóc tự nhiên có trọng lượng gần 7 kg như con cá anh gia đình anh Phúc bắt được là cực hiếm. 

Ông Thạch Riêng ở ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần-Trà Vinh vào chiều 24-5 đã bắt được một con cá lóc nặng 5,1kg. Con cá này có chiều dài 78cm, bề hoành tại điểm mang cá là 43cm.

Ông Thạch Riêng ở ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần-Trà Vinh vào chiều 24-5 đã bắt được một con cá lóc nặng 5,1kg. Con cá này có chiều dài 78cm, bề hoành tại điểm mang cá là 43cm.

1 con cá lóc nặng bao nhiêu kg?

Ông Thạch Riêng với con cá lóc nặng 5,1 kg

Ông Thạch Riêng còn cho biết, vào thời điểm nói trên ông nghe đàn vịt trong mương vườn nhà mình kêu la và chạy tán loạn. Thấy lạ ông chạy ra xem thì thấy một con cá lóc to đang trườn mình lên đầu mương vườn đoạn nước cạn rượt cắn vịt con.

Ông Riêng liền chạy vào nhà lấy lưới ra chặn và bắt được con cá này. Hiện con cá lóc đang được ông Riêng nuôi tại nhà và ông cũng báo tin cho bà con lối xóm đến xem con cá lóc to hiếm thấy này.

Cá lóc là giống cá thuộc bộ cá quả, là động vật ăn tạp, có tính háu ăn, môi trường sinh sống tự nhiên là các khu vực nước ngọt ngoài đồng ruộng, ao, hồ, kênh rạch trải dài từ Bắc tới Nam trên đất nước ta.

Người ta thường gọi loại cá này với tên là cá lóc, tuy nhiên, ở nhiều địa phương khác nhau, tên gọi của chúng cũng có sự khác biệt, ví dụ như cá tràu, cá quả. Trong khi đó, tên khoa học của cá lóc là Ophiocephalus striatus, chúng thuộc ngành động vật có xương sống, bộ cá quả, lóp cá vây tia. Cá lóc là một loài động vật chủ yếu ăn thịt, trọng lượng trung bình của chúng dao động từ khoảng 5kg đến 7kg. Kích cỡ trung bình của cá lóc nằm vào khoảng 38cm đến 45cm, chúng có thể sống tối đa đến 10 năm.

Khu vực phân bố và môi trường sinh sống

1 con cá lóc nặng bao nhiêu kg?

Khu vực phân bố và môi trường sinh sống

  • Môi trường sinh sống của cá lóc rất đa dạng, gồm nhiều loại hình thủy vực như đồng ruộng, kênh rạch, ao, hồ, hay những vùng nước ngập sâu. Trải dài suốt từ Bắc đến Nam của cả nước, những nơi dòng chảy nước yếu hoặc nước tĩnh là nơi ở yêu thích của cá lóc, đặc biệt là khu vực ven bờ cỏ.
  • Loài cá này có thể sinh sống ngay cả những khu vực bị nhiễm mặn với nồng độ muối thấp dưới 100/00. Chúng có thể thích ứng được với cả những môi trường nước tù, nước đục, hoặc nước nóng.
  • Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất để cá lóc có thể sinh trưởng và phát triển mạnh là khoảng từ 26 độ – 30 độ C, với nồng độ độ pH từ 7 – 8, độ mặn nhỏ hơn hoặc bằng 50/00, và hàm lượng oxy hòa tan trong nước rơi vào mức trên 3mg/ lít

Đặc điểm nhận dạng bên ngoài

1 con cá lóc nặng bao nhiêu kg?

Đặc điểm nhận dạng bên ngoài

  • Là một giống cá đồng, cá lóc có kích thước trung bình. Cân nặng lớn nhất mà con cá lóc có thể đạt tới là 5 đến 7 kg. Tuổi thọ của cá lóc có thể kéo dài từ 4 đến 5 năm. Thậm chí, người ta còn biết đến những con cá lóc hơn 10 tuổi.
  • Cá lóc là một loài cá hung hãn; chúng có thân mình dài, hình trụ; miệng cá rộng với hai hàm răng nhuyễn và sắc nhọn. Vì thế, cùng với khả  năng rình mồi điêu luyện, chúng có thể cắn đứt lìa một con cá chép có cùng cân nặng.
  • Tốc độ sinh trưởng của cá lóc rất nhanh. Một con cá lóc 1 năm tuổi có thể phát triển đến chiều dài là khoảng 15cm đến 16cm. Trong khi đó, cá lóc 2 tuổi có thể đạt đến kích thước từ 38cm đến 45cm.
  • Chính nhờ cơ quan hô hấp phụ mà cá lóc có thể sống ở trên cạn rất lâu nếu toàn thân chúng ẩm ướt.
  • Màu vảy của cá lóc có sự biến đổi tùy theo độ sâu của khu vực nước mà chúng đang sinh sống là vùng cạn hay vùng sâu. Vảy trên đầu và lưng của cá lóc sẽ có màu đen ửng vàng nếu chúng sống ở khu vực ruộng cạn. Ngược lại, nếu cá lóc sinh sống ở vùng nước sâu (như đầm), thì phần vảy trên đầu và lưng sẽ có màu đen còn vảy dưới bụng có màu trắng.

Tên gọi của cá lóc ở các vùng miền khác nhau

Ở những địa phương khác nhau, cá lóc được gọi với nhiều cái tên khác nhau, tùy thuộc vào khu vực mà chúng phân bố. Cụ thể hơn, người miền Bắc gọi chúng là cá chuối, cá quả. Trong khi đó, miền Trung đặt tên cho chúng là cá sộp, cá tràu. Ở khu vực Nam bộ thì chúng được gọi với cái tên là cá lóc, cá lóc bông.

Thức ăn của cá lóc

1 con cá lóc nặng bao nhiêu kg?

Thức ăn của cá lóc

Cá lóc là động vật ăn thịt, các loài cá con, tôm, tép, nòng nọc, ếch, nhái là các món khoái khẩu của chúng. Xung quanh hồ, các bãi cỏ, bụi thực vật là nơi cá lóc tìm kiếm thức ăn. Đối với cá lóc nuôi nhốt công nghiệp, thức ăn của chúng là các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn viên, bột chuyên dụng cho cá. Những con cá mới nở chủ yếu lấy dinh dưỡng từ noãn hoàng. Khi được 4 đến 5 ngày tuổi, người ta gọi chúng là cá bột hoặc ròng ròng; thức ăn của chúng là các loại phù du, luân trùng, trứng nước. Chúng có thể bắt được các loại tép và cá nhỏ khi kích thước đạt tới 5cm. Khi cơ thể dài hơn 10cm, cá lóc con bắt đầu ăn như cá trưởng thành.